oOo VnSharing Database oOo
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

[Film genre] Biographical Film - Phim Tiểu Sử

Go down

 [Film genre] Biographical Film - Phim Tiểu Sử  Empty [Film genre] Biographical Film - Phim Tiểu Sử

Post by .Kei. Sat Nov 08, 2014 1:08 pm


Phim tiểu sử
Phim tiểu sử (biographical film, hoặc biopic, phát âm là /ˈbaɪɵpɪk/; viết tắt cho biographical motion picture - phim tiểu sử hình ảnh chuyển động) là một loại phim chuyên biệt, kịch tính hóa cuộc đời của một người hoặc một nhóm người có thật, thường miêu tả nhân vật trong lịch sử và dùng tên thật của họ trong phim. Khác với các loại phim "dựa trên chuyện thật" và "phim lịch sử", phim tiểu sử chuyên đi sâu vào một sự kiện đặc biệt trong cuộc đời của nhân vật, hòng nhấn mạnh và miêu tả lại những năm tháng quan trọng đó một cách toàn diện nhất.



Bởi nhân vật là có thực nên những hành vi, lời nói hay tính cách của người đó đã được công chúng biết đến (hay ít nhất là có lưu lại trong tài liệu lịch sử), vai chính các phim tiểu sử được xem là một trong những vai diễn khó nhất, đòi hỏi tố chất diễn viên rất cao. Johnny Depp, Jim Carrey và Jamie Foxx đều được tôn vinh là những diễn viên hạng nhất sau thành công trong thể loại này: Johnny trong vai Edward D. Wood, Jr trong phim Ed Wood (1994), Jim vai Andy Kauftman trong phim Man on the Moon (1999) và Jamie vai Ray Charles trong phim Ray (2004).



Có một số ít trường hợp, thường được gọi là tự thuật (autobiopic), diễn viên kể lại chính cuộc đời mình, như Jackie Robinson trong The Jackie Robinson Story, Muhammad Ali trong The Greatest, Audie Murphy trong To Hell and Back, Patty Duke trong Call me Anna, Bob Mathias trong The Bob Mathias Sotry, Arlo Guthrie trong Alices Restaurant và Howard Stern trong Private Parts.



Trên thực tế, có không ít các học giả chuyên nghiên cứu tiểu sử , trong đó phải kể đến George F. Custen của College of Staten Island và Dennis P. Bingham từ Indiana University - Purdue Universitry Indianapolis. Trong quyển Bio/Pics: How Hollywood Constructed Public History (1992), Custen đã đề cập về vấn đề thể loại phim tiểu sử đã dần lụi tàn với thời đại phim Hollywood, đặc biệt sau thời của Darryl F. Zanuck. Nhưng trong quyển Whose Lives Are They Anyway? The Biopic as Contemporary Film Genre (2010), Bingham lại cho rằng, phim tiểu sử vẫn tồn tại như một thể loại phim được hệ thống hóa và dùng nhiều các ngụ ý từ thời phim trước đó, tương tự như Rick Atlman trong cuộc nghiên cứu mang tính bước ngoặt Film/Genre. Bingham cũng khẳng định, phim tiểu sử giữa hai giới là rất khác nhau, trong đi phim về nhân vật nam thường đi vào miêu tả những thành tựu lớn, phim về nhân vật nữ lại thường đề cập đến sự ngược đãi, bạo lực, bất công. Christopher Robe trong bài "Taking Hollywood Back" cũng đã viết về việc chuẩn mực giới tính là nền tảng chính cho phim tiểu sử, trong chuyên mục năm 2009 của tạp chí Cimena Journal.

Tính xác thực - Vấn đề gây tranh cãi


Trong quá trình sản xuất, để tránh nguy cơ bị cáo buộc là phỉ báng (nhân vật hình tượng có thật), người ta thường tạo ra những chi tiết thêm vào phim để góp phần phù hợp cốt truyện. Các sự kiện đôi khi được miêu tả quá hơn sự thật, thời gian bị "co" lại để có thể gom toàn bộ các tình tiết quan trọng vào thời gian chiếu của phim, hoặc dùng phương pháp "hòa" nhiều nhân vật phụ khác thành một nhóm.



Mặc dù phần lớn khán giả và nhà phê bình thường bỏ qua những mánh này vì mục đích giải trí, một số bộ phim về đời tư nhân vật đã bị cáo buộc là phỉ báng và bịa đặt. Các nhà sử học đã đề cập đến niên kí kì quặc trong phim Michael Collins, một nhóm các luật sư Hi Lạp đã đe dọa kiện bộ phận sản xuất của phim Alexander bởi cách họ ám chỉ Alexander Đại đế là người song tính luyến ái, hoặc các fan đấm bốc tỏ ra phẫn nộ vì hình tượng phản diện của Max Baer trong Cinderella Man.



Một trường hợp tranh cãi về tính chính xác phức tạp hơn nữa là trong bộ phim The Hurricane (1999), về vụ kiện mưu sát 3 người gây tranh cãi nảy lửa của tay đấm bốc Rubin Carter. Trong phim đã có vài chi tiết có tính nâng cao hình tượng Rubin và về một số thủ tục của cảnh sát đã làm nảy sinh những nghi ngờ về lời tuyên của tòa án. Đồng thời, nhà vô địch hạng cân trung bình trước đó Joey Giardello, người từng là đối thủ của Carter đã kiện nhà làm phim vì có ý ám chỉ anh ta thắng chỉ vì "lỗi" phân biệt chủng tộc. Vụ này đã được giải quyết riêng ngoài tòa.



Nhà phê bình Roger Ebert khi đó đã lên tiếng bảo vệ cho đoàn làm phim The Hurricane nói riêng và tất cả những chi tiết bị thay đổi hoặc tạo ra trong phim tiểu sử nói chung, ông cho rằng "những ai muốn tìm ra sự thực về cuộc đời một con người từ một bộ phim thì cũng nên tìm kiếm từ người bà yêu dấu của mình... The Hurricane không phải là một bộ phim tài liệu, nó có tính ngụ ngôn".



Một số bộ phim tiểu sử khác thì cố ý biến đổi sự thật. Như Confession of a Dangerous Mind được dựa theo hồi kí cùng tên của người dẫn chương trình gameshow Chuck Barris, rất nổi tiếng dù đã bị vạch trần là viết sai sự thật, trong đó anh ta tự xưng là một đặc vụ CIA. Kafka đã kết hợp cả đời thực lẫn những chi tiết siêu thực trong tiểu thuyết của Franz Kakfa. They Died With Their Boots On kể lại chuyện của Custer nhưng đã được lãng mạn hóa khá nhiều.



Bộ phim của đạo diễn Oliver Stone về ban nhạc The Doors, chủ yếu là về Jim Morrison, được đánh giá cao bởi sự tương đồng giữa Jim Morrison và diễn viên Val Kilmer trong cả ngoại hình lẫn phong cách, nhưng fan và các thành viên nhóm này lại không hài lòng về hình tượng Jim Morrison trong phim, và những cảnh quay hoàn toàn không thật.



Dàn diễn viên cũng là một khía cạnh gây tranh cãi. Đôi khi, các diễn viên được chọn có sự hài hòa giữa ngoại hình tương tự và khả năng diễn xuất, khắc họa tính cách nhân vật. Có người cho rằng, Anthony Hopkins không nên nhận vai Richard Nixon trong phim Nixon bởi giữa ông và nhân vật không có mấy giống nhau. John Wayne trong vai Genghis Khan trong The Conqueror cũng bị phản đối bởi một người Mĩ không hợp vai tù trưởng (hay lãnh chúa) Mông Cổ. Các nhà phê bình Ai Cập đã chỉ trích diễn viên Mĩ Phi Louis Gossett, Jr. trong vai Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat trong mini series TV Sadat, 1982. Ngoài ra, cũng có một số phản đối vai diễn của Jennifer Lopez trong Selena bởi cô là một người bản địa Puerto Rican, New York, trong khi Selena là người lai Mexico-Mĩ.


Nguồn: Wiki

Dịch: Johanna Phạm

PR: Kei

BBCode: Kei - based on fruitstyle s theme -

Vui lòng ghi rõ link nguồn khi copy bài viết.

Nếu phát hiện lỗi sai, thiếu sót trong bài dịch, xin vào topic này hồi báo, góp ý.



.Kei.
.Kei.

Total posts : 10

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum