[Đời sống - Văn hóa] Các lễ hội tại Nhật
Page 1 of 1
[Đời sống - Văn hóa] Các lễ hội tại Nhật
Các lễ hội tại Nhật
Những lễ hội Nhật là các sự kiện lễ hội rất truyền thống, tuy rằng một vài trong số đó có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng chúng đã trải qua nhiều sự thay đổi đáng ghi nhận bởi sự hoà trộn của văn hoá địa phương.
Một lễ hội thì rất khác so với nguyên gốc. Chúng thậm chí không có điểm tương đồng nhỏ nào, mặc dù có cùng tên và tổ chức cùng ngày. Cũng có rất nhiều lễ hội địa phương (như Tobata Gion chẳng hạn) mà hầu hết chúng không được biết đến ở những quận khác. Người ta nói rằng bạn luôn tìm thấy một lễ hội đang diễn ra trên đất nước Nhật Bản.
Không giống như những người dân có nguồn gốc Đông Á, người Nhật thường không tổ chức Tết âm lịch (nó được thay thế bằng Tết dương lịch vào cuối thế kỉ 19). Mặc dù vậy những người Trung Quốc sống trên đất Nhật vẫn ăn Tết âm. Tại khu phố người Trung Quốc lớn nhất của Nhật ở Yokohama, khách du lịch từ khắp nước Nhật vẫn đến để thưởng thức lễ hội. Tương tự vậy, lễ hội Nagasaki Lantern được tổ chức tại khu dân cư Trung Quốc ở Nagasaki.
Những sự kiện có lễ hội
Những lễ hội thường được tổ chức với 1 hoặc 2 sự kiện chính, gồm các hoạt động ăn uống, giải trí và các trò chơi đầy màu sắc. Một vài lễ hội khác thì được tổ chức quanh đền chùa, ngoại trừ Hanabi (lễ hội pháo hoa), và những cuộc thi thể thao xung quanh, khác nơi mà người tham gia mặc khố (ví dụ như Hadaka Matsuri)
Những lệ hội địa phương (Matsuri)
Matsuri (祭?) là một từ tiếng Nhật nghĩa là lễ hội hoặc kì nghỉ. Ở Nhật, những lễ hội thường diễn ra tại đền chùa ở địa phương, mặc dù chúng có thể không hoàn toàn liên quan đến tôn giáo hay tín ngưỡng gì.
Không có một ngày chính thức cho những lễ hội trên toàn đất nước. Ngày tổ chức thay đổi từ vùng này sang vùng khác trên toàn đất nước và thậm chí ở một số khu vực nhất định. Nhưng chúng thường hay diễn ra gần những ngày lễ đặc biệt như Setsubun hoặc Obon. Gần như mỗi vùng đều có ít nhất một lễ hội địa phương vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu vào khoảng thời gian thu hoạch lúa.
Lễ hội địa phương đáng chú ý thường có những cuộc diễu hành đặc trưng với những xe rước được trang trí cầu kì và tinh xảo. Việc chuẩn bị cho những cuộc diễu hành thường tuỳ vào mức độ của những khu vục lân cận hay được gọi là machi. Trước đó, các kami địa phương có thể thực hiện các lễ nghi bổ sung ở mikoshi và diễu hành qua các đường phố.
Mọi người có thể tìm thấy ở xung quanh của matsuri các trại bán đồ lưu niệm và thức ăn như takoyaki và các trò chơi như bắt cá vàng. Cuộc thi hát Karaoke, những trận đấu sumo, và các hình thức giải trí khác thường được tổ chức cùng với matsuri. Nếu hội tổ chức ở khu vực hồ thì chèo thuyền cũng là một hoạt động đáng chú ý.
Những phần được yêu thích của các matsuri nổi tiếng như Nada Kenda Matsuri của Himeji hoặc là Neputa Matsuri của Hirosaki thường được phát sóng trên tivi cho mọi người cùng chiêm ngưỡng.
Một vài ví dụ của những matsuri nổi tiếng là Jidai, Aoi và Gion Matsuri được tổ chức ở Kyoto; Tenjin Matsuri ở Osaka, ngoài ra còn có Kanda Matsuri, Sannō và Sanja Matsuri của Tokyo. Đặc biệt là Gion Matsuri, Tenjin Matsuri, và Kanda Matsuri là ba matsuri nổi tiếng nhất ờ Nhật Bản.
Quốc lễ
Các lễ hội có ngày cố định
• Seijin Shiki : Ngày thêm tuổi mới (Ngày thứ 2 của tuần thứ 2 của tháng 1)
• Hinamatsuri : Lễ hội búp bê (ngày 3 tháng 3)
• Hanami : Lễ hội ngắm hoa (cuối tháng 3 đầu tháng 4)
• Tanabata : Lễ hội sao (ngày 7 tháng 7)
• Shichi-Go-San: Lễ hội cho trẻ ở độ tuổi 3, 5,7 (ngày 15 tháng 11)
• Ōmisoka : Đêm giao thừa (31 tháng 12)
Các lễ hội nhiều ngày
• Setsubun : phân mùa (bắt đầu mỗi mùa trong năm)
• Ennichi : lễ hội chùa (ngày linh thiêng này có liên hệ đến Kami hay Buddha)
Bunkasai
Lễ hội văn hoá Nhật Bản (文化祭 bunkasai?) là một lễ hội hàng năm được tổ chức ở hầu hết các trường học trên toàn Nhật Bản từ trường trung học đến đại học, nơi mà học sinh thể hiện những thành công thường ngày. Mọi người muốn đến trường để xem hoạt động trường học và không khí ở đó. Cha mẹ cũng muốn đến chứng kiến những thành quả của con mình.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người đến lễ hội văn hoá vì sở thích. Thức ăn được phục vụ ở những lớp học hoặc phòng tập thể dục. Chúng được trang trí giống như các nhà hàng và quán cà phê tạm thời. Khiêu vũ, nhạc hội và diễn kịch có thể được biểu diễn bởi những cá nhân tình nguyện hoặc các câu lạc bộ của trường như câu lạc bộ khiêu vũ, nhóm ca hát, nhóm nhạc cụ, và câu lạc bộ kịch.
Lễ hội văn hoá là một hoạt động vui chơi nhưng gần như cũng là cơ hội duy nhất mỗi năm cho những học sinh tìm hiểu cuộc sống ở những ngôi trường khác. Nó cũng là một dịp để làm giàu cuộc sống con người bằng các mối quan hệ xã hội.
Lễ hội văn hoá rất thường được đề cập trong manga và anime.
Mừng năm mới (正月 Shōgatsu)?)
Ngày: 1-3 tháng 1 (liên kết với những tổ chức khác trong suốt tháng 1)
Tên khác: Oshōgatsu (O là một tiếp đầu ngữ trang trọng)
Thông tin: Lễ mừng năm mới là lễ hội thường niên, quan trọng và phức tạp ở Nhật. Trước ngày mừng năm mới, nhà cửa được lau dọn, nợ nần được trả, và osechi (một loại thức ăn đựng trong các hộp được sơn bóng loáng cho ngày đầu năm) được mua hoặc chuẩn bị. Thức ăn osechi là những thức ăn truyền thống được chọn vì kiểu dáng và màu sắc, hoặc đôi khi là những cái tên may mắn với hy vọng mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bản thân trong suốt thời gian năm mới, ở mọi khía cạnh của cuộc sống. Những ngôi nhà được trang trí và lễ hội được tổ chức để gia đình tụ họp, thăm đền chùa và gọi điện hỏi thăm bạn bè cùng người thân. Ngày đầu tiên của năm mới (ganjitsu) thường được sử dụng để ở bên các thành viên còn lại của gia đình.
Mọi người đều cố thức và ăn toshikoshisoba, mì soba lúc nửa đêm rồi đến chùa đạo Phật hay cầu nguyện ở các đền của đạo Shinto. Theo truyền thống thì mỗi người nên thăm ba đền hoặc chùa trong ngày đó. Đó được gọi là sansha-mairi. Ở cung điện hoàng gia lúc bình minh ngày 1 tháng 1, nhật hoàng sẽ hoàn thành một số lễ nghi shihohai (cầu nguyện cho bốn mùa), được tổ chức trang trọng, trực tiếp tại các đền chùa và lăng tẩm hoàng gia để cầu “quốc thái dân an”. Vào ngày 2 tháng 1, dân chúng được cho phép vào thăm qua hoàng cung (một cơ hội duy nhất khác để vào khu vực này là ngày sinh nhật Nhật Hoàng vào ngày 23 tháng 12). Vào ngày 2 và 3, những người quen biết đến thăm hỏi (nenshi) và cùng uống otoso (rượu nếp trắng). Một vài trò chơi vào ngày Tết là kuruta (một thể loại bài), hanetsuki (tương tự như cầu lông), tako age (thả diều) và komamawashi (chơi quay). Người chơi tham gia chủ yếu để cầu mong sự may mắn cho cả năm. Trao đổi thiệp chúc cho năm mới (tương tự như thiệp giáng sinh ở phương Tây) là một nhu cầu quan trọng vào ngày Tết. Cũng có một khoảng lì xì dành cho trẻ con gọi là otoshidama. Các lối vào nhà ngày Tết được trang trí bằng kagami-mochi (2 quả cầu gạo mochi chồng lên nhau và trên cùng là một quả quýt) và kadomatsu (những cây gỗ thông được trang trí).
Sau khi tổ chức lễ mừng năm mới, Koshogatsu, nghĩa là “năm mới nhỏ” (ở Việt Nam gọi là Tết Nguyên Tiêu đó bạn ^-^) được bắt đầu vào ngày trăng rằm đầu thiên của năm (khoảng 15 tháng 1). Hoạt động chính cho lễ hội này là cầu nguyện để xin một vụ mùa bội thu.
Lễ hội búp bê (雛祭り?)
Ngày 3 tháng 3
Lễ hội búp bê còn có những tên gọi đáng yêu khác là Sangatsu Sekku (lễ hội tháng 3), Momo Sekku (lễ trái đào), Joshi no Sekku (Lễ hội của những bé gái).
Đây là ngày những gia đình Nhật cầu mong sự hạnh phúc và giàu có cho những bé gái và giúp đảm bảo rằng chúng sẽ lớn lên khoẻ mạnh và xinh đẹp. Lễ hội được tổ chức cả ờ trong nhà lẫn ngoài bãi biển. Cả hai phần đều có ý nghĩa bảo vệ tâm hồn những bé gái khỏi tà ma. Những bé gái sẽ mặc những bộ kimono đẹp nhất và đến thăm nhà bạn bè. Những bậc thang để trưng bày hina ningyō (búp bê hina, một chuỗi những con búp bê được phân vai vế từ hoàng đế, hoàng hậu, người hầu, nhạc công trong trang phục truyền thống cổ) được đặt trong nhà và các gia đình tổ chức lễ hội với bữa ăn đặc biệt với hishimochi (bánh cả hình kim cương) và shirozake (gạo ủ với sake).
Hanami(花見?)
Lễ hội Hanami được diễn ra trong khoảng tháng 4
Người ta thường gọi hanami là lễ hội ngắm hoa hay lễ hội hoa Anh Đào.
Có rất nhiều các lễ hội hoa được tổ chức ở đền Shinto trong suốt tháng 4. Tham quan và dã ngoại để thưởng thức hoa, đặc biệt là hoa anh đào rất được ưa chuộng. Ở một vài nơi, tiệc thưởng hoa được tổ chức vào một ngày truyền thống cố định. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong suốt mùa xuân. Nghệ thuật thưởng hoa này đã có một tầm quan trọng lâu dài trong văn học, ca múa và nghệ thuật của người Nhật. Ikebana (nghệ thuật cắm hoa) cũng là một phần thiết yếu trong văn hoá Nhật và được phổ biến rộng rãi trong xã hội hiện nay. Một vài hoạt động chính trong thời gian lễ hội này là chơi trò chơi, nghe dân ca, trình diễn hoa, diễu hành, nhạc hội, kimono, những sạp bán thức ăn và những thứ khác, những đám rước tuyệt đẹp và các nghi thức tôn giáo. Những gia đình thường đi ra ngoài để ngắm hoa anh đào.
Lễ hội của các bé trai (子供の日 Kodomo no hi?)
Lễ hội này diễn ra vào ngày 5 tháng 5 hàng năm (sao không gọi là lễ hội 5 cho đẹp ta )
Các tên gọi khác là lễ hội Iris (菖蒲の節句 Shōbu no Sekku?), lễ hội Tango (端午の節句 Tango no Sekku?)
Thông tin: Tháng 5 là tháng của lễ hội Iris. Những cây Iris Nhật thân cao là một kiểu kí hiệu đặc trưng. Những chiếc lá dài và nhọn tương tự như hình dáng của những thanh kiếm và trong nhiều thế kỷ, theo tục lệ thông thường, mọi người cho lá cây Iris vào bồn tắm của các bé trai để cậu có được tinh thần thượng võ. Ban đầu, lễ hội bé trai ngày 5 tháng 5 ứng với lễ hội búp bê cho các bé gái. Thế nhưng, vào năm 1948, nó được đổi tên thành hội cho trẻ con và được tổ chức trên toàn quốc. Tuy nhiên, điều đó có vẻ không phù hợp vì biểu tượng của lòng dũng cảm và sức mạnh chủ yếu thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của con trai. Theo truyền thống, vào ngày này, các gia đình có con trai treo koinobori (lồng đèn cá chép dấu hiệu của sự thành công) ngoài cổng, trình diễn búp bê chiến binh (musha ningyō) trong nhà và ăn chimaki (bánh gạo được gói bằng cỏ cogan và lá tre) với kashiwamochi (bánh gạo với đậu được gói trong lá sồi). Chúng cũng được gọi là kodomo no hi.
Tanabata
Lễ hội được tổ chức vào ngày 7 tháng 7
Tên gọi khác là lễ hội ngắm sao. Nó có nguồn gốc từ một truyện truyền thuyết dân gian Trung Quốc kể về 2 ngôi sao Weaver Star (Vega) [gọi là sao dệt vải hay sao Bạch Minh] và the Cowherd Star (Altair) [sao chăn trâu] => (hay đơn giản trong tiếng Việt mình gọi là truyền thuyết Ngưu Lang – Chức Nữ đó moà =_=!). Họ là những người yêu nhau nhưng chỉ gặp nhau đúng một lần trong năm và đêm thứ 7 của tháng 7 miễn là sông Ngân Hà không có mưa hoặc lũ. Cái tên Tanabana đến từ tên một thiếu nữ đồng trinh được tin là đã may trang phục cho các vị thần. Người ta thường viết những điều ước và khát vọng tình yêu lên một tờ giấy dài và treo lên một nhành trúc với những món đồ trang sức nhỏ.
Bon Festival (盆 bon?)
Diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8
Tên gọi khác là urabon (盂蘭盆?)
Đây là một hội Phật giáo được diễn ra để tôn vinh tinh thần của tổ tiên. Thường là một bia tưởng niệm (shōryōdana) được dựng ở trước Butsudan (bàn thờ của người theo phật giáo để chào đón kinh hồn tổ tiên trở về. Một thầy tu thường được mời về để đọc kinh (tanagyō). Những việc cần được chuẩn bị đề chào đón tổ tiên trở về là dọn mộ , chuẩn bị đường đi về và cung cấp những cỗ xe ngựa hoặc bò bằng rơm để tổ tiên đi lại. Những ngọn lửa dẫn đường được đốt từ ngày 13 và tắt và ngày 16.
Lễ hội "7-5-3" (七五三 Shichigosan?)
Lễ hội này diễn ra vào ngày 15 tháng 9
Thông tin: những cậu bé năm tuổi và những cô bé ba hoặc bảy tuổi được đưa đến các đền thờ địa phương để cầu xin cho sự yên bình và sức khoẻ trong tương lai. Lễ hội bắt nguồn từ niềm tin rằng những đứa trẻ ở độ tuổi này rất dễ gặp phải những điều không may và vì lẽ đó cần một sự bảo vệ của thần linh. Chúng thường mặc trang phục truyền thống vào dịp này và thăm đền thờ. Nhiều người mua chitose-ame ("kẹo ngàn năm") được bán tại các chùa.
Chuẩn bị cho đón năm mới và chia tay năm cũ.
Hiển nhiên là sự chuẩn bị này được chuẩn bị vào cuối tháng Chạp.
Dịp này còn được gọi là cuối năm (年の瀬 toshi no se?), hay chợ phiên cuối năm (年の市 Toshi no Ichi?).
Việc chuẩn bị để chứng kiến năm mới diễn ra với mục đích chào đón vị thần toshigami (vị thần của năm tới). Nó bắt đầu vào ngày 13 tháng 12, khi mà mọi người bắt đầu dọn dẹp nhà cửa. Nhưng ngày nay thì mọi người có xu hướng dời ngày đó đến một ngày cuối tháng hơn. Ngôi nhà được trang trí theo cách rất truyền thống: một sợi dây rơm được phù phép (shimenawa) với những mảnh giấy trắng (shide) được treo trước cửa để chống lại linh hồn quỷ dữ vào nhà và chỉ ra sự hiện diện của toshigami. Thường thì còn có thêm kadomatsu (một sự trang trí của nhành non) ngay bên cạnh lối ra vào.
Một bàn thờ đặc biệt, gọi là toshidana ("kệ của năm"), là một giàn cao với kagamimochi (tầng, xung quanh là bánh gạo), sake (rượu nếp), quả hồng và các loại thức ăn khác để tôn vinh toshigami. Một hội chợ truyền thống được tổ chức vào cuối tháng 12 tại các đền chùa hoặc các vùng lân cận ở địa phương. Đây là sự chuẩn bị cho lễ hội năm mới. Các vật dụng trang trí và thực phẩm khô được bán tại hội chợ. Nguồn gốc của hội chợ cuối năm là mang lại cơ hội cho nông dân, ngư dân cùng người cao nguyên đến trao đổi hàng hoá và mua quần áo cũng như các vật dụng cần thiết khác cho năm mới.
Ōmisoka (大晦日 Ōmisoka?)
Lễ hội được tổ chức vào ngày 31 tháng 12
Thông tin: mọi người thường dọn dẹp nhà cửa (Ōsōji) để chào đón năm mới với mục đích tránh những thứ ô uế làm ảnh hưởng. Nhiều người thăm đền chùa để nghe 108 tiếng chuông rung vào nửa đêm (joya no kane). Điều đó thông báo năm cũ đã qua và năm mới bắt đầu. Bởi vì tín đồ Phật giáo tin rằng con người phải trải qua 108 dục vọng và đam mê (bonnō). Cứ một tiếng chuông rung lên là một dục vọng sẽ qua. Ngoài ra người ta thường ăn zaru-soba với hy vọng vận mệnh gia đình sẽ dài lâu như sợi mì vậy.
mynvijap- Total posts : 75
Re: [Đời sống - Văn hóa] Các lễ hội tại Nhật
Các lễ hội (matsuri) là những sự kiện xã hội quan trọng ở Nhật Bản. Bất kể đó là các sự kiện có nguồn gốc tôn giáo, mê tín hay có nguồn gốc từ lịch sử xa xưa giờ đây không còn thích hợp nữa, thì chúng vẫn cho phép những ng Nhật Bản có kỉ luật đc thư giãn và nghỉ ngơi.
Lễ hội Năm Mới
Ngày lễ Tết năm mới, mùng Một tháng Giêng đuợc tổ chức tại gia định, nơi công cộng và tại các công ty. Ba cây tre và những cành thôgn đuợc dựng phía trước căn nhà và 1 sợi dây chăng ngang cửa. Phòng khách trang hoàng bằng bánh gạo, rong biển, cá khô và quả hồng vàng, con tôm hùm với rau xanh hay nhánh dương xỉ đc đặt ở 1 vị trí trang trọng. Zoni, món cháo gộm gạo giã, rau và cá hoặc thịt gà là món ăn vào ngày này. Đồ uống là Toso, 1 loại sake có hương vị đặc biệt và hàng khay đầy những món ngon lành dùng để đãi khách.
(Zoni)
(Mặc bộ Kimono duyên dáng dự lễ hội Năm Mới)
Ngày này cũng là ngày viếng thăm các đền miếu tại địa phương và gọi điện thoại hỏi thăm bạn bè và họ hàng, những ngày này cũng có thể là ngày ngồi lì trước màn hình tivi vì những chương trình truyền thống hay nhất thường đc phát nhân dịp năm mới.
Ngày mùng 2 theo nhiều nghĩa thường đuợc coi đây mới chính là ngày đầu tiên của năm mới. Người ta khai bút cho thư pháp đầu tiên, bài thơ đầu tiên, chơi bản nhạc đầu tiên, hoặc khâu những mũi khâu đầu tiên và đặt những kỷ vật quý giá mang nặng tình cảm quanh gối để đảm bảo cho giấc mơ đầu tiên trong năm mới là 1 giấc mơ hạnh phúc. Những người bán hàng rong trang hoàng cho chiếc xe chở hàng của họ 1 vẻ vui tươi trước khi lên đường trong ngày buôn bán đầu tiên. Lễ hội năm mới kết thúc vào ngày 7 tháng Giêng, sau khi đã ăn món cháo đặc biệt đc gia thêm 7 loại thảo mộc. Những hoạt động truyền thống, như đọc thư tại Thi đàn Hoàng gia vào ngày 18 tháng Giêng đã kéo dài lễ hội thêm ít ngày.
TANABATA
Lễ hội Tanabata bắt nguồn từ câu chuyện lãng mạn của người Trung Hoa. Tanabata Tsume, 1 cô gái dệt vải danh tiếng (Chức nữ), đem lòng yêu một chàng chăn bò (Ngưu lang). Say đắm vì tình, hai người đã sao lãng công việc của mình. Nên ông trời đã tách họ ra. Trong đêm thứ 7 của tháng 7, những con quạ bắt một cây cầu wa sông Ngân Hà trên bầu trời, con sông đã chia rẽ hai người, nhưng đôi tình nhân chỉ có thể gặp nhau lúc trời không mưa, vì như thế con sông mới đủ hẹp để họ đi wa. (Hehe, chuyện Ngưu Lang Chức Nữ ấy nhỉ )
(Lễ hội Tanabata ở Sendai là 1 trong những lễ hội lớn nhất ở vùng đông bắc Nhật Bản. Các đường phố chính đc trang hoàng rực rỡ và hàng triệu người đến thăm Sendai để tham dự lễ hội này )
Vào ngày 7 tháng Bảy, câu chuyện lãng mạn này đuợc tượng trưng bởi 2 khúc tre dựng ở mỗi nhà, 1 khúc tượng trưng cho chàng chăn bò, còn khúc kia cho cô gái dệt vải. Chúng đc trang hoàng bằng những bài thơ viết trên những mảnh giấy màu sắc khác nhau, sau đó đc thả xuống sông. Ở Sendai, hàng ngàn ng nhảy múa các vũ điệu dân gian trong bọ Kimono nhẹ mùa hè và mũ rơm gắn đầy họa. Họ nhảy múa suốt đêm khắp thị trấn.
BON
Mục đích của lễ hội Bon, hay O-Bon, nguyên là việc dâng những lời cầu nguyện và thực hiện các nghi lễ múa hát trong tháng Đức Phật, là tháng mà người ta cho là các hồn ma của người chết quay trở lại trái đất. Từ thế kỉ 14 đến nay, phong tục này đã trở thành 1 lễ hội ca múa và đèn lồng của mùa hè.
(Lễ hội Bon)
Những chiếc đèn lồng và các ngọn nến đuợc thả trôi trên các sông hồ (ngày nay đuợc bổ sung thêm phần pháo hoa) để hướng dẫn các linh hồn trở lại nơi cư ngụ của chúng ở thiên đường hay địa ngục. Tại các đền miếu và nghĩa địa, những ngọn đèn lập lòe mang một không khí lễ hội mê tín kì lạ và đầy cảm xúc.
Tại các bãi đất trống trong làng, người ta dựng lên các ngọn tháp. Ở đó những người đánh trống, và có thể thêm 1 ban nhạc, họ dựng sân khấu và nhảy các điệu múa dân gian suốt đêm thâu. Họ nắm tay nhau thành một vòng tròn quanh các ngọn tháp, họ lặp đi lặp lại những cử động đơn giản hết giờ này đến giờ khác, mê miệt như bị thôi miên
HINAMATSURI
Lễ hội Hinamatsuri hay lễ hội búp bê này thực ra là ngày lễ của các bé gái. Tại Nhật Bản là ngày duy nhất trong năm khi các em gái đuợc chơi với những con búp bê xinh đẹp, những tác phẩm thủ công tinh xảo đẹp đẽ. Bộ sưu tập búp bê quý giá của gia đình đuợc mang ra và xếp thành dãy trưng bày trong 2 tuần. Thường phải có trên 10 con búp bê, 2 con búp bê vua và hoàng hậu đuợc bày trên hàng cao nhất. Búp bê thường đuợc bày cùng với đồ đạc và thức ăn đồ chơi cũng thanh tú và tinh xảo như những con búp bê vậy.
Một loại kẹo đặc biệt cùng sake nhẹ đuợc mang ra uống và các bé gái đóng vai chủ nhà và chiêm ngưỡng những con búp bê. Hinamatsuri là ngày của chúng
(Ở Trung Hoa cổ đại, búp bê là 1 phần của nghi lễ trừ tà. Những hình nhân bằng giấy đuợc làm ra để mang đi những vận xấu của người chủ, sau đó chúng sẽ bị ném xuống sông hay đốt đi. Lễ hội Búp bê của Nhật Bản có lẽ cũng bắt nguồn từ nguyên nhân đó, nhưng con búp bê ngày nay rất đáng giá, nên chẳng có chuyện ném xuống sông đâu )
(Nguồn: Type từ "Đối thoại với nền văn hóa Nhật Bản)
Lễ hội Năm Mới
Ngày lễ Tết năm mới, mùng Một tháng Giêng đuợc tổ chức tại gia định, nơi công cộng và tại các công ty. Ba cây tre và những cành thôgn đuợc dựng phía trước căn nhà và 1 sợi dây chăng ngang cửa. Phòng khách trang hoàng bằng bánh gạo, rong biển, cá khô và quả hồng vàng, con tôm hùm với rau xanh hay nhánh dương xỉ đc đặt ở 1 vị trí trang trọng. Zoni, món cháo gộm gạo giã, rau và cá hoặc thịt gà là món ăn vào ngày này. Đồ uống là Toso, 1 loại sake có hương vị đặc biệt và hàng khay đầy những món ngon lành dùng để đãi khách.
(Zoni)
(Mặc bộ Kimono duyên dáng dự lễ hội Năm Mới)
Ngày này cũng là ngày viếng thăm các đền miếu tại địa phương và gọi điện thoại hỏi thăm bạn bè và họ hàng, những ngày này cũng có thể là ngày ngồi lì trước màn hình tivi vì những chương trình truyền thống hay nhất thường đc phát nhân dịp năm mới.
Ngày mùng 2 theo nhiều nghĩa thường đuợc coi đây mới chính là ngày đầu tiên của năm mới. Người ta khai bút cho thư pháp đầu tiên, bài thơ đầu tiên, chơi bản nhạc đầu tiên, hoặc khâu những mũi khâu đầu tiên và đặt những kỷ vật quý giá mang nặng tình cảm quanh gối để đảm bảo cho giấc mơ đầu tiên trong năm mới là 1 giấc mơ hạnh phúc. Những người bán hàng rong trang hoàng cho chiếc xe chở hàng của họ 1 vẻ vui tươi trước khi lên đường trong ngày buôn bán đầu tiên. Lễ hội năm mới kết thúc vào ngày 7 tháng Giêng, sau khi đã ăn món cháo đặc biệt đc gia thêm 7 loại thảo mộc. Những hoạt động truyền thống, như đọc thư tại Thi đàn Hoàng gia vào ngày 18 tháng Giêng đã kéo dài lễ hội thêm ít ngày.
TANABATA
Lễ hội Tanabata bắt nguồn từ câu chuyện lãng mạn của người Trung Hoa. Tanabata Tsume, 1 cô gái dệt vải danh tiếng (Chức nữ), đem lòng yêu một chàng chăn bò (Ngưu lang). Say đắm vì tình, hai người đã sao lãng công việc của mình. Nên ông trời đã tách họ ra. Trong đêm thứ 7 của tháng 7, những con quạ bắt một cây cầu wa sông Ngân Hà trên bầu trời, con sông đã chia rẽ hai người, nhưng đôi tình nhân chỉ có thể gặp nhau lúc trời không mưa, vì như thế con sông mới đủ hẹp để họ đi wa. (Hehe, chuyện Ngưu Lang Chức Nữ ấy nhỉ )
(Lễ hội Tanabata ở Sendai là 1 trong những lễ hội lớn nhất ở vùng đông bắc Nhật Bản. Các đường phố chính đc trang hoàng rực rỡ và hàng triệu người đến thăm Sendai để tham dự lễ hội này )
Vào ngày 7 tháng Bảy, câu chuyện lãng mạn này đuợc tượng trưng bởi 2 khúc tre dựng ở mỗi nhà, 1 khúc tượng trưng cho chàng chăn bò, còn khúc kia cho cô gái dệt vải. Chúng đc trang hoàng bằng những bài thơ viết trên những mảnh giấy màu sắc khác nhau, sau đó đc thả xuống sông. Ở Sendai, hàng ngàn ng nhảy múa các vũ điệu dân gian trong bọ Kimono nhẹ mùa hè và mũ rơm gắn đầy họa. Họ nhảy múa suốt đêm khắp thị trấn.
BON
Mục đích của lễ hội Bon, hay O-Bon, nguyên là việc dâng những lời cầu nguyện và thực hiện các nghi lễ múa hát trong tháng Đức Phật, là tháng mà người ta cho là các hồn ma của người chết quay trở lại trái đất. Từ thế kỉ 14 đến nay, phong tục này đã trở thành 1 lễ hội ca múa và đèn lồng của mùa hè.
(Lễ hội Bon)
Những chiếc đèn lồng và các ngọn nến đuợc thả trôi trên các sông hồ (ngày nay đuợc bổ sung thêm phần pháo hoa) để hướng dẫn các linh hồn trở lại nơi cư ngụ của chúng ở thiên đường hay địa ngục. Tại các đền miếu và nghĩa địa, những ngọn đèn lập lòe mang một không khí lễ hội mê tín kì lạ và đầy cảm xúc.
Tại các bãi đất trống trong làng, người ta dựng lên các ngọn tháp. Ở đó những người đánh trống, và có thể thêm 1 ban nhạc, họ dựng sân khấu và nhảy các điệu múa dân gian suốt đêm thâu. Họ nắm tay nhau thành một vòng tròn quanh các ngọn tháp, họ lặp đi lặp lại những cử động đơn giản hết giờ này đến giờ khác, mê miệt như bị thôi miên
HINAMATSURI
Lễ hội Hinamatsuri hay lễ hội búp bê này thực ra là ngày lễ của các bé gái. Tại Nhật Bản là ngày duy nhất trong năm khi các em gái đuợc chơi với những con búp bê xinh đẹp, những tác phẩm thủ công tinh xảo đẹp đẽ. Bộ sưu tập búp bê quý giá của gia đình đuợc mang ra và xếp thành dãy trưng bày trong 2 tuần. Thường phải có trên 10 con búp bê, 2 con búp bê vua và hoàng hậu đuợc bày trên hàng cao nhất. Búp bê thường đuợc bày cùng với đồ đạc và thức ăn đồ chơi cũng thanh tú và tinh xảo như những con búp bê vậy.
Một loại kẹo đặc biệt cùng sake nhẹ đuợc mang ra uống và các bé gái đóng vai chủ nhà và chiêm ngưỡng những con búp bê. Hinamatsuri là ngày của chúng
(Ở Trung Hoa cổ đại, búp bê là 1 phần của nghi lễ trừ tà. Những hình nhân bằng giấy đuợc làm ra để mang đi những vận xấu của người chủ, sau đó chúng sẽ bị ném xuống sông hay đốt đi. Lễ hội Búp bê của Nhật Bản có lẽ cũng bắt nguồn từ nguyên nhân đó, nhưng con búp bê ngày nay rất đáng giá, nên chẳng có chuyện ném xuống sông đâu )
(Nguồn: Type từ "Đối thoại với nền văn hóa Nhật Bản)
(còn tiếp)
mynvijap- Total posts : 75
Re: [Đời sống - Văn hóa] Các lễ hội tại Nhật
Lễ Hội Đền TOSHOGU
Đây là lễ hội tôn giáo phóng túng của Thần Đạo. Vậy mà người ta lại bảo là lễ tưởng niệm ngày mất của Leyasu Tokugawa, một trong ba thủ lĩnh quân sự đã thống nhất Nhật Bản. Ba bình đựng tro hài cốt đuợc rước quanh rất nhiều lọ đựng hài cốt khác trong ngôi đềnToshogu quanh co bởi 1 đám rước của hàng ngàn người mặc trang phục của thời Tokugawa, theo sau đám đông ăn mặc lòe loẹt nhiều màu giả trang thành khỉ, sư tử, samurai, người nuôi chim ưng và tiên nữ...
Có đủ mọi thứ cho mọi người: các điệu múa tôn giáo, các điệu múa đặc biệt khác đuợc các nhà sư biểu diễn, và thậm chí còn biểu diễn tài bắn cung.
Lễ Hội DAIMONJI
Mỗi năm, khi lễ hội O-Bon vào tháng của các hồn ma lên đến đỉnh điểm vào đêm đốt lửa mừng và thắp đèn lồng trên toàn Nhật Bản, người dân Kyoto và các quận xung quanh im lặng theo dõi ngọn núi Nyoigatake. Vào 8 giờ tối ngày 16 tháng 8, ngọn lửa mừng đc thắp lên và lan ra thành một chữ dai (chữ "đại") trên sườn núi. Chữ dai trông giống như một người đang dang tay dang chân ra. Những ngọn núi lửa mừng bao trùm trên vùng khoảng 30.000 km2. Daimonji có nghĩa là "chữ đại bằng lửa".
Rồi lửa bắt đầu đuợc đốt lên tại các sườn đồi khác, cái nào cũng là chữ dai. Nó là sự kết thúc đẹp mắt tháng của lễ hội chào đón các hồn ma đến từ thế giới khác.
Lễ Hội GION ở KYOTO
Ngày 17 tháng 7, thành phố Kyoto cổ kính và trang nghiêm với những đền đài tuyệt đẹp, với các khu vườn và công viên rêu và đá, chợt bùng nổ trong một cảnh tượng chói lòa rực rỡ. Lễ hội GION Matsuri mang lại màu sắc và âm thanh, sự vui vẻ thân tình cởi mở. Từ 9h đến 11h sáng, một đám rước gồm 29 cỗ kiệu chạm trổ hay sơn son thiếp vàng, đuợc trang hoàng với thảm, cồng chiêng, sáo và trống, được rước hoặc kéo đi xuyên wa thành phố. Những ngôi nhà và các cửa hiệu cổ xưa mở toang hết các cửa, phô ra những món đồ quý gia và những bảo vật gia truyền.
Mọi người không cần phải giữ gìn gì cả mà cứ để cho niềm vui bùng ra. Không khí phóng túng của lễ hội gần với tính cách La Tinh, làm người ta khó mà hình dung đc nguồn gốc nguyên thủy của lễ hội Gion, mà lần đầu tiên đuợc tổ chức là vào năm 876, khi người dân Kyoto cầu nguyên các thánh thần bảo vệ họ chống lại 1 dịch bệnh khủng khiếp đang gieo rắc cái chết trên khắp đất nước.
(Khiêng, đẩy hay như trong trường hợp này là kéo cỗ kiệu đi wa các đường phố chính trong lễ hội Gion)
Ngày Hội Bé Trai
Vào ngày thứ 5 của tháng 5, trẻ em trai Nhật Bản có ngày lễ của chúng. Hầu như nhà nào cũng đều dựng các cây cột, treo các lá cờ cá chép màu sắc sặc sỡ bằng giấy hoặc bằng vải, reo phần phật trog gió. 500 năm trước, lễ hội này lần đầu tiên đc tổ chức để xua đuổi côn trùng sinh sôi nảy nở vào tháng 5.
Một dãy các kệ dựng trong nhà trưng bày bộ sưu tập của gia đình về hình ảnh các nhân vật samurai hoặc các loại vũ khí: có thể là một thanh kiếm cổ gia bảo, một lá cờ lụa thuê tiêu ngữ của gia đình hoặc bộ các ngọn giáo. Ngày nay, ngày 5 tháng 5 được kỉ niệm như ngày Trẻ em, nhưng truyền thống cổ xưa vẫn còn lại, với lòng mong ước các cậu con trai của gia đình có sức khỏe, lòng can đảm và kiên cường của các võ sĩ samurai
(Cá chép, biểu tượng cho lòng can đảm và bền bỉ, bay phấp phới trong lễ hội Bé Trai)
Trong ngày hội này người ta ăn một thứ bánh đặc biệt làm từ gạo.
Lễ Hội KUROFUNE ở SHIMODA
Người Nhật kỉ niệm ngày Đô Đốc Perry đổ bộ lên Shimoda trên bán đảo Izu. Kuro có nghĩa là "đen" và Fune có nghĩa là "con tàu". Kurofune Matsuri là lễ tội Tàu Ô. Màu đen kịt của thành mạn tẩm nhựa cây của cá con tàu Hải Quân Mỹ gây ra một ấn tượng đe dọa với người Nhật Bản, bởi họ chưa tưng sơn quét các thân tàu của họ bao giờ. Mặc dù cuộc đổ bộ năm 1857 của ng Mỹ không đc ng Nhật chào đón, nhưng lễ hội Kurofune kỉ niệm sự kiện lịch sử này đc tổ chức hằng năm vào ngày 17 tháng 5. Ngày đó cũng có một cuộc điều binh của Hải Quân Mỹ.
Lễ Hội AOI
Aoi Matsuri nổi danh là lễ hội cổ xưa nhất thế giới. Từ thế kỉ 6, đám rước đầy màu sắc và trang phục cùng với âm nhạc của sáo, cồng chiêng và trống đã diễu wa các con đường của Kyoto. Lễ hội Thục quỳ, như đôi khi ngta vẫn gọi nó như thế, được tổ chức vào ngày 15 tháng 5, giữa lúc những bông anh đào cuối cùng sắp rụng và các bông diên vĩ đầu tiên sắp nở.
Cao điểm của lễ hội là đám rước Hoàng Gia, diễn lại những ngày này với trang phục của thời Heian (thế kỷ thứ 9 đến 12), với chiếc xe bò của Hoàng đế đc sơn phết đẹp đẽ và các bánh xe rít lên ken két như muốn khẳng định nó là đồ "gin" chính hiệu. Bộ kimono gâm thiêu với tay áo rộng thùng thình, trâm cài hình cây đậu tía, những cái mũ đen ngộ nghĩnh ngự trên đỉnh đầu của những ng tùy tùng, những bộ yên cương trang trí cầu kỳ và cái lọng khổng lồ đến khó tin trang trí bằng hoa cùng hàng dài vô tận những bộ trang phục sặc sỡ và lạ lẫm cho lễ hội Aoi thành một cảnh tượng lóa mắt.
(Cỗ xe bò của Nhật Hoàng đuợc dắt ra ra chuẩn bị cho lễ hội Aoi. Kyoto trở thành kinh đô của Nhật Bản vào thế kỷ thứ 8)
Lễ Hội HAMAMATSU
Lễ hội đền Suwa ở Hamamatsu tại Shizuoka không giống như các hội đền khác. Nó bao gồm Hamamatsu Odakoage, một cuộc chọi diều trên bãi biển Nakatajima. Nó đã có từ năm 1550, khi một vị lãnh chúa phong kiến loan báo tên của cậu con trai mới sinh của ông ta bằng cách thả lên trời những con diều lớn trên đó có ghi tên đứa trẻ.
(Chọi diều trong lễ hội Hamamatsu đc tổ chức trong 3 ngày và cả thành phố sôi sục lên vì sự kiện này. Mỗi con diều có dấu hiệu của từng huyện xã và là vũ khí chiến đấu để hạ các con diều của huyện xã khác.)
Ngày nay có tới 60 đội thả diều, kéo đến từ các quận huyện điều khiển những con diều khổng lồ với sự nhanh nhẹn, khéo léo và hào hứng đến khó tin. Mỗi đội đều cố xoay sở để cắt đứt dây diều của đối phương bằng cách cọ đứt nó bằng dây diều của mình. Cuộc thi diễn ra trong bầu không khí náo động vói những tiếng hét, tiếng vỗ tay, tiếng cưới và mọi ng chen lấn giữa nhau - 1 sự náo động của sắc màu và vẻ tráng lệ huy hoàng với tất cả không khí căng thăng của một trận chung kết bóng đá và sự vui vẻ thoải mái của một buổi dạ tiệc ngoài trời.
Lễ Hội YOSAKOI
Yosakoi là một loại hình nghệ thuật hiện đại đặc trưng của Nhật Bản. Nó là một biến thể của điệu múa mùa hè truyền thống Awa Odori, được khai sinh từ tỉnh Kochi vào năm 1954. ‘Yosakoi’ là phương ngữ của Kochi, nghĩa là “Đêm nay mời bạn đến”. Câu nói này đã trở thành tên gọi của điệu múa trong dịp lễ hội của tỉnh Kochi, và từ đó Yosakoi cũng trở thành tên của lễ hội này.
Lễ hội Yosakoi được bắt đầu từ năm Showa thứ 29 tại một phố buôn bán của thành phố Kochi với mong mỏi làm ăn phát đạt. Người dân ở đây đã quyết tâm làm cho nó không thua kém so với lễ hội Awa Odori của tỉnh Tokushima bên cạnh. Lễ hội Yosakoi là Là sự kết hợp giữa các động tác múa truyền thống Nhật Bản và âm nhạc hiện đại nên Yosakoi rất sôi động và mạnh mẽ. Các điệu múa thường được dàn dựng cho những đội múa đông người. Ai cũng có thể tham gia múa Yosakoi, bất kể tuổi tác hay giới tính. Đây cũng là sự kiện nổi bật trong các kỳ lễ hội thể thao thường được các trường cấp một, cấp hai và cấp ba ở Nhật tổ chức. Điệu múa đi kèm với các bài dân ca của Kochi với cái tên Yosakoi-Buchi, tức giai điệu Yosakoi.
(Điệu muá truyền thống awa odori)
Quy định của lễ hội Yosakoi:
-1 đội nhảy múa không quá 150 người
-Sử dụng naruko, vừa nhảy vừa tiến về phía trước
-Mỗi đội đều phải chuẩn bị xe chở dụng cụ
-Đưa nhịp điệu của yokoisa-buri vào bản nhạc lựa chọn
Trên đây là một số quy định cơ bản của Yosakoi. Tuy nhiên, so với các lễ hội khác trên toàn nước Nhật, lễ hội này có phần tự do, linh hoạt hơn, do đó phản ánh được bộ mặt của các thời đại, và nam nữ già trẻ đều có thể vui đùa nhảy múa trong ngày hội.
Lễ hội Yosakoi mang lửa ra thế giới:
Năm 1991 , lễ hội Yosakoi Solan Matsuri được tổ chức lần đầu tiên tại thành phố Sapporo (Hokkaido); từ đó lan rộng ra khắp các tỉnh thành trong toàn quốc. Xuất phát từ tín ngưỡng về tự do buôn bán, lễ hội đã được lớp trẻ địa phương hồ hởi tiếp nhận và kế tục. Ngày nay, ngoại trừ tỉnh Tokushima, lễ hội này tại tất cả các địa phương khác đều được đặt tên là "Yosakoi Matsuri". Và không chỉ dừng lại ở Nhật Bản, lễ hội này còn được tổ chức định kỳ tại Hawaii và một số nước Đông Nam Á.
Trang phục và naruko
Trang phục sử dụng trong múa yosakoi khá đa dạng. Áo Happi và trang phục Yutaka thường hay được dùng nhất. Có thể lựa chọn nhiều màu sắc nhưng nhất thiết các thành viên trong một đội phải mặc giống nhau.
Một trong những điểm đặc biệt của múa yosakoi là sử dụng naruko (là cái miếng gỗ nhỏ tạo tiếng gõ mà người múa cầm trong tay). Màu sắc truyền thống của naruko là đen và vàng nhưng những đội múa yosakoi thường sáng tạo những naruko của riêng mình, lựa chọn màu sắc và chất liệu tuỳ thuộc trang phục của họ. Việc sử dụng naruko là không thể thiếu trong múa yosakoi nhưng có nhiều nhóm lại chọn nhạc cụ cầm tay khác như trống, những dụng cụ có thể tạo tiếng gõ, hay cầm cờ, gậy.
Âm nhạc của Yosakoi
Nhạc chính thức của yosakoi dựa trên bài hát gốc có tên gọi là “Yosakoi Naruko Dancing”, tác giả là Takemasa Eisaku. Bài hát này sáng tác dựa trên 3 bài hát khác là “Yosakoi-bushi" ("giai điệu yosakoi"), "Yocchore" (một bài hát của trẻ con), và "Jinma-mo" (một bài dân ca vùng Kochi ). Những cuộc thi ban đầu diễn ra ở Kochi yêu cầu bản nhạc của mỗi đội múa phải mang phần nào đó của bài hát gốc. Còn những cuộc thi đấu và lễ hội ở các vùng khác thì không bắt buộc như vậy, thậm chí cho phép các đội tự sáng tác nhạc cho riêng đội mình, hoặc mang giai điệu của những bài dân ca các vùng khác tuỳ theo thói quen của đội múa.
(Nguồn: "Đối thoại với nền văn hóa Nhật Bản)
Đây là lễ hội tôn giáo phóng túng của Thần Đạo. Vậy mà người ta lại bảo là lễ tưởng niệm ngày mất của Leyasu Tokugawa, một trong ba thủ lĩnh quân sự đã thống nhất Nhật Bản. Ba bình đựng tro hài cốt đuợc rước quanh rất nhiều lọ đựng hài cốt khác trong ngôi đềnToshogu quanh co bởi 1 đám rước của hàng ngàn người mặc trang phục của thời Tokugawa, theo sau đám đông ăn mặc lòe loẹt nhiều màu giả trang thành khỉ, sư tử, samurai, người nuôi chim ưng và tiên nữ...
Có đủ mọi thứ cho mọi người: các điệu múa tôn giáo, các điệu múa đặc biệt khác đuợc các nhà sư biểu diễn, và thậm chí còn biểu diễn tài bắn cung.
Lễ Hội DAIMONJI
Mỗi năm, khi lễ hội O-Bon vào tháng của các hồn ma lên đến đỉnh điểm vào đêm đốt lửa mừng và thắp đèn lồng trên toàn Nhật Bản, người dân Kyoto và các quận xung quanh im lặng theo dõi ngọn núi Nyoigatake. Vào 8 giờ tối ngày 16 tháng 8, ngọn lửa mừng đc thắp lên và lan ra thành một chữ dai (chữ "đại") trên sườn núi. Chữ dai trông giống như một người đang dang tay dang chân ra. Những ngọn núi lửa mừng bao trùm trên vùng khoảng 30.000 km2. Daimonji có nghĩa là "chữ đại bằng lửa".
Rồi lửa bắt đầu đuợc đốt lên tại các sườn đồi khác, cái nào cũng là chữ dai. Nó là sự kết thúc đẹp mắt tháng của lễ hội chào đón các hồn ma đến từ thế giới khác.
Lễ Hội GION ở KYOTO
Ngày 17 tháng 7, thành phố Kyoto cổ kính và trang nghiêm với những đền đài tuyệt đẹp, với các khu vườn và công viên rêu và đá, chợt bùng nổ trong một cảnh tượng chói lòa rực rỡ. Lễ hội GION Matsuri mang lại màu sắc và âm thanh, sự vui vẻ thân tình cởi mở. Từ 9h đến 11h sáng, một đám rước gồm 29 cỗ kiệu chạm trổ hay sơn son thiếp vàng, đuợc trang hoàng với thảm, cồng chiêng, sáo và trống, được rước hoặc kéo đi xuyên wa thành phố. Những ngôi nhà và các cửa hiệu cổ xưa mở toang hết các cửa, phô ra những món đồ quý gia và những bảo vật gia truyền.
Mọi người không cần phải giữ gìn gì cả mà cứ để cho niềm vui bùng ra. Không khí phóng túng của lễ hội gần với tính cách La Tinh, làm người ta khó mà hình dung đc nguồn gốc nguyên thủy của lễ hội Gion, mà lần đầu tiên đuợc tổ chức là vào năm 876, khi người dân Kyoto cầu nguyên các thánh thần bảo vệ họ chống lại 1 dịch bệnh khủng khiếp đang gieo rắc cái chết trên khắp đất nước.
(Khiêng, đẩy hay như trong trường hợp này là kéo cỗ kiệu đi wa các đường phố chính trong lễ hội Gion)
Ngày Hội Bé Trai
Vào ngày thứ 5 của tháng 5, trẻ em trai Nhật Bản có ngày lễ của chúng. Hầu như nhà nào cũng đều dựng các cây cột, treo các lá cờ cá chép màu sắc sặc sỡ bằng giấy hoặc bằng vải, reo phần phật trog gió. 500 năm trước, lễ hội này lần đầu tiên đc tổ chức để xua đuổi côn trùng sinh sôi nảy nở vào tháng 5.
Một dãy các kệ dựng trong nhà trưng bày bộ sưu tập của gia đình về hình ảnh các nhân vật samurai hoặc các loại vũ khí: có thể là một thanh kiếm cổ gia bảo, một lá cờ lụa thuê tiêu ngữ của gia đình hoặc bộ các ngọn giáo. Ngày nay, ngày 5 tháng 5 được kỉ niệm như ngày Trẻ em, nhưng truyền thống cổ xưa vẫn còn lại, với lòng mong ước các cậu con trai của gia đình có sức khỏe, lòng can đảm và kiên cường của các võ sĩ samurai
(Cá chép, biểu tượng cho lòng can đảm và bền bỉ, bay phấp phới trong lễ hội Bé Trai)
Trong ngày hội này người ta ăn một thứ bánh đặc biệt làm từ gạo.
Lễ Hội KUROFUNE ở SHIMODA
Người Nhật kỉ niệm ngày Đô Đốc Perry đổ bộ lên Shimoda trên bán đảo Izu. Kuro có nghĩa là "đen" và Fune có nghĩa là "con tàu". Kurofune Matsuri là lễ tội Tàu Ô. Màu đen kịt của thành mạn tẩm nhựa cây của cá con tàu Hải Quân Mỹ gây ra một ấn tượng đe dọa với người Nhật Bản, bởi họ chưa tưng sơn quét các thân tàu của họ bao giờ. Mặc dù cuộc đổ bộ năm 1857 của ng Mỹ không đc ng Nhật chào đón, nhưng lễ hội Kurofune kỉ niệm sự kiện lịch sử này đc tổ chức hằng năm vào ngày 17 tháng 5. Ngày đó cũng có một cuộc điều binh của Hải Quân Mỹ.
Lễ Hội AOI
Aoi Matsuri nổi danh là lễ hội cổ xưa nhất thế giới. Từ thế kỉ 6, đám rước đầy màu sắc và trang phục cùng với âm nhạc của sáo, cồng chiêng và trống đã diễu wa các con đường của Kyoto. Lễ hội Thục quỳ, như đôi khi ngta vẫn gọi nó như thế, được tổ chức vào ngày 15 tháng 5, giữa lúc những bông anh đào cuối cùng sắp rụng và các bông diên vĩ đầu tiên sắp nở.
Cao điểm của lễ hội là đám rước Hoàng Gia, diễn lại những ngày này với trang phục của thời Heian (thế kỷ thứ 9 đến 12), với chiếc xe bò của Hoàng đế đc sơn phết đẹp đẽ và các bánh xe rít lên ken két như muốn khẳng định nó là đồ "gin" chính hiệu. Bộ kimono gâm thiêu với tay áo rộng thùng thình, trâm cài hình cây đậu tía, những cái mũ đen ngộ nghĩnh ngự trên đỉnh đầu của những ng tùy tùng, những bộ yên cương trang trí cầu kỳ và cái lọng khổng lồ đến khó tin trang trí bằng hoa cùng hàng dài vô tận những bộ trang phục sặc sỡ và lạ lẫm cho lễ hội Aoi thành một cảnh tượng lóa mắt.
(Cỗ xe bò của Nhật Hoàng đuợc dắt ra ra chuẩn bị cho lễ hội Aoi. Kyoto trở thành kinh đô của Nhật Bản vào thế kỷ thứ 8)
Lễ Hội HAMAMATSU
Lễ hội đền Suwa ở Hamamatsu tại Shizuoka không giống như các hội đền khác. Nó bao gồm Hamamatsu Odakoage, một cuộc chọi diều trên bãi biển Nakatajima. Nó đã có từ năm 1550, khi một vị lãnh chúa phong kiến loan báo tên của cậu con trai mới sinh của ông ta bằng cách thả lên trời những con diều lớn trên đó có ghi tên đứa trẻ.
(Chọi diều trong lễ hội Hamamatsu đc tổ chức trong 3 ngày và cả thành phố sôi sục lên vì sự kiện này. Mỗi con diều có dấu hiệu của từng huyện xã và là vũ khí chiến đấu để hạ các con diều của huyện xã khác.)
Ngày nay có tới 60 đội thả diều, kéo đến từ các quận huyện điều khiển những con diều khổng lồ với sự nhanh nhẹn, khéo léo và hào hứng đến khó tin. Mỗi đội đều cố xoay sở để cắt đứt dây diều của đối phương bằng cách cọ đứt nó bằng dây diều của mình. Cuộc thi diễn ra trong bầu không khí náo động vói những tiếng hét, tiếng vỗ tay, tiếng cưới và mọi ng chen lấn giữa nhau - 1 sự náo động của sắc màu và vẻ tráng lệ huy hoàng với tất cả không khí căng thăng của một trận chung kết bóng đá và sự vui vẻ thoải mái của một buổi dạ tiệc ngoài trời.
Lễ Hội YOSAKOI
Yosakoi là một loại hình nghệ thuật hiện đại đặc trưng của Nhật Bản. Nó là một biến thể của điệu múa mùa hè truyền thống Awa Odori, được khai sinh từ tỉnh Kochi vào năm 1954. ‘Yosakoi’ là phương ngữ của Kochi, nghĩa là “Đêm nay mời bạn đến”. Câu nói này đã trở thành tên gọi của điệu múa trong dịp lễ hội của tỉnh Kochi, và từ đó Yosakoi cũng trở thành tên của lễ hội này.
Lễ hội Yosakoi được bắt đầu từ năm Showa thứ 29 tại một phố buôn bán của thành phố Kochi với mong mỏi làm ăn phát đạt. Người dân ở đây đã quyết tâm làm cho nó không thua kém so với lễ hội Awa Odori của tỉnh Tokushima bên cạnh. Lễ hội Yosakoi là Là sự kết hợp giữa các động tác múa truyền thống Nhật Bản và âm nhạc hiện đại nên Yosakoi rất sôi động và mạnh mẽ. Các điệu múa thường được dàn dựng cho những đội múa đông người. Ai cũng có thể tham gia múa Yosakoi, bất kể tuổi tác hay giới tính. Đây cũng là sự kiện nổi bật trong các kỳ lễ hội thể thao thường được các trường cấp một, cấp hai và cấp ba ở Nhật tổ chức. Điệu múa đi kèm với các bài dân ca của Kochi với cái tên Yosakoi-Buchi, tức giai điệu Yosakoi.
(Điệu muá truyền thống awa odori)
Quy định của lễ hội Yosakoi:
-1 đội nhảy múa không quá 150 người
-Sử dụng naruko, vừa nhảy vừa tiến về phía trước
-Mỗi đội đều phải chuẩn bị xe chở dụng cụ
-Đưa nhịp điệu của yokoisa-buri vào bản nhạc lựa chọn
Trên đây là một số quy định cơ bản của Yosakoi. Tuy nhiên, so với các lễ hội khác trên toàn nước Nhật, lễ hội này có phần tự do, linh hoạt hơn, do đó phản ánh được bộ mặt của các thời đại, và nam nữ già trẻ đều có thể vui đùa nhảy múa trong ngày hội.
Lễ hội Yosakoi mang lửa ra thế giới:
Năm 1991 , lễ hội Yosakoi Solan Matsuri được tổ chức lần đầu tiên tại thành phố Sapporo (Hokkaido); từ đó lan rộng ra khắp các tỉnh thành trong toàn quốc. Xuất phát từ tín ngưỡng về tự do buôn bán, lễ hội đã được lớp trẻ địa phương hồ hởi tiếp nhận và kế tục. Ngày nay, ngoại trừ tỉnh Tokushima, lễ hội này tại tất cả các địa phương khác đều được đặt tên là "Yosakoi Matsuri". Và không chỉ dừng lại ở Nhật Bản, lễ hội này còn được tổ chức định kỳ tại Hawaii và một số nước Đông Nam Á.
Trang phục và naruko
Trang phục sử dụng trong múa yosakoi khá đa dạng. Áo Happi và trang phục Yutaka thường hay được dùng nhất. Có thể lựa chọn nhiều màu sắc nhưng nhất thiết các thành viên trong một đội phải mặc giống nhau.
Một trong những điểm đặc biệt của múa yosakoi là sử dụng naruko (là cái miếng gỗ nhỏ tạo tiếng gõ mà người múa cầm trong tay). Màu sắc truyền thống của naruko là đen và vàng nhưng những đội múa yosakoi thường sáng tạo những naruko của riêng mình, lựa chọn màu sắc và chất liệu tuỳ thuộc trang phục của họ. Việc sử dụng naruko là không thể thiếu trong múa yosakoi nhưng có nhiều nhóm lại chọn nhạc cụ cầm tay khác như trống, những dụng cụ có thể tạo tiếng gõ, hay cầm cờ, gậy.
Âm nhạc của Yosakoi
Nhạc chính thức của yosakoi dựa trên bài hát gốc có tên gọi là “Yosakoi Naruko Dancing”, tác giả là Takemasa Eisaku. Bài hát này sáng tác dựa trên 3 bài hát khác là “Yosakoi-bushi" ("giai điệu yosakoi"), "Yocchore" (một bài hát của trẻ con), và "Jinma-mo" (một bài dân ca vùng Kochi ). Những cuộc thi ban đầu diễn ra ở Kochi yêu cầu bản nhạc của mỗi đội múa phải mang phần nào đó của bài hát gốc. Còn những cuộc thi đấu và lễ hội ở các vùng khác thì không bắt buộc như vậy, thậm chí cho phép các đội tự sáng tác nhạc cho riêng đội mình, hoặc mang giai điệu của những bài dân ca các vùng khác tuỳ theo thói quen của đội múa.
(Nguồn: "Đối thoại với nền văn hóa Nhật Bản)
mynvijap- Total posts : 75
Re: [Đời sống - Văn hóa] Các lễ hội tại Nhật
Lễ Hội HAKONE TORII
Đây là lễ hội của những người du lịch tổ chức tại hồ Ashinoko (còn có tên là hồ Ashi hay hồ Hakone) nằm giữa các dãy núi ở phía nam Tokyo.
Lễ hội Torii bắt đầu bằng việc thả một cái cổng chào (torii) giả bằng giấy đặt trên một cái bè xuống mặt hồ để cầu được bình yên lúc đi du lịch. Nó cứ trôi bồng bềnh như thế cho đến ngày lễ hội và làm lóa mắt người xem bằng một cảnh tượng chói lọi khi người ta thắp sáng cái cổng chào có kích thước to như thật đang trôi nổi trên mặt hồ bằng hàng ngàn chiếc đèn lồng trang trí trên đó.
Lễ Hội Ngắm Hoa Anh Đào OHANAMI
Hoa anh đào từ lâu đã trở thành quốc hoa của Nhật bản (xứ sở Hoa anh đào) và được gọi là Sakura. Đối với người Nhật Bản, Hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Hoa anh đào cũng tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo - Samurai - biết chết một cách cao đẹp.
Vào những ngày này, người dân Nhật cũng như người nước ngoài ở Nhật nô nức hứng khởi chào đón mùa hoa bắt đầu.
Công viên vào những ngày nghỉ thật đông người.
Ai cũng muốn tìm cho mình một chỗ "đẹp" để ngắm hoa, thường là dưới những gốc cây mà hoa đang nở rộ.
Tổ chức những bữa tiệc ngắm Hoa anh đào là truyền thống lâu đời của người Nhật. Đây cũng là dịp Gia đình, bạn bè, những người thân, ... ngồi lại bên nhau.
Và cùng chúc cho nhau một cuộc sống tràn ngập Niềm vui và Hạnh phúc. Sakura thường rụng sạch lá vào mùa đông. Khi mùa xuân đến, thời tiết trở nên ấm áp, hoa bừng nở. Cây chỉ toàn là hoa.
Mùa Hoa anh đào nở diễn ra không lâu, vì hoa sẽ lìa cành bay theo gió khi đang độ tươi thắm nhất.
Nên ai cũng mong muốn ghi lại cho mình những thời khắc tuyệt vời của mùa hoa.
Lễ Hội Kanamara Matsuri
Tháng 11 hàng năm, người dân thành phố Kawasaki (tiếp giáp Tokyo, Nhật Bản) đều tưng bừng tổ chức Lễ hội Kanamara Matsuri - một dịp hiếm hoi để tôn vinh giá trị của... dương vật. (hix, đừng nghĩ bậy nha )
Cuộc diễu hành từ trung tâm thành phố đến ngôi đền thờ phụng các... biểu tượng sinh sản diễn ra rầm rộ với sự tham gia của hàng nghìn dân địa phương và du khách. Những người đàn ông mặc giả gái được trao nhiệm vụ thiêng liêng nhất: khiêng bức tượng linga phồn thực tới đền thờ.
Bức tượng khổng lồ chạm khắc từ gỗ, phải huy động đến hơn chục “cô nàng” vạm vỡ mới khiêng nổi. Hai bên đường đoàn rước kiệu đi qua, vô số các loại đồ chơi, đồ lưu niệm hình “của quý” được bày bán thả phanh.
Kanamara Matsuri được bình bầu là lễ hội kỳ quái nhất Nhật Bản.
Lễ Hội TENJIN ở OSAKA
Lễ Hội Tenjin ở Osaka là một trong những lễ hội vĩ đại và chói lọi nhất trong số các lễ hội tại Nhật Bản. Nó bắt đầu khi người dân Osaka mang những hình người cắ bằng giấy, như lễ vật dâng lên đền Temmangu để cầu xin thần chống lại bệnh tật lan tràn trong cái nóng nực của mùa hè. Các hình người sau đó được mang ra vứt xuống sông.
Ngày nay lễ hội tập trung xung quanh một đám rước huy hoàng khởi đầu từ đền Temmangu di chuyển xuống những chiếc bè trôi trên sông giữa những đống lửa cháy rực ở hai bên bờ khi đêm xuống. Đám rước bắt đầu khi năm người đàn ông khỏe mạnh lấy hết sức bình sinh nện vào một cái trống đường kính tới gần 2m, theo sau là những kỵ sỹ mặc áo choàng đỏ tươi, rồi những người múa ô, một chiếc xe bò chở theo những cuốn sách và những lọ gạo cúng, những chiếc kiệu nhỏ, một đội múa sư tử và không thể thiếu hàng chục đứa trẻ má phấn môi hồng mặc quần áo diêm dúa và các ông bố bà mẹ hãnh diện cùng chia vui với chúng trong ngày lễ này.
Lễ Hội OMISOKA
Nhật Bản từ thời Minh Trị, cách đây khoảng hơn 100 năm, cùng với phong trào đuổi theo và học tập phương Tây, bắt đầu chuyển sang ăn tết dương lịch giống như ở các nước châu Âu và Mỹ. Đêm giao thừa (tiếng Nhật gọi là OMISOKA) ở Nhật, người Nhật có thói quen đến các chùa đón năm mới và cầu chúc may mắn, hạnh phúc cho bạn bè cùng tất cả những người thân trong gia đình.
Tại Tokyo, một trong những chùa được mọi người hay đến vào đêm giao thừa nhất là chùa Meiji Jingu. Chùa tọa lạc gần ngay trung tâm thủ đô Tokyo. Vào đêm giao thừa, gần tới nửa đêm, hàng ngàn người mà đa số là thanh niên nam nữ kéo tới tụ tập quanh khu vực cổng chùa. Tất cả đều chờ để đợi đến giây phút chuyển mình của năm mới, được vào trong chùa, tung những đồng xu và cầu chúc một năm mới với nhiều may mắn, hạnh phúc cho mình, cho bạn bè cùng tất cả những người thân.
Tất cả các tuyến tàu điện cũng đều chạy suốt cả đêm để có thể phục vụ được cho việc đi lại. Quãng đường ngắn từ cổng đến điện chính của chùa lúc này thực sự là một quãng thử thách lòng kiên nhẫn. Cả một biển người nối đuôi nhau dài vô tận, tiến vào chùa với một tốc độ vô cùng chậm. Thế nhưng tuy rất đông, mọi người vẫn vô cùng trật tự và tuyệt nhiên không hề có một sự chen lấn, xô đẩy.
Sau khi đã vào tới được điện chính để cầu chúc cho năm mới may mắn, hạnh phúc, sang bên khu bán hàng sẽ có rất nhiều những món quà nhỏ được bày bán để bày và để tặng nhau trong ngày tết. Một trong những thứ mà người Nhật hay mua nhất là những tấm bảng gỗ nhỏ. Họ ghi lên đó những điều họ mong ước trong năm mới: đỗ đại học, được lên chức, thuận lợi trong tình yêu...và treo nhưng tấm bảng gỗ đó lên tấm bảng của nhà chùa.
Tượng ông thần một mắt cũng không kém phần được ưa chuộng. Mỗi ông thần đều chỉ được vẽ có một mắt và đều được gửi gắm những điều mong ước trong năm mới. Chỉ khi nào điều mong ước đó thành hiện thưc, ông thần đó mới được vẽ tiếp con mắt thứ hai. Ngoài ra còn có những gian bán những hàng trang trí trong ngày tết, gian rút quẻ bói xuân. Nếu chẳng may bạn rút được những quẻ bói có những điều bạn không thích. Bạn buộc nó lên cành cây trong chùa, năm mới điều xấu đó sẽ không đến với bạn. Nhưng theo tôi, những chiếc túi hộ mệnh, tiếng Nhật gọi là OMAMORI , được tết nhỏ nhỏ, xinh xinh rất đẹp sẽ là món quà để tặng bạn bè, người thân và nhất là để tặng cho người yêu thì không có gì tuyệt vời hơn. Mỗi chiếc đều có màu sắc riêng và được trang trí khác nhau, mang những ý nghĩa khác nhau: sức khoẻ, may mắn, hạnh phúc, sự bền vững trong tình yêu...Sẽ thật ấm áp, hạnh phúc khi người nhận được nhận những món quà đó của bạn.
(Nguồn: như trên)
Đây là lễ hội của những người du lịch tổ chức tại hồ Ashinoko (còn có tên là hồ Ashi hay hồ Hakone) nằm giữa các dãy núi ở phía nam Tokyo.
Lễ hội Torii bắt đầu bằng việc thả một cái cổng chào (torii) giả bằng giấy đặt trên một cái bè xuống mặt hồ để cầu được bình yên lúc đi du lịch. Nó cứ trôi bồng bềnh như thế cho đến ngày lễ hội và làm lóa mắt người xem bằng một cảnh tượng chói lọi khi người ta thắp sáng cái cổng chào có kích thước to như thật đang trôi nổi trên mặt hồ bằng hàng ngàn chiếc đèn lồng trang trí trên đó.
Lễ Hội Ngắm Hoa Anh Đào OHANAMI
Hoa anh đào từ lâu đã trở thành quốc hoa của Nhật bản (xứ sở Hoa anh đào) và được gọi là Sakura. Đối với người Nhật Bản, Hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Hoa anh đào cũng tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo - Samurai - biết chết một cách cao đẹp.
Vào những ngày này, người dân Nhật cũng như người nước ngoài ở Nhật nô nức hứng khởi chào đón mùa hoa bắt đầu.
Công viên vào những ngày nghỉ thật đông người.
Ai cũng muốn tìm cho mình một chỗ "đẹp" để ngắm hoa, thường là dưới những gốc cây mà hoa đang nở rộ.
Tổ chức những bữa tiệc ngắm Hoa anh đào là truyền thống lâu đời của người Nhật. Đây cũng là dịp Gia đình, bạn bè, những người thân, ... ngồi lại bên nhau.
Và cùng chúc cho nhau một cuộc sống tràn ngập Niềm vui và Hạnh phúc. Sakura thường rụng sạch lá vào mùa đông. Khi mùa xuân đến, thời tiết trở nên ấm áp, hoa bừng nở. Cây chỉ toàn là hoa.
Mùa Hoa anh đào nở diễn ra không lâu, vì hoa sẽ lìa cành bay theo gió khi đang độ tươi thắm nhất.
Nên ai cũng mong muốn ghi lại cho mình những thời khắc tuyệt vời của mùa hoa.
Lễ Hội Kanamara Matsuri
Tháng 11 hàng năm, người dân thành phố Kawasaki (tiếp giáp Tokyo, Nhật Bản) đều tưng bừng tổ chức Lễ hội Kanamara Matsuri - một dịp hiếm hoi để tôn vinh giá trị của... dương vật. (hix, đừng nghĩ bậy nha )
Cuộc diễu hành từ trung tâm thành phố đến ngôi đền thờ phụng các... biểu tượng sinh sản diễn ra rầm rộ với sự tham gia của hàng nghìn dân địa phương và du khách. Những người đàn ông mặc giả gái được trao nhiệm vụ thiêng liêng nhất: khiêng bức tượng linga phồn thực tới đền thờ.
Bức tượng khổng lồ chạm khắc từ gỗ, phải huy động đến hơn chục “cô nàng” vạm vỡ mới khiêng nổi. Hai bên đường đoàn rước kiệu đi qua, vô số các loại đồ chơi, đồ lưu niệm hình “của quý” được bày bán thả phanh.
Kanamara Matsuri được bình bầu là lễ hội kỳ quái nhất Nhật Bản.
Lễ Hội TENJIN ở OSAKA
Lễ Hội Tenjin ở Osaka là một trong những lễ hội vĩ đại và chói lọi nhất trong số các lễ hội tại Nhật Bản. Nó bắt đầu khi người dân Osaka mang những hình người cắ bằng giấy, như lễ vật dâng lên đền Temmangu để cầu xin thần chống lại bệnh tật lan tràn trong cái nóng nực của mùa hè. Các hình người sau đó được mang ra vứt xuống sông.
Ngày nay lễ hội tập trung xung quanh một đám rước huy hoàng khởi đầu từ đền Temmangu di chuyển xuống những chiếc bè trôi trên sông giữa những đống lửa cháy rực ở hai bên bờ khi đêm xuống. Đám rước bắt đầu khi năm người đàn ông khỏe mạnh lấy hết sức bình sinh nện vào một cái trống đường kính tới gần 2m, theo sau là những kỵ sỹ mặc áo choàng đỏ tươi, rồi những người múa ô, một chiếc xe bò chở theo những cuốn sách và những lọ gạo cúng, những chiếc kiệu nhỏ, một đội múa sư tử và không thể thiếu hàng chục đứa trẻ má phấn môi hồng mặc quần áo diêm dúa và các ông bố bà mẹ hãnh diện cùng chia vui với chúng trong ngày lễ này.
Lễ Hội OMISOKA
Nhật Bản từ thời Minh Trị, cách đây khoảng hơn 100 năm, cùng với phong trào đuổi theo và học tập phương Tây, bắt đầu chuyển sang ăn tết dương lịch giống như ở các nước châu Âu và Mỹ. Đêm giao thừa (tiếng Nhật gọi là OMISOKA) ở Nhật, người Nhật có thói quen đến các chùa đón năm mới và cầu chúc may mắn, hạnh phúc cho bạn bè cùng tất cả những người thân trong gia đình.
Tại Tokyo, một trong những chùa được mọi người hay đến vào đêm giao thừa nhất là chùa Meiji Jingu. Chùa tọa lạc gần ngay trung tâm thủ đô Tokyo. Vào đêm giao thừa, gần tới nửa đêm, hàng ngàn người mà đa số là thanh niên nam nữ kéo tới tụ tập quanh khu vực cổng chùa. Tất cả đều chờ để đợi đến giây phút chuyển mình của năm mới, được vào trong chùa, tung những đồng xu và cầu chúc một năm mới với nhiều may mắn, hạnh phúc cho mình, cho bạn bè cùng tất cả những người thân.
Tất cả các tuyến tàu điện cũng đều chạy suốt cả đêm để có thể phục vụ được cho việc đi lại. Quãng đường ngắn từ cổng đến điện chính của chùa lúc này thực sự là một quãng thử thách lòng kiên nhẫn. Cả một biển người nối đuôi nhau dài vô tận, tiến vào chùa với một tốc độ vô cùng chậm. Thế nhưng tuy rất đông, mọi người vẫn vô cùng trật tự và tuyệt nhiên không hề có một sự chen lấn, xô đẩy.
Sau khi đã vào tới được điện chính để cầu chúc cho năm mới may mắn, hạnh phúc, sang bên khu bán hàng sẽ có rất nhiều những món quà nhỏ được bày bán để bày và để tặng nhau trong ngày tết. Một trong những thứ mà người Nhật hay mua nhất là những tấm bảng gỗ nhỏ. Họ ghi lên đó những điều họ mong ước trong năm mới: đỗ đại học, được lên chức, thuận lợi trong tình yêu...và treo nhưng tấm bảng gỗ đó lên tấm bảng của nhà chùa.
Tượng ông thần một mắt cũng không kém phần được ưa chuộng. Mỗi ông thần đều chỉ được vẽ có một mắt và đều được gửi gắm những điều mong ước trong năm mới. Chỉ khi nào điều mong ước đó thành hiện thưc, ông thần đó mới được vẽ tiếp con mắt thứ hai. Ngoài ra còn có những gian bán những hàng trang trí trong ngày tết, gian rút quẻ bói xuân. Nếu chẳng may bạn rút được những quẻ bói có những điều bạn không thích. Bạn buộc nó lên cành cây trong chùa, năm mới điều xấu đó sẽ không đến với bạn. Nhưng theo tôi, những chiếc túi hộ mệnh, tiếng Nhật gọi là OMAMORI , được tết nhỏ nhỏ, xinh xinh rất đẹp sẽ là món quà để tặng bạn bè, người thân và nhất là để tặng cho người yêu thì không có gì tuyệt vời hơn. Mỗi chiếc đều có màu sắc riêng và được trang trí khác nhau, mang những ý nghĩa khác nhau: sức khoẻ, may mắn, hạnh phúc, sự bền vững trong tình yêu...Sẽ thật ấm áp, hạnh phúc khi người nhận được nhận những món quà đó của bạn.
(Nguồn: như trên)
(còn tiếp)
mynvijap- Total posts : 75
Re: [Đời sống - Văn hóa] Các lễ hội tại Nhật
Lễ Hội SHIRAOI-NO-OIMANTE
Đây là lễ hội săn bắn trong thế của người Ainu, những cư dân bản địa của Nhật Bản mà giờ đây chỉ còn sinh sống tại Hokkaido. HộiIonmante, hay lễ hội gấu, bắt nguồn từ việc hiến tế những con gấu con được nuôi đặc biệt dành cho những sự kiện tôn giáo hàng năm. Họ tin rằng linh hồn của con gấu sẽ bay lên thiên đường.
Ngày nay người ta không hiến tế gấu con nữa, thay vào đó là những thứ hình nhân kì cục gớm ghiếc, giống như những khuôn mặt quái vật trong các bộ phim kinh dị
Lễ Hội DOOJIN
Mỗi một nền văn hóa có một số tập tục khác nhau để xua đuổi những điều không may.. Ở Mỹ, người ta ném một nhúm muối qua vai của mình hoặc là xoa lên một cái chân thỏ để xua đi những điều xui xẻo. Nhưng tại một thành phố ở nước Nhật, việc xua đuổi những linh hồn quỷ dữ lại bao gồm nhiều nghi thức phức tạp có từ thời xưa với những trận hỗn chiến và các ngọn đuốc cháy sáng. Họ đánh nhau như những chiến binh thực sự trong các trận chiến thời xưa. Những người tấn công vung các ngọn đuốc đang cháy sáng lên và đánh vào một ngôi đền được coi là linh thiêng. Nó được canh giữ bởi những người giữ đền với vũ khí tự vệ chỉ là các cành cây phong. Ðây là một phần trong một lễ hội diễn ra hằng năm ở làng Zonawa, trên một vùng cao nguyên của nước Nhật, lễ hội Dosojin. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 sau công nguyên, lễ hội kỳ lạ này đã được tổ chức để bày tỏ lòng tôn kính vời các thần Dosojin, vốn được tin là có khả năng bảo vệ dân làng khỏi các thế lực quỷ dữ như thiên tai và bệnh dịch.
Lễ Phật Đản
Ngày lễ Phật Đản được tổ chức tại các chùa chiền trên toàn nước Nhật với nghi lễ Kamabutsu, tức lễ đặt tên của Đức Phật. Nó được cử hành lần đầu tiên tại chùa Genkoji ở Yamato vào năm 606.
Tại sân các ngôi chùa, một hình ảnh Đức Phật thời nhỏ được treo dưới những mái nhà kết hoa, đó là những hanamido, những tháp hoa. Các nhà sư tặng cho tín đồ một loại trà ngọt làm từ cây mẫu đơn để đem về nhà lấy khước.
Ngày Phật Đản vì thế trở thành ngày hội của hoa, và tại công viên Hibaya ở Tokyo, hàng ngàn vòng hoa được các thiếu niên Phật tử mang đi trong đám rước.
Lễ Hội NAGOYA
Nhât Bản là một đất nước rất tự hào về những giá trị truyền thống lịch sử.Một trong những lễ hội đầy màu sắc mà dân Nhật trông ngóng hằng năm là lễ hội Nagoya được tổ chức vào tuần thứ 3 của tháng 10. Lễ hội bắt đầu bằng cuộc diễu hành của những toán thanh thiếu niên mặc trang phục của các chiến binh Nhật thời cổ; những chiếc thuyền hoa trang trí các hình chạm khắc và thêu tay đặc sắc.
Rồi đến những chiếc xe kết hoa tươi ,những tốp vũ công và các thanh niên cáng Mikoshi-ngai vàng di động của thần Shinto.Ngự trên một trong những Mikoshi là con voi vàng Shachihoko-tượng trưng cho thành trì Nagoya.700 nam nữ hóa thân thành những nhân vật lịch sử,với sự góp sức từ các câu lạc bộ địa phương, trường học, ủy ban và các tổ chức Xã hội. Cuộc trình diễn vĩ đại nhất trong lễ hội là sự tái hiện hình ảnh những vị anh hùng dân tộc lịch sử. Hideyoshi,Nobunaga và Ieyasu là những danh nhân có công đưa những vị lãnh chúa phong kiến hiếu chiến vào tổ chức hợp nhất dưới tinh thần võ sĩ đạo Tokugawa Shogunate vào cuối thế kỷ XVI. Hơn 2 triệu du khách,chủ yếu đến từ các vùng phụ cận Nagoya tham dự lễ hội này,tạo thành một cuộc biểu dương văn hóa dài 6 km.
Lễ Hội NAMAHAGE
Namahage được tổ chức tại ngôi đền Akagami ở thành phố Oga, Akita. Nó là sự pha trộn kỳ quặc giữa hội mùa và thú vui dọa nạt trẻ em
Sau khi cầu nguyện trước ngọn lửa mừng, các thanh niên chưa vợ khoác lên người bộ quần áo làm bằng rơm với một cái mặt nạ trông gớm ghiếc kinh khủng và những quả chuông buộc quanh người, đôi khi họ còn mang theo những cái thùng gỗ hay một con dao nhà bếp làm bằng gỗ. Kéo nhau từ nhà này sang nhà khác, họ gõ cửa và hỏi:"Ngào! Ngào! Đứa trẻ hư hỏng trong nhà đâu nào?"
Họ được mời vào trong nhà, thết đãi bánh gạo và uống sake, xong rồi họ lại kéo sang nhà khác, càng lúc càng cưới nói ồn ào hơn vì men rượu.
Đó là một đêm vui vẻ của đám thanh niêm, nhưng bọn trẻ con thì sợ chết khiếp
"Ngào! Ngào! Đứa trẻ hư hỏng trong nhà đâu nào?
Lễ Hội "rước cây" ở Nhật Bản
Ngồi trên một khúc gỗ lớn, những người đàn ông mặc y phục truyền thống chuẩn bị tư thế sẵn sàng trượt dốc. Khi cờ hiệu phất lên, họ cùng bám chặt lấy khúc gỗ và lao xuống con dốc dài. Họ vừa trượt vừa hát những bài dân ca Nhật Bản. Đây là lễ rước cây về làng. Gần đến ngày hội, người dân sẽ đi vào núi gần nhất, đốn những cây cổ thụ và chuẩn bị làm lễ mang cây về đặt ở đền thờ của làng. Theo truyền thống của người Nhật, các vị thần thường trú ngụ trong thân cây và sẽ giúp tái sinh tâm hồn cho ngôi đền thờ.
Đây là lễ hội đã có từ 1.200 năm ở Nhật Bản, được tổ chức 6 năm 1 lần ở các địa phương dọc theo hồ Suwa, miền Trung Nhật Bản. Lễ hội nhằm kết hợp giữa sự thiêng liêng của đất trời với lòng dũng cảm của con người.
Lễ Hội HANAGASA ODORI
Là một trong những lễ hội lớn nhất tại Tohoku, tổ chức tại Yamagata từ mùng 8 đến 16 tháng 8. Hanagasa là cái nón vẽ hoa.
Vũ điệu Hanagasa tràn ngập những cô gái, có cả ngàn cô, họ múa những chiếc nón trên đầu vòng xuống đầu gối thành một hình tròn trong giai điệu đều đều của tiếng nhạc, hàng ngàn giọng nói cùng hét lên thật đều :Yasho! Masako! Yasho! Masako!"
(múa nón trong lễ hội Hanagasa)
Lễ Hội Tuyết Ở Xứ Hoa Anh Đào - YUKI MATSURI
Những ngày đầu tháng 2 hàng năm, là thời kỳ lạnh nhất của Nhật bản. Thậm chí những vùng phía Nam, nơi ấm áp nhất của Nhật bản như Kagoshima và Miyazaki, tuyết cũng bắt đầu rơi. Tại Hokkaido, tuyết đã rơi từ cuối mùa thu năm trước, nhưng những ngày đầu tháng 2 này, tại Saporo - thành phố lớn nhất tại đảo Hokkaido - lễ hội tuyết được tổ chức tại đây, thu hút khoảng hai triệu khách du lịch đến với Saporo.
(những lâu đài nguy nga bằng tuyết)
Khoảng một tuần giữa tháng 2 hàng năm, hàng trăm bức tượng được làm từ tuyết và băng giá được trưng bày tại thành phố Saporo, Hokkaido. Hàng trăm bức tượng mô phỏng theo các tác phẩm của các nhà điêu khắc nổi tiếng trong và ngoài Nhật bản, đã tạo nên một không khí hết sức tuyệt vời trong mùa đông băng giá. Lễ hội này được bắt đầu từ năm 1950, khi các học sinh cấp III tại Saporo tạo ra sáu bức tượng bằng tuyết và trưng bày tại công viên Odori của thành phố. Ngoài dự tính, đã có quá nhiều người tìm đến chiêm ngưỡng các tác phẩm bằng tuyết. Ngày nay, lễ hội mùa đông đã trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của người dân tại Saporo và là lễ hội mùa đông lớn nhất tại đây.
Năm 1972, lễ hội mùa đông của Saporo được người dân thế giới biết đến, khi Thế vận hội mùa đông lần thứ 11 cũng được tổ chức tại đây. Cuộc thi chế tạo tượng bằng tuyết đã được tổ chức bắt đầu từ năm 1974, và cho đến năm 1997, cuộc tranh tài lần thứ 24 này đã thu hút 21 đội đến từ 19 nước khác nhau, trong đó có những đội đến từ Hawaii và Đông Nam Á, những nơi không hề có tuyết rơi.
Ước tính có khoảng 150 nhóm xây dựng nên các bức tượng tuyết với nhiều chủ đề khác nhau, thậm chí cả lực lượng phòng vệ Nhật bản đóng tại Hokkaido cũng tham gia chế tạo những bức tượng lớn cùng với người dân Saporo. Những người dân tại đây còn là tình nguyện viên cung cấp các thông tin cho khách du lịch, giúp đỡ khách du lịch tàn tật tham quan dọc theo các con phố đầy tuyết, và giúp đỡ và phiên dịch giúp cho khách nước ngoài.
Lễ Hội Vũ Điệu Con Hươu
Đây là một lễ hội thú vị tại tình Ehime. Các chàng trai mặc áo khoác không tay, đeo mặt nạ đầu hươu với những cặp sừng nhỏ theo nhịp bước chân đi và đu đưa trong một vũ điệu duyên dáng, tím kiếm những cô "hươu cái" đang lẩn trốn họ .
Tại ngôi đền Awatsuhiko, Awajima, Ehime, có vũ điệu tám con hươu, gọi là Yatsushishi Odori rất nổi tiếng. (Odori có nghĩa là múa).
Vũ điệu con hươu, Shishi Odori được trình diễn tại lễ hội mùa thu ở Ehime từ thế kỷ 17.
Shichi-Go-San
Có lẽ từ dùng để chỉ lễ hội shichi-go-san của Nhật Bản chính xác nhất là 'cuốn hút' và 'tươi đẹp'. Lễ hội này được tổ chức vào ngày 15 tháng 11 hàng năm. Các khách du lịch thường nói rằng họ say mê với cảnh hàng nghìn trẻ nhỏ, các em gái mặc kimono sặc sỡ và các em trai mặc váy xếp nếp tối màu (hakama), đi trên các con đường đá dẫn vào các đền Shinto. Shichi-go-san là lễ hội đánh dấu những thời tuổi mà người Nhật Bản coi là quan trọng tới sự phát triển của trẻ. Vì vậy, các ông bố bà mẹ dẫn những đứa con 7, 5 hay 3 tuổi đến các ngôi chùa, đền cổ để cảm ơn và xin được chúc phúc.
Tuy nguồn gốc của sự kiện này không rõ ràng, nhưng những ghi chép cổ cho biết những lễ hội tương tự đã được tổ chức ở nhiều nơi trên đất Nhật hơn 400 năm trước. Đối với người Nhật, trẻ nhỏ được coi là quà tặng của Chúa Trời cho đến khi chúng được 7 tuổi, lúc đó, chúng đã trở thành con người bình thường. Đối với con gái, tuổi thứ 3 là thời điểm đầu tiên mà tóc có thể được quấn theo cách người lớn. Khi 7 tuổi, người ta tặng các bé gái obi, khăn quàng tay luạc mặc cùng kimono. Và những bé trai 5 tuổi được tặng hakama, một loại kimono truyền thống, trang trọng vẫn được mặc trong các dịp đặc biệt.
Lễ hội shichi-go-san hiện đại được hình thành trong thời kì Edo. Tuy nhiên, lễ hội này vẫn còn bị hạn chế trong vùng Kanto mãi cho tới thời gian gần đây. Bây giờ, các cửa hàng tổng hợp, các hãng sản xuất quần áo trẻ em cố gắng hết sức để biến ngày lễ này thành lễ hội trong cả nước. Dù shichi-go-san không phải là ngày lễ chính thức ở Nhật, nó vẫn rất quan trọng với nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Ngày nay, người ta thường thấy trẻ em tới chùa trong trang phục Tây Âu thay vì kimono. Điều này rất đúng với các bé trai, vì các bậc cha mẹ nghĩ rằng hakama (rất đắt) có ít giá trị thực tế. Nhưng việc chúng mặc gì không quan trọng. Đa số sẽ được mặc quần áo, giày hoặc zori (giống như dép sandal) mới và được tặng kẹo chitose ame, các loại kẹo khác cũng như là bùa may mắn tại đền chùa. Nhiều gia đình tặng con cái quà như là đồ chơi, quần áo để đánh dấu ngày đặc biệt này.
(Nguồn: như trên)
post của
Đây là lễ hội săn bắn trong thế của người Ainu, những cư dân bản địa của Nhật Bản mà giờ đây chỉ còn sinh sống tại Hokkaido. HộiIonmante, hay lễ hội gấu, bắt nguồn từ việc hiến tế những con gấu con được nuôi đặc biệt dành cho những sự kiện tôn giáo hàng năm. Họ tin rằng linh hồn của con gấu sẽ bay lên thiên đường.
Ngày nay người ta không hiến tế gấu con nữa, thay vào đó là những thứ hình nhân kì cục gớm ghiếc, giống như những khuôn mặt quái vật trong các bộ phim kinh dị
Lễ Hội DOOJIN
Mỗi một nền văn hóa có một số tập tục khác nhau để xua đuổi những điều không may.. Ở Mỹ, người ta ném một nhúm muối qua vai của mình hoặc là xoa lên một cái chân thỏ để xua đi những điều xui xẻo. Nhưng tại một thành phố ở nước Nhật, việc xua đuổi những linh hồn quỷ dữ lại bao gồm nhiều nghi thức phức tạp có từ thời xưa với những trận hỗn chiến và các ngọn đuốc cháy sáng. Họ đánh nhau như những chiến binh thực sự trong các trận chiến thời xưa. Những người tấn công vung các ngọn đuốc đang cháy sáng lên và đánh vào một ngôi đền được coi là linh thiêng. Nó được canh giữ bởi những người giữ đền với vũ khí tự vệ chỉ là các cành cây phong. Ðây là một phần trong một lễ hội diễn ra hằng năm ở làng Zonawa, trên một vùng cao nguyên của nước Nhật, lễ hội Dosojin. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 sau công nguyên, lễ hội kỳ lạ này đã được tổ chức để bày tỏ lòng tôn kính vời các thần Dosojin, vốn được tin là có khả năng bảo vệ dân làng khỏi các thế lực quỷ dữ như thiên tai và bệnh dịch.
Lễ Phật Đản
Ngày lễ Phật Đản được tổ chức tại các chùa chiền trên toàn nước Nhật với nghi lễ Kamabutsu, tức lễ đặt tên của Đức Phật. Nó được cử hành lần đầu tiên tại chùa Genkoji ở Yamato vào năm 606.
Tại sân các ngôi chùa, một hình ảnh Đức Phật thời nhỏ được treo dưới những mái nhà kết hoa, đó là những hanamido, những tháp hoa. Các nhà sư tặng cho tín đồ một loại trà ngọt làm từ cây mẫu đơn để đem về nhà lấy khước.
Ngày Phật Đản vì thế trở thành ngày hội của hoa, và tại công viên Hibaya ở Tokyo, hàng ngàn vòng hoa được các thiếu niên Phật tử mang đi trong đám rước.
Lễ Hội NAGOYA
Nhât Bản là một đất nước rất tự hào về những giá trị truyền thống lịch sử.Một trong những lễ hội đầy màu sắc mà dân Nhật trông ngóng hằng năm là lễ hội Nagoya được tổ chức vào tuần thứ 3 của tháng 10. Lễ hội bắt đầu bằng cuộc diễu hành của những toán thanh thiếu niên mặc trang phục của các chiến binh Nhật thời cổ; những chiếc thuyền hoa trang trí các hình chạm khắc và thêu tay đặc sắc.
Rồi đến những chiếc xe kết hoa tươi ,những tốp vũ công và các thanh niên cáng Mikoshi-ngai vàng di động của thần Shinto.Ngự trên một trong những Mikoshi là con voi vàng Shachihoko-tượng trưng cho thành trì Nagoya.700 nam nữ hóa thân thành những nhân vật lịch sử,với sự góp sức từ các câu lạc bộ địa phương, trường học, ủy ban và các tổ chức Xã hội. Cuộc trình diễn vĩ đại nhất trong lễ hội là sự tái hiện hình ảnh những vị anh hùng dân tộc lịch sử. Hideyoshi,Nobunaga và Ieyasu là những danh nhân có công đưa những vị lãnh chúa phong kiến hiếu chiến vào tổ chức hợp nhất dưới tinh thần võ sĩ đạo Tokugawa Shogunate vào cuối thế kỷ XVI. Hơn 2 triệu du khách,chủ yếu đến từ các vùng phụ cận Nagoya tham dự lễ hội này,tạo thành một cuộc biểu dương văn hóa dài 6 km.
Lễ Hội NAMAHAGE
Namahage được tổ chức tại ngôi đền Akagami ở thành phố Oga, Akita. Nó là sự pha trộn kỳ quặc giữa hội mùa và thú vui dọa nạt trẻ em
Sau khi cầu nguyện trước ngọn lửa mừng, các thanh niên chưa vợ khoác lên người bộ quần áo làm bằng rơm với một cái mặt nạ trông gớm ghiếc kinh khủng và những quả chuông buộc quanh người, đôi khi họ còn mang theo những cái thùng gỗ hay một con dao nhà bếp làm bằng gỗ. Kéo nhau từ nhà này sang nhà khác, họ gõ cửa và hỏi:"Ngào! Ngào! Đứa trẻ hư hỏng trong nhà đâu nào?"
Họ được mời vào trong nhà, thết đãi bánh gạo và uống sake, xong rồi họ lại kéo sang nhà khác, càng lúc càng cưới nói ồn ào hơn vì men rượu.
Đó là một đêm vui vẻ của đám thanh niêm, nhưng bọn trẻ con thì sợ chết khiếp
"Ngào! Ngào! Đứa trẻ hư hỏng trong nhà đâu nào?
Lễ Hội "rước cây" ở Nhật Bản
Ngồi trên một khúc gỗ lớn, những người đàn ông mặc y phục truyền thống chuẩn bị tư thế sẵn sàng trượt dốc. Khi cờ hiệu phất lên, họ cùng bám chặt lấy khúc gỗ và lao xuống con dốc dài. Họ vừa trượt vừa hát những bài dân ca Nhật Bản. Đây là lễ rước cây về làng. Gần đến ngày hội, người dân sẽ đi vào núi gần nhất, đốn những cây cổ thụ và chuẩn bị làm lễ mang cây về đặt ở đền thờ của làng. Theo truyền thống của người Nhật, các vị thần thường trú ngụ trong thân cây và sẽ giúp tái sinh tâm hồn cho ngôi đền thờ.
Đây là lễ hội đã có từ 1.200 năm ở Nhật Bản, được tổ chức 6 năm 1 lần ở các địa phương dọc theo hồ Suwa, miền Trung Nhật Bản. Lễ hội nhằm kết hợp giữa sự thiêng liêng của đất trời với lòng dũng cảm của con người.
Lễ Hội HANAGASA ODORI
Là một trong những lễ hội lớn nhất tại Tohoku, tổ chức tại Yamagata từ mùng 8 đến 16 tháng 8. Hanagasa là cái nón vẽ hoa.
Vũ điệu Hanagasa tràn ngập những cô gái, có cả ngàn cô, họ múa những chiếc nón trên đầu vòng xuống đầu gối thành một hình tròn trong giai điệu đều đều của tiếng nhạc, hàng ngàn giọng nói cùng hét lên thật đều :Yasho! Masako! Yasho! Masako!"
(múa nón trong lễ hội Hanagasa)
Lễ Hội Tuyết Ở Xứ Hoa Anh Đào - YUKI MATSURI
Những ngày đầu tháng 2 hàng năm, là thời kỳ lạnh nhất của Nhật bản. Thậm chí những vùng phía Nam, nơi ấm áp nhất của Nhật bản như Kagoshima và Miyazaki, tuyết cũng bắt đầu rơi. Tại Hokkaido, tuyết đã rơi từ cuối mùa thu năm trước, nhưng những ngày đầu tháng 2 này, tại Saporo - thành phố lớn nhất tại đảo Hokkaido - lễ hội tuyết được tổ chức tại đây, thu hút khoảng hai triệu khách du lịch đến với Saporo.
(những lâu đài nguy nga bằng tuyết)
Khoảng một tuần giữa tháng 2 hàng năm, hàng trăm bức tượng được làm từ tuyết và băng giá được trưng bày tại thành phố Saporo, Hokkaido. Hàng trăm bức tượng mô phỏng theo các tác phẩm của các nhà điêu khắc nổi tiếng trong và ngoài Nhật bản, đã tạo nên một không khí hết sức tuyệt vời trong mùa đông băng giá. Lễ hội này được bắt đầu từ năm 1950, khi các học sinh cấp III tại Saporo tạo ra sáu bức tượng bằng tuyết và trưng bày tại công viên Odori của thành phố. Ngoài dự tính, đã có quá nhiều người tìm đến chiêm ngưỡng các tác phẩm bằng tuyết. Ngày nay, lễ hội mùa đông đã trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của người dân tại Saporo và là lễ hội mùa đông lớn nhất tại đây.
Năm 1972, lễ hội mùa đông của Saporo được người dân thế giới biết đến, khi Thế vận hội mùa đông lần thứ 11 cũng được tổ chức tại đây. Cuộc thi chế tạo tượng bằng tuyết đã được tổ chức bắt đầu từ năm 1974, và cho đến năm 1997, cuộc tranh tài lần thứ 24 này đã thu hút 21 đội đến từ 19 nước khác nhau, trong đó có những đội đến từ Hawaii và Đông Nam Á, những nơi không hề có tuyết rơi.
Ước tính có khoảng 150 nhóm xây dựng nên các bức tượng tuyết với nhiều chủ đề khác nhau, thậm chí cả lực lượng phòng vệ Nhật bản đóng tại Hokkaido cũng tham gia chế tạo những bức tượng lớn cùng với người dân Saporo. Những người dân tại đây còn là tình nguyện viên cung cấp các thông tin cho khách du lịch, giúp đỡ khách du lịch tàn tật tham quan dọc theo các con phố đầy tuyết, và giúp đỡ và phiên dịch giúp cho khách nước ngoài.
Lễ Hội Vũ Điệu Con Hươu
Đây là một lễ hội thú vị tại tình Ehime. Các chàng trai mặc áo khoác không tay, đeo mặt nạ đầu hươu với những cặp sừng nhỏ theo nhịp bước chân đi và đu đưa trong một vũ điệu duyên dáng, tím kiếm những cô "hươu cái" đang lẩn trốn họ .
Tại ngôi đền Awatsuhiko, Awajima, Ehime, có vũ điệu tám con hươu, gọi là Yatsushishi Odori rất nổi tiếng. (Odori có nghĩa là múa).
Vũ điệu con hươu, Shishi Odori được trình diễn tại lễ hội mùa thu ở Ehime từ thế kỷ 17.
Shichi-Go-San
Có lẽ từ dùng để chỉ lễ hội shichi-go-san của Nhật Bản chính xác nhất là 'cuốn hút' và 'tươi đẹp'. Lễ hội này được tổ chức vào ngày 15 tháng 11 hàng năm. Các khách du lịch thường nói rằng họ say mê với cảnh hàng nghìn trẻ nhỏ, các em gái mặc kimono sặc sỡ và các em trai mặc váy xếp nếp tối màu (hakama), đi trên các con đường đá dẫn vào các đền Shinto. Shichi-go-san là lễ hội đánh dấu những thời tuổi mà người Nhật Bản coi là quan trọng tới sự phát triển của trẻ. Vì vậy, các ông bố bà mẹ dẫn những đứa con 7, 5 hay 3 tuổi đến các ngôi chùa, đền cổ để cảm ơn và xin được chúc phúc.
Tuy nguồn gốc của sự kiện này không rõ ràng, nhưng những ghi chép cổ cho biết những lễ hội tương tự đã được tổ chức ở nhiều nơi trên đất Nhật hơn 400 năm trước. Đối với người Nhật, trẻ nhỏ được coi là quà tặng của Chúa Trời cho đến khi chúng được 7 tuổi, lúc đó, chúng đã trở thành con người bình thường. Đối với con gái, tuổi thứ 3 là thời điểm đầu tiên mà tóc có thể được quấn theo cách người lớn. Khi 7 tuổi, người ta tặng các bé gái obi, khăn quàng tay luạc mặc cùng kimono. Và những bé trai 5 tuổi được tặng hakama, một loại kimono truyền thống, trang trọng vẫn được mặc trong các dịp đặc biệt.
Lễ hội shichi-go-san hiện đại được hình thành trong thời kì Edo. Tuy nhiên, lễ hội này vẫn còn bị hạn chế trong vùng Kanto mãi cho tới thời gian gần đây. Bây giờ, các cửa hàng tổng hợp, các hãng sản xuất quần áo trẻ em cố gắng hết sức để biến ngày lễ này thành lễ hội trong cả nước. Dù shichi-go-san không phải là ngày lễ chính thức ở Nhật, nó vẫn rất quan trọng với nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Ngày nay, người ta thường thấy trẻ em tới chùa trong trang phục Tây Âu thay vì kimono. Điều này rất đúng với các bé trai, vì các bậc cha mẹ nghĩ rằng hakama (rất đắt) có ít giá trị thực tế. Nhưng việc chúng mặc gì không quan trọng. Đa số sẽ được mặc quần áo, giày hoặc zori (giống như dép sandal) mới và được tặng kẹo chitose ame, các loại kẹo khác cũng như là bùa may mắn tại đền chùa. Nhiều gia đình tặng con cái quà như là đồ chơi, quần áo để đánh dấu ngày đặc biệt này.
(Nguồn: như trên)
post của
mynvijap- Total posts : 75
Similar topics
» [Đời sống - Văn hóa] 20 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang sống ở Nhật Bản
» [Đời sống - Văn hóa] Bí quyết sống ở Nhật Bản (p1)
» [Đời sống - Văn hóa] Bí quyết sống ở Nhật Bản (p2)
» [Tin tức][Đời sống - Văn hóa] 13 nơi tệ nhất ở Nhật Bản khi động đất lớn
» [Đời sống - Văn hóa] 6 loại ma ở Nhật
» [Đời sống - Văn hóa] Bí quyết sống ở Nhật Bản (p1)
» [Đời sống - Văn hóa] Bí quyết sống ở Nhật Bản (p2)
» [Tin tức][Đời sống - Văn hóa] 13 nơi tệ nhất ở Nhật Bản khi động đất lớn
» [Đời sống - Văn hóa] 6 loại ma ở Nhật
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum