oOo VnSharing Database oOo
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

[Đời sống - Văn hóa] Bí quyết sống ở Nhật Bản (p2)

Go down

[Đời sống - Văn hóa] Bí quyết sống ở Nhật Bản (p2) Empty [Đời sống - Văn hóa] Bí quyết sống ở Nhật Bản (p2)

Post by mynvijap Sat Nov 08, 2014 6:29 pm

Bài số 21: Từ đồng âm khác nghĩa

[Đời sống - Văn hóa] Bí quyết sống ở Nhật Bản (p2) Picl21l
Trong tiếng Nhật có rất nhiều từ đồng âm khác nghĩa. Ví dụ: KÔEN có thể là "công viên", "bài giảng", "hậu thuẫn"... Vì cách phát âm của các từ này giống hệt nhau, nên ta chỉ có thể đoán nghĩa dựa vào ngữ cảnh. Từ AYAMARU có 2 nghĩa hoàn toàn không liên quan đến nhau là "nhầm lẫn" và "xin lỗi".
Ngoài ra, có những từ mà phát âm cơ bản giống nhau, nhưng ý nghĩa lại khác nhau tùy vào ngữ điệu. Ví dụ: HASHI phát âm theo một cách thì có nghĩa là "cây cầu", hay "ven, rìa...", còn phát âm theo cách khác lại có nghĩa là "đôi đũa". Cuối cùng, xin giới thiệu với các bạn một câu nói nhanh dùng các từ đồng âm khác nghĩa niwa!
Ura niwa niwa niwa, niwa niwa niwa niwatori ga iru. Câu này có nghĩa là "Trong sân vườn sau có hai con gà, trong sân vườn trước có 2 con gà".


Bài số 22: Dịch vụ giao hàng tận nhà
[Đời sống - Văn hóa] Bí quyết sống ở Nhật Bản (p2) Picl22l
Ở các thành phố lớn như Tokyo, nhiều người đi mua sắm bằng tàu điện hoặc xe buýt. Khi mua hàng nặng hoặc cồng kềnh, nếu tự mang về thì rất vất vả. Vì vậy, nhiều cửa hàng đồ điện gia dụng và cửa hàng bách hóa có dịch vụ giao hàng tận nhà cho khách. Dịch vụ này rất tiện lợi, vì bạn có thể chỉ định ngày giao hàng và khoảng thời gian giao hàng.
Khi hàng được mang đến, bạn chỉ cần ký nhận vào giấy chứng nhận giao hàng. Vậy nên, khi người giao hàng tới, và nói với bạn câu: SUMIMASEN, KOKO NI SAIN O ONEGAI SHIMASU, nghĩa là "Xin hãy ký tên vào chỗ này", thì bạn hãy ký tên vào tờ giấy anh ta đưa ra nhé!


Bài số 23: Món ăn yêu thích của người Nhật

Nói đến món ăn người Nhật thích nhất, chắc chắn đó là sushi. Theo kết quả khảo sát của đài NHK năm 2007, 73% số người trả lời nói rằng "tôi thích sushi". Con số này đứng đầu danh sách. Vị trí thứ hai là món cá sống sashimi. Món cá nướng đứng thứ 5. Kết quả này cho thấy người Nhật rất thích ăn cá. Trong danh sách 10 món được ưa chuộng nhất, có 2 món của nước ngoài được chế biến cho hợp với khẩu vị của người Nhật. Đó là món ramen và món càri. Ramen là mì nước của Trung Quốc. Cà ri là món có nguồn gốc Ấn Độ.



Bài số 24: Chia đều hóa đơn thanh toán
[Đời sống - Văn hóa] Bí quyết sống ở Nhật Bản (p2) Picl24l

Ở Nhật Bản, khi ăn uống cùng bạn bè, người ta thường thanh toán tiền kiểu WARIKAN, nghĩa là chia đều hóa đơn thanh toán. Khi bạn đi với người lớn tuổi hơn, có khi họ sẽ trả hết hoặc trả nhiều hơn bạn. Trong trường hợp đó, bạn nên bày tỏ sự cảm ơn bằng câu: GOCHISÔ SAMA DESHITA, nghĩa là"xin cảm ơn về bữa ăn". Khi bạn trả tiền cả phần của người khác thì nói: OGORU hoặc GO-CHISÔ SURU.
Thế còn khi đi ăn cùng với bạn trai hay bạn gái thì thế nào? Trước đây, người ta vẫn cho nam giới là người phải trả tiền, nhưng ngày nay, phụ nữ tham gia vào xã hội ngày càng tích cực hơn, WARIKAN "chia đều hóa đơn thanh toán" dường như cũng trở nên phổ biến hơn.


Bài số 25: Một món đồ không thể thiếu
[Đời sống - Văn hóa] Bí quyết sống ở Nhật Bản (p2) Picl25l

Ở Nhật, khăn tay là một trong những thứ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Năm 2010, một công ty điện lực đã tiến hành khảo sát về khăn tay. Trả lời câu hỏi "Bạn có thường mang theo khăn tay không?", 70% trả lời là "Có, luôn mang theo 1 chiếc". Tính cả những người trả lời là "không phải lúc nào cũng mang, nhưng cũng thường mang theo", thì kết quả sẽ là 85% có mang khăn tay. Ở các cửa hàng bách hóa và cửa hàng quần áo lớn có bày bán khăn tay với nhiều chất liệu và màu sắc khác nhau. Nếu đến Nhật Bản, bạn hãy thử đến một quầy bán khăn tay xem sao nhé!


Bài số 26: Những điểm du lịch nhiều người yêu thích
[Đời sống - Văn hóa] Bí quyết sống ở Nhật Bản (p2) Picl26l

Nếu đến thăm Nhật Bản, bạn muốn đi thăm những nơi nào? Theo kết quả khảo sát của Tổng cục Du lịch tiến hành năm 2009, khi hỏi du khách nước ngoài đến Nhật Bản đã đi thăm những nơi nào, thì Shinjuku ở Tokyo là địa điểm được nhiều người thích nhất. Có 34,8% số khách du lịch đã đến đây. Kyoto và Akihabara cũng là những điểm đứng gần đầu danh sách. Những nơi này có cơ ở lưu trú phong phú, cảnh quan và không khí đặc biệt và có nhiều cơ hội mua sắm hấp dẫn. Trên thực tế, những điểm du lịch này cũng là những điểm tham quan rất được yêu thích của các trường học. Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội tham quan du lịch của các trường học Nhật Bản, điểm du lịch mà học sinh trung học yêu thích nhất lần lượt là Kyoto, Tokyo, Nara và Okinawa. Tại những nơi đó, học sinh không chỉ tham quan tìm hiểu các di tích nổi tiếng, mà còn có cơ hội tự tay làm đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống, ví dụ như làm đồ gốm hay nhuộm chàm.

Bài số 27: Hôrenso
[Đời sống - Văn hóa] Bí quyết sống ở Nhật Bản (p2) Picl27l

HÔRENSÔ là những nguyên tắc cơ bản trong thông tin liên lạc ở công ty Nhật Bản. HÔRENSÔ là từ ghép 3 chữ cái đầu của 3 từ: HÔKOKU, RENRAKU , SÔDAN. Từ HÔRENSÔ này giống một kiểu chơi chữ, vì đồng âm với từ "rau chân vịt". HÔKOKU là báo cáo. Bạn cần báo cáo thường xuyên về tiến độ công việc để khi có vấn đề xảy ra, đồng nghiệp và cấp trên có thể ứng phó ngay được. RENRAKU là liên lạc. Bạn cần thông báo với cấp trên và đồng nghiệp về kế hoạch và lịch làm việc của mình. Nếu định về thẳng nhà sau khi xong việc ngoài công ty, hoặc nếu muốn nghỉ, hãy nhớ báo cho cấp trên và đồng nghiệp biết. SÔDAN là tham khảo ý kiến. Bạn nên hỏi xin ý kiến của mọi người xung quanh. Nếu bạn là người mới đi làm, còn ít kinh nghiệm như anh Cường, thì bạn có thể hỏi bất cứ điều gì mà không sợ xấu hổ. Trong tiếng Nhật có một câu tục ngữ, nghĩa đen là "Hỏi thì xấu hổ một lần. Không hỏi thì xấu hổ cả đời".


Bài số 28: Miêu tả triệu chứng bệnh


Chúng tôi xin giới thiệu một số mẫu câu dùng khi muốn nói bị đau gì đó. ~GA ITAI DESU có nghĩa là "đau cái gì đó". "Đau răng" là HA GA ITAI DESU. "Đau đầu" là ATAMA GA ITAI DESU. Nhiều gia đình Nhật Bản luôn có nhiệt kế trong nhà. Nếu cảm thấy người không khỏe thì việc đầu tiên là đo thân nhiệt. Việc cung cấp thông tin chính xác bạn sốt bao nhiêu độ, vào lúc nào, sẽ giúp bác sỹ chẩn đoán chính xác. Nếu bạn biết nhiệt độ cơ thể của mình thường là bao nhiêu độ, thông tin đó sẽ giúp ích cho bạn và các bác sỹ khi có gì bất thường với sức khỏe.

Bài số 29: Dị ứng
[Đời sống - Văn hóa] Bí quyết sống ở Nhật Bản (p2) Picl29l
Người ta cho rằng, cứ 3 người Nhật thì có 1 người bị dị ứng, ví dụ dị ứng phấn hoa hay hen suyễn, và cứ 14 người thì có 1 người dị ứng thực phẩm. Đặc biệt, số trẻ em dị ứng thực phẩm đang ngày càng tăng. Các trường tiểu học cung cấp ăn trưa đang tìm biện pháp đối phó với tình trạng này. Một trường tiểu học ở Hiroshima dùng dụng cụ nấu bếp riêng và không sử dụng cả trứng gà lẫn đậu tương, là 2 thực phẩm có thể gây dị ứng. Một trường tiểu học ở Hokkaido thì cố gắng làm cho suất ăn của những em dị ứng trông giống như suất ăn bình thường. Ví dụ, món trứng cuộn tamagoyaki cho các em dị ứng trông như làm bằng trứng thật, nhưng thực chất là cá và bí đỏ. Khoảng 20% dân số Nhật Bản được cho là bị dị ứng phấn hoa, và căn bệnh này đang trở nên phổ biến trên toàn nước Nhật. Nguyên nhân là do phấn hoa của các loài cây như tuyết tùng và cỏ phấn hương... gây nên. Người bệnh thường bị chảy nước mũi và hắt hơi kéo dài, khó tập trung học và làm việc. Mùa xuân là mùa phấn hoa tuyết tùng phát tán mạnh nhất, nhiều người đeo khẩu trang và kính mắt để ngăn phấn hoa xâm nhập cơ thể.


Bài số 30: Khen ngợi, động viên tại nơi làm việc

[Đời sống - Văn hóa] Bí quyết sống ở Nhật Bản (p2) Picl30l
Người ta thường làm việc nhiệt tình hơn khi được khen ngợi. Có nhiều kiểu lời khen. Ví dụ, SASUGA "Tôi biết anh sẽ làm được mà", II DESU NE "Rất tốt đấy", hay SUBARASHII "Tuyệt vời" và O-MIGOTO "Xuất sắc". Tuy nhiên cũng cần chú ý cách khen vì những lời khen có thể không làm cho mối quan hệ tốt hơn, mà còn gây ra kết quả ngược lại. Nếu cứ mãi khen ai đó một cách sáo rỗng, thì lời khen có thể giống như lời chế nhạo hay mỉa mai, hoặc giống như lời buộc tội hoặc hạ thấp người khác. Ngoài ra, đừng quên nguyên tắc, khen thì khen trước mặt nhiều người, và phê bình thì chỉ nên nói khi không có người khác ở xung quanh.


Bài số 31: Đi làm bằng tàu điện

Những người Nhật đi làm bằng tàu điện làm gì trong thời gian ngồi trên tàu? Theo khảo sát của một công ty khảo sát tư nhân thực hiện năm 2010, việc mà nam giới thường làm nhiều nhất trên tàu là "đọc sách đọc truyện", trong đó có truyện manga, tiếp đó là "đọc quảng cáo trên tàu", rồi "nhìn ngắm phong cảnh bên ngoài" và "suy nghĩ việc gì đó". Đối với phụ nữ, đứng đầu danh sách câu trả lời là "chơi trò chơi hoặc gửi tin nhắn bằng điện thoại di động". Tiếp theo là "đọc sách" và "nghe nhạc". Ngoài ra cũng có nhiều người cả nam và nữ trả lời là họ "ngủ" khi tàu chạy. Rất ít người trả lời là "nói chuyện với ai đó". Thực ra, trên tàu điện, ngoài thông báo trên loa, ít khi nghe thấy tiếng người nói chuyện. Điều này có thể lạ đối với những người đến từ những nước mà hành khách đi tàu thường nói chuyện với nhau. Thế nhưng bạn nên "nhập gia tùy tục". Trên một toa tàu chật kín người, đột nhiên bạn nói chuyện điện thoại, chắc chắn bạn sẽ gặp những cái nhìn lạnh lùng.
Nguồn: L-NET CO.,LTD
mynvijap
mynvijap

Total posts : 75

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum