oOo VnSharing Database oOo
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

[FF] Dissidia Final Fantasy

Go down

[FF] Dissidia Final Fantasy Empty [FF] Dissidia Final Fantasy

Post by Cindy Cindy Wed Nov 05, 2014 5:07 pm

"Bạn sẽ chiến đấu vì điều gì?"
—Khẩu hiệu
Dissidia Final Fantasy, là một video game được Square Enix phát triển cho hệ máy PlayStation Portable là một phần trong chiến dịch 20th Anniversary của series Final Fantasy. Thể loại của Dissidia được mô tả như "hành động lũy tiến gây ấn tượng", các nhân vật chiến đấu trong môi trường 3D với khả năng lên level và tùy biến tùy theo mỗi nhân vật.

Game bao gồm 20 nhân vật đến từ 10 phiên bản trong series Final Fantasy, cùng với hai nhân vật bí mật về sau. Chaos xuất hiện trong vai trò là một vị thần bất hòa, trong khi đó một nhân vật mới, Cosmos, nữ thần hài hòa. Mỗi vị thần triệu hồi mười chiến binh chiến đấu cho họ chống lại thế lực đối lập. Bây giờ, Chaos và những nhân vật phản diện đã nắm được quyền điều khiển mười viên Crystal và gây trọng thương Cosmos, những người hùng phải tìm lại được những viên Crystal để phục hồi Cosmos và ngăn chặn thế giới rơi vào bàn tay ác quỷ.

Phần tiếp theo, Dissidia 012 Final Fantasy, đang được phát triển cho hệ máy PlayStation Portable và đã được phát hành ở Nhật, Bắc Mỹ và Châu Âu.

Gameplay



Ảnh screenshot ban đầu giữa Firion và Emperor khi đang chiến đấu.
Dissidia là game hành động chiến đấu kết hợp với yếu tố nhập vai. Các trận chiến diễn ra trên nền 3D, nhân vật được tự do di chuyển xung quanh bất cứ đâu. Môi trường xung quanh cũng có ảnh hưởng, nhân vật có thể leo lên tường, đè nén rào chắn, và phá hủy những cây cột và sàn nhà với những đòn tấn công. Trong trận đấu, người chơi có hai loại chiêu thức tấn công - Bravery và HP. Mỗi nhân vật đều có điểm Bravery Point ở phía trên thanh HP của họ, và bất cứ khi nào họ dùng đòn tấn công HP, lượng sát thương gây ra ngang bằng với Bravery của họ.

Tấn công đối thủ với đòn Bravery sẽ hút thanh Bravery của họ và tăng lên cho người tấn công, điều đó làm gia tăng lượng sát thương với đòn HP. Nếu Bravery của người chơi giảm xuống 0, họ sẽ bước vào trạng thái "break", họ không thể gây ra đòn tấn công HP, chiêu tấn công Bravery vào họ sẽ làm tăng sát thương, và đối thủ của họ sẽ nhận được một lượng đáng kể Bravery. Mỗi nhân vật có một lối đánh và đòn tấn công riêng, chủ yếu tùy thuộc vào khả năng của nhân vật đó trong game gốc.



Hệ thống điều khiển của Dissidia.
Bên cạnh kiểu tấn công Bravery và HP, người chơi có thể sử dụng các Summon để hỗ trợ họ trong trận chiến, và tìm thấy Summon mới ở một số màn nhất định hay một phần phụ của màn. Ngoài ra cũng có công cụ "EX Bar" sẽ đầy lên qua các trận chiến thông qua việc thu thập EX Force xuất hiện mỗi khi người chơi tấn công đối thủ, hay những EX Core ngẫu nhiên xuất hiện. Một khi thanh đã đầy, nhân vật sẽ vào được trạng thái EX Mode, nó sẽ cấp bonus cho một nhân vật cụ thể và cho phép tiến vào EX Burst, là một đòn tấn công đặc biệt gây ra một lượng sát thương lớn cho đối thủ.

Những đòn tấn công này có liên quan tới đặc trưng tấn công của mỗi nhân vật trong game gốc, ví dụ Squall sử dụng Renzokuken hay Kefka dùng Light of Judgment. Sau khi trận chiến kết thúc, nhân vật sẽ nhận được gil, EXP, và AP. Những phần thưởng khác sẽ được trao cho người chơi nếu họ hoàn thành một số điều kiện nhất định trong trận chiến, ví dụ giành chiến thắng trong một thời gian nhất định hay đạt được một đòn tấn công với lượng sức mạnh nào đó.

Bao gồm 22 nhân vật điều khiển được, mỗi nhân vật có điểm kinh nghiệm lên level khác nhau, và dùng trang bị giống nhau. Các nhân vật bắt đầu bằng level 1 và chỉ có một ít bước đi cơ bản, nhưng khi nhận được Exp và lên level, họ có thể học nhiều bước đi mới. Những bước đi này được trang bị cho nhân vật sử dụng CP, cho phép người chơi trang bị cho nhân vật bao nhiêu bước họ muốn miễn sao không vượt quá CP tối đa. Bằng cách nhận được điểm AP, nhân vật có thể điều khiển, khống chế bước đi, giảm điểm CP cần thiết để thực hiện một bước và đôi khi xuất hiện kỹ năng mới. Các nhân vật cũng nhận được nhận được những kỹ năng thêm và gia tăng chỉ số của họ thông qua các trang bị và vật dụng. Không chỉ thế, người chơi nhận được điểm PP, được dùng để [[PP Catalog (Dissidia)|chi trả cho những điểm đặc biệt của gameplay], ví dụ như những nhân vật mới hay những bản nhạc thêm.

Trong hệ thống chiến đấu, người chơi di chuyển quanh dấu hiệu tượng trưng cho nhân vật của họ trên bàn phím game, và tiến tới những vật thể và kẻ thù và tương tác với chúng bằng cách sử dụng "Destiny Point". Mỗi khi người chơi di chuyển nhân vật, họ phải hao tốn 1 điểm Destiny Point, và có thể lấy được nhiều điểm khác thông qua việc tiêu diệt quái vật. Nếu người chơi kết thúc trận đấu mà không sử dụng Destiny Point, họ sẽ nhận được phần thưởng đặc biệt.

Khi người chơi đạt được Stigma of Chaos vào cuối màn, khi kết thúc, họ được thưởng gil và PP tùy thuộc vào điểm Destiny Point còn lại, HP, và một số nhân tố khác. Đôi khi vào cuối màn, người chơi chiến đấu một nhân vật khác; trong mười màn "Destiny Odyssey", sau năm màn đấu, người chơi sẽ chạm trán đối thủ chính của nhân vật đó ngay tại khu vực đó trong game gốc, ví dụ như Cloud đánh với Sephiroth tại Planet's Core.



Nền gameboard Final Fantasy VIII.
Trong phiên bản gốc tiếng Nhật, sau khi hoàn thành mười màn Destiny Odyssey, người chơi sẽ được phép bước vào mạch truyện Shade Impulse, dẫn tới boss cuối cùng của game, Chaos. Tại Bắc Mỹ, phiên bản PAL và Universal Tuning, chỉ cần một Destiny Odyssey để mở khóa Shade Impulse, nhưng người chơi chỉ có thể đạt được nó với các nhân vật có Destiny Odyssey mà họ đã hoàn thành. Sau khi hoàn thành Shade Impulse sẽ mở ra một mạch truyện và kiểu chơi khác, bao gồm Distant Glory và Duel Colosseum.

Xét về tổng thể, Dissidia có tới 5 kiểu chơi. Kiểu đầu tiên là "Story Mode", người chơi chọn một mạch truyện bao gồm năm màn, nơi cốt truyện của game được thể hiện. Những mạch truyện được sáng tác bao gồm Prologue, phần mở đầu như một phần hướng dẫn; Destiny Odyssey I tới X, mô tả câu chuyện của mỗi chiến binh Cosmos lấy lại Crystal của họ; Shade Impulse I tới IV, đánh dấu những sự kiện sau khi các anh hùng giành lấy Crystal của họ cho tới khi đánh bại Chaos; Distant Glory: The Lady of Legend và Distant Glory: Redemption of the Warrior, đối diện với những thách của Shantotto và Gabranth, tiếp theo, thử thách sau cùng, Inward Chaos, nơi người chơi đối diện với phiên bản tối thượng của các nhân vật trong game.

Cuối cùng là chế độ "Duel Colosseum", tại đây người chơi tìm thấy bốn đấu trường (phiên bản thay thế với đẳng cấp đối thủ đa dạng và tìm kiếm kho báu) dẫn tới nơi kẻ thù, khi chiến thắng bạn sẽ nhận được tiền và kho báu. Yếu tố "Quick Battle" được sử dụng cho một trận chiến nhanh giữa hai nhân vật điều khiển được trong game, và "Connection Mode" cũng xuất hiện, người chơi có thể chiến đấu với đối thủ thông qua ad-hoc hoặc "PS3 Party", hoặc là AI Ghost, được kích hoạt qua Mognet hay qua mật mã. Cuối cùng là "Arcade Mode", phương thức độc quyền cho phiên bản Bắc Mỹ và Châu Âu, người chơi sử dụng một nhân vật cho trước chống chọi với năm nhân vật, phần thưởng dựa trên thể hiện của nhân vật.

[sửa] Bối cảnh

Game có tổng cộng 12 đấu trường, trong số đó 10 cái có liên quan mật thiết với các anh hùng và đối thủ chính của họ trong game gốc, và 2 cái còn lại là khu vực mới hoàn toàn. Mỗi đấu trường có thể chơi dưới dạng cơ bản, không có điểm gì nổi bật, hoặc là một màn chơi với "gimmick" đặc biệt, có tác dụng nhân đôi số lượng đấu trường lên tới 24. Lấy ví dụ, hình thức thay thế của màn Chaos Shrine liên tục hút điểm BP của cả hai nhân vật trong suốt trận đấu.

Game gốc Đấu trường
Final Fantasy Old Chaos Shrine
Final Fantasy II Pandaemonium
Final Fantasy III World of Darkness
Final Fantasy IV Lunar Subterrane
Final Fantasy V The Rift
Final Fantasy VI Kefka's Tower
Final Fantasy VII Planet's Core
Final Fantasy VIII Ultimecia's Castle
Final Fantasy IX Crystal World
Final Fantasy X Dream's End
Dissidia Final Fantasy Order's Sanctuary
Edge of Madness
[sửa] Cốt truyện

Cảnh báo có spoil: Phần này sẽ tiết lộ diễn biến và/hoặc kết thúc cốt truyện. (Bỏ qua đoạn này)


Các chiến binh của Cosmos.
Cốt truyện theo sự xung đột giữa Chaos và Cosmos và đồng minh của họ, tới từ những phiên bản của series Final Fantasy. Câu chuyện đằng sau những nhân vật được đề cập trong "Reports", chia ra thành Cosmos Reports và Chaos Reports. Trong lịch sử Dissidia, cuộc chiến giữa Chaos và Cosmos với đồng minh của họ là vĩnh viễn, chưa có bên nào giành được chiến thắng. Khi game bắt đầu, có vẻ như Chaos đã tiến xa hơn một bước. Warrior of Light tìm thấy Cosmos bị trọng thương trong trận chiến với Chaos. Trong tình thế đó, Cosmos xuất hiện trước chín người anh hùng và đặt niềm tin vào họ, tin tưởng họ sẽ khôi phục những viên Crystal và cứu các thế giới của họ.

Mặc dù họ không thật sự hiểu biết về nhiệm vụ mà Cosmos giao cho họ, cũng bắt đầu việc phục hồi lại các viên Crystal với hy vọng có thể chấm dứt chiến tranh. Mỗi người có một mạch truyện riêng theo hành trình của họ để phục hồi viên Crystal tương ứng. Mỗi câu chuyện cũng diễn ra song song với một vài sự kiện khác, mỗi câu chuyện chủ yếu liên quan đến nhân vật đó trong game gốc - Câu chuyện của Terra liên quan đến việc chiến đấu với sự lãng quên của cô và cách kiểm soát sức mạnh của cô, Cloud băn khoăn về tính hay lưỡng lự và đặt câu hỏi về lý do vì sao anh chiến đấu, Squall bị giằng xé giữa việc giúp đỡ bạn bè hay hoàn thành nhiệm vụ, v.v..

Khi game bắt đầu, những đoạn hồi tưởng cho thấy chiến tranh đã bắt đầu từ trước, nhưng họ lại không nhớ gì về những trận chiến đó. Thông qua những điều Garland nói, và "Reports" trong suốt game đã tiết lộ rằng chiến tranh là vĩnh viễn - mỗi khi chiến tranh kết thúc và một vị thần bị giết, rồng Shinryu sẽ đưa vị thần đó trở lại cuộc sống và một cuộc chiến tranh mới lại bắt đầu. Hầu hết các người hùng không hề biết về chuyện này, nhưng những kẻ phe đối lập thì lại biết; được tiết lộ rằng Sephiroth đã mất mạng trong cuộc chiến trước và bằng một cách nào đó bảo toàn được kí ức của mình, cho phép anh thông báo với những người khác và bày ra một kế hoạch. Những nhân vật phản diện tỏ ý kết thúc chiến tranh dưới ân huệ của họ trước khi Shinryu thức tỉnh.



Hai chiến tuyến giáp mặt nhau.
Những người hùng trở lại gặp Cosmos với Crystal của họ, nhưng Chaos xuất hiện và thiêu đốt nữ thần, và quay lưng đi về vương quốc của ông ta. Khi Cosmos chết, sức mạnh của cô trong mỗi người cũng giảm và họ bắt đầu mờ nhạt dần để trở về thế giới của họ. Tuy nhiên, với sức mạnh cuối cùng bên trong họ, những viên Crystal có khả năng giữ họ lại. Quyết tâm trả thù cho Cosmos và nhìn thấy mong muốn của cô được thực hiện, những người anh hùng đi đến Chaos Shrine, mỗi người đối đầu với kẻ thù của mình một lần nữa. Tại thời điểm này, tiết lộ rằng phe phản diện để cho các anh hùng có thể thu thập những viên Crystal, trong đó có ánh sáng của Cosmos, và mục đích của việc này là để làm suy yếu Cosmos đến mức cô không thể được hồi sinh, một "cái chết hoàn hảo". Bây giờ Cosmos đã biến mất hoàn toàn, chu kỳ của cuộc chiến kết thúc, và Chaos là người chiến thắng cuối cùng. Để tiêu diệt Chaos và trả thù cho Cosmos, các người hùng tiếp tục đánh bại đối thủ của họ một lần nữa trong cuộc chiến.

Tại Chaos Shine, mười viên Crystal hợp lại để dẫn lối đến vương quốc của Chaos, và họ đối diện với vị thần bất hòa trên ngai vàng của ông ta. Sau một trận chiến khủng khiếp, Chaos bị tiêu diệt và bị thiêu đốt trong ngọn lửa, còn những người anh hùng thì biến mất. Họ xuất hiện ở cánh đồng bên ngoài Cornelia, và sau một vài hồi tưởng, mỗi người trở về thế giới của họ với viên Crystal, trong khi đó Warrior of Light trở về Cornelia.

Trong đoạn kết bí mật của game, được mở sau khi thu thập tất cả Reports, Cosmos cho thấy rằng cô vẫn còn sống. Cô đã nói chuyện với Cid of the Lufaine, ngụ ý rằng chiến tranh vẫn chưa kết thúc.

Kết thúc spoil.
[sửa] Nhân vật



Các nhân vật của Dissidia.
Bài chi tiết: List of Dissidia Final Fantasy Characters
Các nhân vật được chia ra làm hai phe, phe "Nữ thần hài hòa", Cosmos và "Thần bất hòa", Chaos. Tất cả nhân vật được lấy trong series với những động cơ riêng của họ: Cosmos mong muốn bảo vệ những viên Crystal khỏi bàn tay của Chaos và giữ vững cân bằng, trong khi đó Chaos muốn giành quyền kiểm soát Crystal và phá vỡ sự cân bằng giữa thần và quỷ. Người tường thuật các sự kiện diễn ra trong Dissidia là Cid of the Lufaine.

Có tất cả 22 nhân vật điều khiển được trong game. Những người hùng và kẻ thù của họ trong 10 game Final Fantasy đầu tiên, và nhân vật ẩn đến từ Final Fantasy XI và Final Fantasy XII. Một người cộng tác lâu dài của series và cũng là người thiết kế nhân vật, Tetsuya Nomura, phụ trách thiết kế nhân vật cho game, mặc dù có nhiều nhân vật, ngay cả bản gốc ban đầu cũng được thiết kế bởi Nomura, nay được thiết kế lại để phù hợp hơn với ngoại hình của họ như bản vẽ của Yoshitaka Amano.

Game gốc Nhân vật
Final Fantasy Warrior of Light
Garland
Chaos*
Cid of the Lufaine*
Final Fantasy II Firion
The Emperor
Final Fantasy III Onion Knight
Cloud of Darkness
Final Fantasy IV Cecil Harvey
Golbez
Final Fantasy V Bartz Klauser
Exdeath
Shinryu*
Final Fantasy VI Terra Branford
Kefka Palazzo
Final Fantasy VII Cloud Strife
Sephiroth
Final Fantasy VIII Squall Leonhart
Ultimecia
Final Fantasy IX Zidane Tribal
Kuja
Final Fantasy X Tidus
Jecht
Final Fantasy XI Shantotto
Final Fantasy XII Gabranth
Dissidia Final Fantasy Cosmos*
Chaos*
[sửa] Phát triển



Cách bố trí truyền thống và những nét khác biệt.
Những tin tức đầu tiên của game xuất hiện khi Square Enix nộp việc đăng ký của "DISSIDIA" cho một nhãn hiệu Hoa Kỳ, và sau đó website của Dissidia và logo game. Được công bố đầy đủ trong hội chợ Square Enix Party 2007, đoạn trailer đầu tiên được tiết lộ, với các nhân vật Warrior of Light, Garland, Zidane, Kuja, và Sephiroth.

Game cũng được thông báo là một phần trong chiến dịch 20th Anniversary của series Final Fantasy, và hợp nhất phe anh hùng và phe phản diện của những phiên bản trước của Final Fantasy. Game được công bố sẽ được sản xuất bởi Yoshinori Kitase, đạo diễn bởi Yousuke Shiokawa, và âm nhạc sẽ do Takeharu Ishimoto đảm nhiệm, không như những phần trước, âm nhạc được biên soạn chủ yếu bởi Nobuo Uematsu. Tetsuya Nomura thiết kế nhân vật, căn cứ vào họ, mặc dù một vài trong số đó được chính bọn họ thiết kế trong quá khứ, trên ảnh phác họa gốc của Yoshitaka Amano.

Phiên bản ra mắt có thể chơi được tại hội chợ Jump Festa 2008. Một số đoạn trailer cũng được tung ra định kỳ, cho thấy nhiều nhân vật hơn cho tới khi hai mươi nhân vật trung tâm lộ diện. Trong một cuộc phỏng vấn, Nomura tuyên bố game được một dàn nhân viên trẻ tuổi trong Square Enix phát triển và mặc dù ông là người thiết kế nhân vật, ông cũng trao phần lớn việc phát triển dự án vào tay lớp người trẻ tuổi. Khi được Famitsu hỏi liệu sẽ có nhân vật đến từ Final Fantasy XI hay không, Nomura nói một cách khó hiểu, "Tôi không thể nói trước điều gì cả". Ông tránh né cùng một câu hỏi về sự hiện diện của nhân vật đến từ Final Fantasy XII trong lần phỏng vấn sau.

Đạo diễn Takeshi Arakawa nói có khá nhiều khó khăn trong việc phát triển Dissidia bằng cách sử dụng UMD media khi họ muốn dàn xếp giữa việc đọc liên tục trên đĩa (tiêu tốn pin) và thời gian loading dài hơn.

[sửa] Việc nội địa hóa

Phiên bản Bắc Mỹ và Châu Âu của Dissidia có nhiều thay đổi. Ví dụ, mặc dù phần Prologue ban đầu đóng vai trò như phần hướng dẫn trong phiên bản Nhật, thì phiên bản phương Tây khác, phần hướng dẫn ngắn được tách ra khỏi phần Prologue, chỉ bao gồm các yếu tố hành động-chiến đấu của gameplay, về phần Arcade Mode đã đề cập ở trên, là một cách chơi mới cho phép người chơi chiến đấu với kẻ thù (năm trong trong Normal Mode, tám trong Hard Mode, và mười trong Time Attack) để nhận phần thưởng.

Bản thân gameplay cũng có sự thay đổi. Story Mode có thể chiến đấu một cách nhanh hơn, phụ thuộc vào quyết định của người chơi, màn Shade Impulse sẽ mở khi người chơi hoàn thành một Destiny Odyssey. Mỗi nhân vật cũng được điều chỉnh khả năng và có một vài đòn tấn công mới, để làm cho game cân bằng hơn. Bản demo của game được phát hành thông qua US Playstation Store vào 23 tháng Bảy, và được download miễn phí. EU Playstation Store phát hành bản demo vào 20 tháng Tám.

Phiên bản tiếng Nhật của Dissidia cần đến phiên bản Official Firmware 3.90 hoặc cao hơn để người chơi có thể cài game vào PSP hoặc là có thể cài từ đĩa UMD. Phiên bản Hoa Kỳ và Canada của game cần đến Official Firmware 5.50 hoặc cao hơn để cài vào PSP hoặc là có thể cài từ đĩa UMD. Phiên bản EU của game cần đến Official Firmware 5.55 hoặc cao hơn để cài vào PSP hoặc là có thể cài từ đĩa UMD.

[sửa] Bản Demo

Bản demo được phát hành vào 23 tháng Bảy trên PSN, sử dụng phương thức mới, "Arcade Mode" trên Normal Mode hoặc Hard Mode và các nhân vật điều khiển được là Onion Knight, Cecil Harvey, Terra Branford, Cloud Strife, và Sephiroth. Trước mỗi trận đấu, là ba trang hướng dẫn chỉ người chơi cách điều khiển nhân vật và một số thông tin khác.

Không giống như phiên bản tiếng Nhật, nhân vật có thể nói chuyện, thì ở đây chỉ hiện lên phụ đề, và khi người chơi giành chiến thắng hoặc bại trận, game sẽ nói "Victory" hay "Defeated", thay vì là "Win" hay "Lose". Ngoài ra, khi người chơi ở trạng thái EX Mode, thanh đo sẽ có màu cam, thay vì là tím trong phiên bản tiếng Nhật, mặc dù thế nó vẫn có màu tím khi người chơi thu EX Force.

[sửa] Dissidia Final Fantasy: Universal Tuning

Dissidia Universal Tuning Logo.png
Vào 1 tháng Mười Một, Square Enix phát hành một phiên bản mới mang tên Dissidia Final Fantasy: Universal Tuning tại Nhật Bản. Game có sự cải tiến mới từ phiên bản US/EU, bao gồm DualAudio cho Battle Voice đã được xác nhận trên website chính. Game phát hành đồng thời trên đĩa UMD và có phần download trên PlayStation Store.

[sửa] Diễn viên lồng tiếng

Nhân vật Tiếng Nhật Tiếng Anh
Warrior of Light Toshihiko Seki Grant George
Garland Kenji Utsumi Christopher Sabat
Firion Hikaru Midorikawa Johnny Yong Bosch
The Emperor Ken'yū Horiuchi Christopher Corey Smith
Onion Knight Jun Fukuyama Aaron Spann
Cloud of Darkness Masako Ikeda Laura Bailey
Cecil Harvey Shizuma Hodoshima Yuri Lowenthal
Golbez Takeshi Kaga Peter Beckman
Bartz Klauser Sōichirō Hoshi Jason Spisak
Exdeath Tarou Ishida Gerald C. Rivers
Terra Branford Yukari Fukui Natalie Lander
Kefka Palazzo Shigeru Chiba Dave Wittenberg
Cloud Strife Takahiro Sakurai Steve Burton
Sephiroth Toshiyuki Morikawa George Newbern
Squall Leonhart Hideo Ishikawa Doug Erholtz
Ultimecia Atsuko Tanaka Tasia Valenza
Zidane Tribal Romi Paku Bryce Papenbrook
Kuja Akira Ishida JD Cullum
Tidus Masakazu Morita James Arnold Taylor
Jecht Masuo Amada Gregg Berger
Shantotto Megumi Hayashibara Candi Milo
Gabranth Akio Ohtsuka Keith Ferguson
Cosmos Sumi Shimamoto Kathleen McInerney
Chaos Norio Wakamoto Keith David
Cid of the Lufaine Bunta Sugawara Rodger Parsons
[sửa] Nhạc nền

Bài chi tiết: Dissidia Final Fantasy Original Soundtrack
Dissidia Final Fantasy Original Soundtrack được phát hành vào 24 tháng Mười Hai, 2008, với hai đĩa CD. Một phiên bản Limited Edition cũng được phát hành. Soundtrack bao gồm các bản nhạc phối lại trong series, phối lại bởi Takeharu Ishimoto và Tsuyoshi Sekito.

[sửa] Sản phẩm thương mại



Gói PSP 3000 US Dissidia của GameStop.


Mô hình Dissidia Trading Arts Vol.1.


Mô hình Dissidia Trading Arts Vol.2.
Các nhân vật trong Dissidia cũng được làm thành Trading Arts Figure, các tư thế của họ như được mô tả giống như trong bản phác họa cho Dissidia.

Dissidia cũng bao gồm một gói có thể mua được tương tự như của Crisis Core -Final Fantasy VII-. Nó gồm một bản chép của Dissidia, với ảnh phác họa trên vỏ máy bao gồm Cosmos và các người hùng, và PSP 3001 in ấn hình chạm khắc của Cosmos và Chaos, tương tự như gói Crisis Core.

Một giống nho và cam được sản xuất thành nước giải khát Potion có một số điểm tương đồng với bản vẽ của mỗi nhân vật và kẻ thù của họ trên chiếc hộp.

Studio BentStuff đăng tải Dissidia Final Fantasy Ultimania α như phần hướng dẫn game vào 4 tháng Mười Hai, 2008. Tạp chí V-Jump của Nhật củng đăng tải hướng dẫn cho Dissidia Final Fantasy Destiny Hero vào 18 tháng Mười Hai, 2008, bao gồm mười chương của Story Mode và cung cấp thông tin về khả năng cũng như item của 22 nhân vật.

Một gói hàng Dissidia cũng được phát hành tại Mỹ vào 25 tháng Tám, 2009. Gói bao gồm một Mystic Silver PSP-3001, một thẻ nhớ 2GB, một bản chép của Dissidia và một bản chép của Final Fantasy VII: Advent Children trên đĩa UMD. Tuy nhiên, gói hàng này lại không bao gồm hộp game. Bản PSP này cũng hình chạm khắc của Cosmos và Chaos.

Những đơn đặt hàng trước bản sao của Dissidia cũng đều được tặng một bộ lịch 2010 có in hình cả hai phe anh hùng và phản diện tương ứng, mỗi cặp đại diện cho 1 tháng của tờ lịch.

Phiên bản Châu Âu của Dissidia bao gồm hình một chiếc lông trắng rất đặc biệt cùng với logo của game trên nó, ngoài ra cũng còn có hai miếng sticker hình biểu tượng của Cosmos và Chaos.

[sửa] Từ nguyên

Dissidia [Đọc là dɪsɪdɪæ] là một từ ngữ mới, lấy từ các động từ tiếng Latinh là dissido và dissideo, cả hai đều liên quan đến hành động đối lập, bất hòa, không đồng tình với một điều gì đó hoặc bị tách rời khỏi cái gì đó. Cũng những từ ngữ này, trong tiếng Pháp và Anh là dissident, tiếng Ý là dissidio, và trong tiếng Bồ Đào Nha là dissidente.[1]

Giải thưởng

IGN Best of E3: Fighting Game Award.
IGN Top 25 PSP Games of All Time: #5
[sửa] Thông tin bên lề

Ngày phát hành Dissidia ở Nhật là 18 tháng Mười Hai, cùng một ngày với phiên bản Final Fantasy gốc được phát hành tại Nhật.
Tetsuya Nomura muốn đưa Lightning của Final Fantasy XIII vào, nhưng cảm thấy điều đó sẽ ảnh hưởng đến Final Fantasy XIII vì người chơi sẽ nhận thức trước được kỹ năng và lối đánh của Lightning, mà Nomura thì lại không muốn tiết lộ những điều này sớm.
Việc thiết kế tên cho các kỹ năng của nhân vật phù hợp với thiết kế menu trận chiến của game mà anh/cô ta đến.
Số lượng người biết sử dụng phép thuật bên phe Chaos hơn phe Cosmos, ngược lại, bên Cosmos có nhiều chiến binh hơn phe Chaos.
Câu nói "Bạn sẽ chiến đấu vì điều gì?" đã được tạo ra từ trước trong Final Fantasy IV, khi Cecil trở thành một Paladin.
Kain Highwind, Gilgamesh, Locke Cole, Seifer Almasy, Yuna, Seymour Guado, Prishe, Vaan, Balthier và Lightning từng được chọn là ứng cử viên trong Dissidia nhưng cuối cùng bị loại ra vì nhiều lý do khác nhau. Nhà sản xuất đã từng có ý định cho tới 5 nhân vật ẩn trong game - bên cạnh Shantotto và Gabranth, Kain cũng đã từng được nằm trong số đó. Chưa thể biết được hai nhân vật còn lại là ai. Nhưng thực tế chỉ có Shantotto và Gabranth là còn được giữ lại.[2]
Về sau, Kain, Gilgamesh, Yuna, Prishe, Vaan, và Lightning đã được trở thành những nhân vật điều khiển được trong Dissidia 012, cùng với Tifa và Laguna.
[sửa] Tham khảo

↑ http://catholic.archives.nd.edu/cgi-bin/lookup.pl?stem=dissid&ending=
↑ http://thelifestream.net/final-fantasy-dissidia/dissidia-final-fantasy-ultimania-translations/1756/chapter-ex-director-section-ii-part-6-interview-with-tetsuya-nomura-p696-699/
[sửa] Liên kết ngoài

Official Japanese site
Official North American site
Official European Site
Official "Universal Tuning" website
Dissidia Final Fantasy at Wikipedia
Dissipedia, a wiki from Wikia

_____________________
Cold Cloud
Crois
Crois (e)
Update: 7/1/2012
Cindy Cindy
Cindy Cindy

Total posts : 98

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum