[Tư liệu] Tìm hiểu về Shounen Ai (Đọc trước khi vào Động)
Page 1 of 1
[Tư liệu] Tìm hiểu về Shounen Ai (Đọc trước khi vào Động)
Ngày đăng: 09-07-2007, 13:50
Jimo EX wrote:THẾ NÀO LÀ SHOUNEN AI?
Shounen-ai (hay còn gọi là shonen ai) là một thể loại truyện tranh và hoạt hình Nhật Bản nội dung thường xoay quanh tình yêu giữa hai thiếu niên phái nam. Đối tượng độc giả chinh là nữ giới. Còn được gọi là shounen-ai.
Khác với Yaoi, nội dung của shounen-ai chỉ dừng lại ở việc hơn một tình bạn và đi đến ngưỡng của những nụ hôn chứ không mang tính chất tình dục.
Tại Nhật Bản, tên "shounen-ai" ít còn được sử dụng. Cụm từ Boys Love hay BL đã thay thế "shounen ai" vì nó có ý tiêu cực. Tuy nhiên, trong tiếng Anh, "boylove" lại có nghĩa tiêu cực tương tự như "shounen-ai" tại Nhật Bản. Nói chung là có lẽ việc sử dụng cùng một cụm từ đó nhưng không phải dùng trong ngôn ngữ của mình thì cảm giác sẽ nhẹ nhàng hơn.
Phần đông khán giả của shounen-ai là phụ nữ trẻ, và vì thế hầu hết các tác phẩm được sáng tác bởi phụ nữ cho phụ nữ. Nhiều người hâm mộ cho rằng họ thích xem vẽ đẹp của các nhân vật, cũng như cách miêu tả tình yêu nam giới. Một số cho rằng vì trong mối tình không có phụ nữ, khán giả không cảm thấy bị đe dọa và vẫn có thể gắn bó với các nhân vật; một số lại cho rằng việc phụ nữ thích xem tình yêu đồng giới nam là chuyện thường tình, tương tự như hiện tượng phái nam thích xem truyện tình yêu đồng giới nữ.MỘT SỐ THUẬT NGỮ TRONG SHOUNEN AI
Shounen ai: Xoay quanh chuyện tình cảm của các boys
BL: nghĩa là boy love , cái này dùng chung cho yaoi lẫn shounen ai
June: (đọc là jư-nê , tiếng nhật chứ ko phải tiếng anh đâu) : Tên tạp chí đầu tiên xuất bản thể loại shounen ai
Seme (Tachi): chỉ các anh chàng chủ động trong shounen ai
Uke (Neko): chỉ các anh chàng nhút nhát và thuờng thụ động trong shounen ai
Last edited by hiya on Thu Nov 06, 2014 3:14 pm; edited 1 time in total
hiya- Total posts : 66
Re: [Tư liệu] Tìm hiểu về Shounen Ai (Đọc trước khi vào Động)
Ngày đăng: 11-08-2007, 12:51
LYNX wrote:Nguồn :http://vi.wikipedia.org/Selfish love
Yaoi là một trong những thể loại truyện của Nhật Bản bao gồm truyện tranh, tiểu thuyết và truyện ngắn, fanfic, doujinshi, fanart có nội dung quan hệ tình dục giữa những nhân vật đồng giới tính (phái nam).
Yaoi có những nét tương đồng như dạng slash của Mỹ (ghép cặp các nhân vật nam trong các bộ phim truyền hình nhiều tập, điện ảnh hoặc sách truyện lại với nhau) nhưng cũng có những nét riêng (http://www.yaoicon.com). Yaoi là từ viết tắt cho cụm từ yama nashi, ochi nashi, imi nashi, nghĩa là "không cao trào, không điểm nhấn, không ý nghĩa", khởi đầu được dùng để chỉ những truyện tranh hình ảnh xấu, thiếu chất lượng do giới đọc giả hâm mộ tự vẽ và xuất bản. Dù vậy, sau này, Yaoi không chỉ được hiểu là thể loại truyện mà còn được hiểu là thể loại nói chung trong các lĩnh vực nghệ thuật khác: anime (hoạt hình Nhật Bản), phim, game ...
Lịch sử
Lịch sử của yaoi có thể được liên đới tới sự nổi lên của thể loại shonen ai vào đầu thập niên 1970, đáng chú ý nhất là những tác phẩm truyện tranh như Kaze to Ki no Uta của Takemiya Keiko. Yaoi, sau đó, được dẫn dắt vào nước Mỹ bởi những trang web "scanlation" do các manga fan nói tiếng Nhật lập nên với mong ước thu hút sự chú ý từ các nhà xuất bản Mỹ. Tokyopop và Viz là hai nhà xuất bản đầu tiên cho ra truyện manga đủ dạng và tính từ cuối năm 2004, dưới nhãn hiệu "BeBeautiful Manga", CPM khởi sự phát hành Yaoi. (Ví dụ: Selfish Love)
Phổ biến
Hiện nay, yaoi đang đi xuyên biên giới và lục địa, đây không còn là một dạng văn hoá đơn thuần "made in Japan" nữa mà nó đang bành trướng thị trường sang những nước khác và ngày càng được các đọc giả nữ biết đến. Ở Mỹ, khó thể phủ nhận sự nổi tiếng của loại hình giải trí này. Theo thống kê từ Icv2.com, hai đầu truyện tranh Golden Cain và Selfish Love nằm vào danh sách những truyện được đánh giá cao nhất tại Amazon.com, trang web thương mại nổi tiếng, tính vào thời điểm tháng 11 năm 2004. (Theo "Stop it! My butt hurts!", The Invasion of Yaoi, bởi Kristy L. Valenti.)
Một đợt tìm kiếm trên Google được thực hiện ngày 16 tháng 11 năm 2003 đem lại kết quả đáng nể với chừng 770,000 trang web về yaoi, tăng từ 135,000 so với một năm rưỡi trước. Nếu tra cứu trên Google với một tựa phim hoạt hình cộng thêm một từ trung tính chẳng hạn như "miêu tả", có khả năng nhận được trang web về yaoi nằm lẫn trong mười kết quả đầu tiên. Trong mười tháng qua, số lượng tác phẩm truyện do fan sáng tác dựa trên phim hoạt hình và manga trên Fanfiction.net tăng những bốn lần, đạt đến gần 200,000 truyện với đề tài yaoi nằm ngay trong trang kết quả đầu tiên. (Theo Yaoi: Redrawing Male Love, bởi Mark McHarry).
Yaoi (hay boy's love) là một trong những phương cách phụ nữ sử dụng để biểu lộ niềm đam mê cùng khao khát của mình.
Tại nước Mỹ bây giờ, có hai trường phái suy nghĩ, một trường phái cho rằng yaoi là tất cả những gì mang âm hưởng tình yêu đồng giới nam, trường phái còn lại thì dùng shounen ai để nhắc đến tất cả những truyện mà nội dung không gì xa hơn là một nụ hôn giữa hai đứa con trai với nhau, còn yaoi được dùng cho những thứ "nặng đô" hơn
Seme, Uke và Reversible
Trong một mối quan hệ khác giới tính (heterosexual) thì thường người nam là người chủ động dẫn dắt mối quan hệ (dù hiện nay có phần thay đổi), trong yaoi thì có seme và uke. Seme ở đây thường có thể ví như người nam trong mối quan hệ nam nữ thông thường, còn uke là nữ. Nói cụ thể hơn thì seme là người chủ động dẫn dắt các mối quan hệ còn uke là người ở thế bị động.
Theo những truyền thống cũ thì thường seme nhìn sẽ khá nam tính, và có vẻ lớn hơn uke. Nhưng dần dần, theo sự phát triển và các ý tưởng mới cứ lần lượt ra đời thì điều này có vẻ không còn đúng nữa. Nay có những seme ít tuổi hơn uke (như trong The Tyrant who fall in love của Hikano Takanaga hay trong phần một Sensitive Pornograph của Ashika Sakura).
Ngày nay, trong Yaoi còn có từ reversible dùng để chỉ những người là seme lẫn uke. Trong quan hệ nam-nam thì điều này rất dễ xảy ra khi cả hai người không thống nhất về vị trí của nhau. reversible cũng có thể là người mà đối với người này thì là seme còn đối với người khác thì là uke. (như Katou và Iwaki trong Haru wo daite ita)
Doujinshi
Yaoi khởi đầu có lẽ không hoàn toàn là những manga mà tác giả của chúng là người tự sáng tạo ra nhân vật. Một phần không thể thiếu được của Yaoi hiện nay chính là các Doujinshi, những câu chuyện ngoài lề do fan hâm mộ tự sáng tác dựa trên các bộ truyện thông thường mà họ đọc. Các Fan hâm mộ khi thấy 2 nhân vật nam mà họ tôn thờ, yêu thích nhưng trong truyện gốc thì họ sẽ không bao giờ trở thành một đôi thì khi đó, Doujinshi trở thành thiên đường để toại nguyện ý muốn của họ.
Độc giả
Phụ nữ sáng tạo ra yaoi dù phần lớn vẫn còn trong độ tuổi thiếu niên. Họ thích Yaoi bởi vì đó là một trong những cách thức họ có thể giải trí bởi sex mà không phải lo ngại về những vấn đề thường gặp như mang thai. Thông thường thì, nếu sex diễn ra giữa một nam và một nữ, người đọc giả không còn sự lựa chọn nào khác là tự lồng mình vào nhân vật nữ, bất tiện ở chỗ luôn ở vị trí thụ động, còn nếu tự gán mình vào vị trí nhân vật nam thì cô ta sẽ bị đặt vào một vị trí khá bất ổn (làm chuyện ấy với một người phụ nữ khác). Với sự lý giải này, ta có thể dễ dàng hiểu được vì sao sex giữa hai người đàn ông đẹp, một trong số hai người ấy nữ tính hơn người kia, khả dĩ khắc phục được trở ngại trên.
Tranh Luận
Mặc dù vậy, vẫn luôn tồn tại nhiều khúc mắc xoay quanh đề tài yaoi:
- Yaoi không phải gay sex. Một câu hỏi khá thường gặp là: "Tại sao các cô ấy không xem gay sex luôn đi cho rồi?" Trước tiên, cảm xúc của các nhân vật trong yaoi luôn được ưu tiên hàng đầu trong khi sex chỉ giữ vai phụ (Dù rằng trong đại đa số mọi trường hợp, các cảnh trăng gió mây mưa xảy ra khá là thường xuyên). Trong Yaoi, người ta tìm kiếm "một tình yêu" chứ không phải chỉ có sex; Nhìn chung, hầu hết các gay sex đều không mang được ý nghĩa như thế, gay sex chủ yếu chỉ tập trung vào các hành động chăn gối chứ ít khi chú tâm đến tình cảm của từng nhân vật. Cộng thêm, các tuyến nam nhân vật trong Yaoi không hoàn toàn là gay, họ có là lưỡng tính luyến ái (bisexual) hay chỉ "trót lỡ yêu lầm một người con trai khác". Điều này hoàn toàn có lí bởi vì ta luôn cảm thấy kích thích hơn nếu nhân vật ta yêu mến có thể làm chuyện ấy với một người cùng giới với ta (nói đích xác hơn là với chính bản thân ta).
- Yaoi đấu với Yuri: Nếu phụ nữ thích sex nhưng vừa muốn an toàn, sao họ lại không vẽ hay đọc manga về tình dục đồng giới nữ? Ừ thì, họ cũng vẫn đọc và viết đấy thôi... Thể loại ấy được gọi là Yuri. Tuy nhiên, nó không nổi tiếng bằng Yaoi và chắc có lẽ đó là vì "lesbian sex" từ lâu đã được đưa vào phim sex bình thường và được phổ biến trong nhiều truyện shounen và anime. Tuy vậy, các tập Yuri thường được xếp cùng cột với Hentai trong cột sách dành cho nam giới đọc.
Last edited by hiya on Thu Nov 06, 2014 3:15 pm; edited 1 time in total
hiya- Total posts : 66
Re: [Tư liệu] Tìm hiểu về Shounen Ai (Đọc trước khi vào Động)
Ngày đăng: 11-08-2007, 14:59
secretname wrote:[Thuật ngữ] Shounen-ai
Tổng quát:
Shounen-ai (少年愛, Shōnen-ai "boy-love") là 1 thuật ngữ trong các anime và manga chỉ tình yêu của 2 người name trẻ, đặt biệt là giữa quan hệ của những bishounen(tìm ở đây) Thể loại này đã tự chứng minh được mình là 1 kiểu lãng mạn nhưng hoàn toàn không có tính chất tình dục giữa nam và nam. Tiền thân của Shounen-ai là tanbi.
Shounen-ai có ít tố chất kích dục hơn Yaoi, đôi khi là hoàn toàn không có chúng. Shounen-ai rất được ưa chuộng tại Nhật Bản, đặc biệt là với các nữ sinh và các bà nội trợ. Nó cũng tạo nên 1 làn sóng mạnh mẽ tại Mỹ và Châu Âu, đặc biệt là phụ nữ và những người đồng tính nam lứa tuổi từ 18-24.
Thể loại:
Thuật ngữ shounen-ai không còn chỉ được sử dụng trong manga và anime tại Nhật bản và được biến đổi thành cấu trúc Boys Love(ボーイズラブ, Bōizu Rabu) nhưng khi trở thành tiếng Anh, nó thường được đánh vần thành Boy's Love hoặc Boys' Love, hoặc viết tắt thành BL. Nó đã gây ra được ảnh hưởng rộng rãi tại các nước sử dụng tiếng Anh. Nhưng trong tiếng Anh, boylove , có cùng nghĩa với Boys love đã không được chấp nhận.
Ảnh hưởng:
Đối tượng người đọc chính là những người trẻ và phụ nữ,và truyện đa số có tác giả là phụ nữ và được dánh dấu là truyện dành cho phụ nữ. Rất nhiều tác giả nói họ bị cuốn hút bởi vẻ đẹp và sự trăn trở của nhân vật, cũng như quan niệm xã hội và đồng tính luyến ái. Một số không đồng tình nói rằng shounen-ai khiến cho phụ nữ suy nghĩ về mối quan hệ của mình, nó đầy kích tố dục và không có ý nghĩa gì. Ngoài ra, nó còn khuyến khích phụ nữ tạo nên 1 làn sóng để đánh đồng mình với nhân vậy. Một số người đồng tình rằng phụ nữ tò mò và muốn tìm hiểu về tình yêu và tình dục giữa nam và nam là chuyện hoàn toàn bình thường. Cuối cùng, truyện đồng tính luyến ái trở nên cực kỳ được ưa chuộng với làn sóng tình cảm giữa nam giới.
Shounen-ai đã cuốn hút được 1 lượng fan khổng lồ tại Mỹ. Theo thông tin của nhà xuất bản Nielsen, sê-ri Graviation đã bán được 230.000 bản cóp-py. Nó được hưởng ứng rộng rãi trên toàn thế giới và được dịch ra rất nhiều thứ ngôn ngữ, và lượng gan đông đảo trên nhiều nước đã truy cập bằng máy vi tính, tạo nên sự sống cho nhiều họa sĩ, nhóm scan, người download anime, và cả chợ đen, nơi phát hành những manga và anime không được cho phép.
Shounen-ai cũng khác với kiểu truyện được làm cho người đồng tính. Cho dù có 1 số truyện đồng tính được phát hành ở Nhật Bản nhưng chúng đều ít được ưa chuộng và đều nằm ở tầng dưới cùng trong xã hội manga/anime.
Thuật ngữ JUNE(phát âm là Jơ-ni)cũng được sử dụng ở Nhật Bản, cho dù chỉ để là tôn trọng nguyên tác(mà ở tiếng Anh, chúng được gọi là fiction kèm tranh) với mục đích chính là để chỉ những họa sĩ vẽ truyện ăn theo shounen-ai. Những shounen-ai chuyên nghiệp được xuất bản thường được in trong cái tạp chí dành cho nữ sinh.
hiya- Total posts : 66
Shounen Ai trong lịch sử
Ngày đăng: 10-02-2008, 23:33
shinigami wrote:tui xin góp chút bài cho SA FC
chống chỉ định:người già dưới 3 tuổi,đàn ông có thai và bà đang bế cháuPHẦN I:SƠ LƯỢC
SA ở phương đông thì tui đã viết rùi Khởi thủy của Shounen-ai[bây giờ tui viết tiếp bên phương tây.Như mọi người cũng biết,Hi Lạp là môt trong những nền văn minh cao của con người,là nơi cho ra triết học mà tới ngày nay còn sử dụng (môn này tui làm tui thi lại 2 lần rùi).Nó cũng là nơi mà SA phương tây được ghi lại sớm nhất trên văn bản:từ thế kỷ thứ 7 trước khi lịch ngày nay sử dụng (có giả thuyết cho rằng thực ra nó có từ thế kỷ 12 trước công nguyên).Hi Lạp xưa gồm nhiều thành bang và ở mỗi thành bang lại có cách đối xử khác nhau với SA:ở Boeotia,nó được coi là một dạng hôn nhân thông thường,nơi Lonia thì nó bị cấm và ở Sparta,thành bang của những chiến binh dũng mãnh,từng nổi dậy chống Athens,thì lại đuợc khuyến khích “practise” SA (đọc tới đây quyết định bẻ dĩa phim 300) và người chiến binh lớn tuổi hơn có nghĩa vụ kèm cặp,bảo vệ và huấn luyện “partner” (xin lỗi vì dùng tiếng Anh nhưng tui không biết gọi làm sao).Và không thiếu những bài thơ về “tình yêu” ấy mà tiêu biểu là Theognis (một trong 30 bạo chúa của Athens) và Anacreon.Nó cũng được coi là một nét văn hóa:nong:,và cũng theo đúng như quy luật thời đại,một trường phái triết học về đồng tính ra đời (model lúc đó cái gì cũng biến thành triết học) qui tụ toàn những tên tuổi khủng khiếp:Socrates,Plato,Xenophon.Những trận tranh cãi dữ dội đã xảy ra,là đề tài nóng bỏng của các nhà hiền triết.Nghệ thuật SA còn sống khỏe thêm được 1000 năm nữa,vẫn được coi là chính thống và chỉ chấm dứt khi hoàng đế Justinian quyết định triệt hạ.Thực ra nguyên nhân không phải vì một đạo luật mà rất có thể vì hai lý do (chẳng ai biết chắc):
1.người đàn ông bắt đầu cảm thấy đó là biểu hiện cho sự yếu đuối và có sự đàm tếu cho rằng họ là những người yếu ớt không tìm nổi một người phụ nữ nên mới đến với SA
2.vấn đề dân số thực sự căn thẳng nhất là khi tỷ lệ tử quá cao như trong thế giới cổ đại
.Còn nhiều vấn đề mà tui muốn viết nhưng mà…buồn ngủ quá rùi,thui kỳ sau vậy.Ai thấy hay rep giùm chút điểm cho tui sống qua ngày viết tiếp.
Kỳ sau:Triết học về đồng tính trong thế giới cổ Hy Lạp
nguồn:www.en.wikipedia.org và một số trang web không nên đưa link nếu còn muốn duy trì nick
hiya- Total posts : 66
Re: [Tư liệu] Tìm hiểu về Shounen Ai (Đọc trước khi vào Động)
Ngày đăng: 11-02-2008, 13:42
shinigami wrote:phần II:TRIẾT HỌC VỀ QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH TRONG HI LẠP CỔ
Triết học như tên gọi của nó là một vấn đề về…triết học,là những câu nói,lý luận mà rất ít người hiểu (trong số người hiểu không có tui).Triết học trong thế giới Hi Lạp cổ gần như bao trùm lên mọi lãnh vực của cuộc sống,ngay cả toán học,vật lý học ban đầu cũng là một trường phái của triết học về thế giới tự nhiên.Và triết học đã trở thành model,SA cũng không nằm ngoài quy luật chung đó.Những vấn đề chính được đặt ra trong triết học về SA là:
1.Vị trí của SA trong thế giới quan?
2.Nên chọn partner như thế nào(whaatt? cái này cũng có nữa sao)
3.SA nên ở dạng nào:lãng mạng,trong sáng hay chỉ là xxx
4.SA đúng hay sai
5.SA hay Ecchi thì đẹp hơn,nên khuyến khích hơn?
Cuộc cãi nhau này cũng dai dẳng như bất cứ cuộc cãi nhau nào khác,là đề tài sôi nổi ở bất kì một trường triết học nổi tiếng nào,ngay cả ở học viện Hi Lạp,nơi được coi là kinh đô tri thức thế giới khi ấy,thì đây cũng là một vấn đề được tranh cãi dữ dội nhất.Theo một nghiên cứu thì hầu hết hiệu trưởng cúa các học viện về triết học đều có partner.Và một hệ quả quái dị đã xảy ra:sự phân lớp tình cảm:Socrates,Xenophon,Phaedo xem SA là tình yêu đẹp THUỘC TẦNG LỚP CAO nếu biết kềm chế bản thân và thậm chí Phaedrus còn xem đó như một “món quà” mà các thần đã trao cho con người .Nhưng khi tình yêu đó đi lạc hướng hay là bản năng lấn lướt suy nghĩ thì SA lại “rơi” xuống bậc bên dưới là xxx.Socrates ví tình yêu này như là tình yêu (nếu có) của sói dành cho cừu,vượt qua mọi ngăn trở về mặt thể chất (tui thì chỉ khoái thịt cừu).Tổng kết lại thì chỉ có 2 vấn đề này được giải quyết một cách ổn thỏa còn tất cả 3 vấn đề còn lại đều tranh cãi nảy lửa,thậm chí có ẩu đả mà không giải quyết được gì và cuối cùng chìm vào quên lãng,bởi vậy tui không viết ra đây (đơn giản là đọc chán lắm)
Phần sau:SA trong các thần thoại của Hi Lạp cổ
hiya- Total posts : 66
Nguyên nhân về hiện tượng shounen-ai?
Ngày đăng: 14-02-2008, 07:55
shinigami wrote:Shinigami tui xin có một bài nói về nguyên nhân của hiện tượng SA.
Trong những bài viết trước tui có nói về khởi nguồn của SA nhưng thật ra đó chỉ là lịch sử từ khi con người có chữ viết ghi lại.Còn trước đó thì rất mù mờ.Trong suốt nhiều năm các nhà khoa học đã quan sát và nhận thấy rằng Sa có trong rất nhiều loài vật đặc biệt là chim biển,động vật có vú và các loài linh trưởng.Trong loài chim cánh cụt (tui khoái con này lắm) thì khi hai con đực “kết hôn”,chúng sẽ vẫn xây tổ,kiếm ăn như các cặp khác nhưng sau đó chúng sẽ lấy một hòn đá để ấp thay cho trứng(tội nghiệp).Năm 2004,ở Mỹ người ta đã thử thay hòn đá bằng một quả trứng thật và kết quả là chúng chăm sóc chú chim con ấy như chính đứa con mình sinh ra.Thí nghiệm ấy cho thấy rằng các chú chim cánh cụt hiểu rõ rằng mối quan hệ của mình sẽ không cho ra thế hệ sau và tình yêu thương con cái chưa hẳn là chỉ phụ thuộc vào huyết thống.Hiện tượng ấy đã làm các nhà khoa học rất đau đầu và tìm cách giải thích vì theo lý thuyết,xxx là để duy trì nòi giống.Có rất nhiều nguyên nhân đã được đưa ra và các giả thuyết được chấp nhận nhiều nhất là:
1.DO GENE:
Các nghiên cứu chỉ ra rằng thường thường nếu trong gia đình có người đồng tính luyến ái thì người anh em còn lại rất có thể cũng thế dù được nuôi dưỡng trong mội trường hoàn toàn khác.Có giải thích cho rằng trong một bộ gene của người thì là sự tổng hợp gene của cả bố mẹ và sự tác động lẫn nhau giữa các gene đó sẽ ảnh hưởng đến hormone.Do đó khi gene của một trong hai người không tương thích hoặc chi phối không đủ thì sẽ bị gene người còn lại lấn át và điều khiển tiết nhiều một loại hormone nào đó mà đôi khi ngược với giới tính
2.DO MÔI TRƯỜNG:
Nếu giải thích là chỉ do gene thì cũng không thuyết phục vì có những người bộ gene hoàn hảo nhưng vẫn đồng tính và thực tiễn lịch sử cũng chứng minh rằng giáo dục có vai trò rất lớn,đặc biệt là trong thế giới con người.Như mọi người cũng đã biết thế giới bên ngoài tác động rất lớn tới các quá trình sinh hóa của cơ thể.Do đó nếu ở trong một mội trường đồng tính hay chỉ tiếp xúc với một giới tính đôi khi làm cho bộ não tự điều chỉnh thích nghi theo hướng hòa lẫn và ảnh hưởng đến việc tiết hormone.
3.DO TÍNH CỘNG ĐỒNG:
Điều này giải thích tại sao SA xuất hiện đặc biệt nhiều tại các sinh vật có đời sống bầy đàn.Thiên nhiên đã biết tới binh pháp trước con người rất rất lâu và có một câu quan trọng:thêm thù bớt bạn,lộn,thêm bạn bớt thù được tuân theo triệt để.Quan hệ SA theo nhiều nhà khoa học là một hành động nhằm gia tăng mối quan hệ và giảm thiểu xung đột giữa các con đực,ở một số loài quá trình lớn lên và trưởng thành có kèm cá SA vì trong giai đoạn đó sẽ được “partner” trưởng thành hướng dẫn các kĩ năng một cách tận tình và gia tăng khả năng sống sau này của cá thể.
MỘT SỐ THÔNG TIN THÊM:
Theo một số nghiên cứu thì tỷ lệ SA (thật sự chứ không bị ảnh hưởng của người khác) trong xã hội là bất biến trong bất kì thời kì nào:khoảng 5%
Ở loài Bonobo,một loài linh trưởng châu Phi thì 75% số lần xxx không phải để sinh sản nghĩa là quan hệ đồng tính và gần như tất cả cá thể của loài này là lưỡng tính
các bác thương tình cho em chút rep sống qua ngày
Nguồn: http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2004/07/3B9D4DF0/
http://www1.thanhnien.com.vn/Thegioi.../26/213754.tno
http://www.vi.wikipedia.org
hiya- Total posts : 66
Re: [Tư liệu] Tìm hiểu về Shounen Ai (Đọc trước khi vào Động)
Ngày đăng: 14-02-2008, 20:58
LYNX wrote:Có đề tài nỳ, định khai thác từ lâu mà chưa có thời gian, quan niệm đồng tính trong Phật Giáo và giới võ sĩ đạo Nhật Bản cổ xưa :'> (cái này là trong Kaze Hikaru đề cập, ai cũng bít rồi nhỉ ) đọc Peace maker kurogane cũng có Yaoi trong đó mà, Shinsengumi đó
Thêm 1 số thông tin:
-Trong "Một thế giới ko có đàn bà" của nhà văn Bùi Anh Tấn có 1 đoạn giải thích về hiện tượng này, trong đó ông giáo sư trong truyện có kể 1 câu chuyện về 1 hoàng tộc có tục lệ chuyển giao hoàng hậu, tức là vua chết đi thì hoàng hậu sẽ được chuyển tiếp làm vợ cho vua đời sau. Chàng hoàng tử sau khi vua cha chết đi buộc phải kết hôn với chính mẹ đẻ của mìn, từ đó mà sợ phải gần gũi với đàn bà, từ đó mà nảy sinh ra ham muốn với người đồng giới
-Giới quý tộc Châu Âu xưa cũng từng có thời coi việc cặp với 1 người bạn đồng giới là mốt, là sành điệu nên trào lưu đó khá phổ biến.
-Những cái này thường ko đc lưu truyền ra bên ngoài nhưng thời phong kiến các nước phương Đông, trong hậu cung của nhà vua bao h cũng có sẵn các mỹ nam để nhà vua đổi khẩu vị khi quá nhàm chán các cung tần mỹ nữ của mình, cái này chắc hơi giống với "King and the clown" :'>
Nhưng mấy cái này chung quy cũng chỉ toàn sex là sex, ko muốn quan tâm
hiya- Total posts : 66
Re: [Tư liệu] Tìm hiểu về Shounen Ai (Đọc trước khi vào Động)
Ngày đăng: 15-02-2008, 12:10
Rio -리오- wrote:Bổ sung về nguồn gốc của sa^^"[tại Nhật],mọi ng` thấy dc thì thanks nhé[đừng thank miệng^^"]
Nền công nghiệp xuất bản "Tình yêu của các cậu trai" ở Nhật Bản
Tiểu luận của Chiusano
Ở Nhật Bản, có 1 nhánh thương mại được biết đến như "Tình yêu các cậu trai" (Boy's love) bao gồm chủ yếu các loại sách truyện và 1 số lượng lớn các CD nghệ thuật (drama CDs) và trò chơi điện tử (computer games) được nhanh nhóng mở rộng. Những cuốn sách viết về tình yêu của các cậu trai được fân chia ra thành truyện tranh (manga or comics) và tiểu thuyết (novels). Mặc dù sự nổi tiếng của chúng là ngang nhau ở Nhật Bản, nhưng truyện tranh (manga) ngày càng trở nên nổi tiếng hơn ở Mỹ do sự hạn chế về hàng rào ngôn ngữ.
Ngành thương mại xuất bản truyện tranh ở Nhật Bản gần như khác hẳn so với ở Mỹ. 1 cách bàn bản, hầu hết những truyện tranh thương mại xuất hiện lần đầu tiên trên những tạp chí truyện tranh dày cộm tập hợp bao gồm những câu truyện khác nhau được vẽ/viết bởi các tác giả khác nhau, được biết như là những mangaka (người vẽ truyện tranh manga chuyên nghiệp) ( tạp chí tháng Monthly Shonen Jump, xuất bản tại Mỹ, cũng đi theo mô hình này ). Những nhà xuất bản của những tạp chí này thường yêu cầu 1 mangaka viết 1 câu truyện, sau đó sẽ trả tiền cho từng trang vẽ. 1 số những nhà xuất bản lớn còn thuê hẳn mangaka để vẽ như nhân công, giao cho họ những hợp đồng độc quyền, tuy nhiên trong số đó chỉ rất ít nằm trong ngàng công nghiệp xuất bản BL. Nếu người mangaka nổi tiếng và có 1 manga đủ để lấp đầy 1 cuốn sách, thì tác fẩm đó sẽ được xuất bản ở dạng tiểu thuyết truyện tranh, được biết như là tankoubon (đây là hình thức xuất bản giống ở VN). 1 tác fẩm manga hầu hết là sản fẩm của 1 người duy nhất - viết cốt truyện, các tình tiết và vẽ tranh. Họ có thể có thêm vài người fụ việc để vẽ tranh nền và đổ bóng ...v v, tuy nhiên mỗi mangaka đều có 1 cách vẽ và thể hiện của riêng mình độc nhất.Cũng có những nhóm mangaka cùng làm việc chung với nhau, và những tác phẩm đôi khi là những câu truyện riêng rẽ của những tác giả khác nhau nhưng điều này hiếm khi xảy ra.
Có 1 số lượng nhiều những mangaka muốn trở nên nổi tiếng ở Nhật Bản, và vì thế nên sự cạnh tranh cũng vô cùng mãnh liệt. Chỉ có 1 người có tay nghề cao mới có thể bước chân vào nền công nghiệp xuất bản, và cũng chỉ có 1 số ít người thực sự nổi tiếng đủ để biến nghề vẽ thành nghề nuôi sống bản thân. Đa số họ bắt đầu vẽ truyện tranh như 1 sở thích riêng, sau đó tự xuất bản chúng trong những cuốn sách được gọi là doujinshi. Vài doujinshi có thể trở nên vô cùng nổi tiếng với số lượng hàng ngàn bản bán ra. Thỉnh thoảng, nếu may mắn họ sẽ được 1 nhà xuất bản chú ý và truyện tranh của họ có cơ hội để bắt đầu xuất hiện trong nền thương mại. Các nhà xuất bản cũng hay tổ chức những cuộc thi vài lần trong năm, yêu cầu những thí sinh gửi tác phẩm của mình để được xem xét bởi các chủ bút và những mangaka chuyên nghiệp. Kết quả và nhận xét cho những thí sinh đứng đầu sẽ được công bố trong những tạp chí của họ, và nếu tác fẩm đó thực sự xuất sắc, nó có thể được xuất bản. Nhiều công ty cũng chấp nhận ký hợp đồng với những tác giả người mang đến cho họ những tác phẩm được đánh giá cao (được gọi là walk-ins). 1 chủ bút của 1 công ty xuất bản BL nổi tiếng nhất Nhật Bản nhận xét rằng họ có vài walk-ins và các tác phẩm được trình lên tại công ty mỗi ngày trong có đó cả những tác phẩm nước ngoài.
Rất nhiều những mangaka chuyên nghiệp vẫn thích vẽ doujinshi như 1 sở thích. Họ thích sự tự do biểu diễn những tác phẩm của họ mà không bị sự chi phối ép buộc bởi các công ty xuất bản thương mại, nơi mà số trang vẽ của họ bị giới hạn chính xác và họ thường fải vẽ những gì họ được giao.
Những tiểu thuyết về tình yêu của những cậu trai hầu như không được biết đến ở Mỹ, nhưng chúng lại vô cùng fổ biến ở Nhật, với tỉ lệ các tiểu thuyết được xuất bản nhiều hơn truyện tranh gấp 2 lần. Các tiểu thuyết thường có bìa sách và tranh minh họa nhìn như những quyển truyện tranh vì chúng được vẽ bởi các Mangaka nổi tiếng. Cốt truyện và nội dung cũng tương tự như truyện tranh, có điều tiểu thuyết luôn có khuynh hướng fức tạp hóa câu truyện do số chữ khiến câu truyện trở nên dài ra hơn so với truyện tranh.
Hiện nay có rất ít film họat hình về tình yêu của các cậu trai được tạo ra ở Nhật Bản. 1 làn sóng luôn luôn nổi tiếng, là các CD nghệ thuật (drama CDs). Chúng có thể lấy cơ sở là các tác fẩm truyện tranh hay là những tiểu thuyết, đôi khi là cả những trò chơi điện tử. Nó giống như những tác fẩm cổ điển với giọng ca, âm nhạc, và các hiệu ứng âm thanh, thậm chí là hình ảnh. Người hâm mộ thích những CD này vì họ có thể nghe chúng khi xem truyện tranh, còn với các tiểu thuyết, họ có thể đơn giản tưởng tượng ra những hình ảnh câu truyện bằng mắt thường.
Cuối cùng là những trò chơi điện tử, điều đang fát triển nhanh chóng trong sự nổi tiếng. Chúng bao gồm những hình ảnh và 1 câu truyện mà bạn có thể đọc và chọn cho mình 1 lựa chọn ngẫu nhiên để theo đuổi fần kết của câu chuyện. 1 vài rất ít trong số chúng có âm thanh, còn là đa số là không. Chúng khác xa với những trò chơi điện tử 3D rắc rối và tinh vi khác, nhưng những trò chơi đơn giản lại thu hút được rất nhiều người hâm mộ.
Nguồn : dịch từ yaoicon.com
hiya- Total posts : 66
Thái giám bí sử
Ngày đăng: 15-02-2008, 12:14
Rio -리오- wrote:Có lẽ, họ là lớp người chiếm số lượng ít nhất (và không thể xác định) trong đời sống xã hội phong kiến. Họ không thuộc về bất kỳ một giai cấp xã hội nào, bởi sinh ra để làm nô bộc, nhưng ân sủng và quyền hạn đạt được rất lớn, đôi khi còn lấn át cả các bậc công hầu .
Họ là các Thái Giám. Suốt đời sống trong cung cấm nhưng không được bàn dự việc triều đình. Chẳng thuộc hàng quan lại, cũng không mấy khi ló mặt ra đường, tên tuổi họ không thuộc về chính sử. Không có con cái nối dõi, số phận còn bắt buộc họ phải chối bỏ họ hàng thân quyến, nên khi lìa đời họ cũng chẳng có người khói hương. Sinh ra trong khiếm khuyết, các thái giám ra đi trong quên lãng. Vết tích duy nhất về họ còn lưu lại đến ngày nay là vài mươi ngôi mộ ẩn sau 4 bức tường rêu phủ nằm trong khuôn viên chùa Từ Hiếu ( TP Huế), một ngôi chùa còn được gọi bằng cái tên khác là "chùa Thái Giám".
-------------------------------------------------------------------------------
CẤM CUNG CỐ SỬ
Người đời, nhất là cánh đàn ông, thường bảo "sướng như vua" để bày tỏ lòng ao ước và nỗi ghen tị về một sự hưởng thụ vương giả khi bên cạnh có hàng trăm cung tần, mỹ nữ chờ đợi và chiều chuộng. Thế nhưng, những ông vua thực sự thì chưa chắc đã nghĩ thế. Thậm chí đời sống đế vương trong chốn hậu cung đối với họ còn là nỗi khổ ải, cực hình. Vua Gia Long (1762-1820), người có tới hàng chục năm bôn tẩu, chinh chiến trước khi đoạt được quyền lực và ngai vàng (1802). Khi lên làm vua có hơn 100 phi thứ cung tần, đã từng phải ngửa mặt than : "Trị nước còn dễ dàng hơn, không khó nhọc bằng trị chốn nội cung của mình". Trong một lần "giải bày tâm sự " riêng tư với J.B . Chaigneau, một cận thần người Pháp của mình, vua Gia Long đã lắc đầu ngao ngán: "Khanh không thể tưởng tượng cái gì đang đợi trẫm ở đấy (chốn hậu cung) đâu. Vào trong đó trẫm phải gặp một lũ quỷ sứ thật sự. Chúng cãi vả nhau, cấu xé nhau, phỉ báng nhau và sau đó tất cả cùng chạy đến cầu xin trẫm phân xử. Trẫm sẽ ở giữa một đám yêu phụ làm trẫm điếc tai, nhức óc".
Tuy khốn khổ vì số lượng "các bà" quá dư thừa, quá nhiễu sự nhưng vua Gia Long cũng như tất cả các ông vua khác của triều Nguyễn vẫn không thể loại bỏ bớt số lượng phi tần. Bởi lẽ, họ đều là con gái của các quan Đại thần đang nắm giữ các vị trí "lương đống" của quốc gia, được vua đồng ý "nạp thiếp" như một lời hứa bảo đảm địa vị chính trị hoặc một thứ ân sủng. Theo thời gian, dù tuổi tác của vua ngày một tăng thì hằng năm, các vị đại thần vẫn tiếp tục đem dâng các cô con gái xinh đẹp vừa chớm tuổi cặp kê của mình lên cho "ngài ngự". Để bảo đảm không xảy ra bất hòa, hiềm khích, chia rẽ giữa đám trọng thần, các bậc đế vương lại đành nhắm mắt chấp nhận thêm một mớ "quỷ sứ" vốn đã đầy kín trong tam cung, lục viện.
Trong thực tế, các hoàng đế triều Nguyễn như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh...vv...mỗi người đều có hơn 100 phi tần. Trong số này ngôi "quán quân" thuộc về vua Minh Mạng. Ông có đến 236 bà vợ. Ngay sau khi vua Minh Mạng đăng quang (14/02/1820 ) quan ngự y Lê Quốc Chước đã chế ra một thứ rượu bổ có công dụng giúp vua "nhất dạ ngũ giao tam hữu tử" và kích thích tiêu hoá, bồi bổ sức khoẻ. Công dụng của thứ thuốc bổ này như thế nào, người phàm không phải là vua không được dùng e khó biết, nhưng thật sự là vua Minh Mạng đã có đến 142 hoàng tử và công chúa. Vua Đồng Khánh cũng có trên 100 bà vợ nhưng chỉ hạ sinh được 4 hoàng tử và 2 công chúa. Vua Tự Đức thậm chí còn đáng buồn hơn, hơn 100 bà vẫn không có con. Ông phải nuôi ba người con nuôi, sau này đều lên ngôi hoàng đế. Người thứ nhất là Ưng Chân (1852-1885), con trai của Hường Y (Thoại Thái Vương), lên ngôi trở thành vua Dục Đức. Ở ngôi chỉ 3 ngày đã bị Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường truất ngôi và bức tử. Người thứ hai là Ưng Đăng (1869-1884) con thứ ba của Hồng Cai (Kiến Thái Vương) làm vua lấy niên hiệu là Kiến Phúc, ở ngôi 8 tháng thì bị bệnh và băng hà. Người thứ ba là Ưng Kỷ (1864-1889), con trai trưởng của Hồng Cai. Sau khi vua Hàm Nghi bôn tẩu (14/09/1885 ), được người Pháp đưa lên làm vua, lấy hiệu là Đồng Khánh, ở ngôi được 4 năm thì mất.
THÂN PHẬN NHỮNG KẺ MẶC ÁO XANH
Để tổ chức quản lý đám cung tần mỹ nữ quá đông đúc và rắc rối nơi hậu cung, một lớp thái giám đã được đưa vào Tử Cấm thành. Công việc của họ là hầu hạ nhà vua trong các việc liên quan đến chuyện gối chăn. Họ phải sắp xếp thứ tự, lên danh sách các phi tần và sắp xếp giờ để vua "ngự dâm". Ghi chép lại danh tánh các bà phi đó cùng với giờ giấc, ngày tháng cẩn thận để sau này nếu bà phi có con với vua sẽ được xác nhận, tránh sự nhầm lẩn tai hại có thể xảy ra. Một số thái giám khác được điều sang phục dịch, hầu hạ các cung phi goá bụa của vua đời trước tại các lăng tẩm.
Để phân biệt với lớp quan lại khác, họ được cấp một loại trang phục riêng bằng lụa xanh dệt hoa trước ngực, đội một thứ mũ cứng hoặc khăn đóng. Khi sống, họ lo phục dịch trong Tử Cấm thành hoặc lăng tẩm. Đến khi già yếu, họ buộc phải rời Đại Nội, ra dưỡng bệnh hoặc nằm chờ chết tại một tòa nhà ở phía bắc Hoàng thành, gọi là cung Giám Viện, không được chết cùng nơi vốn là chốn dành riêng cho vua chúa hoặc Hoàng gia.
Dưới triều Gia Long, các thái giám vẫn được tham gia quốc sự. Ngay từ khi mới xưng vương ở miền Nam(1780) Nguyễn Ánh đã đặc biệt tin cẩn, cất nhắc một thái giám tên là lê Văn Duyệt. Phò Gia Long lập đưọc nhiều công trạng nên khi Gia Long lên ngôi, Lê Văn Duyệt được phong Tổng Trấn Gia Định thành, thực quyền như một vị phó vương tại phương Nam. Theo bài viết của Công sứ A. Laborde đăng trong tập 5 bộ B.A.K.H ( Những người bạn của cố đô Huế) xuất bản năm 1918 thì đến triều Minh Mạng, Tả Quân Lê Văn Duyệt bị Tân vương ghét bỏ vì ông ủng hộ Hoàng Tử Anh, cháu nội của dòng chính lên ngôi vua, phản đối sự kế vị vua Gia Long của Minh Mạng (Hoàng tử Đảm). Tả quân còn công khai chỉ trích thái độ "bài Tây" - ngược với vua Gia Long - của vua Minh Mạng. Tuy nhiên do uy tín và vị trí của Lê Văn Duyện tại Nam Kỳ quá lớn nên sau khi ông mất (1832), hành động trả thù của vua Minh Mạng mới diễn ra. Hàng loạt bà con thân thích, tay chân của Lê Văn Duyệt đã bị bãi chức, tống ngục, dẫn đến cuộc bạo loạn của Lê Văn Khôi,con nuôi của Lê Văn Duyệt. Tuy nhiên chỉ trong một thời gian ngắn, cuộc bạo loạn của Lê Văn Khôi bị dập tắt.
Từ mối ác cảm này, đồng thời để hạn chế sự lộng hành của các thái giám, ngày 17 tháng 3 năm 1836 vua Minh Mạng đã ban bố một tờ dụ khắc vào bia Văn Miếu, trong đó có quy định rõ các thái giám tuyệt đối không được tham gia triều chính, không được xếp vào hàng quan lại. Thay vào đó, đội ngũ thái giám được chia thành 5 đẳng trật: Thủ đẳng, thứ đẳng, trung đẳng, á đẳng và hạ đẳng. Mỗi đẳng trật lại chia thành hai cấp với bổng lộc hàng tháng từ 24 quan tiền, 24 bát gạo đến 72 quan tiền và 48 bát gạo. Đến đời vua Thành Thái năm thứ hai (1890) chế độ lương trả bằng tiền và gạo bị xoá bỏ, thay bằng lương trả bằng tiền với 7 mức, từ 180 đồng đến 540 đồng/năm.
Tuy bản thân không đạt được vinh dự như hàng quan tước, song các thái giám vẫn có thể đem lại cho cha mẹ, họ hàng của họ những quyền lợi nhất định. Những thái giám thuộc 3 đẳng trật cao nhất (Quảng vụ, Điển sự, Kiểm sự và Phụng nghi) có thể xin chức Nhiêu Phụ (cho cha) hoặc Miễn Nhiêu (cho em, cháu) để họ được miễn thuế cả đời. Dưới ba bậc này, các thái giám không được xin cho cha, chỉ được xin cho em hoặc cháu.
Có hai loại thái giám là giám sinh và giám lặt. Giám lặt là những người bình thường, chấp nhận bị thiến để được vào cung sống bên cạnh hầu hạ các bà, đề phòng xảy ra "sự cố". Giám sinh là những người bẩm sinh ngay từ khi mới chào đời đã không có sinh thực khí dù của đàn ông hay của đàn bà. Luật triều Nguyễn năm Minh Mạng thứ 16 (1836) quy định khi có giám sinh chào đời, cha mẹ đứa trẻ phải báo ngay cho làng, xã để lập danh sách báo lên cho Bộ Lễ nắm. Khi đứa trẻ lên 10, Bộ Lễ sẽ đưa nó vào cung, dạy dổ đứa trẻ đầy đủ những lễ nghi phức tạp về kiến thức, cách xử sự trong hoàng cung để khi nó lớn lên thì tuyển vào đội quân thái giám. Làng nào giấu giếm "giám sinh" sẽ bị phạt nặng.
Làng nào có giám sinh nghiễm nhiên sẽ được miễn thuế 3 năm, xem như có đại phúc. Vì thế những đứa trẻ giám sinh bị khiếm khuyết không những không bị coi thường mà còn được dân làng cung kính gọi là "ông Bộ". Tài liệu của Công sứ A. Laborde ghi nhận, trong dân quê một số vùng, người ta vẫn thường bảo nhau bằng câu cửa miệng : "Ăn mà đẻ "ông Bộ" cho làng nhờ " (!).
Ước lượng ở giai đoạn đầu triều Nguyễn mỗi thời thường xuyên có khoảng 200 người, cả giám sinh lẫn giám lặt. Đến thời vua Thành Thái (1879-1954) số lượng thái giám giảm hẳn, chỉ còn 15 người. Vua Duy Tân (1899-1945) chỉ duy nhất một lần "nạp thiếp" (bà Hoàng Quý Phi Mai Thị Vàng) cho nên các thái giám bị thất nghiệp. Đến năm 1914, việc tuyển chọn thái giám thực sự chấm dứt, chỉ còn 9 vị được lưu lại trong cung để sống nốt những ngày cuối cùng của năm tháng tuổi già.
Vua Khải Định (1885-1925) thể chất ốm yếu, hầu như không muốn chuyện phòng the. Ông chỉ có duy nhất một người con là Hoàng tử Vĩnh Thuỵ, lên ngôi lấy niên hiệu là Bảo Đại. (Việc Hoàng tử Vĩnh Thuỵ có thực sự là con ruột cuả vua Khải Định hay không hiện vẫn là nghi vấn. Tuy nhiên việc này không thuộc phạm vi bài viết này nên xin miễn bàn). Vị hoàng đế cuối cùng này của triều Nguyễn nổi tiếng đào hoa. Nhưng năm 1934, dưới sự sắp xếp của Khâm sứ Trung Kỳ Charles - người đỡ đầu của Bảo Đại trong thời gian học tập ở Pháp – ông đã cưới cô Nguyễn Hữu Thị Lan, vốn là con gái một gia đình công giáo toàn tòng nên chuyện đa thê – trên hình thức -Bảo Đại đành chịu bị cấm tiệt. Do đó dưới triều hai ông vua này, việc khôi phục lại đội ngũ thái giám đã trở nên không cần thiết, cũng không còn ai bàn cãi tới. Vĩnh viễn, một lớp người từng tồn tại cả ngàn năm trong lịch sử phong kiến Việt Nam đã thật sự biến mất.
hiya- Total posts : 66
SA trong giới samurai
Ngày đăng: 16-02-2008, 20:39
shinigami wrote:Samurai là những chiến binh trung thành và điêu luyện trong chiến đấu,học coi trọng tinh thần,danh dự hơn chính mạng sống.Từ samurai có gốc từ saburau nghĩa là người bảo vệ.Nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài còn cuộc sống tinh thần bên trong thì ít phổ biến hơn.Trong bài này tui xin viết về khía cạnh SA trong cuộc sống của các samurai.Theo đúng kiểu Nhật thì cái gì cũng có thể biến thành một loại nghi lễ và SA cũng không phải là ngoại lệ,trong giới samurai thì nó được gọi là shudo (một loại nghị thức chăng) và “do” ở đây có nghĩa là đạo.Tên nguyên của loại hình này là wakashudō nghĩa là “con đường của chiến binh trẻ tuổi”.Trong mối quan hệ ấy thì người lớn tuổi hơn thì gọi là nenja và người còn lại thì gọi là wakashu.Shudo xuất hiện nhiều vào khoảng thế kỷ 17 là thời vàng son của các samurai mà theo đánh giá của một số người thì vào lúc này những nghi thức cũng như nghệ thuật chiến đấu của các samurai đạt đến đỉnh cao.Shudo được coi là chính thống tới mức nó được ghi vào trong thơ văn và nhất là trong Hagakure-một cuốn sách giáo khoa dành cho samurai.Và shudo được truyền dạy như là một đặc ân và rất kĩ càng về mọi mặt tương tự như huấn luyên một geisha nhưng thậm chí còn khó khăn hơn vì khộng được làm mất vẻ mạnh mẽ của nam giới vì những người đó sau này sẽ là chiến binh kế nghiệp.Chỉ riêng trong thế kỷ 17 và 18 mà số lượng văn thơ nói về SA trong giới samurai lên đến 457 (chắc phải thuộc hàng best-seller).Nghệ thuật này còn sống thêm một thời gian khá lâu nữa trước khi cáo chung cùng với thời kì của các samurai.
Vì bài quá ngắn nên tui gộp chung với bài SA trong thần thoại Hi Lạp
Vì nền văn minh Hy Lạp cổ đã bị chôn vùi khá lâu và xã hội có nhiều thay đổi về định kiến nên những chứng cứ về SA bị phai nhạt nhiều,tui chỉ xin xem xét một số vị thần sau đây:Achilles (tui tính là thần).Zeus và Apollo
Achilles:là một người chiến sĩ anh dũng tới mức kinh dị,một chọi 1000 nhờ một phần là sức khỏe của chính bản thân nhưng phần lớn là sự che chở của các thần chiến tranh (ô dù lớn).Achilles có một mối quan hệ rất thân thiết với Patroclus có thể là bạn thân nhưng trong các trường ca cổ còn lại thì xem đó là SA,nên hiểu rằng Hi Lạp cổ không có khái niệm SA nên không phân loại,điều đó gây khó khăn cho việc tìm hiểu sau này và chỉ là suy đoán .Patroclus sau bị Hector giết và Achilles nổi điên lên “smackdown” Hector.
Zeus:là chúa tể của các vị thần trên đỉnh Olympus,quyền lực gần như vô biên và có vô số vợ chính thức lẫn không chính thức và số con thì phải tính bằng ngàn mà Heracles là một trong số đó.Tuy nhiều vợ thế nhưng ông vẫn có một mối quan hệ SA với một thanh niên tên là Ganymede và theo thần thoại thì anh thanh niên này bị ổng bắt cóc về
Apollo:là người có nhiều mối quan hệ SA nhất trong tất cả các thần nhưng mà tất cả người yêu đồng giới của thần đều chết trẻ.Trong số đó có:Hyacinth là một hoàng tử Sparta và trong khi tham gia trò chơi ném dĩa thì bị ném vỡ đầu chít.Một người khác là Acantha,sau khi chit được thần hóa thành cây ôrô.Ngoài ra còn có Cyparissus là hậu duệ của người anh hùng Heracles,ông này cũng bị biến thành cây bách
hiya- Total posts : 66
Những gì tôi biết và nghĩ về Shounen ai
Ngày đăng: 19-02-2008, 11:24
sakura11141 wrote:*Các bài viết sau tổng hợp và sử dụng thông tin từ nhiều nguồn
Thực ra, Sa cũng chỉ mới tham gia vào SAFC trong thời gian gần đây. Mục đích ban đầu của Sa chỉ là để thử sức với một thể loại mới. Ngoài ra cùng là vì muốn vào đú chung với Momo cho vui Nhưng sau khi đọc một số SA manga, Sa cảm thấy rất thích và muốn tìm hiểu kĩ hơn về lĩnh vực này. Tuy thích SA nhưng Sa lại không có cảm tình với Yaoi, chỉ thấy nó gúm gúm là... (xin lỗi các fan của thể loại này nếu có lỡ nói gì đụng chạm ^^)~o0o~
Trước khi nói đến SA, Sa muốn nhắc sơ qua về "đồng tính luyến ái" Định nghĩa về vấn đề này đã được nhiều bạn đề cập và có cả trên wiki nên Sa sẽ không nhắc lại nữa.
*Châu Á
Tại châu Á việc ái tình đồng tính là một việc hằng ngày từ xưa.
Tại Trung Quốc, quan hệ đồng tính được ghi nhận từ năm 600 TCN. Trong quyển Hồng Lâu Mộng, những việc âu yếm và quan hệ tình dục giữa những người đồng giới không gì xa lạ đối với độc giả.
Tại Nhật Bản, thói quen này được gọi là shudo (chúng đạo) hay nanshoku (男色 nam sắc), đã được ghi lại trong nhiều tài liệu trên một nghìn năm và là một phần quan trọng trong các tu viện đạo Phật cũng như truyền thống samurai. Nền văn hóa ái tình đồng tính này đã dẫn đến một truyền thống hình vẽ và văn chương ghi nhận và ca tụng các quan hệ này. Truyện kể Genji là một trường thiên tiểu thuyết của Murasaki Shikibu (Bà Murasaki- Một nữ sĩ cung đình Nhật Bản) cũng đề cập đến mối quan hệ này.
Tại Thái Lan không có khái niệm "đồng tính luyến ái" mãi đến cuối thế kỷ 20. Tuy nhiên, kathoey hay "trai nữ" (cô chàng) là một phần trong xã hội Thái trong nhiều thế kỷ. Họ là những người nam giới ăn mặc quần áo phụ nữ, có thể đã cắt bỏ phần ngoài của bộ phận sinh dục nam. Họ thường được xã hội chấp nhận, không bị phiền toái, tuy nhiên một gia đình có con trai trở thành kathoey thường thất vọng. Quan niệm của đạo Phật trong xã hội Thái chấp nhận một giới tính thứ ba.
Quan hệ đồng tính hiện đang hợp pháp tại Đài Loan, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan và Campuchia. Còn tại Singapore, Malaysia, Myanma và Ấn Độ, vì là những cựu thuộc địa của Anh, nó bất hợp pháp.
*Châu Âu
Những tài liệu Tây phương lâu đời nhất (trong hình thức mỹ thuật, văn học, và truyền thuyết) về mối quan hệ đồng tính được tìm thấy từ Hy Lạp thời thượng cổ, nơi các mối quan hệ đồng tính được xã hội tạo nên, được thành lập qua thời gian từ thành phố này đến thành phố khác. Lệ này, một hệ thống của những mối quan hệ giữa một người đàn ông lớn tuổi và một thanh niên đang trưởng thành, được xem là có giá trị dạy dỗ, đồng thời để kiềm chế mức độ gia tăng dân số, đôi khi bị xem là làm mất trật tự. Plato đã ca ngợi những lợi ích của việc này trong các tác phẩm lúc đầu, nhưng trong các tác phẩm sau này ông đã đề nghị ngăn cấm nó.
Trong thời Phục Hưng, những thành phố ở miền bắc nước Ý, đặc biệt là Firenze và Venezia, rất nổi tiếng về việc ái tình đồng tính, được phần đông dân số nam theo và được tạo theo kiểu mẫu ở Hy Lạp và La Mã. (Ruggiero, 1985; Rocke, 1996). Tuy nhiên, trong khi phần đông dân số người nam theo tục lệ này, những nhà chức trách vẫn khởi tố, phạt và bắt bớ nhiều người.
Chính nhạc disco có nguồn gốc từ sự liên kết ban đầu với lối sống của một bộ phận giới đồng tính luyến ái nam ở Thành phố New York và sau đó được phát triển trên nền tảng nhạc đại chúng da đen trong những năm của thập niên 1970.
*Châu Mỹ
Trong xã hội thổ dân Bắc Mỹ, hình thức đồng tính luyến ái phổ biến nhất là những người được xem là có hai linh hồn. Những người này được hầu hết các bộ lạc công nhận và đặt tên cho vai trò này. Thường những người có hai linh hồn được công nhận lúc còn nhỏ, được cha mẹ cho lựa chọn để theo con đường này. Nếu đứa bé nhận vai trò, nó sẽ được dạy dỗ về các nhiệm vụ của mình, theo các phong tục của giới tính mà nó đã chọn. Những người này thường làm thầy pháp nhưng được xem là có nhiều quyền phép hơn các thầy pháp thường.
*Trung Đông
Nhiều nhà thơ Hồi giáo (hầu hết là Sufi) tại các nước Ả Rập và Ba Tư trong thời trung cổ đã viết thơ ca tụng những thằng nhỏ đem rượu cho họ trong các quán rượu và ngủ chung giường với họ. Trong một số nền văn hóa Hồi giáo tục lệ đồng tính luyến ái rất phổ biến (xem Burton, Gide), và vẫn còn tồn tại ngày nay.
Tại Trung Á, trên Đường tơ lụa, nơi giao điểm giữa hai nền văn hóa đông-tây, đã nảy ra một văn hóa đồng tính luyến ái. Trong đó có người bachá, thường là người tiếp đãi viên đồng thời làm nghề mại dâm thanh niên phái nam ăn mặc lộng lẫy và có trang điểm. Những người bachá hát và múa những bài hát khiêu dâm cho khán giả. Họ được huấn luyện từ còn nhỏ và làm việc cho đến khi râu mọc.
________________________________________
Trung Quốc: Các luật chống lại đồng tính đã được hủy bỏ vào năm 1997. Quan niệm xem đồng tính luyến ái như là một sự tình trạng rối loạn tâm thần đã được chấm dứt năm 2001. Nhiều cảnh đồng tính luyến ái nam xuất hiện công khai tại các thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh và Thượng Hải.
Hồng Kông: Năm 1994, Hong Kong hợp pháp hóa các đạo luật về đồng tính luyến ái. Hiện tòa án ở đây đang xem xét tính hợp pháp của các cuộc hôn nhân đồng giới được tiến hành ở nước ngoài nhưng hiện đang sinh sống tại đây. Chính phủ đang dự định tiến hành một cuộc trưng cầu ý kiến cho việc ban hành luật chống phân biệt đối xử vào năm tới.
Afganistan: Dưới thời Taliban, đàn ông bị phát hiện có quan hệ đồng tính có thể bị xử ném đá đến chết. Luật hiện vẫn còn được áp dụng, tuy nhiên trong thời hậu Taliban đã có một số dấu hiệu cho thấy có sự cảm thông của công chúng đối với những người này.
Nepal: Quan hệ đồng tính nam có thể bị phạt tù chung thân.
Pakistan: Quan hệ đồng tính nam bị phạt tù chung thân hoặc tử hình tại nước này; một số bộ lạc như Pashtun sử dụng hình phạt nhẹ hơn.
Ấn Độ: Các nỗ lực nhằm bãi bỏ các luật trừng phạt quan hệ đồng tính đều bị thất bại; quan hệ đồng tính luyến ái nam có thể bị phạt đến mười năm tù giam. Xã hội cật lực phản đối các cuộc hôn nhân đồng tính, nhưng tại một số thành phố lớn như Mumbai và Bangalore đã tỏ ra dễ dãi hơn với các đối tượng này.
Bangladesh: Phạt tiền hoặc phạt tù giam cho các hành vi quan hệ đồng giới.
Sri Lanka: Tại nước này, quan hệ đồng tính là bất hợp pháp. Tuy vậy, trong những năm gần đây, đồng tính luyến ái không còn bị truy tố trước pháp luật nữa.
Singapore: Đồng tính luyến ái nam vẫn còn bị xem là bất hợp pháp. Mặc dù luật chưa thay đổi, nhưng xu hướng thông cảm với những người đồng tính tại đây đang được thể hiện rất rõ.
Malaysia: Bị phạt giam 20 năm tù và đánh bằng roi nếu có hành vi quan hệ đồng giới.
Thái Lan: Bangkok từ lâu nổi tiếng là thủ phủ của đồng tính luyến ái nam tại khu vực châu Á, nhưng do chính quyền hiện đang cố thẳng tay dẹp bỏ những tụ điểm tụ họp của những đối tượng này nên nơi đây ít nhiều cũng không còn là thiên đường của giới đồng tính luyến ái. Tuy nhiên, xã hội vẫn thừa nhận và thông cảm đối các người đồng tính luyến ái, đặt biệt là tại Bangkok.
Indonesia: Mặc dù một dự luật đã được đưa ra vào năm 2003 nhắm đến việc cấm các quan hệ đồng giới, nhưng hành vi quan hệ đồng giới vẫn được ngầm cảm thông tại nước này. Thành kiến về những người quan hệ đồng giới có giảm bớt nhưng việc kết hôn giữa các đối tượng này vẫn không được xã hội chấp nhận.
Hàn Quốc: Quan hệ đồng tính luyến ái được xem là hợp pháp, nhưng chính phủ vẫn áp dụng các biện pháp kiểm duyệt gắt gao đối với các ấn phẩm và vật dụng có liên quan đến loại quan hệ này. Xã hội ít tỏ ra đồng cảm với những người đồng tính; điển hình là vào năm 2000, Hong Seok Chon – diễn viên hài nổi tiếng của nước này đã bị huỷ bỏ hợp đồng một số chương trình truyền hình có sự tham gia của anh sau khi mọi người phát hiện anh là người đồng tính luyến ái.
Nhật Bản: Một số thành phố của Nhật Bản có luật cấm phân biệt đối xử với người có quan hệ đồng giới. Tuy nhiên, họ vẫn còn chịu nhiều sức ép từ gia đình và xã hội trong việc kết hôn với nhau.
Đài Loan: Dự luật thừa nhận các quan hệ đồng giới vẫn còn đang trong vòng bàn cãi; những người đồng tính luyến ái nam đã được phép gia nhập quân đội kể từ năm 2002. Do sức ép nên các cuộc hôn nhân đồng tính vẫn chưa được công khai.
Campuchia: Quan hệ đồng giới được xem là hợp pháp tại nước này. Đầu năm nay, Quốc vương Norodom Sihanouk đã lên tiếng cho phép những người đồng giới kết hôn với nhau.
Philippines: Thành kiến xã hội có giảm bớt, tuy nhiên nhưng những người theo đạo Thiên Chúa vốn không chấp nhận hành vi quan hệ đồng giới vẫn đang đóng vai trò chi phối tại đây. Thượng nghị viện đã bác bỏ những nỗ lực của cơ quan lập pháp thuộc Hạ viện trong việc cho phép người đồng tính luyến ái nam gia nhập quân đội.
Úc: Mặc dù luật về đồng tính luyến ái tại các bang có khác nhau nhưng những người đồng tính nam vẫn được hưởng nhiều đặc quyền và hoàn toàn tự do. Bang Tasmania chỉ mới dỡ bỏ luật chống lại những người đồng tính vào năm 1997, bang New South Wales ban bố một số quyền lợi hợp pháp cho những cặp vợ chồng đồng tính.
New Zealand: Luật chống lại các quan hệ đồng tính đã được hủy bỏ vào năm 1986; luật chống phân biệt đối xử được ban hành vào năm 1993; những người đồng tính nam có thể gia nhập quân đội. Dự luật về quyền kết hôn của các đối tượng này vẫn còn đang được thảo luận.
Từ năm 1973, các nhà tâm lý học không còn xem đồng tính luyến ái là một bệnh tâm thần nữa. Trong vài ba thập kỉ nay, tại các nước Tây phương có sự hình thành của một nền văn hóa của những người ĐTLA. Tuy nhiên, cũng có nhiều người ĐTLA không tham gia trong xã hội đó.
Sau khi bị chính quyền Đức quốc xã cố ý tiêu diệt trong Đệ nhị thế chiến, những người đồng tính đã giành được nhiều quyền, đặc biệt là tại các nước Tây phương. Một số quốc gia gần đây đã cho phép người đồng tính có quyền kết hôn cũng như nhận con nuôi.~o0o~
Shounen Ai là gì?
Được dịch nghĩa đen ra là "Boy Love". Mối quan hệ tình cảm giữa một male/một male khác trong Nghệ thuật Nhật. Nó không giống yaoi ở chỗ nó chỉ tập trung miêu tả tình cảm của nhân vật, có thể có kissing và touching nhưng không miêu tả những vấn đề quá người lớn. Có thể nói shounen ai ở mức độ nhẹ hơn yaoi, và nói chung là có nhiều tác phẩm thuộc dạng này hơn yaoi.
Theo nhận thức và suy nghĩ của Sa thì Shounen ai là thứ tình cảm đặc biệt và thú vị, nó không giống tình cảm nam nữ bình thường hay "đồng tính luyến ái" mà nằm giữa tình bạn và tình yêu. Đó đơn thuần chỉ là sự quan tâm, chăm sóc và cả âu yếm dành cho người đặc biệt quan trọng. ( Đây chỉ là ý kiến thiển cận của cá nhân ^^)~o0o~
Tại sao SA manga phát triển khá mạnh mẽ ở Nhật Bản?
Để giải thích vấn đề này thì chúng ta phải đề cập đôi chút đến lịch sử tôn giáo của xứ sở mặt trời mọc.
Từ đầu lịch sử tới nay, tín ngưỡng bản địa Nhật Bản, đạo Shinto, đã giữ một ý thức hệ tích cực đối với tình dục, đặc biệt với vai trò của tình dục trong việc duy trì nòi giống. Sự nhập môn của Phật giáo ở thế kỷ thứ bảy là thử thách đầu tiên đối với tín ngưỡng nguyên thủy của Nhật Bản. Chính vì để phân biệt với Phật giáo, hay "đạo của Phật", nên các tín ngưỡng bản địa đã được gọi là Shinto, hay "đạo của thần thánh”.
Phật giáo thời kỳ đầu chia ra hai cách sống thích hợp cho người theo đạo: là tu sĩ và là cư sĩ. Tu sĩ không được phép sinh hoạt tình dục, còn cư sĩ thì tuân theo năm giới, trong đó giới thứ ba là không được tà dâm. Trong Phật giáo, dục vọng là một vấn đề, không phải vì nó mang tính xấu, mà bởi vì nó tạo ra vướng mắc, và qua đó, khổ đau. Về cơ bản Phật giáo không đề cao việc duy trì nòi giống, bởi qua đó chúng sinh chỉ một lần nữa đầu thai vào thế giới trần tục (samsara) mà thôi.
Giáo phái Shingon của Phật giáo Nhật Bản, do Kuukai(774-835)sáng lập, đã xây dựng nên một dạng Tantra riêng của mình gọi là Tachikawa Ryu. Giáo phái này dậy rằng sự quên đi bản thân trong khi làm tình có thể dẫn đến giác ngộ. LaFleur nhận xét: “Ở châu Âu có lẽ không có một điều gì tương tự như việc Phật giáo Nhật Bản sử dụng tình dục như một hình tượng tôn giáo, thậm chí coi chính nó như một hành vi tôn giáo”. Điều nổi bật là có một số xu hướng trong Phật giáo Nhật Bản coi tình dục như một chuyện tính cực, tách khỏi nhiệm vụ sinh sản của nó. Việc tách tình dục ra khỏi nhiệm vụ duy trì nòi giống đã cho phép tình dục trở thành một biểu tượng tôn giáo và được nâng lên khỏi phạm trù gia đình.
Việc Đạo Phật cho phép thậm chí tu sĩ cũng có những sinh hoạt tình dục đồng tính được thể hiện rõ qua huyền thoại nổi tiếng về người sáng lập trường phái Shingon, Kooboo Daishi (Kuukai), người đã nhập môn tình dục đồng giới vào Nhật sau khi đi tu học ở Trung Quốc về vào đầu thế kỷ thứ chín. Các ông bố có chỗ đứng trong xã hội giao phó con trai mình cho những vị sư để được dạy những việc như vậy và đồng thời để thoả mãn dục vọng của họ. Một cha cố Jesuit khác nhận xét rằng điều “ma quỷ này” lan truyền “rộng rãi” tới mức người ta “không kinh lạ mà cũng chẳng sợ hãi”, và chỉ ra rằng tình dục đồng giới trong tu sĩ Phật giáo không phải là điều gì đặc biệt.
Những tu viện Phật giáo là những cộng đồng thuần về giới tính và thường hay ở nơi hẻo lánh và núi non. Điều này đã khuyến khích sự phát triển của một dạng dục cảm đồng giới nhất định liên quan tới những chú tiểu trẻ hay chigo. Những chú tiểu ít tuổi nhất, gọi là kasshiki, có thể chỉ năm tuổi và không cạo đầu mà để “tóc dài tới vai và rất đúng thời trang”. Chúng trang điểm mặt bằng phấn và “mặc quần áo bằng tơ tằm mịn và vận đồ bên trong với nhiều mầu sặc sỡ”. Colcut chỉ ra những vấn đề trong những tu viện ở thời Muromachi (1333-1568), bị gây ra bởi quan hệ tình dục với nam thiếu niên. “Sự có mặt của nhiều trẻ em trong thiền viện có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới mức độ kỷ luật”. Kết quả là “những thiếu niên đẹp và quyến rũ trở thành trung tâm của sự ngưỡng mộ trong những buổi lễ xa hoa. Điều này xa rời sự tìm kiếm bản thể giản dị được dạy bởi các bậc Thiền sư ngày xưa”. Những người phụ trách kỷ cương trong các thiền viện vất vả trong vấn đề này, hệt như triều đình Shogun không cấm được các nhà hát kabuki ăn mặc phô trương. Các điều luật ra đời hồi đó cấm sử dụng một số loại vải hay mầu sắc nhất định đều không mấy hiệu lực.
Môi trường dục cảm đồng tính ở các nhà chùa thậm chí đã tạo ra hẳn một thể loại văn học, Chigo monogatari (chuyện chú tiểu), lấy tình yêu giữa chú tiểu và sư thầy làm đề tài. Những quan hệ dục cảm đồng tính này bắt nguồn từ cấu trúc gia đình của cuộc sống tu viện. Một trong những đề tài thông dụng của những tích này là chuyện một vị Phật, thường là Kannon, Jizoo hay Monjuschiri, hoá thân thành một chú tiểu trẻ đẹp. Chú tiểu dùng sự quyến rũ cơ thể của mình để gần gũi một vị sư già và giúp vị sư đạt được giác ngộ. Trong tích Chigo Kannon engi ở thế kỷ thứ muời bốn, Kannon biến thành một chú tiểu và trở thành người tình của một nhà sư đang khao khát có một người bạn đồng hành trong tuổi già. Sau một số năm khăng khít, chú tiểu qua đời, để lại nhà sư già tuyệt vọng. Lúc đó Kannon hiện ra, tiết lộ rằng mình chính là chú tiểu và giảng cho nhà sư về tính phù vân của vạn vật.
Dần dần Kannon, Monjuschiri, Jizoo, cũng như những nhân vật lịch sử khác như Kuukai và Shootoku Taishi (một hoàng tử được coi là đã đem Đạo Phật vào nước Nhật) được thể hiện là những “vị thần thiếu niên”, phản ánh những chú tiểu trẻ và đẹp trong các chùa chiền.
Cách nhìn thoáng của Đạo Phật đối với tình dục, cũng như với những khía cạnh khác của bản chất con người, bắt nguồn từ quan niệm upaaya (các biện pháp khôn khéo). Upaaya không đánh giá bản thân các hành động, mà đánh giá mục đích và kết quả của chúng. Vì vậy, sự hấp dẫn tình dục, mặc dù trong thời kỳ đầu của Phật giáo bị coi là không trong sạch, có thể được sử dụng như một công cụ để truyền tải Đạo. Qua đó tu sĩ, mặc dù không được phép quan hệ tình dục với phụ nữ, có thể biện minh (hoặc giải thích) được cho quan hệ của mình với thiếu niên là để tạo nên một gắn bó tâm linh sâu sắc và lâu dài.
Ngoài những chú tiểu đi tu để trở thành nhà sư, còn có nhiều thiếu niên khác lui tới môi trường tu viện, bởi tu viện cũng thường được dùng là trường học cho con cái của tầng lớp trên. “Những trẻ em này thường được sư thầy yêu mến. Chúng mặc quần áo đẹp đẽ, tỉa lông mày và trang điểm như con gái. Chúng là niềm tự hào của tu viện, và những đứa đẹp nhất và tài hoa nhất thì được khoe khắp trong vùng” (Frederic). Nhưng sự chiêm ngưỡng mang tính dục cảm đồng giới với một cậu bé học trò và việc cùng chăn gối với cậu là hai việc khác nhau. Vậy với mức độ nào thì cái không khí dục cảm đồng giới ở trong tu viện thực sự dẫn đến những hành động đồng tính luyến ái? Leupp dẫn ra một loạt những nguồn tư liệu văn học và nghệ thuật, chứng tỏ rằng quan hệ tình dục đồng tính giữa các sư và chú tiểu là rất phổ biến. Để dẫn chứng, ông trích một bản tuyên thệ với năm điều hứa của một tu sĩ 36 tuổi ở chùa Todaiji tại Nara, viết vào năm 1237:
Điều: Tôi hứa sẽ tu tại chùa Kasaki tới khi 41 tuổi
Điều: Đã ngủ với 95 đàn ông rồi, tôi hứa sẽ không dâm dục với quá 100 người.
Điều: Tôi sẽ không cặp kè với bất cứ cậu nào ngoài Ryou-Maru.
Điều: Tôi sẽ không giữ con trai lớn tuổi trong giường.
Điều: Tôi sẽ không làm nenja (vai người lớn trong một quan hệ đồng tính luyến ái) cho bất cứ ai trong số con trai lớn và nhỡ tuổi.
Đáng tiếc Leupp không chú giải bản tuyên thệ này dựa trên quan hệ với những bản tuyên thệ khác cũng được giữ trong chùa. Mặc dù đây có thể là một ngoại lệ (có 95 người bạn tình vào tuổi 36 thật không phải là ít, nhất là đối với một nhà sư), nhưng giọng văn của những lời hứa rõ ràng là nhẹ nhàng chứ không cực đoan. Ví dụ, nhà sư cho phép mình có thêm 5 người tình nữa, đó là ngoài quan hệ vẫn được giữ với Ryuo-Maru. Nhà sư cũng ghi thêm là những lời hứa này chỉ đúng cho kiếp này, chứ không áp dụng cho kiếp tới.
Trong một số văn bản, tình yêu con trai đã được bàn tới trên phương diện siêu hình (metaphysical). Shin’yuuki hay “Ghi chép của những người bạn tâm huyết”, một văn bản Phật giáo của thế kỷ 17, đưa ra lời giải thích siêu hình tường tận nhất cho tình yêu nam nam. Bản văn được viết như một sách giáo lý, trong đó một sư thầy trả lời câu hỏi của một chú tiểu về “đạo làm thiếu niên”. Trong đó, sắc đẹp của một thanh niên được coi là có một ý nghĩa siêu hình nếu như cậu bé đáp lại tình yêu do sắc đẹp của cậu mang lại ở một người lớn tuổi. Ý niệm cơ bản ở đây là nasake, hay “đồng cảm”, một chữ quan trọng trong cả khái niệm đạo đức lẫn cái đẹp của Nhật Bản. Nếu một thiếu niên cảm nhận được sự thành thực trong tình cảm của một người đàn ông cao tuổi hơn, và qua đồng cảm đáp lại tình cảm đó một cách không vụ lợi thì được coi là gương mẫu. Người thầy lý luận rằng thoả mãn dục vọng là cần thiết cho đời sống tình cảm và việc chống lại tình cảm còn đem lại nhiều vấn đề hơn là nghe theo tình yêu của mình.
Tuy nhiên, ta cũng không nên quên rằng những quan hệ dục tính đồng giới được tác phẩm trên ca ngợi kia chỉ xẩy ra trong một tình huống rất cụ thể: giữa một nam giới lớn tuổi và một thiếu niên trong vòng mấy năm trước khi thiếu niên trưởng thành. Sau đó, quan hệ đó sẽ mất đi tính tình dục và trở thành một quan hệ tinh thần và được coi là sẽ kéo dài vượt qua cả ranh giới của kiếp hiện tại. Ý nghĩa siêu hình của quan hệ này xuất phát từ ý thức của cả hai người về sự giới hạn thời gian của nó. Vẻ đẹp của tuổi trẻ chỉ kéo dài có vài năm và sẽ mất đi vĩnh viễn, vì vậy việc mong muốn thiết lập một quan hệ chỉ dựa trên sự hấp dẫn thể xác là vô ích. Nhưng vai trò của sự hấp dẫn thể xác trong việc làm khăng khít mối quan hệ hoàn toàn không bị phủ nhận, ngược lại, nó được coi là một điều hết sức tự nhiên. Faure có lý khi ông cho rằng quan hệ tình dục giữa sư và chú tiểu không chỉ giới hạn trong “làm tình”, mà còn đóng vai trò của một “đối thoại”. Phật giáo Nhật Bản là nơi tình yêu nam giới lộ diện rõ ràng nhất, là nơi nó đã trở thành một biểu tượng của người đàn ông lý tưởng.
Về mặt ý thức hệ và thẩm mỹ thì quan hệ giữa chú tiểu và nhà sư tuân theo những nguyên tắc nhất định, và không chỉ đơn thuần là quan hệ (đồng tính) luyến ái.
Nhiều con trai của samurai được đào tạo trong các tu viện Phật giáo. Qua đó, mô hình tình bạn vượt thế hệ và mang tính chất tình dục của Phật giáo đã ảnh hưởng đến quan hệ nam nam trong môi trường thuần giới của samurai. Điều này đặc biệt xảy ra vào thời Tokugawa (1600-1857), khi phần lớn samurai tập trung ở những thành phố lớn như Edo (Tokio bây giờ), những nơi có ít phụ nữ. Có một mảng văn học rất lớn nói đến “giá trị đạo đức quan trọng của quan hệ tình dục nam nam của những samurai”. Những tuyển tập truyện ngắn như Nanshoku ookagami của Ihara Saikaku (“Tấm gương lớn của tình yêu nam giới”), tuyển tập thơ và truyện như Iwatsutsuji của Kitamura Kigin (“Hoa Azeleas dại”) và những sách đạo đức hướng dẫn sử sự trong tình yêu nam giới như Shin’yuuki (“Ghi chép của những người bạn tâm huyết”) hay Hagakure (“Dưới bóng lá”) vẽ nên một bức tranh cụ thể về cách làm tình lý tưởng trong tình yêu nam giới thời bấy giờ.
Tương tự như sự diễn tả truyền thống của tình yêu nam nam trong chùa chiền giữa một chú tiểu trẻ và thầy của mình, những bài văn trên còn lãng mạn hóa tình yêu giữa một wakashu trẻ (một thiếu niên trước khi tới lễ thành niên của mình, vẫn còn tóc trước trán) và một người tình già, nenja (nghĩa đen là người nhớ đến người tình của mình). Hình ảnh này thường thấy trong các khu phố dành cho Geisha nam sinh sống và hành nghề. Thực tế là các Geisha nam chiếm đa số trong giới geisha trong thời kì đầu và dần dần suy giảm về sau, nhường chỗ cho các Geisha nữ.
Trong giới Samurai, mặt tình dục của những quan hệ này không được chú trọng, mà những yếu tố giáo dục và dạy giỗ được đề cao. Hai người cùng thề tôn trọng lý tưởng samurai. Vị trí samurai được tăng sức mạnh nhờ một quan hệ được lựa chọn kỹ càng”. Tình yêu cùng giới giữa một samurai và một thiếu niên cũng giống như tình yêu giữa chú tiểu và sư thầy ở chỗ tình dục được coi là một pha ngắn trong một quan hệ tình bạn kéo dài cả cuộc đời (sự thương mến của hai người thường được coi là số mệnh bắt nguồn từ duyên nợ của kiếp trước). Những quan hệ này không bị giấu diếm mà xảy ra công khai và phải tuân theo những quy ước nhất định.
Ở Nhật Bản đồng tính luyến ái không được hiểu theo nghĩa hẹp, mà theo nghĩa “khi gắn bó về tình cảm giữa người cùng giới mạnh hơn là với người khác giới”. Sự gắn bó tình cảm mật thiết này ít khi xảy ra giữa những người bạn bình đẳng, mà thường mang tính cách mạnh/yếu, ví dụ giữa thầy và trò, giữa thành viên cao tuổi và thành viên trẻ tuổi của một tổ chức, thậm chí giữa bố và con trai hay mẹ và con gái. Chính điều này đã tạo tiền đề và môi trường cho sự phát triển mạnh mẽ của Shounen ai nói riêng và các thể loại tương tự nói chung.~o0o~
Giới thiệu manga HI IZURU TOKORO NO TENSHI
Hi Izuru Tokoro no Tenshi (King's Son from the Land of the Rising Sun) tác giả Yamagishi Ryouko là một trong những tác phẩm manga shounen-ai hay nhất mọi thời đại.
Phiên bản đầu tiên ra đời vào đầu những năm 80, câu chuyện về một nhân vật lịch sử có thật, Shoutoku Taishi, sống vào khoảng 574-622 trước Công Nguyên, thời kì trước khi Đạo Phật phát triển ở Nhật Bản và quốc gia chưa có bộ máy thống trị Trung Ương.
Shoutoku Taishi là tên tự. Ông chính là Thái Tử Umayado, một nhà chính trị tài giỏi, người đã kết thúc chế độ bè đảng nửa tự trị ở Nhật và thiết lập nên chính quyền Trung Ương đứng đầu là Hoàng đê (vị Hoàng đế vào thời ông, ngẫu nhiên, là phụ nữ, cô của ông). Bức tranh ở bên phải , được vẽ bởi Yamagishi, là hình vẽ ông. Ông rất được tông sùng cho đến trước thời đại Meiji và chân dung của ông được in trên tờ giấy bạc 100 Yen cho đến hiện nay.
Nhưng đó chỉ là tiểu sử của Umayado. Umayado của Yamagishi lại khác một vài điểm. Cắt bỏ đi phần vinh quang, đó là lúc bắt đầu. Một ông đồng kì lạ và thần bí, gần như là hình ảnh của chúa, và có thể là những cái vòng lẳn quẩn như bất kì một người trưởng thành nào ở xung quanh, ở khúc tiếp theo. Và cuối cùng, tuổi thơ mang con mắt lạnh lùng của chính trị, luân lý tuyệt đối, với tài năng hoá trang như phụ nữ khi cần thiết, xoá bỏ hàng lông mi dài ở đàn ông khi nhất thiết và loại bỏ những kẻ đối kháng trong chính trị và tôn giáo.
Umayado cũng có gót chân Achilles. Đól à Emishi, công tử hơi khờ khạo nhưng đoan trang của một gia đình quí tộc mới phất lên, dòng học Sogas. (Cụm chân dung ở dưới là hình của chàng, cùng với bạn và chị em gái.) Emishi chính là niềm hạnh phúc của Umayado và Umayado ngay từ đầu đã tấn công và theo đuổi, rồi đau khổ như một “người hùng lụy mỹ nhân”, thậm chí đã có lúc giống như một tên đồ tể nào đó.
Đừng cho rằng serie này thuộc loại dã sử. Lịch sử, tôn giáo, chiến tranh, chiến trường chính trị, hay thậm chí cái xã hội kì-lạ-theo-kiểu-Nhật, yêu, hận, nỗi ám ảnh, sự tuyệt vọng, và hình ảnh thực của một ông Thần trong lịch sử Nhật Bản. Khi tìm cái tựa Nhật Bản trên Google, bạn chắc chắn sẽ tìm thấy những cái tựa đại loại như “Tôi thích nó ngay khi còn đi học và tôi vẫn thích nó cho đến khi tôi làm mẹ thì đã có sự thay đổi” đến một thiếu niên 16 tuổi nói “Tôi bị Hi Izuru hấp dẫn tuyệt đối . Truyện là 1 tác phẩm kinh điển."
- Một số poster nhỏ của Yamagishi, thể hiện trang phục của Umayado.:
Last edited by hiya on Thu Nov 06, 2014 11:12 pm; edited 1 time in total
hiya- Total posts : 66
Re: [Tư liệu] Tìm hiểu về Shounen Ai (Đọc trước khi vào Động)
Ngày đăng: 19-02-2008, 11:45
sakura11141 wrote:*Shounen ai / Yaoi trong sử thi và thần thoại
*David và Jonathan
David và Jonathan là những hình tượng anh hùng của Vương quốc Israel, mối quan hệ tình cảm giữa hai người đã được ghi nhận trong cuốn Kinh Cựu Ước Samuel (Old Testament books of Samuel). Các học giả vẫn đang tranh luận về việc mối quan hệ này là quan hệ trong sáng, quan hệ yêu đương hay thiên về tình dục.
Jonathan, con trai cả của Saul, đã yêu David – con út của Jeese – ngay lần gặp đầu tiên. Theo như Kinh Samuel: “Điều đó đã xảy ra, khi David hoàn tất cuộc trò chuyện với Paul, linh hồn của Jonathan nối chặt với linh hồn của David, và Jonathan yêu chàng như chính linh hồn mình.” Cùng ngày hôm đó, “Jonathan và David đã thoả hiệp ước, vì cậu yêu chàng như chính linh hồn mình”.
Jonathan đã cởi bỏ và trao cho David những món đồ đắt tiền trên người, và chia sẻ với chàng của cải của mình. “Và Jonathan cởi bỏ tấm áo choàng khoác trên người cậu, và trao cho David, rồi đến y phục, ngay cả thanh gươm, cả chiếc cung tên, và cả đai lưng.”
Khi David được người dân tung hô ca ngợi vì sự anh hùng của mình, Saul – cha của Jonathan đã nổi lòng ghen ghét và nhiều lần tìm cách giết David. Phát hiện ra âm mưu của Saul, Jonathan đã báo cho David để chàng trốn đi.
Khi hai người chỉ còn một mình, David nói với Jonathan, “Cha người nhất định đã biết rằng ta thấy được vẻ thanh tao trong mắt người.” Rồi Jonathan nói với David, “Dù linh hồn chàng có mong mỏi thứ gì, ta sẽ vui lòng thực hiện cho chàng.”
David nhận lời trốn đi, trong khi Jonathan trở về cầu xin cha tha thứ cho David. Trước sự cứng đầu của cha, Jonathan đã bỏ ăn nhiều ngày liền. Jonathan tìm đến chỗ trốn của David ở gần đó, nói rằng nơi đó không an toàn và David phải rời đi ngay.
David đứng trước mặt Jonathan, và quỳ lạy cậu ba lần. Rồi họ hôn nhau, cùng nhau khóc lóc đến mệt lả. Rồi Jonathan nói, “Hãy yên tâm ra đi, bởi lẽ hai ta đều đã thề trước Chúa, rằng ‘Chúa chứng giám cho ta và chàng, và con cháu ta và con cháu chàng muôn đời’.”
Khi Jonathan bị giết chết bởi bọn Philistines trên đỉnh Gilboa, David đã đau đớn than van rằng, “Ta đau đớn trước cái chết của người, hỡi người anh em Jonathan, người đã dịu dàng với ta biết bao, tình yêu của người dành cho ta thật tuyệt diệu, hơn cả tình yêu của người phụ nữ.”
*Hercules
Hercules – như mọi người đều biết là một vị anh hùng vĩ đại. Không chỉ thế, người ta còn biết về sự táo bạo, thông minh và sức mạnh trên giường của chàng.
Chuyện kể rằng, Hercules được vua Thespios cho phép ân ái với năm mươi đứa con gái còn trinh của ngài. Chàng trong một đêm đã ân ái với bốn mươi chín trong số họ. Tất cả đều đã có thai.
Plutarch nói lượng tình nhân của Hercules là không thể đếm được, thậm chí hơn cả thần Apollo. Nhiều mẩu chuyện về những nam tình nhân của Hercules đã mất, nhưng có thể kể ra như Admetos, Iphitos, và Euphemos. Những người được Hercules yêu nhất là Lolaos và Hylas.
Lolaos là em họ của Hercules, chỉ mới 16 tuổi, nhưng đã giúp Hercules trong nhiều khổ ải của chàng.
Khi nói về mối tình của Hercules và Hylas, nhà thơ Theocritus đã phải thốt lên, “Chẳng phải chúng ta là những con người đầu tiên thấy cái đẹp trong những gì đẹp đến vậy sao. Không, cả đứa con có trái tim bằng đồng của Amphitryon, người đã đánh bại con sư tử Nemean, cũng phải yêu một cậu trai – Hylas quyến rũ, với mái tóc xoăn buông dài. Và như một người cha với con trai mình, chàng đã dạy cậu tất cả những gì cần đế trở thành một người đàn ông mạnh mẽ và tiếng tăm.
Và họ không hề rời khỏi nhau, cả ngày lẫn đêm. Nhờ thế cậu bé sẽ lớn lên theo cách chàng muốn, đạt được những giá trị của người đàn ông. [...]”
*Zeus và Ganymede
Một hôm, từ trên đỉnh Olympus, Zeus nhìn xuống Ganymede trên đỉnh Ida, Phrygia. Ganymede đang chơi đùa với bạn bè dưới sự quan sát chặt chẽ của các vị giám hộ. Ngay lập tức, vị Hoàng đế của Thiên đường đã ngất ngây với sắc đẹp của chàng. Ngài hoá thành một con đại bàng dũng mãnh, lập tức bay xuống trần gian. Trên đường đi ngài vừa giật những tia sét, vừa nổi lên một cơn bão lớn hoá ngày thành đêm. Trong cơn bão, chú đại bàng đã đáp xuống và nhẹ nhàng bắt lấy Ganymedes bằng móng vuốt của mình.
Trong chớp mắt, cả hai đã đến đỉnh Olympus. Chú đại bàng rùng mình, hoá lại thành một vị thần. Ngài đưa Danymede đến bên giường, chỉ định chàng làm người hầu rượu của mình. Và như thế, người hầu rượu cũ – Hebe, con gái của Hera và Zeus đã bị đuổi đi, viện cớ cô đã một lần sẩy chân vấp ngã. Điều này khiến Hera ghen tức tột độ.
Tất cả các vị thần đều vui mừng trước sự có mặt của Ganymede, sắc đẹp của chàng khiến họ tràn ngập hạnh phúc. Ganymede cũng lấy làm hài lòng với công việc dâng rượu của mình. Mỗi khi dâng rượu, chàng đều đặt môi mình vào thành ly trước, xoay nửa vòng, rồi mới dâng đến tay Zeus.
Trở lại trần gian, Tros lúc này, đau khổ tột cùng vì mất con, đã không ngừng than khóc. Cảm nhận được nỗi đau của ông, Zeus đã cử Hermes làm sứ giả xuống trần gian báo cho Tros rằng con ông hiện giờ đã thành một vị thần, bất tử và trẻ mãi. Đổi lại, Zeus trao cho ông một cặp ngựa trắng sung mãn, không bao giờ chết và có thể đi trên nước. Tros vui mừng khôn xiết, cưỡi những chú ngựa mới phi như bay.
Hera vì lòng ghen tức đã trút giận xuống đầu người dân thành Troy. Zeus, cảm động vì tình yêu của Ganymede, đã cho chàng hoá thành chòm sao Bảo Bình – người mang nước. Chàng vẫn đứng đó, mỉm cười, rót rượu thánh và được bảo vệ đến tận ngày nay bởi đôi cánh của chòm sao Đại Bàng (Eagle constellation).
*Achilles và Patroclus
Achilles là một vị anh hùng trong chiến tranh thành Troy, và được nhắc đến trong thiên anh hùng ca Iliad của Homer. Achilles và Patroclus là hai bạn say đắm với nhau trong tình yêu nồng nàn. Lính của thành Troy dưới sự điều binh của Hector đẩy lui tàu và thuyền bè của quân Hy lạp. Patroclus chết dưới tay của Hector , làm Achilles phẫn nộ. Achilles rượt đuổi Hector xung quanh thành Troy, bắt được và giết chết Hector, cho xe ngựa kéo xác Hector trong 9 ngày liền.
*Apollo và Hyacinthus
Trong truyện thần thoại Hy Lạp Cổ, Apollo là một vị thần quan trọng của đỉnh Olympia. Apollo là thần tiên tri ở đền thờ Delphi. Dân Hy lạp đến đây cầu xin thần thánh để biết về tương lai. Ngoài ra Apollo còn là thần của Y khoa và chữa trị, của Ánh sáng và sự thật, của Âm nhạc và thi ca. Apollo cũng có nhiều nữ tình nhân, nhưng Apollo vẫn yêu mê những chàng trai trẻ hơn, và hay dạy cho những chàng trai này thi đấu thể thao. Một lần, Apollo đang luyện tập cho Hyacinthus ném đĩa, nhưng cậu trẻ này bị đĩa bay trúng đầu, té xuống bể đầu chết. Từ giọt máu của Hyacinthus Apollo làm phép biến thành hoa lan dạ hương. Tên tiếng Anh của hoa này là Hyacinth.
Nguyên nhân cái chết của Hyacinthus là do Zephyrus là vị thần cũng thương yêu Hyacinthus, ghen với Apollo, thổi đĩa bay trúng đầu Hyacinthus.Thần Apollo đau buồn vì cái chết của Hyacinthus, than trách sao Apollo lại "trường sinh bất tử". Apollo muốn chết theo với Hyacinthus như một cái chết của người bình thường. Apollo tức giận, biến Zephyrus thành gió để Zephyrus không thể đụng ai hay nói chuyện với ai được nữa. Do đó có từ tiếng Anh là "zephyr" (gió hiu hiu).
* Pan và Daphnis
Trong thần thoại Hy Lạp Pan là thần rừng núi , thần của kẻ chăn dê chăn cừu, nửa giống người, nửa giống dê. Pan yêu say mê cậu Daphnis và dạy cho cậu này chơi sáo bè (panpipes).
*Dionysus và Ampelus
Dionysus là thần rượu trong thần thoại Hy lạp. La mã Cổ đặt tên thần rượu của họ là Bacchus. Hình ảnh vị thần này luôn có kèm theo nhánh cây nho. Tượng trưng cho trạng thái sung sướng, quên lo âu và tự do nhưng cũng mang ý nghĩa điên cuồng do ảnh hưởng của rượu. Dionysus được mô tả một cách nữ tính. Dionysus yêu mê một chàng trai trẻ xinh đẹp tên Ampelus. Ampelus cưỡi con bò mộng điên cuồng và bị giết chết trong dòng sông. Ampelus được tái sinh thành cây nho và Dionysus vắt những giọt rượu đầu tiên từ đấy.
*Narcissus
Trong thần thoại Hy Lạp Narcissus được mô tả là rất đẹp trai. Ameinias một chàng trai đam mê sắc đẹp của Narcissus, chạy theo cầu xin tình yêu của Narcissus. Nhưng Narcissus là người kiêu ngạo và vô tình, không đền đáp lại tình yêu của Ameinias, mà còn đưa cây kiếm cho Ameinias tự vẫn. Ameinias nguyền rủa một ngày kia Narcissus cũng chết dưới thanh kiếm.
Một lần Narcissus tình cờ nhìn thấy chính mình trong lòng hồ mà không biết, lập tức say mê và cúi xuống mặt nước cầu xin tình yêu nhưng vô vọng. Narcissus đau buồn, lấy kiếm ra tự vẫn. Chết hóa thành hoa thủy tiên mọc bên bờ hồ. Từ tiếng Anh "narcissus" nghĩa là hoa thủy tiên.
hiya- Total posts : 66
Re: [Tư liệu] Tìm hiểu về Shounen Ai (Đọc trước khi vào Động)
Ngày đăng: 19-02-2008, 12:27
sakura11141 wrote:*Shounen ai / Yaoi trong lịch sử thế giới
*Alexander và Hephaestion
Alexander Đại Đế của xứ Macedon tướng lãnh tài ba (356-323 trước CN) đánh đâu thắng đó, chiếm cứ một vùng đất lớn từ Ai cập, Ba tư, Syria, Hy lạp đến Ấn độ. Luôn luôn bên cạnh ông có một tướng quyền hành như cánh tay phải của Alexander, là người yêu dấu của ông tên là Hephaestion. Hephaestion là bạn học từ khi hai người còn trẻ thơ, và cái chết của Hephaestion khi bị lâm bệnh làm cho Alexander đau khổ và chết theo 8 tháng sau đó.
*Hadrian (trái) và Antinous (phải)
Hadrian (76-138 CN) Hoàng đế La Mã được xem như là một vị Hoàng đế tốt. Khi viếng thăm xứ Hy Lạp năm 125 Hadrian đem lòng yêu thương một cậu trai xinh đẹp người Hy lạp tên Antinous. Nhưng Antinous chết một cách bí mật, bị chìm đắm dưới dòng sông Nile khi Hadrian và Antinous viếng thăm xứ Ai cập năm 130. Hadrian quá đau buồn cho xây thành phố tại Ai Cập đặt tên là Antinopolis và cho đúc đồng tiền có hình ảnh của Antinous. Hadrian còn bắt cả đế quốc La mã để tang cho Antinous, làm Antinous trở thành một vị thần của thời kỳ cổ đại.
*Socrates (trái) và Alcibiades (phải)
Socrates (470-399 TCN) được xem như là sư tổ của nền triết lý Tây phương . Ông sáng lập ra ngành triết lý của tri thức (epistemology), đạo đức học và luận lý học . Socrates dạy các học trò qua lối truyền miệng và phần lớn những thông tin và lời dạy của Socrates được ghi chép trong những quyển tập thảo luận (dialogs) của học trò ông là triết gia Plato . Trong tập The Symposium của Plato được nói nhiều về "tình yêu trong sáng" của Socrates và Alcibiades .
Alcibiades (450-404 TCN) là một tướng tài giỏi, chiến thuật gia và nhà hùng biện chính trị xuất sắc . Cậu là học trò của Socrates và trẻ hơn Socrates 20 tuổi. Socrates ca ngợi sắc đẹp của Alcibiades nhưng không để bị cuốn hút bởi chàng trai Alcibiades. Trái lại Alcibiades khâm phục và tôn trọng Socrates và ghét những người tình khác. Chỉ có lời giảng của Socrates làm cho Alcibiades con người bướng bỉnh và kiêu ngạo, trở nên khiêm tốn và thận trọng.
*Verlaine (trái) và Rimbaud (phải)
Paul VERLAINE và Arthur RIMBAUD là hai nhà thơ nỗi tiếng của Pháp vào thế kỷ 19.
Bài thơ "Tinh trai" của Xuân Diệu có nhắc đến hai thi sĩ Pháp này như một cặp tình nhân nam.
Paul VERLAINE(1844-1896) là nhà thơ sáng lập trường phái tương trưng (Symbolism) và cùng với Mallarme, Paul Valery, Rimbaud viết nhiều về đề tài định mệnh, những lực trong tiềm thức, tình dục, những hiện tượng phi lý, mê sảng...
Verlaine lấy vợ năm 1870, nhưng khi Rimbaud, một nhà thơ rất trẻ nỗi bật, lên Paris và ở lại nhà Verlaine, hai người này trở thành một cặp tình nhân chìm đắm trong tình yêu cuồng nhiệt. Verlaine bỏ bê vợ con, đeo đuổi với Rimbaud du lịch qua London, sống lang thang ngày đêm, tìm thú vui trong rượu và ma túy. Năm 1873 Verlaine chán chường trở về lại Paris, nhưng không chịu đựng được sự trống vắng, viết thơ yêu cầu Rimbaud qua Brussels. Rimbaud mau mắn qua Brussels để gặp Verlaine, nhưng hai bên cãi vã và trong lúc say rượu và điên lên vì ghen Verlaine lấy súng bắn trúng cổ tay trái của Rimbaud.
Rimbaud, cậu trai 18 tuổi cho vết thương ở tay là không quan trọng, nhưng sợ Verlaine lại nỗi lên những cơn điên khùng, mới gọi cảnh sát bắt Verlaine. Quan tòa hỏi cung và muốn biết mối quan hệ thân tình giữa hai người đàn ông. Thêm vào đó những lời tố cáo của bà vợ của Verlaine, ông ta bị kết án 2 năm tù. Trong thời gian này Verlaine viết tập thơ Romances sans paroles (Lãng mạn không lời).
Rimbaud trở về làng Charleville và hoàn tất tập văn Une Saison en Enfer (Một mùa trong địa ngục) viết về những lúc sống bên cạnh Verlaine. Rimbaud gặp lại Verlaine lần cuối cùng năm 1875 và sau đó chàng trai trẻ du lịch qua Indonesia, Cyprus và Ethiopia. Rimbaud bị ung thư đầu gối và mất năm 1891 tại quê làng ở Charleville.
*Diaghilev (phải) và Nijinsky (trái)
Mùa Noel bên các nước Châu Âu gia đình thường hay dẫn con cháu đi xem ballet "The Nutcracker" (cái kẹp bóp vỡ vỏ hạt dẻ) của nhạc sĩ Tchaikovsky . Nhiều trai trẻ học ballet cũng có khuynh hướng đồng tính . Ai học ballet đều biết đến tình sử của Diaghilev và Nijinsky.
Sergei Diaghilev (1872-1929) là giám đốc đoàn ballet và cũng là một nhà phê bình nghệ thuật . Con nhà giàu có, ông được gửi học luật ở Đại Học St. Petersburg. Nhưng ông cũng học thêm nhạc ở Viện Âm Nhạc ở St Petersburg.
Từ năm 1906 Diaghilev thích đi du lịch qua các nước phương Tây để giới thiệu ngành hội họa của Nga ở Paris. Tại đây ông còn tổ chức những buổi hòa nhạc Nga và opera "Boris Godunov". Qua năm 1909 ông thành lập Đoàn Ballet Nga (Ballets Russes) và đem đoàn qua Paris trình diễn. Đi với đoàn có cậu Nijinski vũ công ballet, là người yêu của ông, chỉ mới có 21 tuổi, trẻ hơn ông 18 tuổi.
Vaslav Nijinsky (1890-1950) 10 tuổi đã vào học ở trường Ballet Hoàng Gia ở St. Petersburg và khi ra trường mới có 18 tuổi đã gặp Diaghilev. Diaghilev thấy cậu Nijinsky có tài biểu diễn trong cặp chân của cậu, có thể nhảy cao thách thức lực hút. Ông trở thành ông bầu bảo trợ cho Nijinsky và đi đâu cũng đem Nijinsky theo, thăm viếng nhiều viện bảo tàng ở các nước Châu Âu. Nijinsky gia nhập đoàn Ballets Russes và theo Diaghilev đi trình diễn ở Paris.
Khi đoàn Ballets Russes sắp đi trình diễn ở Nam Mỹ, ông Diaghilev không thể đi theo vì ông dị đoan sợ nước. Cậu Nijinsky đi theo đoàn ballet và trên chuyến tàu quen với một cô người Hungari. Cô Romola này mến tài của Nijinsky, săn đón anh chàng và cuối cùng hai người làm đám cưới tại Buenos Aires. Vừa khi nhận tin Nijinsky đám cưới, ông Diaghilev giận dữ lên, báo tin ngay cho Nijinsky biết là cậu ta bị đuổi ra khỏi đoàn ballet.
Nijinsky là một vũ công tài giỏi, nhưng không có Diaghilev thì không thể sáng chói được. Diaghilev là một ông bầu có thiên tài : với cặp mắt nghệ thuật ông dàn dựng cảnh trên sân khấu, đem những nhạc sĩ tài ba của thời ấy vào sản phẩm của ông, sáng tác và đạo diễn vũ múa. Ông rất khó tính, đòi hỏi vũ công và nghệ nhân phải đạt tuyệt hảo. Những buổi trình diễn táo bạo và kỳ lạ của ông làm cho khán giả khâm phục và ngạc nhiên. Họ cho ông là tàn nhẫn, nhưng ông tàn nhẫn vì nghệ thuật, vì ông muốn người của ông đào tạo, thực hiện được đỉnh cao của tài năng nghệ thuật.
Diaghilev độc tài trong nghệ thuật cũng như trong tình yêu, giận dữ khi hay tin Nijinsky làm đám cưới với cô Romola, đập vỡ bàn ghế và đuổi thẳng tay Nijinsky ra khỏi đoàn ballet.
Nijinsky không làm đạo múa được nữa, và không vũ được nữa. Hoàn toàn suy sụp, Nijinsky chấm dứt nghề vũ múa ballet lúc ấy chỉ mới 29 tuổi và tiếp tục sống 30 năm trời trong một nhà thương điên.
Phim Total Eclipse ra năm 1995 nói về cuộc tình của Verlaine và Rimbaud. Vai Rimbaud do tài diễn xuất của cậu trai xinh đẹp Leonardo diCaprio (vai Jack trong phim Titanic).
*Oscar Wilde (trên) và Lord Alfred Douglas (dưới)
Cuối thế kỷ 19 vụ scandal của cặp tình nhân Oscar Wilde và Lord Alfred Douglas làm chấn động cả làng văn chương của Liên Hiệp Vương Quốc Anh (United Kingdom). Nhà thơ nổi tiếng Oscar Wilde của nước Ai Lan bị giam 2 năm tù khổ sai vì vi phạm "thuần phong mỹ tục". Ông bố của cậu Lord Alfred Douglas kiện Oscar Wilde ra tòa về việc quan hệ đồng tính với con ông.
Oscar Wilde (1854-1900) là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, rất nổi tiếng dưới thời nữ hoàng Victoria ở Anh Quốc. Cuốn truyện "The portrait of Dorỉan Gray" (Bức chân dung của Dorian Gray) không thể không có mặt trong tủ sách của người đồng tính.
Oscar Wilde đi học ở trường TRinity College ở Dublin và là một học trò xuất sắc. Được học bỗng lên học trường Magdalen, ở Đại Học Oxford. Năm 1884 Oscar Wilde lấy vợ giàu có và có hai đứa con trai. Sau vụ Oscar Wilde bị giam tù, vợ con phải đổi tên họ là Holland. Về sau con cháu mới viết và xuất bản hồi ký của Oscar Wilde.
Một cậu trai mà Oscar Wilde đem lòng yêu mến là Robert Ross lúc cậu này mới 17 tuổi. Nhưng Oscar Wilde là một người mê chuộng cái đẹp, là một người nỗi bật trong phong trào thẩm mỹ, ngay cả thời sinh viên thích trang trí phòng với hoa hướng dương, lông con công, những vật nghệ thuật nho nhỏ, để tóc dài và mắc áo quần gần như nữ. Thời bấy giờ nhiều người đã chỉ trích và phê bình ông.
Robert Ross người viết tiểu sử của Oscar Wilde khẳng định Oscar đã tự biết ông đồng tính mặc dù ông có vợ (năm 1884) và có con. Lúc 37 tuổi (1891) Oscar được một bạn thơ giới thiệu cho một trai trẻ 22 tuổi, Lord Alfred Douglas, sinh viên Đại Học Oxford.
Hai người yêu nhau, đam mê với nhau trên lãnh vực trí thức và cảm xúc và không quan hệ tình dục suốt cả 6 tháng đầu. Oscar than phiền và trách mãi cậu Alfred hay đeo đuổi xin tiền ông. Lord Alfred Douglas là đứa con được mẹ cưng chiều, trong khi đó luôn luôn có sự hiềm khích giữa Alfred và cha là John Douglas, Hầu tước thứ 9 của dòng quí tộc Queensberry. Người cha nghi ngờ con trai Alfred có quan hệ tình dục đồng giới với Oscar Wilde và kiện thưa Oscar ra tòa. Cuộc tình giữa Oscar và Lord Alfred Douglas chỉ được 5 năm và chấm dứt với vụ kiện năm 1895. Vụ kiện này gây một scandal rất lớn ở Luân đôn, tất cả những chi tiết trong cuộc tình của hai người bị phơi bày trước mặt tòa.
Những trai bán dâm cũng bị đem ra tòa làm nhân chứng cho "thói xấu" của Oscar. Oscar Wilde bị tuyên án 2 năm tù khổ sai. Trước sự xử phạt nghiêm khắc hành vi đồng giới, nhiều người đồng tính có tên tuổi phải chạy trốn ra nước ngoài.
Ra tù Oscar Wilde nghèo xơ xác, ông xa lánh những nơi tụ tập thơ văn và qua sống ở Paris. Ông chết vì viêm màng não (1900) và được chôn tại nghĩa địa Bagneux. Sau này xác ông được chuyển qua nghĩa địa nổi tiếng Pere Lachaise ở Paris. Người bạn tình trung thành của Oscar là Robert Ross xin làm riêng một hộc tro để khi Robert Ross chết, tro được đem về để kế bên mộ của Oscar Wilde.
Last edited by hiya on Thu Nov 06, 2014 11:20 pm; edited 1 time in total
hiya- Total posts : 66
SA trong các xã hội
Ngày đăng: 30-04-2008, 22:35
shinigami wrote:Đồng tính luyến ái trong các xã hội:
Lúc trước tui có một loạt bài nói về hiện tượng này nhưng vẫn chưa đầy đủ,hôm nay xin post thêm bài này.Trong các xã hội khác nhau thì có những cách đối xử rất là khác nhau với những người đồng tính luyến ái,như là:
Châu Á:đây được coi là một chuyện bình thường và các nhà thám hiểm,thương nhân phương tây xưa rất ngạc nhiên khi thấy vần đề này được công khai như vậy.cụ thể:
Trung Hoa: xuất hiện từ trước công nguyên,ngay từ thời chiến quốc đã xuất hiện những tài liệu về vấn đề này và trong Hồng Lâu Mộng thì không thiếu nhưng đoạn SA.
Nhật Bản:hiện tượng này được ghi chép từ hơn 1000 năm trước trong đời sống thường ngày,quân đội,tôn giáo…và các chiến binh thường được khuyến khích có các mối quan hệ SA với các chiến binh cao tuổi hơn để có thêm kinh nghiệm trận mạc.SA trong xã hội cổ Nhật Bản gọi là nanshoku (nam sắc) ngoài ra còn có truyện kể Genji
Tại Thái Lan khái niệm đồng tính luyến ái chỉ xuất hiện từ cuối thế kỷ 20,trong xã hội vẫn có giới tính thứ ba gọi là kathoey
Quan hệ đồng tính là hợp pháp tại các nước:Campuchia,Đài Loan,Indo,Hàn Quốc,Thái Lan và bất hợp pháp tại các nước là thuộc địa cũ của Anh (Ấn Độ,Malay…)
Tại châu Âu thì từ thời Hy Lạp cổ đại,quan hệ đồng tính được khuyến khích,xem như có giá trị dạy dỗ và ngăn chặn việc gia tăng dân số,Plato lúc đầu khuyến khích,ca ngợi những lợi ích của việc này nhưng sau đó lại kêu gọi nhà chức trách cấm tiệt.Và thật sự thì chỉ từ thế kỷ thứ 4 thì nó mới dần dần bị đưa ra ngoài vòng pháp luật vì bị coi là tội lỗi.Đó là trên lý thuyết chứ trên thực tế vẫn có những thành phố của Ý rất nỗi tiếng về độ phổ biến của SA: Firenze,Venezia.
Trong xã hội thổ dân Bắc Mĩ thì những người đồng tính bẩm sinh từ nhỏ được coi là có hai linh hồn và được tự do chọn giới tính,được giáo dục kĩ lưỡng,và nếu trở thành pháp sư thì được xem là có rất nhiều quyền lưc hơn hẳn pháp sư thường
Trung Đông: nơi giao điểm giữa hai nền văn hóa đông-tây, đã nảy ra một văn hóa đồng tính luyến ái,các nhà thơ Ả Rập và Ba Tư thời Trung cổ đã viết thơ ca tụng những thằng nhỏ đem rượu cho họ trong các quán rượu và ngủ chung giường với họ.Người bachá, thường là người tiếp đãi viên đồng thời làm nghề mại dâm phái nam ăn mặc lộng lẫy và có trang điểm. Những người bachá hát và múa những bài hát khiêu dâm cho khán giả. Họ được huấn luyện từ còn nhỏ và làm việc cho đến khi râu mọc.
Trong thế chiến thứ hai cùng với người Do Thái,những người đồng tính cũng bị tàn sát hàng loạt vì bị coi là làm suy yếu dòng máu Aryal thượng đẳng.Từ sau 1945 đến nay thì ở các nước phương tây đã cởi mở rất nhiều với những người đồng tính:họ có thể kết hôn,nhận con nuôi,bình đẳng như các giới tính khác…
Cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc
hiya- Total posts : 66
Xuân Diệu và Tô Hoài trong Cát Bụi Chân Ai
Ngày đăng: 08-01-2009, 02:39
eviluriko wrote:Xuân Diệu dĩ nhiên là một trong những tài danh khai phá của nền Thơ Tiền Chiến Việt Nam. Xuân Diệu còn là nhà thơ đồng tính của thi ca Việt Nam đầu tiên được ghi nhận. Nói “đầu tiên được ghi nhận”, vì biết đâu trong giới thi nhân Việt Nam từ thời xa xưa, đã có những người đồng tính. Nhưng những người này vì bối cảnh xã hội thời đó, vì những quan niệm, lề thói đạo đức phong kiến và thành kiến, nên đã suốt đời đành dấu diếm, kiềm nén con người thực của mình!
Tô Hoài, tác giả Cát Bụi Chân Ai, cuốn hồi ký xuất bản năm 2005, NXB Hà Nội, Hội nhà văn và đã giới thiệu nơi trang bìa cuối những dòng như sau:
“Quyển sách không hề tỏ lộ một lời bào chữa hay kết tội nào đối với chế độ mà Tô Hoài phục vụ nửa thế kỷ ròng rã. Chỉ là những cảm nghĩ, những điều mắt hấy tai nghe. Chỉ là những lời thuật lại không hơn không kém, không cường điệu cũng như bi thảm hóa. Cái lối kể chuyện của một bà già nhà quê, ngồi bệt xuống đất, ngay lề đường, ngay đầu ngõ. Cái lối kể chuyện luôn luôn bắt đầu bằng cách lấy gấu quần lau những giọt mồ hôi, có thể giấu trong những giọt mồ hôi này đôi ba giọt lệ mà người nghe phải tinh ý mới nhận thấy....”
(Tô Hoài, Cát Bụi Chân Ai, trang bìa sau)
Tuy nhiên, trong bài viết này chỉ nói về chuyện “Tình Trai” của Xuân Diệu với Tô Hoài trong Cát Bụi Chân Ai, qua chính lời kể của Tô Hoài một cách hết sức nồng nàn và cảm động.
Chuyện tình giữa Xuân Diệu và Tô Hoài, thực ra, từ bao lâu đã có nhiều lời đồn và nghi vấn. Lần này, khi viết hồi ký về đời mình, Tô Hoài đã ngang nhiên kể lại mối tình đó. Một hành động vô cùng chân thật đầy tính “cách mạng” với xã hội Việt Nam hãy còn rất nhiều những thành kiến; một thái độ can đảm dứt khoát để nói với Đảng và Nhà Nước Việt Cộng về hai chữ Tự Do.
Tô Hoài ghi:
“Rời thành phố, lên đến Yên Dã đã u tỳ lấm rồi. Tôi quen Xuân Diệu trước năm 1945. Tôi cũng là người Xuân Diệu rủ đi nghe và cổ vũ Xuân Diệu lần đầu tiên diễn thuyết đề tài Thanh Niên Với Quốc Văn ở giảng đường trường đại học Hà Nội. Xuân Diệu nói “Hoài ơi đi ủng hộ Diệu”. Anh Hiến sinh viên mặt tái xanh nhút nhát ra giới thiệu lung túng. Không sao, Xuân Diệu áo Tuýt so lụa mỡ gà, cà vạt lấm tấm vàng sẫm, làn tóc rậm đen loăn xoăn trên đài trán đã thu hút người nghe vào ngay câu chuyện. Đột nhiên, Xuân Diệu nói nhịu chữ “tâm hồn” – như một bà già trong làng bán bánh đúc có tật nói nhịu nhảm. Nhưng Xuân Diệu vẫn tiếp tục sang sảng hùng biện, không ai kịp sững sốt.
Xuân Diệu và Huy Cận lên Nghĩa Đô, ở chơi cả buổi và ăn cơm. Dịu dàng, âu yếm, Xuân Diệu cầm cổ tay tôi, nắm chặt rồi vuốt lên vuốt xuống.Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối. Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi. Cử chỉ thân thiết quá, hơi lạ với tôi, nhưng mà tôi cảm động. Tôi sướng mắt nhìn tập Thơ Thơ khổ rộng nhà in Trung Bắc phố hàng Buồm. Hai chữ Xuân Diệu nét chì sắc gợn, không phải chữ gỗ giẹp đét.”
Xuân Diệu quả là một người mê đắm và đỏm dáng! Áo Tuýt so lụa mỡ gà, cà vạt lấm tấm vàng sẫm… “Hoài đi ủng hộ Diệu”. Câu nói nhẹ nhàng, mỏng manh đầy nữ tính nhưng quyêát liệt. Và hai chữ “tâm hồn” nói nhịu. Tại sao? Nói nhịu như một bà già bán bánh đúc trong làng có tật nói nhịu nhảm! Đó là cái ám ảnh của bản chất, hay là sự thể phản ảnh của một nỗi cuồng si?
Xuân Diệu cầm tay Tô Hoài và âu yếm vuốt lên, vuốt xuống. Nhưng là “bốn mắt nhìn nhau đắm đuối”. Có nghĩa, Tô Hoài cũng đã đắm đuối nhìn vào mắt Xuân Diệu. Cái đắm đuối mà Tô Hoài chẳng thể nào hiểu nhưng nó có làm Tô Hoài cảm động và rung động!
Tô Hoài kể tiếp. Rành mạch, rõ ràng với một trí nhớ xanh tươi:
“Thỉnh thoảng, Xuân Diệu lại lên nhà tôi. Vẫn nắm tay cả buổi, nhìn tha thiết. Xuân Diệu yêu tôi. Nhớ những tình yêu con trai với nhau, ở trong làng và ở lớp, khi mới lớn. Học lớp nhất trường Yên Phụ, nói vỡ tiếng ồ ồ mặt sùi trứng cá, chúng nó cứ bảo tôi là con gái. Nhiều thằng cặp đôi với tôi, đòi làm vợ chồng. Có hôm chúng nó tranh vợ đánh nhau lung tung. Có đứa xô vào ôm chặt, sờ soạng toạc cả đũng quần tôi. Nhiều hôm đi học không dám đến sân trường sớm. Phải lẩn vào trong ngõ Trúc Lạc, nghe trống mới chạy ù đến sắp hàng vào lớp.”
Tô Hoài có lẽ vẫn chưa hiểu lắm về sự khác biệt giữa “Tình Trai” và những nghịch phá của tuổi học trò con nít. Chắc rằng Tô Hoài lúc bé ẻo lã và giống con gái. Cho nên lũ bạn tiểu học mới dỡ những trò chơi tinh quái đó. Nhưng với Xuân Diệu thì khác! Đúng như Tô Hoài đã xác định: Xuân Diệu yêu Tô Hoài. Tình yêu thật sự của tuổi thanh niên trưởng thành. Tình trai, tuy là “tình trai”, ai cấm giai đoạn mở đầu vẫn khai mào bằng những gì đằm thắm, thơ mộng. Tay cầm tay. Mắt nhìn mắt. … Đắm đuối. Nồng nàn…
Nhưng mối tình của Xuân Diệu với Tô Hoài không chỉ có thế. Không chỉ là tay cầm tay, mắt nhìn mắt. Tô Hoài làm tôi ngạc nhiên ở đoạn tôi sắp trích dẫn dưới đây, khi họ Tô kể lại, miêu tả lại bằng giọng văn tài tình có tay nghề của ông:
“Mới xế chiều đã chập tối, chẳng còn người thò chân ra đường xóm đá tảng lầy lội. Cơm xong, nhà ăn đóng cửa, mái rạ lẫn vào sườn đồi chơ vơ. Mấy cậu văn phòng ở một mình, xong bữa lại quẳng bát đũa nay, vào chơi ngủ luôn tại các nhà trong xóm. Có cậu việc gấp, đánh máy đêm xong rồi cũng chuồn mất. Dẫy buồng ở tập thể không đèn đóm, tối thui. Không nghe tiếng người trở mình, giát giường không ken két. Im như đất hoang. Nhà tôi ở ngoài ven ngõ giữa đồng. Rượu khuya, đường mưa lội tôi ngủ lại.
Chúng nó sợ, đi bỏ trống cả cơ quan. Cả dạo mưa gió, Xuân Diệu ở lại u tỳ quốc không ra ngoài. Giọt gianh lách tách mái nứa goọ về những đêm ma quái, rùng rợn, say đắm. Bàn tay ma ở đâu rờn vào. Không phải. Tay người, bàn tay người nay đặn, ấm ấm. Hai bàn tay mềm mại xoa lên mặt lên cổ rồi xuống dần xuống dần khắp mình trần truồng trong mảnh chăn dạ. Bóng tối bập bùng lên như ngọn lửa đen không có ánh, cái lạnh đêm mưa rừng ấm dần lên. Chẳng còn biết đương ở đâu, mình là ai, hai cơ thể con người quằn quại, quấn quit, cánh tay, cặp đùi thong chão trói lại, thít lại, giằng ra. Niềm hoan lạc trong tôi vỡ ra, dữ dội giằng ngửa cái xác thịt kia.
cái đìu hiu hoang sơ trên triền Tam Đảo. Và những cuồng mê xác thịt giữa mưa gió, bóng tối và những khảng trống vắng trơ lạnh giữa núi rừng Yên Dã. Bao vò rượu nếp của kiến trúc sư Võ Đức Diên hẳn nhiên sẽ nung nấu dòng máu nóng của những chàng thanh niên như Tô Hoài, Xuân Diệu. Và thế là cơn đồng thiếp được gọi lên. Chỉ là ở một người. Bắt đầu ở một Xuân Diệu thi sĩ Tình Trai. Tô Hoài là kẻ bị cuốn vào cơn sóng dập dờn đó. Bằng vô thức. Không suy nghĩ suy luận phân tích gì hết. Nhưng thấy rõ ở những dòng chữ kể lại của Tô Hoài một ý thức rất tỉnh táo. Và nhất là không chút mặc cảm hay vò xé (cầm thiết) theo thói thường của một cái gì đó gọi là Truyền Thống Việt Nam hay Luân Thường Đạo Lý kiểu áo dài khăn đóng!
Tô Hoài tiếp tục tỉ mĩ, rất văn chương với những dòng kể tiếp theo:
“Rồi như chiêm bao, tôi ngã ra, thống khoái. Im lặng. Nghe mưa rơi xuống tàu lá chuối trong đêm và cái mệt dịu dàng trong mình. Giữa lúc ấy, hai bàn tay mềm như lụa lại vuốt lên mặt. Làn môi và hơi thou nóng như than bò vào mắt, xuống vú, xuống roan, xuống bẹn… Cơn sướng lại cồn lên cho đến lúc ngã cả ra, rúc vào nhau. Rồi bàn tay dịu dàng lại vuốt lên mặt. Lần này thì tôi lữ lả, tôi nguôi ra rên ư ử, như con điếm mê tơi không nhớ nổi người thứ mấy, thứ mấy nữa.”
“Trời rạng sáng. Xuân Diệu trở về màn mình lúc nào không biết. Tôi he hé mắt nhớ lại những hứng thú khủng khiếp. Những cảm giác nồng nàn kích thích trong bóng tối đã trơ ra khi sáng bạch. Tôi chạy xuống cánh đồng giữa mưa.”
Những níu lại vô ích vô thức. Những hứng thú quả tình khủng khiếp! Nhưng vẫn là những hứng thú kỳ bí “nồng nàn kích thích”. Trong bóng tối.
Bởi ánh sáng bạch bình minh ban ngày sẽ làm tan rã hết. Sẽ làm “lạnh” đi những “nồng nàn kích thích” trong đêm mưa gió giữa núi rừng
“Nhưng đêm mai lại vào cuộc dữ dội. Trong đêm quái quỉ lại thấy mình như không phải mình mọi khi, cũng không biết rồi trời lại sáng. Cho đến khi that thấy rạng sáng mới rờn rợn.”
Chỉ là rờn rợn khi ánh sáng mặt trời đã trở về với không gian. Rờn rợn như một phản ứng thiên nhiên tự nhiên không lý giải. Do đó, khi đêm về, Tô Hoài đã không có ý niệm, không biết là rồi trời sẽ lại sáng!
Nhưng một mối, hay những mối tình trai trong thời “kháng chiến” như vậy làm sao qua mắt nổi “cơ quan”! Và hậu quả của những cơn “hứng thú khủng khiếp” là ánh sáng. Là phải phô bày, tự thú. Là phải lôi từ đêm thẳm, từ gió mưa của rừng núi ra những lời bộc bạch. Phải mang bóng tối ra trình diện trước ánh sáng.
“Mọi công việc cơ quan lặng lẽ, nhưng cứ tối đến thì nháo lên, nháo lên một cách âm thầm. Các chàng trai trẻ vào ngủ lang trong xóm. Thằng Đại trắng trẻo, mũm mĩm thì biến là phải. Nhưng cả đến thằng Nghiêm Bình cao to hiên ngang như thế, tối cũng lẳng lặng vác cái ghi tar a đi. Bốn bên im như tờ. . . . .
. . . . chiếc màn một trơ trọi của lão Hiến, đôi khi cả màn của Kim Lân, của Nguyên Hồng ở Bắc Giang sang, ngủ tạm nay. Chẳng biết đêm hôm có ông kễnh nào bị bàn tay nhung sờ vào roan không. Cuộc kiểm điểm Xuân Diệu kéo liền hai tối. Hồi ấy chưa biết phương pháp chỉnh huấn, nhưng hàng ngày chúng tôi làm việc giờ giấc nghiêm ngặt, mỗi tổ buổi chiều trước giờ tăng gia lại hội ý rút kinh nghiệm. Cả cơ quan họp đến khuya. Chỉ có ông Phan Khôi lên buồng vẫn mắc màn sẵn đi ngủ từ chập tối, bỏ ngoài tai mọi việc.
Xuân Diệu chỉ ngồi khóc, chẳng biết Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Trọng Hứa, Nguyễn Văn Mãi, cả lão Hiến, thằng Nghiêm Bình, thằng Đại và mấy thằng nữa, có ai ngủ với Xuân Diệu không, nhưng cũng không ai nói ra. Tôi cũng câm như hến. Lúc rồ lên, trong đêm tối quyến rũ, chính mình cũng điên kia ma.ø Không nói cụ thể việc ấy, nhưng ai cũng to tiếng gay gắt “tư tưởng tư sản, phải chừa đi”. Xuân Diệu nức nở “tình trai của tôi… tình trai…” rồi nghẹn lời, nước mắt lại ứa ra.”
Hẳn là còn may mắn, vì “hồi ấy chưa biết phương pháp chỉnh huấn”, nên Xuân Diệu chỉ bị mắng mỏ là “tư tưởng tư sản, phải chừa đi”. Chỉ tội nghiệp cho cái gọi là “tư sản”! chỉ có những con người “tư sản” mới biết đến “đồng tính luyến ái”!
Chẳng có đấu tố, khai tội và phỉ nhổ chửi bới. Chẳng có ném đá hay hành hạ cụ thể tức thì. Nhưng sau đó ít lâu, thì Xuân Diệu bị đưa ra khỏi ban thường vụ.
“Và cũng thành một cái nếp kéo dài, từ đấy không ai nhắc nhở đến những việc chủ chốt trước kia Xuân Diệu đã phụ trách. Bỗng dưng, Xuân Diệu thành một người được nhiều thời giờ chỉ chuyên đi viết. Mà Xuân Diệu cũng như xa lánh mọi công tác.”
Và như thế, Xuân Diệu, theo như Tô Hoài đã ghi, vốn là một người “đào hoa” với những mối tình trai. Xuân Diệu không biết chung thủy. Xuân Diệu chỉ biết mê đắm. Tô Hoài hồi ức:
“Từ thuở trẻ, cái bắt tay như vồ lấy, trán đụng vào nhau, bốn con mắt nghiêng ngả vuốt ve nhau. Ở đâu Xuân Diệu cũng đào hoa những mối tình trai. Buổi chiều trong kháng chiến, đã hết lo đám máy bay lên đánh bom, chúng tôi đặt ba lô nghỉ chân ở Ấm Thượng xuống sông tắm táp xong lên dạo phố. Đêm nay thị trấn mời Xuân Diệu nói chuyện thơ. Bọn con trai choai choai kháu khỉnh xúm xít quanh nhà thơ. Tuổi trẻ, trai gái thấy nhau như có điện, dù điện yêu hay điện ghét, thái độ hiện ngay ra con mắt, nụ cười, cái bỉu môi, dáng xóc cổ áo, bãi nước bọt. Đằng này, con gái đi ngang mặt dửng dưng như không, nhưng con trai xoắn xít vòng trong vòng ngoài. Sáng hôm sau còn đến chơi. Xuân Diệu nắm cổ tay từng đứa mâm mê như chọn đẵn mía, và nhìn dõi vào mắt…
Xuân Diệu quả là một tay đào hoa với những mối tình trai. Qua ngòi bút Tô Hoài, chúng ta thấy một Xuân Diệu đồng tính thản nhiên và ngây thơ không mặc cảm. Mặc cảm, một trạng thái gần như (đương nhiên và thậm chí cần thiết) bắt buộc phải có ở những con người đồng tính chẳng những vào thời thi sĩ Xuân Diệu, mà ngay cả ở thời nay tại Việt Nam!
Và như Tô Hoài đã kể, Xuân Diệu chẳng phải là một tay chung tình. Tuy nhiên, để kết luận về Xuân Diệu, Tô Hoài viết:
“Mỗi khi nhớ, chuyện về Xuân Diệu buồn thương, buồn cười và đáng yêu, chỉ đáng yêu…”
nguồn: http://gio-o.com
hiya- Total posts : 66
Similar topics
» Nơi đặt trước bài kéo về & Góp ý, thắc mắc ^^
» Liều ăn nhiều.
» Chiến dịch giải cứu tài nguyên F3C (nhớ check qua trước nhé)
» Bị hiện đại cơ lão thượng thân liễu chẩm yêu phá - Qifu A
» [Event Ẩm Thực - MWTP] Ba điều ước trước bình minh - misanaka_sohma
» Liều ăn nhiều.
» Chiến dịch giải cứu tài nguyên F3C (nhớ check qua trước nhé)
» Bị hiện đại cơ lão thượng thân liễu chẩm yêu phá - Qifu A
» [Event Ẩm Thực - MWTP] Ba điều ước trước bình minh - misanaka_sohma
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum