[Fiction] Lạc Nhật
Page 1 of 1
[Fiction] Lạc Nhật
Lạc Nhật
Mạo Vật Truyện
Tác giả: ndqanh_vn
http://quynhanh19.wordpress.com/cate...-dai/lac-nhat/
Thể loại: Cổ trang, lịch sử, liêu trai
Cảnh báo: Có lẽ, có hint shounen ai nhẹ
Rating: K
Tóm tắt:
Trong thời có vua rồi còn có chúa, một hoàng tử bé nhỏ cứng đầu bị bỏ rơi, sa vào tay những gã đàn ông toàn là “mạo vật” ,lừa đảo, giả mạo, dối trá, phản bội, vô liêm sỉ.
Author Note:
Ai đã đọc Phong Quốc, hẳn nhận ra câu chuyện này, ai chưa từng đọc Phong Quốc thì tôi cũng ráng viết cho mọi người hiểu. Cái chính là, Phong Quốc, một truyện cổ trang lấy cảm hứng thời Lê Trịnh, là truyện dài tôi hoàn thành năm 17, may mắn được nhiều bạn đọc khi ấy thích thú, dù có bị tiếng oan của một hai bạn kêu là truyện đam mỹ đầu tiên ở Việt Nam (dear mother of god…) Bản thân tôi cảm thấy đó là một câu chuyện non nớt về cách viết, nhưng mà tình cảm chân thật, ngôn ngữ giản dị, loại truyện chỉ có một người 17 tuổi mới viết được, và có lẽ chỉ khi đọc vào tầm tuổi đó mới thấy thích.
Tôi đối với Phong Quốc, do đó có quan hệ phức tạp. Khi Vũ Phương Nghi bảo cô ấy tự tiện gửi kèm Phong Quốc cho Nhã Nam, tôi xấu hổ tới đập đầu vào bàn phím, suýt nữa thì từ mặt cô ấy vì xấu hổ không để đâu cho hết. Trong lòng tôi luôn muốn viết lại nó, nhưng mãi chưa bắt đầu, sau đó ngẫm ra mình không còn 17 tuổi nữa, nên viết cũng không thể cùng một cách như xưa.
Nên, tôi quyết định không sửa câu chuyện cũ nữa. Tôi chỉ sẽ viết những câu chuyện mới với cùng thế giới đó, như Thanh, và bây giờ là Lạc Nhật, câu chuyện về bạn hoàng tử.
Cuối cùng, xin mời bạn, và đừng quên reply
Nàng phi được Chúa sủng ái vừa mới hạ sinh một quý tử. Ngài mừng rỡ khôn xiết. Quan lại, quý tộc, cường hào bốn phương tám hướng quà cáp không ngớt. Trong số đó, có người dâng tặng bức tranh quý giá của một họa sĩ tài hoa họ Nguyễn, vốn được ví chẳng thua gì Nghê Toản đất Giang Tô. Chúa vốn là người văn võ toàn tài, yêu chuộng hội họa, với bức tranh ấy, còn quý hơn bất kì thứ quà tặng nào khác, treo trong thư phòng để ngày ngày nhìn ngắm.
Nhưng hóa ra, bức tranh ấy lại là giả.
Người tặng tranh đã biến đâu mất, Chúa nổi giận đùng đùng, cho rằng mình đang bị kẻ giấu mặt vô lễ nào khiêu khích. Liền truyền cho thuộc hạ đi tìm kiếm kẻ giả tranh.
Trách nhiệm trọng đại này được đẩy qua đùn lại thế nào, rơi vào tay Kim Thiết. Võ tướng trẻ nối nghiệp nhà họ Kim, mới ngoài hai mươi, ở cái vị thế không thể chối từ những chuyện đầu thừa đuôi thẹo đến tay mình. Vừa uống rượu vừa mở bức tranh ra xem, hắn ôm đầu ca thán, tranh vẽ bất quá là để treo tường, nhìn đèm đẹp là được rồi. Từ thủa cha sinh mẹ đẻ ta có thấy tranh của Nguyễn Mỗ Lê Mỗ là thế nào đâu, tranh thật có ở ngay trước mặt thì phân biệt thế nào được.
Hoàng tử bé nhỏ, năm ấy mười hai tuổi, bị cầm cố chán chê, rồi mới chuyển vào doanh trại được vài tháng. Hoàng tử , là con của thái tử bị phế truất, là hoàng tử bị bỏ rơi sống chết sao cũng được. Lúc nghe Kim Thiết uống rượu, chán ghét không để đi đâu hết, mới giật bức tranh bỏ ra ngoài xem, coi cho rõ tờ giấy làm kinh thành hỗn loạn mấy ngày này rốt cuộc là thứ quỷ quái nào.
Bức tranh họa một hàng lau sậy, bên trên đề một câu thơ không hay không dở, đại khái là cầu cho duyên tình chúng ta sẽ xanh biếc như lau sậy bên dòng sông mùa xuân.
Hoàng tử chớp mắt. Hàng lau sậy như đang rung động. Những nét bút có phần nguệch ngoạc, nhưng chứa đầy sức sống, như nhánh cây vụt lên khỏi mặt nước, cứng cáp mà mềm dẻo, nhẹ nhàng đung đưa, vươn mình kiêu hãnh.
Chợt thấy sống lưng lạnh toát, hoàng tử bé nhỏ rùng mình khắp lượt. Như có con sóng nào lan vào lòng, cứ thế ánh trăng cứ lay động tâm can không dứt. Liếc nhìn Kim Thiết đang nốc rượu như nốc nước lã trong phòng, hoàng tử nhỏ len lén cuộn bức tranh bỏ vào tay áo.
Vụ truy đuổi kéo dài nhiều ngày không tìm được manh mối nào. Sau đêm ấy, có một tên lừa đảo bị nộp cho doanh trại. Kim Thiết ghé tai nói nhỏ với vị thầy thuốc luôn túc trực sau lưng: “Hay cứ giao nộp thằng cha này đại đi, vu cho y tội nộp tranh giả, chém đầu là xong, tìm kiếm gì cho mệt.” Vị thầy thuốc chỉ mỉm cười mà không nói gì. Kim Thiết xoay sang tên lừa đảo đang bị trói dưới sân, lấy giày đạp lên đầu y, bảo: “Còn cái tên này nữa! Triều đình đã cấm con dân học kiểu ăn mặc của bọn người Tàu từ lâu, ngươi buôn thần bán thánh không nói làm gì, lại thêm tội này nữa hả?”
Tên đạo sĩ lừa đảo tròn mắt: ,
“Ấy, quan lớn ơi, vậy người không biết căn duyên nghề nghiệp của tôi rồi. Người Nam ta sính ngoại tới mê muội, tôi làm thầy cúng thầy trừ ma mà không bắt chước người Hoa ăn mặc cổ quái nói năng ngọng nghịu, đặt thêm cái tên quái gở như Mị Phi Tư Đặc vân vân thì chẳng có ma nào dẫn xác tới. Thôi cũng là kế sinh nhai đi ha, quan lớn tha cho tôi tôi coi miễn phí cho ngài một quẻ.”
Tên tuổi gì mà sặc mùi lừa đảo. Ai nghe xưng tên mà còn bị lừa thì đáng lắm, Hoàng tử nhỏ thầm nghĩ.
Mấy người đứng xung quanh lớn tiếng ồn ào. Rồi một vị bước ra quần áo chỉnh tề, chắp tay bảo Kim Thiết. Tướng quân, người vốn không rõ, tên này xảo trá vô cùng, buôn thần bán thánh mua bán thuốc giả lừa đảo khắp nơi, may là tóm được hôm nay. Quan phụ mẫu ở đây dạo này – ông tặc lưỡi – nghe đồn là bị trĩ nên hơi khó ở, đụng đến ông ấy trời nóng nực thế này thật rách việc. Nếu để y cho đám dân chúng xử, e là có chuyện án mạng, nên nhờ tướng quân nói vài lời dàn xếp.
“Đã bảo là không phải chức trách của ta! Dàn xếp cái kiểu gì được? Làm quá lên quan phụ mẫu các ngươi lại bảo ta lấn quyền ông ấy.” Kim Thiết vờ cáu, đập bàn quát.
Thấy y mặt mày đỏ gay, mọi người cũng kinh hồn táng đởm, liền lục tục ra về. Khi người ngoài đã vãn hết, Kim Thiết mới cúi đầu nhìn sát mặt tên đạo sĩ, cả hai nhe răng cười: “Vừa định đi tìm vật tế, lại có người dẫn ngươi đến sân doanh trại, thật là may mắn quá sức. Nhưng nộp ngươi cho Chúa, ngươi nói lung tung lại gây vạ cho ta, hay cứ cắt lưỡi ngươi trước vậy nhé.”
“Quan lớn, quan lớn ơi, chúng ta vốn có duyên số với nhau, sao nỡ vô tình như vậy.” Gã đạo sĩ cười cợt, không chút núng động “Nếu là chuyện bức tranh, biết đâu tôi có thể giúp được đấy.”
Gã nhoẻn miệng cười tít.
Kim Thiết co chân đạp lên đầu gã, quay vào nhà chính bảo đám binh lính trói gã một buổi cho dân chúng thỏa lòng rồi tống cổ đi.
Khi chỉ còn thằng bé đứng tần ngần bên cạnh, gã chợt liếc mắt sang nhìn nó, ánh mắt sắc như dao: “Cậu bé dễ thương ơi, bức tranh ấy chỉ là mạo vật, còn giấu trong tay áo làm gì.”
Thằng bé mặt đỏ bừng, lắp bắp không rõ, rồi co chân đạp vào người gã đạo sĩ giả đang cười đểu.
Hầu như ai từng ăn ở trong doanh trại đều biết y. Nhà sư kiêm đạo chích kiêm đạo sĩ kiêm lừa đảo nửa mùa kiêm thầy bói ra ma buôn thần bán thánh trộm cắp cờ bạc gian lận, kẻ có bảy mươi hai cái tên nhưng chẳng có cái tên nào là thật cả. Vỗ ngực xưng tên là chuyên gia về giả mạo, trên người không có chữ nào là thật.
Đến chiều tối y được tha ra, đám binh lính vỗ vai y mà bảo, huynh trước đây hành tung cẩn thận lắm, sao hôm nay lại bị nộp lên đây. Tướng quân nể tình nghĩa bấy lâu, có bụng muốn tha cho huynh, chứ vào tay người khác e là đã bị tùng xẻo rồi.
“Không phải tại tôi đâu!” Gã vươn vai, than thở. “Nhà đó có ông cố già rồi chưa chịu chết, biết tôi chuyên giả mạo nên mới gọi tôi về bốc thuốc giả cho ông già đó chết sớm. Ai ngờ bốc xong ông già lại mạnh lên, ngồi dậy đi lại được, bữa ăn ba bát cơm. Họ nổi giận mắng chửi tôi là đồ giả của đồ giả, rồi lùng bắt tôi. Thật là oan tày mười bà Thi Kính, đạo sĩ Nại Á Lạp Thác Đề Phổ tội đây không làm chuyện gian dối như thế. Nếu không phải mải xem đám chọi gà thì đã chạy thoát rồi, đâu có để họ tóm được.”
Họ cười ầm ĩ, rồi vẫy tay tiễn biệt gã lừa đảo kia, sau khi để cho gã coi tướng số. Về sau hoàng tử nghe kể, vì ai cũng biết lời gã nói ra toàn là bịp bợm, nên gã nói vận xui hay điềm lành binh sĩ chẳng ai tin, chẳng qua gã mau miệng ăn nói vui tai họ mà thôi.
Nhân lúc người khác không để ý, hoàng tử lẩn khỏi doanh trại bám theo gã. Như phát hiện có người đuổi theo, gã đi chậm lại, rồi thình linh tăng tốc chạy biến vào một con hẻm . Thằng bé cố chạy theo, nhưng một chốc đã mất hút. Đầu óc hoa lên, trống ngực đập dồn dập, bèn lảo đảo ngồi thụp xuống ôm tường mà thở.
Lúc đó, nó nghe một bàn tay vỗ lên lưng mình. Phía sau, gã đạo sĩ cúi người dòm thằng bé, gãi đầu gãi tai: “Vị công tử này, tôi nhớ chưa từng gây thù oán, sao lại đuổi theo tôi.”
“Chứ …sao ngươi lại bỏ chạy!” Thằng bé gắt.
“À há..” Gã đạo sĩ nghiêng đầu ngó lên trời như muốn đánh trống lảng.
“Cái mặt “lỡ gây thù chuốc oán nhiều quá nên không biết ai vào ai” đó là sao? Ta chỉ muốn hỏi ngươi cái này thôi.” Thằng bé luồn tay vào áo, lôi bức tranh ra mở trước mặt. “Ngươi nói là có manh mối với bức tranh này phải không? Đừng nói là lúc nãy dối trá để kiếm đường chạy tội đó nhé!”
“Thì chính là vậy mà.” Gã gật đầu lia lịa.
Mắt thằng bé tối sầm. Nó lao tới ôm chặt gã đạo sĩ giả mạo, ngăn gã chạy trốn, cả hai ngã lăn ra nền đất.
“Đi mau! Đừng có trốn nữa!”
Hoàng tử nhỏ đi đằng sau túm chặt tay gã hò hét. Phía trước nó, tên đạo sĩ ủ rũ bước đi, luôn miệng kêu: “Rõ rồi, đừng hét nữa, thật là áp bức người ta quá đáng mà.”
Gã lừa đảo đó, quả nhiên biết rõ nhiều thứ. Gã bảo, những bức tranh như thứ mạo vật đó, nếu có bán ở kinh thành, hẳn không thể treo trong tiệm, nếu có được đưa về, dù là hàng biếu tặng, cũng sẽ qua chỉ một vài người chuyên mua bán tranh, nếu lục lọi những chỗ đó, hẳn sẽ kiếm ra manh mối.
Thằng nhóc dẫn gã lừa đảo đó vòng vòng đến quá trưa, mà vẫn chưa tìm ra gì. Một lúc, cả hai đều thấm mệt, ngồi dựa vào góc tường mà nhìn dòng người đi qua. Tên lừa đảo đưa cho hoàng tử nhỏ hai cái bánh y tiện tay thó được lúc đi qua chợ, hỏi: “Hóa ra cậu là hoàng tử thật ư? Hoàng tử, việc này sao ngài lại mẫn cán như vậy? Người bị ăn gạt là Chúa, dòng họ Chúa vốn đè nén dòng dõi nhà vua, ngài đáng lẽ phải rung đùi ngồi coi tấn trò vui mới phải chứ?”
“Ta chẳng quan tâm gì tới nhà Chúa.” Thằng nhỏ bóc lá, nhét bánh đầy miệng, dính hàm không mở ra được, phun phì phì rồi nói: “Ta chỉ muốn xem bức tranh thật nhìn thế nào thôi.”
Nó liếc nhìn sang bức tranh gã đạo sĩ đang giở ra xem. Thằng bé nhớ Kim Thiết từng nói, tại sao phải ngắm tranh cơ chứ. Nếu muốn ngắm cảnh, thì buổi đêm đi thuyền vừa nhìn trăng vừa uống rượu có phải vui thú hơn sao.
“Gác chuyện uống rượu sang một bên, thì là vì hết mùa xuân, lau sậy sẽ không còn vẻ đẹp nữa. Mà dẫu xuân có tới lại, thì lòng mình đã khác xưa rồi.” Gã đạo sĩ chợt mỉm cười.
Thằng bé nhìn xuống đất.
“Mấy chuyện cao siêu đó ta không hiểu được.”
Nó chỉ muốn nhìn thấy bức tranh nguyên thủy mà thôi.
Nếu một bức tranh giả, một vật sao chép tầm thường có thể gây ra những cảm xúc bồi hồi khó tả như vậy, thì hẳn bức tranh thật còn là một vật phi thường hơn.
Tên đạo sĩ im lặng nghe thằng bé giải thích, nhìn chăm chăm vào bức tranh, rồi chợt hỏi: “Nhưng sao Chúa lại biết bức tranh này là giả?”
“Chuyện đơn giản thôi, vì nhà vua cũng có một bức, hàng vương trong cung cũng có người có. Ai cũng cho là vật quý nên giấu trong phòng riêng không cho người ngoài nhìn thấy. Nên chẳng ai biết là người khác cũng có bức tranh y hệt mình. Tranh, không sai khác một tí. Tình cờ chúa biết được, nên nổi giận đùng đùng, cho là trong từng ấy bức không chênh lệch tí gì hẳn bức nào cũng là giả.”
“Nhưng từng ấy bức không chênh lệch tí gì, cũng có thể bức nào cũng là thực lắm chứ.”
“Nhưng điều kì quái nhất là gì ngươi biết không? Lúc ta và Kim Thiết đi hỏi han vòng vòng, ai nấy đều bảo chẳng nhớ tại sao mình có bức tranh ấy nữa.”
Mắt gã đạo sĩ như lóe sáng.
Rồi ôm bụng, gã cười như đã hóa điên.
Khi ngớt cười, gã quay sang nhìn thằng hoàng tử, lúc này đang suy nghĩ có nên rút kiếm ra gõ lên đầu gã hay không, mà bảo rằng: “Hoàng tử, hãy đi tìm cái cảnh vật trong tranh mà thôi!”
Đến chiều tối, bọn họ đã ra đến bờ sông. Đêm nay có trăng. Gã đạo sĩ giả mạo cười vẻ khoan khoái. Thằng bé đã mệt lử, có cảm giác mình bị gã kéo đi chứ không phải ngược lại.
“Hoàng tử, bức tranh ấy chắc chắn là giả.” Gã quay lại nhìn hoàng tử, mỉm cười.
“Vì mọi người đều có một cái ư?”
Không phải thế, y mỉm cười, vẫn tiếp tục bước. “Hoàng tử không nghe thiên hạ đồn đại Nguyễn tài năng chẳng thua gì Nghê Toản sao? Nghê Toản người Giang Tô vẽ rất kiệm nét, ít màu. Người ấy khinh lối họa chân hoa cỏ, đã từng bảo, quân tử vốn vẽ trúc là để biểu đạt ý chí trong lòng, chuyện giống thật hay không thì có liên quan gì. Tôi xem bức tranh này tuy đường nét phóng khoáng, nhưng đầy mê say, tuyệt đối chẳng có gì chung với Nghê Toản.
Hoàng tử, người thực sự muốn tìm ra nguyên cớ của bức tranh giả này chứ?”
Thằng bé gật đầu.
“Vậy phải làm như thế này thôi.” Ngọn lửa nào chợt bừng lên từ tay gã, thiêu rụi bức tranh. Tàn lửa chợt hóa thành đàn bướm đỏ rực, bay đi chấp chới trong đêm.
Ta đi thôi. Gã kéo thằng bé đi, lẩm bẩm. Thiêu rụi cái ảo, soi rõ hình bóng của cái thật.
Cánh bước đỏ rực biến vào bụi cỏ bên bờ. Khi họ rẽ lối bước vào, mới nhìn thấy một cái chòi nhỏ thấp thoáng ẩn hiện. Một bóng người lùn tịt, lưng khòm, hình dung cổ quái ngẩng đầu nhìn họ rồi biến mất vào sau nhà.
Đứa trẻ theo gã đạo sĩ bước vào. Bao quanh nó, là những cuộn tranh, những bức vẽ dang dở. Người cổ quái kia ngồi trên chõng, khuất trong bóng tối. Gã đạo sĩ ngồi xuống, cúi đầu thật thấp, miệng cười tươi tắn, liền nói: Tiên sinh, hẳn là kẻ đã giả mạo tranh của họa sĩ họ Nguyễn, để mạo vật lan tràn trên thế gian phải không?
Người cổ quái chợt bật cười ha hả, như đã hóa điên rồi.
“Tại sao phải làm như thế chứ?” Hoàng tử nhỏ không nén được tò mò. “Vì tiền ư?”
Tiếng cười tắt ngúm. Hoàng tử nhỏ rùng mình. Dù không nhìn thấy rõ mặt, nó cảm thấy người trong bóng tối kia ném cho nó một ánh nhìn khinh miệt.
Gã đạo sĩ vẫn tươi cười, nói tiếp, “Tiên sinh, xin đừng trách đứa bé này. Bức tranh của người khiến nó cảm động, muốn nhìn thấy bản gốc, xin tiên sinh hãy cho nó thỏa mộng đi.”
Thằng bé nín thở chờ đợi. Sau cùng, gã cất giọng, giọng nói thô ráp khào khào không như hoàng tử nhỏ hình dung về người đã vẽ lên bức tranh thanh nhã ấy.
Gã vốn là kẻ thất học, đầu đường xó chợ, sống lang bạt khắp các vùng sông ngòi đất Bắc này. Thời trai trẻ may mắn học được nghề chép tranh của một người thợ vẽ. Chép lại tranh các bậc đại danh họa bên Tàu. Chép lại tranh giả từ tranh giả. Về sau khi đã quen việc, từ phong cách người ấy có thể vẽ lại bức khác đúng theo thế. Thiên hạ muốn vẽ cúc thì gã vẽ cúc, vẽ đào trúc thì vẽ đào trúc, vẽ hiền nhân quân tử thì vẽ hiền nhân quân tử, tất cả đều sống động, tất cả đều rõ ràng, mà chỉ là mạo vật mà thôi. Công việc yên ổn, tiền bạc vừa đủ, gã hài lòng và có chút tự mãn, cho đến khi nghe lỏm một người học trò trọ ở trên lầu đọc đoạn văn nọ, giọng điệu đắc ý vô cùng, đoạn văn về họa sĩ họ Nguyễn.
Lúc mới nghe, gã nhếch mép khinh khỉnh. Sau đó tự nhiên thấy ớn lạnh sống lưng. Rồi thấy cả người run rẩy thật.
Cuốn sách ấy miêu tả về những tranh vẽ của họa sĩ họ Nguyễn. Một nét đưa trổ xuống, vốn chẳng có gì khó. Nhưng cái khó, là khiến nét ấy lột tả được sức sống của cành sen vươn lên khỏi mặt nước, sự uyển chuyển của làn gió đêm trăng, vẻ mạnh mẽ khí khái của tre trúc. Người học trò ấy cứ đọc mãi, đọc mãi, và tự nhiên, trong lòng gã, sáng ngời hình ảnh người họa sĩ chưa từng gặp mặt, chưa từng thấy tranh. Từ lúc nào đó, họa sĩ họ Nguyễn đã hóa thành hình ảnh của cái thật cho gã ghen tị, nhung nhớ, khát khao, như ánh trăng đáy nước không thôi ghen tuông vầng trăng trên bầu trời cao rộng.
Từ đó gã đóng xưởng vẽ. Trong lòng chỉ có một khao khát, là có thể làm được một việc gì đó giống như họa sĩ họ Nguyễn. Nhưng chỉ có thất bại chồng lên thất bại. Những gì gã vẽ ra, chỉ bàng bạc nhạt nhòa như mặt người phản chiếu lờ nhờ qua tấm gương đồng, đã mất hết thần khí. Gã chỉ là kẻ sao chép tranh, chỉ là mạo vật, làm sao dám mơ ước được trở thành thật?
Nên cuối cùng trong cơn tuyệt vọng, gã chợt nhìn thấy hàng lau sậy bên bờ con sông này, nhớ đến những miêu tả của bức tranh mà gã còn mang máng lưu lại trong đầu, thầm nghĩ đã thế, gã sẽ mang hết sức mình ra sao chép một bức tranh ai cũng truyền tụng nhưng cũng chưa ai nhìn thấy xem sao. Bức tranh nổi tiếng của Nguyễn, gã sẽ sao chép, sẽ nhập tâm đến mức như đã hóa thành Nguyễn. Không phải một bức, mà rắc đầy thế gian với tranh vẽ của Nguyễn. Đó sẽ là lúc, ít ra, gã sẽ được ngẩng cao đầu mà nói mình, kẻ chép tranh hèn hạ, là thứ mạo vật chân thật nhất trên đời.
Hoàng tử bé nhỏ nghe kể chuyện, ngây người ra, rồi lắp bắp, như vậy gã cũng chưa từng thấy bức tranh thật?
“Chẳng ai nhìn thấy bức tranh thật. Vì nó vốn chẳng tồn tại bao giờ.”
Tiếng ai quen thuộc vang lên sau lưng họ. Hoàng tử bé nhỏ quay đầu lại, nhìn thấy Kim Thiết xách đèn trên tay, cúi người nhìn vào căn chòi.
“Họa sĩ họ Nguyễn, vốn chẳng tồn tại bao giờ.Cuốn sách đầu tiên chép về y, là sách chép những truyện dã sử truyền kì. Người viết sách chỉ đưa y ra, như hình mẫu lý tưởng cho một họa sĩ tài năng. Chẳng hiểu sao, sau nhiều lần sao chép, dị bản xuất hiện, mỗi người thêm vào một tí, sách này chép lẫn sách kia, sách này dẫn cái sai của sách kia, dần dần trong đám bát nháo đó, họa sĩ Nguyễn hiện ra, thành thứ ai cũng tin là thật.”
Trong căn lều, Kim Thiết thong thả nói, ánh đèn hắt lên gương mặt bình thản.
“Bức tranh mà ngươi nghe kể, hẳn cũng là một thứ mạo vật do kẻ hậu sinh nào làm ra mà thôi.”
Người trong rèm rùng mình, rồi y lào khào bảo, Kim Thiết định bảo, cái y đuổi theo, chỉ là cái chưa bao giờ tồn tại, chỉ là thứ ảo ảnh lý tưởng, là giấc mơ hão huyền nào ư?
Không ai trả lời.
Gã cười sằng sặc. Rồi bảo, thế Kim Thiết đến đây làm gì, để bắt y ư? Kim Thiết lấy cớ gì để bắt y, lấy cớ gì? Cái thật đã không tồn tại, lấy gì để biết thể nào là giả?
Kim Thiết lắc đầu, đôi mắt như lóe sáng. Nhìn thẳng vào bóng tối u minh, vị tướng trẻ tuổi trả lời với một nụ cười, ta đã biết từ đầu, nên chẳng hứng thú gì với việc tìm hiểu chân hay giả. Ta chỉ muốn có cơ hội gặp người tạo ra những thứ mạo vật này mà nói chuyện mà thôi.
“Một nét đưa trổ xuống, vốn chẳng có gì khó. Nhưng cái khó, là khiến nét ấy lột tả được sức sống của cành sen vươn lên khỏi mặt nước, sự uyển chuyển của làn gió đêm trăng, vẻ mạnh mẽ khí khái của tre trúc.” Kim Thiết đọc lại, chính xác những lời gã vừa kể. “Đó chỉ là những hình dung tưởng tượng của một tay nho gàn nào đó về một họa sĩ tài năng. Nhưng ngươi, chính là một họa sĩ như thế. Nên khi nhìn thấy những bức tranh giả ấy, ta đã suy nghĩ, trước khi nộp ngươi cho Chúa, hẳn cũng muốn gặp riêng ngươi trò chuyện.”
Gã không nói gì sau đó.
Trong bóng tối phát ra tiếng khùng khục. Thằng bé nhói lòng, chẳng hiểu gã cười hay khóc.
“Thế này là đủ rồi.” Gã đạo sĩ chợt đứng dậy, tiến lại gần người trong bóng tối, tiếng nói hóa dịu dàng ân cần khác thường, như đang vỗ về đứa trẻ nhỏ.
“Ngươi đã bị ràng buộc ở cõi dương thế này, đã chờ đợi bao lâu, đã trăn trở nhường ấy, đã vất vả nhường ấy, đã mê say nhường ấy, thế là đủ lắm rồi. Những người ngươi chờ đợi, đã đến đây tìm người rồi. Như thế chẳng đã đủ cho một kiếp người hay sao?”
Không nghe ai trả lời. Gã đạo sĩ quỳ xuống, đưa một cánh tay vào bóng tối, giọng rất mực nhẹ nhàng. “Hãy yên nghỉ đi thôi.”
Thình lình gió nổi lên, tối tăm mặt mũi. Căn phòng họ đang ngồi, những bức tranh xung quanh chợt tan ra thành bụi tro, theo làn gió cuốn lên mất hút vào bầu trời. Khi màn đêm yên tĩnh trở lại, chỉ còn họ ngồi giữa một vùng đất trống, xung quanh ngập ánh trăng.
Thằng bé đưa tay lên nhéo mặt coi có phải là mơ không. Gã đạo sĩ vẫn ngồi đinh ninh.”Hãy chờ đợi đôi chút cho tôi đọc đoạn kinh ngắn cầu siêu cho y đã”. Bao nhiêu câu hỏi tràn ra trên đầu môi thằng bé, chỉ chực bật ra, nhưng dáng đứng yên lặng của Kim Thiết, và sự nghiêm trang trong tấm lưng ngồi thẳng của gã đạo sĩ khiến lưỡi nó thụt lại.
“Tướng quân, thế không bắt được gã giả mạo ấy, có gặp rắc rối không?”
Kim Thiết chỉ nhún vai, bảo, nghe đâu đứa trẻ bà phi mới đẻ ra bị bệnh gì đó rồi, việc nước lại chất chồng, Chúa chẳng phải người cứ mãi tấm tức chuyện một bức tranh, hẳn dăm bữa nửa tháng sẽ quên mất mà thôi.
Đi sau hai người, thằng bé cắm cúi mặt xuống đất, rồi lúc tên đạo sĩ quyết định chia tay rẽ sang hướng khác, không nén được tò mò bèn hỏi: “Pháp lực của ngươi là thật, tại sao lại cam phận làm kẻ lừa đảo?”
Hai người lớn trợn mắt. Gã đạo sĩ thoáng mỉm cười. Rồi ưỡn ngực ra, gã nói bằng giọng rất mực tự hào:
“Ta, Tô Lợi Gia Đạt Ma, thề với trời đất không bao giờ bán hàng thật.”
“Ngươi mất ngủ mấy đêm mới nghĩ ra mấy cái tên giả như thế hả???” Thằng bé đâm cáu, nhặt hòn đá dưới đất tiện tay chọi vào gã.
Gã né người tránh, co cẳng chạy, trước khi mất hút quay lại mỉm cười, vẫy tay với thằng bé, và đêm đó, hoàng tử bé nhỏ dám thề rằng đã nhìn thấy hình ảnh gã vỡ ra thành một đàn bướm trắng tuyệt đẹp, chấp chới bay đi rồi biến mất.
Chỉ còn nó và Kim Thiết ở bên bờ sông. Mặt trăng đã khuất sau mây. Càng lúc đêm càng lạnhThằng bé mấy chốc đã thấm mệt qua bao nhiêu chuyện xảy ra trong ngày, vừa đi vừa như sắp ngủ gục. Kim Thiết mỉm cười mà bảo “Không dễ gì mà dụ cho gã ra tay được đâu.”
“Vậy ra ta hóa là con mồi cho ngươi đánh bẫy gã à?” Thằng bé hỏi cay đắng, chợt hiểu ra tại sao lúc nãy Kim Thiết xuất hiện đúng lúc kịp thời đến thế.
Thằng bé đi loạng choạng, chợt vấp ngã. Kim Thiết dừng chân, quay đầu lại, phàn nàn: “Tại ngài cả thôi, đi lo chuyện bao đồng.”
“Có cái loại người nào lợi dụng người khác rồi còn lên mặt dạy đời thế không hả!” Thằng bé gân cổ hét. Chợt ngạc nhiên khi thấy Kim Thiết ngồi xuống, ra hiệu cho nó leo lên.
Cõng nó trở về, Kim Thiết cao giọng, tôi chẳng làm chuyện này vì lo cho ngài đâu, chẳng qua để tránh vạ vào thân thôi, dẫu gì ngài cũng là hoàng tử, có việc gì tôi không gánh tội nổi.
“Hoàng tử gì chứ?” Thằng bé mở miệng, không ngăn nổi cái ngáp dài, mắt rũ xuống. “Kẻ không ai nhìn tới như ta chỉ là hoàng tử giả mạo mà thôi.”
Thiếp ngủ trên lưng Kim Thiết, thằng bé nghe tiếng Kim Thiết cười.
Đã nhiều năm qua đi, khi những ngày quá khứ đã chìm vào trong sương, khi thế gian đã đảo lộn trên dưới, trải qua nhiều cuộc binh lửa, hoàng tử bé nhỏ vẫn không quên được việc xảy ra trong đêm hôm ấy, và rốt cuộc cũng rút ra được kết luận về gã đạo sĩ kì dị nọ.
Gã đàn ông ấy, mười phần hết cả mười, là đồ giả mạo.
Chỉ đơn giản, bởi vì gã đã lựa chọn làm đồ giả mạo, và bình thản sống với lựa chọn đó. Với tất cả sự kiêu hãnh của tiếng đàn Bá Nha không cần tai Tử Kỳ.
Xung quanh nó, ngoảnh đi ngoảnh lại, đầy những gã đàn ông như thế.
Đây là, câu chuyện về những điều giả mạo dối trá vô liêm sỉ.
Mình quả thực, có học sơ qua về thủy mặc (literati painting), được một cô giáo rất giỏi và là người Trung Quốc dạy, nhưng kiến thức trong một hai học kì thì chẳng thể nói là sâu rộng. Và mình lại học bằng tiếng Anh. Về hội họa bác học Việt Nam, thật sự mình hoàn toàn không thể tìm được một tư liệu gì, đó thật là điều đáng tiếc, nên câu chuyện này có phần hàm hồ, mong được tha thứ.
Mạo Vật Truyện
Tác giả: ndqanh_vn
http://quynhanh19.wordpress.com/cate...-dai/lac-nhat/
Thể loại: Cổ trang, lịch sử, liêu trai
Cảnh báo: Có lẽ, có hint shounen ai nhẹ
Rating: K
Tóm tắt:
Trong thời có vua rồi còn có chúa, một hoàng tử bé nhỏ cứng đầu bị bỏ rơi, sa vào tay những gã đàn ông toàn là “mạo vật” ,lừa đảo, giả mạo, dối trá, phản bội, vô liêm sỉ.
Author Note:
Ai đã đọc Phong Quốc, hẳn nhận ra câu chuyện này, ai chưa từng đọc Phong Quốc thì tôi cũng ráng viết cho mọi người hiểu. Cái chính là, Phong Quốc, một truyện cổ trang lấy cảm hứng thời Lê Trịnh, là truyện dài tôi hoàn thành năm 17, may mắn được nhiều bạn đọc khi ấy thích thú, dù có bị tiếng oan của một hai bạn kêu là truyện đam mỹ đầu tiên ở Việt Nam (dear mother of god…) Bản thân tôi cảm thấy đó là một câu chuyện non nớt về cách viết, nhưng mà tình cảm chân thật, ngôn ngữ giản dị, loại truyện chỉ có một người 17 tuổi mới viết được, và có lẽ chỉ khi đọc vào tầm tuổi đó mới thấy thích.
Tôi đối với Phong Quốc, do đó có quan hệ phức tạp. Khi Vũ Phương Nghi bảo cô ấy tự tiện gửi kèm Phong Quốc cho Nhã Nam, tôi xấu hổ tới đập đầu vào bàn phím, suýt nữa thì từ mặt cô ấy vì xấu hổ không để đâu cho hết. Trong lòng tôi luôn muốn viết lại nó, nhưng mãi chưa bắt đầu, sau đó ngẫm ra mình không còn 17 tuổi nữa, nên viết cũng không thể cùng một cách như xưa.
Nên, tôi quyết định không sửa câu chuyện cũ nữa. Tôi chỉ sẽ viết những câu chuyện mới với cùng thế giới đó, như Thanh, và bây giờ là Lạc Nhật, câu chuyện về bạn hoàng tử.
Cuối cùng, xin mời bạn, và đừng quên reply
Nàng phi được Chúa sủng ái vừa mới hạ sinh một quý tử. Ngài mừng rỡ khôn xiết. Quan lại, quý tộc, cường hào bốn phương tám hướng quà cáp không ngớt. Trong số đó, có người dâng tặng bức tranh quý giá của một họa sĩ tài hoa họ Nguyễn, vốn được ví chẳng thua gì Nghê Toản đất Giang Tô. Chúa vốn là người văn võ toàn tài, yêu chuộng hội họa, với bức tranh ấy, còn quý hơn bất kì thứ quà tặng nào khác, treo trong thư phòng để ngày ngày nhìn ngắm.
Nhưng hóa ra, bức tranh ấy lại là giả.
Người tặng tranh đã biến đâu mất, Chúa nổi giận đùng đùng, cho rằng mình đang bị kẻ giấu mặt vô lễ nào khiêu khích. Liền truyền cho thuộc hạ đi tìm kiếm kẻ giả tranh.
Trách nhiệm trọng đại này được đẩy qua đùn lại thế nào, rơi vào tay Kim Thiết. Võ tướng trẻ nối nghiệp nhà họ Kim, mới ngoài hai mươi, ở cái vị thế không thể chối từ những chuyện đầu thừa đuôi thẹo đến tay mình. Vừa uống rượu vừa mở bức tranh ra xem, hắn ôm đầu ca thán, tranh vẽ bất quá là để treo tường, nhìn đèm đẹp là được rồi. Từ thủa cha sinh mẹ đẻ ta có thấy tranh của Nguyễn Mỗ Lê Mỗ là thế nào đâu, tranh thật có ở ngay trước mặt thì phân biệt thế nào được.
Hoàng tử bé nhỏ, năm ấy mười hai tuổi, bị cầm cố chán chê, rồi mới chuyển vào doanh trại được vài tháng. Hoàng tử , là con của thái tử bị phế truất, là hoàng tử bị bỏ rơi sống chết sao cũng được. Lúc nghe Kim Thiết uống rượu, chán ghét không để đi đâu hết, mới giật bức tranh bỏ ra ngoài xem, coi cho rõ tờ giấy làm kinh thành hỗn loạn mấy ngày này rốt cuộc là thứ quỷ quái nào.
Bức tranh họa một hàng lau sậy, bên trên đề một câu thơ không hay không dở, đại khái là cầu cho duyên tình chúng ta sẽ xanh biếc như lau sậy bên dòng sông mùa xuân.
Hoàng tử chớp mắt. Hàng lau sậy như đang rung động. Những nét bút có phần nguệch ngoạc, nhưng chứa đầy sức sống, như nhánh cây vụt lên khỏi mặt nước, cứng cáp mà mềm dẻo, nhẹ nhàng đung đưa, vươn mình kiêu hãnh.
Chợt thấy sống lưng lạnh toát, hoàng tử bé nhỏ rùng mình khắp lượt. Như có con sóng nào lan vào lòng, cứ thế ánh trăng cứ lay động tâm can không dứt. Liếc nhìn Kim Thiết đang nốc rượu như nốc nước lã trong phòng, hoàng tử nhỏ len lén cuộn bức tranh bỏ vào tay áo.
Vụ truy đuổi kéo dài nhiều ngày không tìm được manh mối nào. Sau đêm ấy, có một tên lừa đảo bị nộp cho doanh trại. Kim Thiết ghé tai nói nhỏ với vị thầy thuốc luôn túc trực sau lưng: “Hay cứ giao nộp thằng cha này đại đi, vu cho y tội nộp tranh giả, chém đầu là xong, tìm kiếm gì cho mệt.” Vị thầy thuốc chỉ mỉm cười mà không nói gì. Kim Thiết xoay sang tên lừa đảo đang bị trói dưới sân, lấy giày đạp lên đầu y, bảo: “Còn cái tên này nữa! Triều đình đã cấm con dân học kiểu ăn mặc của bọn người Tàu từ lâu, ngươi buôn thần bán thánh không nói làm gì, lại thêm tội này nữa hả?”
Tên đạo sĩ lừa đảo tròn mắt: ,
“Ấy, quan lớn ơi, vậy người không biết căn duyên nghề nghiệp của tôi rồi. Người Nam ta sính ngoại tới mê muội, tôi làm thầy cúng thầy trừ ma mà không bắt chước người Hoa ăn mặc cổ quái nói năng ngọng nghịu, đặt thêm cái tên quái gở như Mị Phi Tư Đặc vân vân thì chẳng có ma nào dẫn xác tới. Thôi cũng là kế sinh nhai đi ha, quan lớn tha cho tôi tôi coi miễn phí cho ngài một quẻ.”
Tên tuổi gì mà sặc mùi lừa đảo. Ai nghe xưng tên mà còn bị lừa thì đáng lắm, Hoàng tử nhỏ thầm nghĩ.
Mấy người đứng xung quanh lớn tiếng ồn ào. Rồi một vị bước ra quần áo chỉnh tề, chắp tay bảo Kim Thiết. Tướng quân, người vốn không rõ, tên này xảo trá vô cùng, buôn thần bán thánh mua bán thuốc giả lừa đảo khắp nơi, may là tóm được hôm nay. Quan phụ mẫu ở đây dạo này – ông tặc lưỡi – nghe đồn là bị trĩ nên hơi khó ở, đụng đến ông ấy trời nóng nực thế này thật rách việc. Nếu để y cho đám dân chúng xử, e là có chuyện án mạng, nên nhờ tướng quân nói vài lời dàn xếp.
“Đã bảo là không phải chức trách của ta! Dàn xếp cái kiểu gì được? Làm quá lên quan phụ mẫu các ngươi lại bảo ta lấn quyền ông ấy.” Kim Thiết vờ cáu, đập bàn quát.
Thấy y mặt mày đỏ gay, mọi người cũng kinh hồn táng đởm, liền lục tục ra về. Khi người ngoài đã vãn hết, Kim Thiết mới cúi đầu nhìn sát mặt tên đạo sĩ, cả hai nhe răng cười: “Vừa định đi tìm vật tế, lại có người dẫn ngươi đến sân doanh trại, thật là may mắn quá sức. Nhưng nộp ngươi cho Chúa, ngươi nói lung tung lại gây vạ cho ta, hay cứ cắt lưỡi ngươi trước vậy nhé.”
“Quan lớn, quan lớn ơi, chúng ta vốn có duyên số với nhau, sao nỡ vô tình như vậy.” Gã đạo sĩ cười cợt, không chút núng động “Nếu là chuyện bức tranh, biết đâu tôi có thể giúp được đấy.”
Gã nhoẻn miệng cười tít.
Kim Thiết co chân đạp lên đầu gã, quay vào nhà chính bảo đám binh lính trói gã một buổi cho dân chúng thỏa lòng rồi tống cổ đi.
Khi chỉ còn thằng bé đứng tần ngần bên cạnh, gã chợt liếc mắt sang nhìn nó, ánh mắt sắc như dao: “Cậu bé dễ thương ơi, bức tranh ấy chỉ là mạo vật, còn giấu trong tay áo làm gì.”
Thằng bé mặt đỏ bừng, lắp bắp không rõ, rồi co chân đạp vào người gã đạo sĩ giả đang cười đểu.
Hầu như ai từng ăn ở trong doanh trại đều biết y. Nhà sư kiêm đạo chích kiêm đạo sĩ kiêm lừa đảo nửa mùa kiêm thầy bói ra ma buôn thần bán thánh trộm cắp cờ bạc gian lận, kẻ có bảy mươi hai cái tên nhưng chẳng có cái tên nào là thật cả. Vỗ ngực xưng tên là chuyên gia về giả mạo, trên người không có chữ nào là thật.
Đến chiều tối y được tha ra, đám binh lính vỗ vai y mà bảo, huynh trước đây hành tung cẩn thận lắm, sao hôm nay lại bị nộp lên đây. Tướng quân nể tình nghĩa bấy lâu, có bụng muốn tha cho huynh, chứ vào tay người khác e là đã bị tùng xẻo rồi.
“Không phải tại tôi đâu!” Gã vươn vai, than thở. “Nhà đó có ông cố già rồi chưa chịu chết, biết tôi chuyên giả mạo nên mới gọi tôi về bốc thuốc giả cho ông già đó chết sớm. Ai ngờ bốc xong ông già lại mạnh lên, ngồi dậy đi lại được, bữa ăn ba bát cơm. Họ nổi giận mắng chửi tôi là đồ giả của đồ giả, rồi lùng bắt tôi. Thật là oan tày mười bà Thi Kính, đạo sĩ Nại Á Lạp Thác Đề Phổ tội đây không làm chuyện gian dối như thế. Nếu không phải mải xem đám chọi gà thì đã chạy thoát rồi, đâu có để họ tóm được.”
Họ cười ầm ĩ, rồi vẫy tay tiễn biệt gã lừa đảo kia, sau khi để cho gã coi tướng số. Về sau hoàng tử nghe kể, vì ai cũng biết lời gã nói ra toàn là bịp bợm, nên gã nói vận xui hay điềm lành binh sĩ chẳng ai tin, chẳng qua gã mau miệng ăn nói vui tai họ mà thôi.
Nhân lúc người khác không để ý, hoàng tử lẩn khỏi doanh trại bám theo gã. Như phát hiện có người đuổi theo, gã đi chậm lại, rồi thình linh tăng tốc chạy biến vào một con hẻm . Thằng bé cố chạy theo, nhưng một chốc đã mất hút. Đầu óc hoa lên, trống ngực đập dồn dập, bèn lảo đảo ngồi thụp xuống ôm tường mà thở.
Lúc đó, nó nghe một bàn tay vỗ lên lưng mình. Phía sau, gã đạo sĩ cúi người dòm thằng bé, gãi đầu gãi tai: “Vị công tử này, tôi nhớ chưa từng gây thù oán, sao lại đuổi theo tôi.”
“Chứ …sao ngươi lại bỏ chạy!” Thằng bé gắt.
“À há..” Gã đạo sĩ nghiêng đầu ngó lên trời như muốn đánh trống lảng.
“Cái mặt “lỡ gây thù chuốc oán nhiều quá nên không biết ai vào ai” đó là sao? Ta chỉ muốn hỏi ngươi cái này thôi.” Thằng bé luồn tay vào áo, lôi bức tranh ra mở trước mặt. “Ngươi nói là có manh mối với bức tranh này phải không? Đừng nói là lúc nãy dối trá để kiếm đường chạy tội đó nhé!”
“Thì chính là vậy mà.” Gã gật đầu lia lịa.
Mắt thằng bé tối sầm. Nó lao tới ôm chặt gã đạo sĩ giả mạo, ngăn gã chạy trốn, cả hai ngã lăn ra nền đất.
“Đi mau! Đừng có trốn nữa!”
Hoàng tử nhỏ đi đằng sau túm chặt tay gã hò hét. Phía trước nó, tên đạo sĩ ủ rũ bước đi, luôn miệng kêu: “Rõ rồi, đừng hét nữa, thật là áp bức người ta quá đáng mà.”
Gã lừa đảo đó, quả nhiên biết rõ nhiều thứ. Gã bảo, những bức tranh như thứ mạo vật đó, nếu có bán ở kinh thành, hẳn không thể treo trong tiệm, nếu có được đưa về, dù là hàng biếu tặng, cũng sẽ qua chỉ một vài người chuyên mua bán tranh, nếu lục lọi những chỗ đó, hẳn sẽ kiếm ra manh mối.
Thằng nhóc dẫn gã lừa đảo đó vòng vòng đến quá trưa, mà vẫn chưa tìm ra gì. Một lúc, cả hai đều thấm mệt, ngồi dựa vào góc tường mà nhìn dòng người đi qua. Tên lừa đảo đưa cho hoàng tử nhỏ hai cái bánh y tiện tay thó được lúc đi qua chợ, hỏi: “Hóa ra cậu là hoàng tử thật ư? Hoàng tử, việc này sao ngài lại mẫn cán như vậy? Người bị ăn gạt là Chúa, dòng họ Chúa vốn đè nén dòng dõi nhà vua, ngài đáng lẽ phải rung đùi ngồi coi tấn trò vui mới phải chứ?”
“Ta chẳng quan tâm gì tới nhà Chúa.” Thằng nhỏ bóc lá, nhét bánh đầy miệng, dính hàm không mở ra được, phun phì phì rồi nói: “Ta chỉ muốn xem bức tranh thật nhìn thế nào thôi.”
Nó liếc nhìn sang bức tranh gã đạo sĩ đang giở ra xem. Thằng bé nhớ Kim Thiết từng nói, tại sao phải ngắm tranh cơ chứ. Nếu muốn ngắm cảnh, thì buổi đêm đi thuyền vừa nhìn trăng vừa uống rượu có phải vui thú hơn sao.
“Gác chuyện uống rượu sang một bên, thì là vì hết mùa xuân, lau sậy sẽ không còn vẻ đẹp nữa. Mà dẫu xuân có tới lại, thì lòng mình đã khác xưa rồi.” Gã đạo sĩ chợt mỉm cười.
Thằng bé nhìn xuống đất.
“Mấy chuyện cao siêu đó ta không hiểu được.”
Nó chỉ muốn nhìn thấy bức tranh nguyên thủy mà thôi.
Nếu một bức tranh giả, một vật sao chép tầm thường có thể gây ra những cảm xúc bồi hồi khó tả như vậy, thì hẳn bức tranh thật còn là một vật phi thường hơn.
Tên đạo sĩ im lặng nghe thằng bé giải thích, nhìn chăm chăm vào bức tranh, rồi chợt hỏi: “Nhưng sao Chúa lại biết bức tranh này là giả?”
“Chuyện đơn giản thôi, vì nhà vua cũng có một bức, hàng vương trong cung cũng có người có. Ai cũng cho là vật quý nên giấu trong phòng riêng không cho người ngoài nhìn thấy. Nên chẳng ai biết là người khác cũng có bức tranh y hệt mình. Tranh, không sai khác một tí. Tình cờ chúa biết được, nên nổi giận đùng đùng, cho là trong từng ấy bức không chênh lệch tí gì hẳn bức nào cũng là giả.”
“Nhưng từng ấy bức không chênh lệch tí gì, cũng có thể bức nào cũng là thực lắm chứ.”
“Nhưng điều kì quái nhất là gì ngươi biết không? Lúc ta và Kim Thiết đi hỏi han vòng vòng, ai nấy đều bảo chẳng nhớ tại sao mình có bức tranh ấy nữa.”
Mắt gã đạo sĩ như lóe sáng.
Rồi ôm bụng, gã cười như đã hóa điên.
Khi ngớt cười, gã quay sang nhìn thằng hoàng tử, lúc này đang suy nghĩ có nên rút kiếm ra gõ lên đầu gã hay không, mà bảo rằng: “Hoàng tử, hãy đi tìm cái cảnh vật trong tranh mà thôi!”
Đến chiều tối, bọn họ đã ra đến bờ sông. Đêm nay có trăng. Gã đạo sĩ giả mạo cười vẻ khoan khoái. Thằng bé đã mệt lử, có cảm giác mình bị gã kéo đi chứ không phải ngược lại.
“Hoàng tử, bức tranh ấy chắc chắn là giả.” Gã quay lại nhìn hoàng tử, mỉm cười.
“Vì mọi người đều có một cái ư?”
Không phải thế, y mỉm cười, vẫn tiếp tục bước. “Hoàng tử không nghe thiên hạ đồn đại Nguyễn tài năng chẳng thua gì Nghê Toản sao? Nghê Toản người Giang Tô vẽ rất kiệm nét, ít màu. Người ấy khinh lối họa chân hoa cỏ, đã từng bảo, quân tử vốn vẽ trúc là để biểu đạt ý chí trong lòng, chuyện giống thật hay không thì có liên quan gì. Tôi xem bức tranh này tuy đường nét phóng khoáng, nhưng đầy mê say, tuyệt đối chẳng có gì chung với Nghê Toản.
Hoàng tử, người thực sự muốn tìm ra nguyên cớ của bức tranh giả này chứ?”
Thằng bé gật đầu.
“Vậy phải làm như thế này thôi.” Ngọn lửa nào chợt bừng lên từ tay gã, thiêu rụi bức tranh. Tàn lửa chợt hóa thành đàn bướm đỏ rực, bay đi chấp chới trong đêm.
Ta đi thôi. Gã kéo thằng bé đi, lẩm bẩm. Thiêu rụi cái ảo, soi rõ hình bóng của cái thật.
Cánh bước đỏ rực biến vào bụi cỏ bên bờ. Khi họ rẽ lối bước vào, mới nhìn thấy một cái chòi nhỏ thấp thoáng ẩn hiện. Một bóng người lùn tịt, lưng khòm, hình dung cổ quái ngẩng đầu nhìn họ rồi biến mất vào sau nhà.
Đứa trẻ theo gã đạo sĩ bước vào. Bao quanh nó, là những cuộn tranh, những bức vẽ dang dở. Người cổ quái kia ngồi trên chõng, khuất trong bóng tối. Gã đạo sĩ ngồi xuống, cúi đầu thật thấp, miệng cười tươi tắn, liền nói: Tiên sinh, hẳn là kẻ đã giả mạo tranh của họa sĩ họ Nguyễn, để mạo vật lan tràn trên thế gian phải không?
Người cổ quái chợt bật cười ha hả, như đã hóa điên rồi.
“Tại sao phải làm như thế chứ?” Hoàng tử nhỏ không nén được tò mò. “Vì tiền ư?”
Tiếng cười tắt ngúm. Hoàng tử nhỏ rùng mình. Dù không nhìn thấy rõ mặt, nó cảm thấy người trong bóng tối kia ném cho nó một ánh nhìn khinh miệt.
Gã đạo sĩ vẫn tươi cười, nói tiếp, “Tiên sinh, xin đừng trách đứa bé này. Bức tranh của người khiến nó cảm động, muốn nhìn thấy bản gốc, xin tiên sinh hãy cho nó thỏa mộng đi.”
Thằng bé nín thở chờ đợi. Sau cùng, gã cất giọng, giọng nói thô ráp khào khào không như hoàng tử nhỏ hình dung về người đã vẽ lên bức tranh thanh nhã ấy.
Gã vốn là kẻ thất học, đầu đường xó chợ, sống lang bạt khắp các vùng sông ngòi đất Bắc này. Thời trai trẻ may mắn học được nghề chép tranh của một người thợ vẽ. Chép lại tranh các bậc đại danh họa bên Tàu. Chép lại tranh giả từ tranh giả. Về sau khi đã quen việc, từ phong cách người ấy có thể vẽ lại bức khác đúng theo thế. Thiên hạ muốn vẽ cúc thì gã vẽ cúc, vẽ đào trúc thì vẽ đào trúc, vẽ hiền nhân quân tử thì vẽ hiền nhân quân tử, tất cả đều sống động, tất cả đều rõ ràng, mà chỉ là mạo vật mà thôi. Công việc yên ổn, tiền bạc vừa đủ, gã hài lòng và có chút tự mãn, cho đến khi nghe lỏm một người học trò trọ ở trên lầu đọc đoạn văn nọ, giọng điệu đắc ý vô cùng, đoạn văn về họa sĩ họ Nguyễn.
Lúc mới nghe, gã nhếch mép khinh khỉnh. Sau đó tự nhiên thấy ớn lạnh sống lưng. Rồi thấy cả người run rẩy thật.
Cuốn sách ấy miêu tả về những tranh vẽ của họa sĩ họ Nguyễn. Một nét đưa trổ xuống, vốn chẳng có gì khó. Nhưng cái khó, là khiến nét ấy lột tả được sức sống của cành sen vươn lên khỏi mặt nước, sự uyển chuyển của làn gió đêm trăng, vẻ mạnh mẽ khí khái của tre trúc. Người học trò ấy cứ đọc mãi, đọc mãi, và tự nhiên, trong lòng gã, sáng ngời hình ảnh người họa sĩ chưa từng gặp mặt, chưa từng thấy tranh. Từ lúc nào đó, họa sĩ họ Nguyễn đã hóa thành hình ảnh của cái thật cho gã ghen tị, nhung nhớ, khát khao, như ánh trăng đáy nước không thôi ghen tuông vầng trăng trên bầu trời cao rộng.
Từ đó gã đóng xưởng vẽ. Trong lòng chỉ có một khao khát, là có thể làm được một việc gì đó giống như họa sĩ họ Nguyễn. Nhưng chỉ có thất bại chồng lên thất bại. Những gì gã vẽ ra, chỉ bàng bạc nhạt nhòa như mặt người phản chiếu lờ nhờ qua tấm gương đồng, đã mất hết thần khí. Gã chỉ là kẻ sao chép tranh, chỉ là mạo vật, làm sao dám mơ ước được trở thành thật?
Nên cuối cùng trong cơn tuyệt vọng, gã chợt nhìn thấy hàng lau sậy bên bờ con sông này, nhớ đến những miêu tả của bức tranh mà gã còn mang máng lưu lại trong đầu, thầm nghĩ đã thế, gã sẽ mang hết sức mình ra sao chép một bức tranh ai cũng truyền tụng nhưng cũng chưa ai nhìn thấy xem sao. Bức tranh nổi tiếng của Nguyễn, gã sẽ sao chép, sẽ nhập tâm đến mức như đã hóa thành Nguyễn. Không phải một bức, mà rắc đầy thế gian với tranh vẽ của Nguyễn. Đó sẽ là lúc, ít ra, gã sẽ được ngẩng cao đầu mà nói mình, kẻ chép tranh hèn hạ, là thứ mạo vật chân thật nhất trên đời.
Hoàng tử bé nhỏ nghe kể chuyện, ngây người ra, rồi lắp bắp, như vậy gã cũng chưa từng thấy bức tranh thật?
“Chẳng ai nhìn thấy bức tranh thật. Vì nó vốn chẳng tồn tại bao giờ.”
Tiếng ai quen thuộc vang lên sau lưng họ. Hoàng tử bé nhỏ quay đầu lại, nhìn thấy Kim Thiết xách đèn trên tay, cúi người nhìn vào căn chòi.
“Họa sĩ họ Nguyễn, vốn chẳng tồn tại bao giờ.Cuốn sách đầu tiên chép về y, là sách chép những truyện dã sử truyền kì. Người viết sách chỉ đưa y ra, như hình mẫu lý tưởng cho một họa sĩ tài năng. Chẳng hiểu sao, sau nhiều lần sao chép, dị bản xuất hiện, mỗi người thêm vào một tí, sách này chép lẫn sách kia, sách này dẫn cái sai của sách kia, dần dần trong đám bát nháo đó, họa sĩ Nguyễn hiện ra, thành thứ ai cũng tin là thật.”
Trong căn lều, Kim Thiết thong thả nói, ánh đèn hắt lên gương mặt bình thản.
“Bức tranh mà ngươi nghe kể, hẳn cũng là một thứ mạo vật do kẻ hậu sinh nào làm ra mà thôi.”
Người trong rèm rùng mình, rồi y lào khào bảo, Kim Thiết định bảo, cái y đuổi theo, chỉ là cái chưa bao giờ tồn tại, chỉ là thứ ảo ảnh lý tưởng, là giấc mơ hão huyền nào ư?
Không ai trả lời.
Gã cười sằng sặc. Rồi bảo, thế Kim Thiết đến đây làm gì, để bắt y ư? Kim Thiết lấy cớ gì để bắt y, lấy cớ gì? Cái thật đã không tồn tại, lấy gì để biết thể nào là giả?
Kim Thiết lắc đầu, đôi mắt như lóe sáng. Nhìn thẳng vào bóng tối u minh, vị tướng trẻ tuổi trả lời với một nụ cười, ta đã biết từ đầu, nên chẳng hứng thú gì với việc tìm hiểu chân hay giả. Ta chỉ muốn có cơ hội gặp người tạo ra những thứ mạo vật này mà nói chuyện mà thôi.
“Một nét đưa trổ xuống, vốn chẳng có gì khó. Nhưng cái khó, là khiến nét ấy lột tả được sức sống của cành sen vươn lên khỏi mặt nước, sự uyển chuyển của làn gió đêm trăng, vẻ mạnh mẽ khí khái của tre trúc.” Kim Thiết đọc lại, chính xác những lời gã vừa kể. “Đó chỉ là những hình dung tưởng tượng của một tay nho gàn nào đó về một họa sĩ tài năng. Nhưng ngươi, chính là một họa sĩ như thế. Nên khi nhìn thấy những bức tranh giả ấy, ta đã suy nghĩ, trước khi nộp ngươi cho Chúa, hẳn cũng muốn gặp riêng ngươi trò chuyện.”
Gã không nói gì sau đó.
Trong bóng tối phát ra tiếng khùng khục. Thằng bé nhói lòng, chẳng hiểu gã cười hay khóc.
“Thế này là đủ rồi.” Gã đạo sĩ chợt đứng dậy, tiến lại gần người trong bóng tối, tiếng nói hóa dịu dàng ân cần khác thường, như đang vỗ về đứa trẻ nhỏ.
“Ngươi đã bị ràng buộc ở cõi dương thế này, đã chờ đợi bao lâu, đã trăn trở nhường ấy, đã vất vả nhường ấy, đã mê say nhường ấy, thế là đủ lắm rồi. Những người ngươi chờ đợi, đã đến đây tìm người rồi. Như thế chẳng đã đủ cho một kiếp người hay sao?”
Không nghe ai trả lời. Gã đạo sĩ quỳ xuống, đưa một cánh tay vào bóng tối, giọng rất mực nhẹ nhàng. “Hãy yên nghỉ đi thôi.”
Thình lình gió nổi lên, tối tăm mặt mũi. Căn phòng họ đang ngồi, những bức tranh xung quanh chợt tan ra thành bụi tro, theo làn gió cuốn lên mất hút vào bầu trời. Khi màn đêm yên tĩnh trở lại, chỉ còn họ ngồi giữa một vùng đất trống, xung quanh ngập ánh trăng.
Thằng bé đưa tay lên nhéo mặt coi có phải là mơ không. Gã đạo sĩ vẫn ngồi đinh ninh.”Hãy chờ đợi đôi chút cho tôi đọc đoạn kinh ngắn cầu siêu cho y đã”. Bao nhiêu câu hỏi tràn ra trên đầu môi thằng bé, chỉ chực bật ra, nhưng dáng đứng yên lặng của Kim Thiết, và sự nghiêm trang trong tấm lưng ngồi thẳng của gã đạo sĩ khiến lưỡi nó thụt lại.
“Tướng quân, thế không bắt được gã giả mạo ấy, có gặp rắc rối không?”
Kim Thiết chỉ nhún vai, bảo, nghe đâu đứa trẻ bà phi mới đẻ ra bị bệnh gì đó rồi, việc nước lại chất chồng, Chúa chẳng phải người cứ mãi tấm tức chuyện một bức tranh, hẳn dăm bữa nửa tháng sẽ quên mất mà thôi.
Đi sau hai người, thằng bé cắm cúi mặt xuống đất, rồi lúc tên đạo sĩ quyết định chia tay rẽ sang hướng khác, không nén được tò mò bèn hỏi: “Pháp lực của ngươi là thật, tại sao lại cam phận làm kẻ lừa đảo?”
Hai người lớn trợn mắt. Gã đạo sĩ thoáng mỉm cười. Rồi ưỡn ngực ra, gã nói bằng giọng rất mực tự hào:
“Ta, Tô Lợi Gia Đạt Ma, thề với trời đất không bao giờ bán hàng thật.”
“Ngươi mất ngủ mấy đêm mới nghĩ ra mấy cái tên giả như thế hả???” Thằng bé đâm cáu, nhặt hòn đá dưới đất tiện tay chọi vào gã.
Gã né người tránh, co cẳng chạy, trước khi mất hút quay lại mỉm cười, vẫy tay với thằng bé, và đêm đó, hoàng tử bé nhỏ dám thề rằng đã nhìn thấy hình ảnh gã vỡ ra thành một đàn bướm trắng tuyệt đẹp, chấp chới bay đi rồi biến mất.
Chỉ còn nó và Kim Thiết ở bên bờ sông. Mặt trăng đã khuất sau mây. Càng lúc đêm càng lạnhThằng bé mấy chốc đã thấm mệt qua bao nhiêu chuyện xảy ra trong ngày, vừa đi vừa như sắp ngủ gục. Kim Thiết mỉm cười mà bảo “Không dễ gì mà dụ cho gã ra tay được đâu.”
“Vậy ra ta hóa là con mồi cho ngươi đánh bẫy gã à?” Thằng bé hỏi cay đắng, chợt hiểu ra tại sao lúc nãy Kim Thiết xuất hiện đúng lúc kịp thời đến thế.
Thằng bé đi loạng choạng, chợt vấp ngã. Kim Thiết dừng chân, quay đầu lại, phàn nàn: “Tại ngài cả thôi, đi lo chuyện bao đồng.”
“Có cái loại người nào lợi dụng người khác rồi còn lên mặt dạy đời thế không hả!” Thằng bé gân cổ hét. Chợt ngạc nhiên khi thấy Kim Thiết ngồi xuống, ra hiệu cho nó leo lên.
Cõng nó trở về, Kim Thiết cao giọng, tôi chẳng làm chuyện này vì lo cho ngài đâu, chẳng qua để tránh vạ vào thân thôi, dẫu gì ngài cũng là hoàng tử, có việc gì tôi không gánh tội nổi.
“Hoàng tử gì chứ?” Thằng bé mở miệng, không ngăn nổi cái ngáp dài, mắt rũ xuống. “Kẻ không ai nhìn tới như ta chỉ là hoàng tử giả mạo mà thôi.”
Thiếp ngủ trên lưng Kim Thiết, thằng bé nghe tiếng Kim Thiết cười.
Đã nhiều năm qua đi, khi những ngày quá khứ đã chìm vào trong sương, khi thế gian đã đảo lộn trên dưới, trải qua nhiều cuộc binh lửa, hoàng tử bé nhỏ vẫn không quên được việc xảy ra trong đêm hôm ấy, và rốt cuộc cũng rút ra được kết luận về gã đạo sĩ kì dị nọ.
Gã đàn ông ấy, mười phần hết cả mười, là đồ giả mạo.
Chỉ đơn giản, bởi vì gã đã lựa chọn làm đồ giả mạo, và bình thản sống với lựa chọn đó. Với tất cả sự kiêu hãnh của tiếng đàn Bá Nha không cần tai Tử Kỳ.
Xung quanh nó, ngoảnh đi ngoảnh lại, đầy những gã đàn ông như thế.
Đây là, câu chuyện về những điều giả mạo dối trá vô liêm sỉ.
Mình quả thực, có học sơ qua về thủy mặc (literati painting), được một cô giáo rất giỏi và là người Trung Quốc dạy, nhưng kiến thức trong một hai học kì thì chẳng thể nói là sâu rộng. Và mình lại học bằng tiếng Anh. Về hội họa bác học Việt Nam, thật sự mình hoàn toàn không thể tìm được một tư liệu gì, đó thật là điều đáng tiếc, nên câu chuyện này có phần hàm hồ, mong được tha thứ.
Kem SU Shu- Total posts : 124
Re: [Fiction] Lạc Nhật
Mạo Vật Truyện - 2
Stories are things to enjoy twice. The first time you read it. And the second time you tear it guts out and laugh at it.
So, my dear ones, I invite you to rip out my guts now.
.
.
.
Ngày hai mươi, sau khi bị ốm dậy, hoàng tử bé theo Trung Sa, vị thầy thuốc trong doanh trại ra chợ. Ta nên đi từ sớm, anh mỉm cười mà nói, như thế khi về tránh được nắng buổi trưa. Hoàng tử, người sức khỏe không tốt, buổi sáng cũng nên đi ra ngoài cho người cứng cáp hơn.
Thằng bé cự cãi một lúc, như tên họ Kim vô lễ ấy toàn lôi ta ra hành tội buổi sáng đấy à?
Hoàng tử, nếu là tôi tôi cũng làm thế – Trung Sa giải thích, dịu dàng nhưng nghiêm khắc. Thằng bé im lặng đi theo. Thực lòng nó cũng tò mò muốn ra chợ cho biết. Khi đến nơi Trung Sa có việc gì nói chuyện với một người đàn ông rất lâu. Thằng bé tha hồ nhìn ngắm mấy gian hàng. Chợt nhác thấy thứ gớm ghiếc ấy, nó kêu toáng lên, rắn, rắn!
Trung Sa giật mình quay lại, bị nó túm chặt lấy, bèn nheo mắt lại nhìn cho kĩ, rồi bật cười, hoàng tử chớ lo, chỉ là lươn thôi, không độc đâu.
“Không có độc thì vẫn là rắn! Không phải rắn thì vẫn trông giống rắn!” Thằng bé hét lên, vẫn chưa bình tĩnh. Trung Sa hỏi, hoàng tử, hóa ra ngài sợ rắn à? Thằng bé tức thì buông tay ra, mặt chín đỏ, lầm bầm nói, làm gì có.
Trung Sa kéo tay thằng bé đi, giảng giải, mà ngay cả rắn có phải loài rắn nào cũng có độc đâu. Học cách phân biệt được chúng, sẽ hết thấy sợ hãi. Mà rắn có độc, thật ra, cũng làm thuốc tốt lắm.
Lươn thì không có độc, nhưng lòng người có độc, rất khó lường. Người bán hàng phía sau họ, nghe lỏm câu chuyện, lên tiếng bâng quơ.
Trung Sa ngẩng đầu lên, mặt thoáng nghi ngờ.
Thầy không biết, ngày hôm qua, có người đàn bà nấu cháo lươn cho chồng ăn, tưởng là bồi bổ ai dè lại hạ độc chồng. Anh chồng chết ngay đêm đó. Người đó là bạn của tôi, mấy hôm trước còn nghe anh ta đến bàn chuyện đi làm ăn xa, đến nay đã có tin như vậy. Thật đáng tiếc.
Nghe xong chuyện, Trung Sa chỉ im lặng mà không nói gì. Lúc ra về, chợt quay sang nó, anh bảo, hoàng tử, hay ta ghé qua quán ăn nào đi.
Trong quán, khi thằng bé đói quá mà tọng thức ăn đầy họng, Trung Sa chỉ ngồi nói chuyện với chủ quán, dò hỏi về vụ việc vừa rồi. Thằng bé ăn xong, gác đũa, chợt thấy cô đơn, thầm nhủ, thêm một lý do nữa để nó không thể thích nổi loài rắn.
Ngày hai mươi tháng trước, gặp Kim Thiết. Ngay từ lúc gặp mặt, hoàng tử bé nhỏ đã nghĩ, người đàn ông này không khác gì một con rắn.
Đôi mắt của y xếch lên xảo quyệt, vương chút tàn nhẫn. Trước mặt thượng cấp, miệng lưỡi y dẻo quẹo, thái độ nịnh bợ luồn cúi đến buồn nôn. Nhưng khi đánh mắt sang nhìn nó, đôi mắt ấy chợt lóe lên tia sáng khác thường, môi cong lên nụ cười khinh mạn của kẻ chẳng coi nhân quần ra gì. Một sự độc ác lặng lẽ như con rắn lướt qua đám cỏ không lộ hình hài.
Vừa mới bước từ nơi tối tăm ra ngoài sáng, cả người nó run lên bần bật vì ánh mặt trời thiêu đốt, đầu óc choáng váng, sự phẫn nộ trào lên họng, nó vung nắm đấm lao về phía người đàn ông đó.
Ngay lập tức, thằng bé bị hạ gục. Bị giữ chặt, đẩy xuống đất đen, thằng bé nghe tiếng người đàn ông đó cười lớn, hoàng tử, hoàng tử, tôi chẳng phải là làm gì sai trái đâu, tự vệ thôi đấy nhé.
Bàn tay ghim cổ nó xuống, cứng như thép nguội. Nhìn vào mắt nó, người đàn ông lại mỉm cười tà ác trong chốc lát, và thằng bé ngờ ngợ, phải chăng vừa rồi con rắn đã cố tình ngóc đầu lên khỏi đám cỏ, hiện nguyên hình chỉ cho mình thấy, vì mục đích gì chăng.
Từ đó, những giấc mơ của nó bị ám ảnh bởi những con rắn âm thầm lướt qua cỏ.
Hoàng tử, là con trai của thái tử đã bị phế truất do không hợp lòng chúa, đau ốm dặt dẹo do bị giam giữ từ bé, là hoàng tử được thả ra để chết. Ba anh em nó, đứa em trai đã qua đời vì bệnh từ nửa năm trước. Người anh càng lúc càng trầm lắng như thể hóa điên. Thằng bé đột ngột đổ bệnh, rồi đột ngột được thả ra. Nó không hiểu gì cả, chỉ nghe thiên hạ loáng thoáng đồn là để đến hai hoàng tử đều bị bức chết trong nhà lao thì chẳng hay ho gì. Đơn giản, hoàng tử bé nhỏ là hoàng tử được thả ra để chết.
Bị bệnh nặng nhiều ngày liền, nhưng khi được Kim Thiết vác về doanh trại, thằng bé không ngừng la hét, cào cấu, cắn xé, bảo, thả ta về với anh em ta! Đồ phản tặc! Đồ chó săn! Đồ rắn độc, mãng xà, quân mua vua bán chúa! Thằng bé cứ gân cổ lên chửi bằng vốn từ ngữ hạn chế của nó, không nhận ra nó lặp đi lặp lại một thứ bao nhiêu lần. Kim Thiết quăng thằng bé vào phòng xong, khóa cửa lại rồi đi mất, từ trong phòng nó nghe tiếng Kim Thiết ta thán, như cố tình cho những lời ấy lọt vào tai nó. Ta thật số con rệp, tự nhiên đang yên đang lành lại có cục nợ này rớt vào người. Thằng bé đạp chân vào cửa, luôn miệng gào thét, nhưng không ai trả lời, chẳng mấy chốc đã thấm mệt, nên ngồi rũ một góc phòng thở hổn hển.
Được một chốc thì cánh cửa bật mở. Ai đó bước vào. Thằng nhóc giật mình, nghe tiếng chân người tới gần. Tưởng Kim Thiết quay lại, nó ngay lập tức ngẩng đầu lên, bao nhiêu câu rủa xả trào lên môi định bật ra, thì bắt gặp ngay một gương mặt khác – một thanh niên mới độ ngoài hai mươi, gương mặt thanh nhã, nụ cười hiền từ khác thường, đang nhìn nó mỉm cười.
“Hoàng tử.” Người thanh niên đó cất giọng, nhẹ nhàng điềm tĩnh. “Ra người là hoàng tử à. Trông không giống tôi hình dung. Nghe tướng quân nói ngài bị bệnh nặng tôi rất lo. Nhưng nhìn thấy ngài còn năng động như thế, thật lấy làm nhẹ nhõm.”
Thằng nhóc chớp mắt. Não nó đông cứng trong bối rối. Ánh mắt người thanh niên vẫn chiếu thẳng vào nó. Không biết làm thế nào để đáp lại sự quan tâm lạ lẫm đó, cũng không biết mình có đúng khi nghe chút vị trêu cợt trong giọng nói anh ta không, nó đành im lặng.
Người thanh niên kia vẫn nhìn vào mắt nó, không khoan nhượng, không dè dặt. Không thoải mái trước ánh nhìn thẳng trực diện kia, thằng bé ngó lơ sang chỗ khác.
Anh ta lúc này mới cười xòa, kéo tay thằng bé đứng dậy, bằng một sức mạnh mà nó không nghĩ có trong vóc người mảnh mai đó.
“Hoàng tử, hoàng tử có đứng dậy được không? Có muốn ăn gì không?”
Thằng bé tự nhiên thấy mệt cả người. Trán nóng hâm hấp như lên cơn sốt, mắt hoa lên. Nó đẩy tay người thanh niên ra, anh chỉ cười mà không nói gì, rồi quay lưng đi như thể dẫn đường cho nó.
Như nhớ ra điều gì, giữa chừng người thanh niên quay lại mỉm cười mà nói: “Tôi quên mất, hoàng tử, tôi tên Trung Sa, trước đây học nghề thuốc rồi vào đây làm việc. Ở đây có gì không tiện, xin cứ báo cho tôi.”
“Trung Sa? Chữ Trung trong trung nghĩa ư?” Thằng bé nhướn mày.
“Không, chỉ là ở bên trong thôi.”
“Ở trong cát? Tên tuổi gì vô nghĩa vậy?” Thằng bé lẩm bẩm.
Trung Sa không nói gì, chỉ mỉm cười kiên nhẫn, như người nghe một câu đùa quá nhiều lần, chỉ còn biết im lặng vì phép lịch sự. Cái gì ẩn giấu sau những đụn cát?Thằng bé đi theo anh, người mơ màng vì sốt, suy nghĩ linh tinh, sao trời bay loạn xạ trong đầu.
Sau hôm đầu tiên về đến đây, hoàng tử bé lăn ra ốm. Ốm đến trời đất hóa tối mù mịt. Nằm trên giường mê man, đôi lúc nó nhìn thấy ai đó lại gần. Đôi mắt xếch lóe sáng như lửa ma trời, khóe miệng cong lên, nụ cười của rắn, của ma quỷ yêu tinh. Thằng bé đang mơ màng, tưởng đầu trâu mặt ngựa đến đón mình thật, bèn lẩm bẩm nếu dẫn nó đi cũng chẳng sao. Chắc nó cũng hết số rồi. Qủy đầu trâu mặt ngựa cú mạnh vào trán nó, và thằng bé nhận ra mình vừa nhìn thấy Kim Thiết.
Nhiều hơn cả, thằng bé nhìn thấy Trung Sa. Như thể anh luôn túc trực bên nó, ngày đêm không rời. Gương mặt lúc nào cũng thản nhiên, như không một chút lo lắng. Một đêm, khi anh dựng nó dậy thay áo, nó bảo với anh, có phải là nó sắp chết không.
“Vớ vẩn thật.” Trung Sa phì cười. “Ai bảo như thế?”
“Ai cũng bảo vậy cả” Thằng bé đáp lời. “Ai cũng đồn đại là ta được thả ra để chết.”
Nói đến câu cuối, thằng bé rùng mình. Nhưng người thầy thuốc lắc đầu, quay lưng lại tiếp tục lục tìm thứ gì đó trên kệ, giọng nói chợt pha chút bông đùa: “Ngài đừng lo, muốn chết cũng khó lắm, chẳng dễ đâu.”
Thằng bé nằm xuống giường, nghe anh nói thế, lòng bán tin bán nghi, nhưng cũng vững dạ hơn, như người đi thuyền mắc phải cơn bão chợt nhìn thấy bờ đá vững chãi.
Mấy ngày sau, khi rời khỏi giường được, nhìn rõ mặt vị thầy thuốc đang ngồi cạnh mình, thằng bé mới nhận ra những nét mệt mỏi trên gương mặt anh. Làm thế nào mà trong khi chăm sóc nó anh ta vẫn tỏ ra bình tĩnh, mãi về sau này nó cũng không hiểu nổi.
Trung Sa, năm ấy xưng là hai mươi bốn tuổi, đã làm việc trong doanh trại này năm bảy năm rồi, gương mặt thanh nhã, thần sắc nhẹ nhàng, cử chỉ mềm mỏng, được lòng nhiều người, thằng bé nghĩ mãi vẫn không hiểu tại sao người như anh ta lại chịu thành thủ hạ của một tên vô phương cứu chữa như Kim Thiết. Nghe thằng bé cật vấn, anh chỉ đơn giản bảo, ở đây lương cao hơn nên đành chịu thôi.
Lúc đã quen anh một thời gian, thằng bé mới để ý, khi tập trung nhìn thứ gì thường hay nheo mắt lại. Hỏi tới anh ta chỉ cười mà giải thích, như thế nhìn mới rõ. Công việc cứ phải tiếp xúc với những thứ khá giống nhau, có thứ vô hại, có thứ là thuốc, có thứ có độc, nhiều khi không khác nhau là mấy. Như rắn cũng thế, anh ta kể cho thằng bé nghe vào một buổi chiều. Có loại có độc mạo thành thứ vô hại để săn mồi. Có loại lành tính nhưng giả mạo có độc cốt để thiên hạ cho mình yên. Nghe chuyện, thằng bé chất vất: “Nếu đã vậy, giả mạo vẻ ngoài có ích gì, tự mình mang độc có phải hay hơn không?”
“Biết làm sao được, tôi đâu phải rắn.” Trung Sa phì cười, đánh mắt rất nhanh sang Kim Thiết vừa say rượu lăn ra ngủ ở phòng bên, không trả lời gì nữa.
Chuyện nọ chắp vào chuyện kia, mới có một ngày mà qua miệng người này người nọ, đã thành ra đống tơ vò, nhùng nhằng chồng chéo. Thằng bé yên lặng ngồi ăn, tự động sắp xếp đầu đũa những thứ lọt vào tai. Chồng cô này đi lính rồi mất tích đã lâu. Đến khi mọi người đoan chắc anh này đã chết, định lập đàn cúng gọi hồn, thì anh này lù lù trở về, có điều chân tay không còn lành lặn, đầu óc không còn bình thường. Trước đây, anh ta là người hiền lành chăm chỉ bao nhiêu, thì bây giờ cờ bạc rượu chè vũ phu không tính xấu gì là không có. Người vợ không khuyên giải được, lại còn bị anh ta nhiều lần thượng cẳng chân hạ cẳng tay, cảnh nhà tan tác, đúng như thiên hạ đồn đãi, chị ta có uất ức quá mà giết chồng cũng chẳng ai lấy làm lạ.
Buổi tối hôm ấy, người đàn ông đó trở về nhà rất muộn. Đêm đó không nghe vợ chồng to tiếng như trước. Được một lúc, đến nửa đêm chợt nghe tiếng người kêu la. Hàng xóm chạy đến thì thấy anh chồng tắt thở. Cô vợ ngồi bệt dưới đất, mắt lạc thần, ai hỏi gì cũng không nói, đến khi người ta hỏi anh ấy bị ốm đau gì thì ôm mặt khóc mà không trả lời.
Tình thế mịt mù như thế, cô ta chẳng mấy chốc bị án giết chồng. Cô ta không cãi, quan hỏi cũng không nói gì, như thể đã nhận hết tội. Lục soát trong nhà mới thấy tay nải của chồng chị ta, bên trong chỉ mấy bộ quần áo đã được gói ghém sẵn. Hẳn chồng định bỏ đi theo người đàn bà nào khác, nên chị ta mới lên cơn ghen tức mà lập mưu hãm hại chồng chăng? Họ suy luận là như thế. Án sắp khép rồi. Có người cũng thương cho chị ta, nhưng vụ việc đã gần như hai năm rõ mười là vậy, chỉ trách chị ta dại dột.
Đó là những gì thằng bé nghe được. Trung Sa nghĩ gì, nó không được biết. Anh không chia sẻ gì với nó, chỉ lẳng lặng uống trà suốt buổi. Rồi quay sang hoàng tử, Trung Sa chợt mỉm cười mà nói, hãy đi thôi, nếu kịp, cũng sắm cho ngài được đôi giày mới.
Nhưng Trung Sa hôm đó không dẫn nó đi mua giày. Anh cho nó vào cửa hàng quen, để nó ngồi đấy rồi biến đi đâu mất một lúc. Đến khi quay lại, dắt nó đi, anh chợt bảo, hoàng tử, ngài có muốn đi xem xử án không.
“Ta có đi được thật không!” Thằng bé hỏi ngay, có chút háo hức, lập tức thấy xấu hổ, nhưng Trung Sa không có vẻ gì là phật ý.
Khi đi tới chốn công đường, người ta đã chen ở ngoài chật cứng. Thằng bé cố len vào, chẳng mấy chốc thấy nghẹt thở. Nhìn xuyên qua đám đông bu đen bu đỏ, nó chỉ thoáng thấy người đàn bà nọ. Đúng như tin đồn, chị ta mặt không thần sắc, trống trơn, mặc lính lệ tra hỏi, quan đập bàn quát tháo nạt nộ, chị ta vẫn im lặng như thể đã cam chịu tất cả.
Thằng bé đứng xem, chợt thấy nghẹt thở, nó quay sang tìm cách bấu vào Trung Sa, nhưng anh đã mất hút. Chợt có tiếng ồn ào khiến nó quay lại, phía công đường, có người lính bước lên, gãi đầu gãi tai, bảo, phía ngoài có mụ bán lươn muốn xin vào cung cấp chứng cứ quan trọng.
Viên quan nghe thấy thì lớn tiếng nạt nộ, nhưng đám đông xung quanh chợt rộ lên tiếng ồn ào, để cho mụ nói.
Mụ bán lươn đi vào, lưng còng, mặt mày đen đúa lem luốc, ấp úng một lúc, mới bắt đầu giải thích, có loại rắn mình lươn nhìn chẳng khác gì lươn, nhưng lại là rất độc. Có khi chị ta bị lầm lẫn cũng nên. Tôi làm nghề đó bao lâu, chiều nay mới đi qua đây, nghe thiên hạ đồn đãi, mới ngờ có khi chị ta vì hiểu lâm nên bị oan ức, đã định đến gặp quan từ sáng kẻo xử oan cho người vô tội, có điều do bản tính nhút nhát e sợ chốn cửa quan, nên đến bây giờ mới dám nói.
Viên quan nhăn mặt. Có vẻ đang cảm thấy rất phiền phức, nhưng cũng chú ý lắng nghe, bèn hỏi, vậy ngươi có gì làm chứng?
Mụ ấp úng một lúc mới nói được, mụ đã tìm bắt loại rắn ấy mang đến đây đây. Nhìn bề ngoài, người không biết sẽ chẳng thấy khác gì. Nhưng chỉ cần nấu ra cho chó ăn thử, hẳn sẽ chết, lúc ấy sẽ hiểu ngay có độc hay không có độc.
Phía dưới vang lên tiếng người tán thưởng. Viên quan lúng túng ngoảnh đầu hỏi viên thư lại bên cạnh. Lúc đó, Trung Sa quay sang vỗ vai thằng bé:
“Thôi để chuyện này cho họ lo, chúng ta đi tiếp mà thôi, kẻo trưa quá rồi.”
“Ta còn muốn xem nữa!” Thằng bé lớn tiếng cự cãi. Nhưng Trung Sa đã bỏ đi, không cho nó lựa chọn nào khác hơn là vội chạy theo anh. Về người đàn bà đó, đừng lo, không có gì đâu. Trung Sa tiếp tục nói. Viên quan ấy vừa mới thi đỗ nhậm chức, có chút nóng nảy ngây thơ, nhưng là người biết lý lẽ, sẽ hiểu ra ngay thôi. Thằng bé im lặng, trong lòng bán tín bán nghi.
Đến khi đã xong việc ở chợ, trên đường về, thằng bé mới hay tin người đàn bà đó đã được miễn tội. Người nhà đã tới rước về. Nó thở phào nhẹ nhõm, chợt giật mình, khi thấy trước mặt mụ bán lươn kì dị đó lù lù hiện ra, bình thản đi về phía họ, dáng đi thẳng, có chút khệnh khạng như nhà binh. Lúc đi ngang qua nhau, nó nghe mụ nói, có vẻ là cho Trung Sa, nhưng cũng như cố tình cho thằng bé nghe thấy: Tưởng anh là người tỉnh táo, hóa ra cũng bao đồng như ai kia. Lần này tôi giúp cho anh, lần tới, phải đãi tôi ăn mì nửa kì lương là được. Tiếng nói vẫn còn âm sắc hơi cao, nhưng mất hết vẻ e dè rụt rè, nghe như đàn ông.
Hoàng tử nhỏ nghe ớn lạnh sống lưng, quay lại thì chẳng thấy ai đâu, giật giật tay áo Trung Sa mà hỏi, mụ đó không phải là kẻ bán lươn ư? Rốt cuộc mụ đó là ai?
Chỉ là con gián. Trung Sa trả lời, rồi chẳng nói gì thêm.
Thằng bé im lặng trong suốt đường về. Khi gần tới nơi, nó chợt lên tiếng, như đã suy nghĩ rất lâu: “Nhưng cũng chưa chứng minh được là chị ấy nhầm thật đúng không?”
Trung Sa bình thản trả lời:
“Quanh năm làm lụng ngoài đồng ngoài ruộng lẽ nào không biết? Tôi nghĩ là, có khi cô ấy cố tình cho chồng ăn rắn độc cũng nên.”
Thằng bé giật mình.
Người thầy thuốc trước mặt nó vẫn mỉm cười, rất hiền từ.
“Hoàng tử, những gì tôi nói ra chỉ là phỏng đoán của tôi thôi nhé.” Trung Sa đặt một ngón tay lên miệng. Thằng bé gật đầu lia lịa.
“Hoàng tử, có ai bỏ nhà đi theo người khác mà chẳng mang chút của nải gì ngoài mấy bộ áo quần? Tôi nghĩ, có khi anh chồng muốn đi xa thật. Nhưng không phải vì theo đuổi ai khác. Mà có khi, là vì muốn giải phóng cô vợ cũng nên.”
Thằng bé chớp mắt. Nó lắp bắp, nó không hiểu.
“Bao nhiêu năm tháng xa nhà, lúc trở về mình đã không còn là mình nữa. Một gã không tiền bạc lại chẳng còn lành lặn, có ai thương nổi chứ? Chắc anh ấy cũng hiểu ra mình là thứ làm vợ khổ, nhưng bát nước hắt rồi không thu về được, cũng không biết làm thế nào tìm cách cứu được mình, nên mới tính nước bỏ đi xa mà thôi.”
“Vậy là chị ấy hiểu nhầm?” Thằng bé nói xen vào.
“Chắc là do oán hận tích tụ bao lâu rồi bùng phát mà thôi. Có khi giết chồng xong, lục lại tay nải của anh ta, cô ấy mới thấy như vậy, tự mình suy luận, lúc hiểu ra rồi thì tâm trí bàng hoàng như thế.”
“Vậy tại sao…” thằng bé lẩm bẩm “Tại sao ngươi lại cứu chị ấy?”
“Tôi cứu cô ấy?” Trung Sa tỏ vẻ kinh ngạc hết sức thật lòng. Thằng bé bị vẻ ngoài ấy làm cho lúng túng, nuốt nước bọt nói, vậy coi đó là phỏng đoán của nó đi, tại sao Trung Sa lại cứu cô ấy?
“Cũng chỉ là phỏng đoán thôi, tôi nghĩ anh chồng cũng chẳng muốn vợ mang tội chết đâu.”
“Dẫu là cô ta thực sự muốn giết chồng?”
“Thì chỉ là phỏng đoán thôi mà.” Trung Sa mỉm cười, quay lại nhìn nó. “Tôi chỉ hình dung, nếu mình là y, hẳn cũng nghĩ như thế. Có điều là tôi mang bụng dạ mình áp cho người chết, thật quá kiêu ngạo.”
Nói đến câu cuối, đột ngột vị thầy thuốc trầm giọng. Họ dắt tay nhau đi, không ai nói gì thêm nữa. Khi sắp đến cổng doanh trại, Trung Sa chợt cúi xuống nhìn thẳng vào mắt nó, bảo, lúc nghe mọi người đồn rằng hoàng tử được mang đến đây để chết, bụng anh đã rất không vui. Có cái gì đó, giống như tự ái nghề nghiệp. Nên khi chăm sóc cho hoàng tử, anh đã cố hết sức để cho thằng bé sống sót bình phục. Nói rồi anh nhìn thẳng vào mắt nó – vẫn cái nhìn khiến nó lúng túng, và hỏi với chút ngại ngần, nó có tha lỗi cho anh được không?
“Ngươi có lỗi gì đâu!” Thằng bé thốt lên.
Trung Sa mỉm cười, lắc đầu khẽ mà bảo nó rằng, trong lòng anh bấy lâu nay vẫn không tự tha thứ cho mình được vì sự kiêu ngạo dó.
Họ trở về doanh trại lúc đã tối. Kim Thiết lại uống rượu. Không biết đã say hay chưa. Vừa thấy Trung Sa và thằng bé bước vào, hắn đã giở giọng lè nhè mà hỏi, họ đi đâu đến muộn mới về? Kiếm một bộ quần áo cho hoàng tử lùn này khó đến thế sao? Bị chọc tức, thằng bé gân cổ lên cãi, nó không có lùn, Kim Thiết cứ đợi đó, nó sẽ cao lớn hơn Kim Thiết nhiều cho mà xem. Kim Thiết không thèm trả lời, chỉ cười ha hả.
Buổi sáng uống rượu buổi tối uống rượu, chỉ có chết sớm mà thôi. Trung Sa lên tiếng mắng, vẫn hơi mỉm cười, cầm bình rượu của Kim Thiết đi mất. Thằng bé tưởng Kim Thiết sẽ la lối nạt nộ, hay cho vị thầy thuốc một trận nên thân, nhưng y chỉ cười, gãi đầu, mà không nói gì cả. Một chốc, Trung Sa quay lại. Kim Thiết đã lăn ra ngủ. Đưa cho thằng bé cuốn sách, anh im lặng làm việc bên cạnh họ, như đã quen thuộc từ lâu.
Có khi Trung Sa ở bên cạnh Kim Thiết chẳng phải vì bị công việc ép buộc hay được trả lương cao. Thằng nhóc mệt mỏi ngồi xuống, quan sát cử chỉ thân mật của họ, ngờ ngợ nhận ra, có khi hai người họ là bạn bè thật. Càng nhìn càng thấy như thế, mà lại càng không hiểu, họ thành bạn bè được ở chỗ nào.
Sáng hôm sau, thằng bé mới nghe người ta đồn, người đàn bà ấy đã tự sát đêm hôm qua dưới bến sông. Gia đình đang mời thầy cúng. Mọi người đồn nhau dù được minh oan, nhưng oan khuất giết chồng khiến cô ấy quá buồn bã, mà đã tự sát rồi. Nhưng ít nhất cô ấy chết còn để được tiếng tốt, không bị thiên hạ xấu miệng nói những lời cay độc nữa.
Trung Sa chỉ lắng nghe, rồi yên lặng trở vào, bình thản như đã biết trước mọi sự.
Thằng bé vừa bị Kim Thiết kéo ra sân bắt chạy bộ, nhìn thấy anh ta liền tự động đi theo, nhưng Trung Sa đã quay lại nhìn nó, chỉ mỉm cười, và thằng bé đứng sựng lại trên sân, chợt hiểu ra chẳng nên làm phiền anh lúc này. Nó hiểu – nó chẳng thể trông chờ từ anh phản ứng nào khác. Nhưng nhìn người đã chăm sóc cho mình mấy hôm nay đi mất, lòng nó trống trơn, tự nhiên thấy quá cô đơn.
“Hoàng tử, đừng bám anh ta nữa, lại đây cho bọn này làm quen.”
Phía xa chợt có tiếng người gọi. Thằng bé quay lưng lại. Mấy người thuộc hạ của Kim Thiết đang tán chuyện vui vẻ dưới gốc cây, vẫy tay chào nó theo một điệu bộ thân mật nhưng chẳng có chút gì là kính trọng cần có. Thằng bé thở dài, tự nhủ, nó sẽ nghĩ về chuyện này một ngày nào khác vậy.
Lúc lại gần, trong đám người đứng lố nhố, chợt thằng bé nhác thấy gương mặt nào giống hệt như mụ bán lươn nọ. Vẻ ngoài điệu bộ áo quần có khác, nhưng chính là gương mặt đó không sai. Thằng bé giơ tay chỉ thẳng vào mặt y, lắp ba lắp bắp không ra tiếng, vẫn còn kinh ngạc quá không sao nói được.
“Hoàng tử, người chưa gặp thằng này bao giờ nên ngạc nhiên à, Cường, anh làm gì thế, mau chào hoàng tử đi?” Người đứng sau lưng y nói, vỗ ngực. “Nhưng ngài nhớ Trọng này phải không? Trọng, Trọng tôi đã mang ngài vào trong nhà khi ngài bị xỉu hôm đầu tiên ấy.”
Thằng bé giương mắt, lục lọi trí nhớ, rồi lắc đầu cả quyết. Mặt Trọng chưng hửng.
“Chúng tôi thì đúng là mới gặp nhau lần đầu. Lần đầu thật nhỉ?”
Người tên Cường đáp lời bạn, rồi vẫy tay chào lại nó, miệng cười toe toét.
Stories are things to enjoy twice. The first time you read it. And the second time you tear it guts out and laugh at it.
So, my dear ones, I invite you to rip out my guts now.
.
.
.
Ngày hai mươi, sau khi bị ốm dậy, hoàng tử bé theo Trung Sa, vị thầy thuốc trong doanh trại ra chợ. Ta nên đi từ sớm, anh mỉm cười mà nói, như thế khi về tránh được nắng buổi trưa. Hoàng tử, người sức khỏe không tốt, buổi sáng cũng nên đi ra ngoài cho người cứng cáp hơn.
Thằng bé cự cãi một lúc, như tên họ Kim vô lễ ấy toàn lôi ta ra hành tội buổi sáng đấy à?
Hoàng tử, nếu là tôi tôi cũng làm thế – Trung Sa giải thích, dịu dàng nhưng nghiêm khắc. Thằng bé im lặng đi theo. Thực lòng nó cũng tò mò muốn ra chợ cho biết. Khi đến nơi Trung Sa có việc gì nói chuyện với một người đàn ông rất lâu. Thằng bé tha hồ nhìn ngắm mấy gian hàng. Chợt nhác thấy thứ gớm ghiếc ấy, nó kêu toáng lên, rắn, rắn!
Trung Sa giật mình quay lại, bị nó túm chặt lấy, bèn nheo mắt lại nhìn cho kĩ, rồi bật cười, hoàng tử chớ lo, chỉ là lươn thôi, không độc đâu.
“Không có độc thì vẫn là rắn! Không phải rắn thì vẫn trông giống rắn!” Thằng bé hét lên, vẫn chưa bình tĩnh. Trung Sa hỏi, hoàng tử, hóa ra ngài sợ rắn à? Thằng bé tức thì buông tay ra, mặt chín đỏ, lầm bầm nói, làm gì có.
Trung Sa kéo tay thằng bé đi, giảng giải, mà ngay cả rắn có phải loài rắn nào cũng có độc đâu. Học cách phân biệt được chúng, sẽ hết thấy sợ hãi. Mà rắn có độc, thật ra, cũng làm thuốc tốt lắm.
Lươn thì không có độc, nhưng lòng người có độc, rất khó lường. Người bán hàng phía sau họ, nghe lỏm câu chuyện, lên tiếng bâng quơ.
Trung Sa ngẩng đầu lên, mặt thoáng nghi ngờ.
Thầy không biết, ngày hôm qua, có người đàn bà nấu cháo lươn cho chồng ăn, tưởng là bồi bổ ai dè lại hạ độc chồng. Anh chồng chết ngay đêm đó. Người đó là bạn của tôi, mấy hôm trước còn nghe anh ta đến bàn chuyện đi làm ăn xa, đến nay đã có tin như vậy. Thật đáng tiếc.
Nghe xong chuyện, Trung Sa chỉ im lặng mà không nói gì. Lúc ra về, chợt quay sang nó, anh bảo, hoàng tử, hay ta ghé qua quán ăn nào đi.
Trong quán, khi thằng bé đói quá mà tọng thức ăn đầy họng, Trung Sa chỉ ngồi nói chuyện với chủ quán, dò hỏi về vụ việc vừa rồi. Thằng bé ăn xong, gác đũa, chợt thấy cô đơn, thầm nhủ, thêm một lý do nữa để nó không thể thích nổi loài rắn.
Ngày hai mươi tháng trước, gặp Kim Thiết. Ngay từ lúc gặp mặt, hoàng tử bé nhỏ đã nghĩ, người đàn ông này không khác gì một con rắn.
Đôi mắt của y xếch lên xảo quyệt, vương chút tàn nhẫn. Trước mặt thượng cấp, miệng lưỡi y dẻo quẹo, thái độ nịnh bợ luồn cúi đến buồn nôn. Nhưng khi đánh mắt sang nhìn nó, đôi mắt ấy chợt lóe lên tia sáng khác thường, môi cong lên nụ cười khinh mạn của kẻ chẳng coi nhân quần ra gì. Một sự độc ác lặng lẽ như con rắn lướt qua đám cỏ không lộ hình hài.
Vừa mới bước từ nơi tối tăm ra ngoài sáng, cả người nó run lên bần bật vì ánh mặt trời thiêu đốt, đầu óc choáng váng, sự phẫn nộ trào lên họng, nó vung nắm đấm lao về phía người đàn ông đó.
Ngay lập tức, thằng bé bị hạ gục. Bị giữ chặt, đẩy xuống đất đen, thằng bé nghe tiếng người đàn ông đó cười lớn, hoàng tử, hoàng tử, tôi chẳng phải là làm gì sai trái đâu, tự vệ thôi đấy nhé.
Bàn tay ghim cổ nó xuống, cứng như thép nguội. Nhìn vào mắt nó, người đàn ông lại mỉm cười tà ác trong chốc lát, và thằng bé ngờ ngợ, phải chăng vừa rồi con rắn đã cố tình ngóc đầu lên khỏi đám cỏ, hiện nguyên hình chỉ cho mình thấy, vì mục đích gì chăng.
Từ đó, những giấc mơ của nó bị ám ảnh bởi những con rắn âm thầm lướt qua cỏ.
Hoàng tử, là con trai của thái tử đã bị phế truất do không hợp lòng chúa, đau ốm dặt dẹo do bị giam giữ từ bé, là hoàng tử được thả ra để chết. Ba anh em nó, đứa em trai đã qua đời vì bệnh từ nửa năm trước. Người anh càng lúc càng trầm lắng như thể hóa điên. Thằng bé đột ngột đổ bệnh, rồi đột ngột được thả ra. Nó không hiểu gì cả, chỉ nghe thiên hạ loáng thoáng đồn là để đến hai hoàng tử đều bị bức chết trong nhà lao thì chẳng hay ho gì. Đơn giản, hoàng tử bé nhỏ là hoàng tử được thả ra để chết.
Bị bệnh nặng nhiều ngày liền, nhưng khi được Kim Thiết vác về doanh trại, thằng bé không ngừng la hét, cào cấu, cắn xé, bảo, thả ta về với anh em ta! Đồ phản tặc! Đồ chó săn! Đồ rắn độc, mãng xà, quân mua vua bán chúa! Thằng bé cứ gân cổ lên chửi bằng vốn từ ngữ hạn chế của nó, không nhận ra nó lặp đi lặp lại một thứ bao nhiêu lần. Kim Thiết quăng thằng bé vào phòng xong, khóa cửa lại rồi đi mất, từ trong phòng nó nghe tiếng Kim Thiết ta thán, như cố tình cho những lời ấy lọt vào tai nó. Ta thật số con rệp, tự nhiên đang yên đang lành lại có cục nợ này rớt vào người. Thằng bé đạp chân vào cửa, luôn miệng gào thét, nhưng không ai trả lời, chẳng mấy chốc đã thấm mệt, nên ngồi rũ một góc phòng thở hổn hển.
Được một chốc thì cánh cửa bật mở. Ai đó bước vào. Thằng nhóc giật mình, nghe tiếng chân người tới gần. Tưởng Kim Thiết quay lại, nó ngay lập tức ngẩng đầu lên, bao nhiêu câu rủa xả trào lên môi định bật ra, thì bắt gặp ngay một gương mặt khác – một thanh niên mới độ ngoài hai mươi, gương mặt thanh nhã, nụ cười hiền từ khác thường, đang nhìn nó mỉm cười.
“Hoàng tử.” Người thanh niên đó cất giọng, nhẹ nhàng điềm tĩnh. “Ra người là hoàng tử à. Trông không giống tôi hình dung. Nghe tướng quân nói ngài bị bệnh nặng tôi rất lo. Nhưng nhìn thấy ngài còn năng động như thế, thật lấy làm nhẹ nhõm.”
Thằng nhóc chớp mắt. Não nó đông cứng trong bối rối. Ánh mắt người thanh niên vẫn chiếu thẳng vào nó. Không biết làm thế nào để đáp lại sự quan tâm lạ lẫm đó, cũng không biết mình có đúng khi nghe chút vị trêu cợt trong giọng nói anh ta không, nó đành im lặng.
Người thanh niên kia vẫn nhìn vào mắt nó, không khoan nhượng, không dè dặt. Không thoải mái trước ánh nhìn thẳng trực diện kia, thằng bé ngó lơ sang chỗ khác.
Anh ta lúc này mới cười xòa, kéo tay thằng bé đứng dậy, bằng một sức mạnh mà nó không nghĩ có trong vóc người mảnh mai đó.
“Hoàng tử, hoàng tử có đứng dậy được không? Có muốn ăn gì không?”
Thằng bé tự nhiên thấy mệt cả người. Trán nóng hâm hấp như lên cơn sốt, mắt hoa lên. Nó đẩy tay người thanh niên ra, anh chỉ cười mà không nói gì, rồi quay lưng đi như thể dẫn đường cho nó.
Như nhớ ra điều gì, giữa chừng người thanh niên quay lại mỉm cười mà nói: “Tôi quên mất, hoàng tử, tôi tên Trung Sa, trước đây học nghề thuốc rồi vào đây làm việc. Ở đây có gì không tiện, xin cứ báo cho tôi.”
“Trung Sa? Chữ Trung trong trung nghĩa ư?” Thằng bé nhướn mày.
“Không, chỉ là ở bên trong thôi.”
“Ở trong cát? Tên tuổi gì vô nghĩa vậy?” Thằng bé lẩm bẩm.
Trung Sa không nói gì, chỉ mỉm cười kiên nhẫn, như người nghe một câu đùa quá nhiều lần, chỉ còn biết im lặng vì phép lịch sự. Cái gì ẩn giấu sau những đụn cát?Thằng bé đi theo anh, người mơ màng vì sốt, suy nghĩ linh tinh, sao trời bay loạn xạ trong đầu.
Sau hôm đầu tiên về đến đây, hoàng tử bé lăn ra ốm. Ốm đến trời đất hóa tối mù mịt. Nằm trên giường mê man, đôi lúc nó nhìn thấy ai đó lại gần. Đôi mắt xếch lóe sáng như lửa ma trời, khóe miệng cong lên, nụ cười của rắn, của ma quỷ yêu tinh. Thằng bé đang mơ màng, tưởng đầu trâu mặt ngựa đến đón mình thật, bèn lẩm bẩm nếu dẫn nó đi cũng chẳng sao. Chắc nó cũng hết số rồi. Qủy đầu trâu mặt ngựa cú mạnh vào trán nó, và thằng bé nhận ra mình vừa nhìn thấy Kim Thiết.
Nhiều hơn cả, thằng bé nhìn thấy Trung Sa. Như thể anh luôn túc trực bên nó, ngày đêm không rời. Gương mặt lúc nào cũng thản nhiên, như không một chút lo lắng. Một đêm, khi anh dựng nó dậy thay áo, nó bảo với anh, có phải là nó sắp chết không.
“Vớ vẩn thật.” Trung Sa phì cười. “Ai bảo như thế?”
“Ai cũng bảo vậy cả” Thằng bé đáp lời. “Ai cũng đồn đại là ta được thả ra để chết.”
Nói đến câu cuối, thằng bé rùng mình. Nhưng người thầy thuốc lắc đầu, quay lưng lại tiếp tục lục tìm thứ gì đó trên kệ, giọng nói chợt pha chút bông đùa: “Ngài đừng lo, muốn chết cũng khó lắm, chẳng dễ đâu.”
Thằng bé nằm xuống giường, nghe anh nói thế, lòng bán tin bán nghi, nhưng cũng vững dạ hơn, như người đi thuyền mắc phải cơn bão chợt nhìn thấy bờ đá vững chãi.
Mấy ngày sau, khi rời khỏi giường được, nhìn rõ mặt vị thầy thuốc đang ngồi cạnh mình, thằng bé mới nhận ra những nét mệt mỏi trên gương mặt anh. Làm thế nào mà trong khi chăm sóc nó anh ta vẫn tỏ ra bình tĩnh, mãi về sau này nó cũng không hiểu nổi.
Trung Sa, năm ấy xưng là hai mươi bốn tuổi, đã làm việc trong doanh trại này năm bảy năm rồi, gương mặt thanh nhã, thần sắc nhẹ nhàng, cử chỉ mềm mỏng, được lòng nhiều người, thằng bé nghĩ mãi vẫn không hiểu tại sao người như anh ta lại chịu thành thủ hạ của một tên vô phương cứu chữa như Kim Thiết. Nghe thằng bé cật vấn, anh chỉ đơn giản bảo, ở đây lương cao hơn nên đành chịu thôi.
Lúc đã quen anh một thời gian, thằng bé mới để ý, khi tập trung nhìn thứ gì thường hay nheo mắt lại. Hỏi tới anh ta chỉ cười mà giải thích, như thế nhìn mới rõ. Công việc cứ phải tiếp xúc với những thứ khá giống nhau, có thứ vô hại, có thứ là thuốc, có thứ có độc, nhiều khi không khác nhau là mấy. Như rắn cũng thế, anh ta kể cho thằng bé nghe vào một buổi chiều. Có loại có độc mạo thành thứ vô hại để săn mồi. Có loại lành tính nhưng giả mạo có độc cốt để thiên hạ cho mình yên. Nghe chuyện, thằng bé chất vất: “Nếu đã vậy, giả mạo vẻ ngoài có ích gì, tự mình mang độc có phải hay hơn không?”
“Biết làm sao được, tôi đâu phải rắn.” Trung Sa phì cười, đánh mắt rất nhanh sang Kim Thiết vừa say rượu lăn ra ngủ ở phòng bên, không trả lời gì nữa.
Chuyện nọ chắp vào chuyện kia, mới có một ngày mà qua miệng người này người nọ, đã thành ra đống tơ vò, nhùng nhằng chồng chéo. Thằng bé yên lặng ngồi ăn, tự động sắp xếp đầu đũa những thứ lọt vào tai. Chồng cô này đi lính rồi mất tích đã lâu. Đến khi mọi người đoan chắc anh này đã chết, định lập đàn cúng gọi hồn, thì anh này lù lù trở về, có điều chân tay không còn lành lặn, đầu óc không còn bình thường. Trước đây, anh ta là người hiền lành chăm chỉ bao nhiêu, thì bây giờ cờ bạc rượu chè vũ phu không tính xấu gì là không có. Người vợ không khuyên giải được, lại còn bị anh ta nhiều lần thượng cẳng chân hạ cẳng tay, cảnh nhà tan tác, đúng như thiên hạ đồn đãi, chị ta có uất ức quá mà giết chồng cũng chẳng ai lấy làm lạ.
Buổi tối hôm ấy, người đàn ông đó trở về nhà rất muộn. Đêm đó không nghe vợ chồng to tiếng như trước. Được một lúc, đến nửa đêm chợt nghe tiếng người kêu la. Hàng xóm chạy đến thì thấy anh chồng tắt thở. Cô vợ ngồi bệt dưới đất, mắt lạc thần, ai hỏi gì cũng không nói, đến khi người ta hỏi anh ấy bị ốm đau gì thì ôm mặt khóc mà không trả lời.
Tình thế mịt mù như thế, cô ta chẳng mấy chốc bị án giết chồng. Cô ta không cãi, quan hỏi cũng không nói gì, như thể đã nhận hết tội. Lục soát trong nhà mới thấy tay nải của chồng chị ta, bên trong chỉ mấy bộ quần áo đã được gói ghém sẵn. Hẳn chồng định bỏ đi theo người đàn bà nào khác, nên chị ta mới lên cơn ghen tức mà lập mưu hãm hại chồng chăng? Họ suy luận là như thế. Án sắp khép rồi. Có người cũng thương cho chị ta, nhưng vụ việc đã gần như hai năm rõ mười là vậy, chỉ trách chị ta dại dột.
Đó là những gì thằng bé nghe được. Trung Sa nghĩ gì, nó không được biết. Anh không chia sẻ gì với nó, chỉ lẳng lặng uống trà suốt buổi. Rồi quay sang hoàng tử, Trung Sa chợt mỉm cười mà nói, hãy đi thôi, nếu kịp, cũng sắm cho ngài được đôi giày mới.
Nhưng Trung Sa hôm đó không dẫn nó đi mua giày. Anh cho nó vào cửa hàng quen, để nó ngồi đấy rồi biến đi đâu mất một lúc. Đến khi quay lại, dắt nó đi, anh chợt bảo, hoàng tử, ngài có muốn đi xem xử án không.
“Ta có đi được thật không!” Thằng bé hỏi ngay, có chút háo hức, lập tức thấy xấu hổ, nhưng Trung Sa không có vẻ gì là phật ý.
Khi đi tới chốn công đường, người ta đã chen ở ngoài chật cứng. Thằng bé cố len vào, chẳng mấy chốc thấy nghẹt thở. Nhìn xuyên qua đám đông bu đen bu đỏ, nó chỉ thoáng thấy người đàn bà nọ. Đúng như tin đồn, chị ta mặt không thần sắc, trống trơn, mặc lính lệ tra hỏi, quan đập bàn quát tháo nạt nộ, chị ta vẫn im lặng như thể đã cam chịu tất cả.
Thằng bé đứng xem, chợt thấy nghẹt thở, nó quay sang tìm cách bấu vào Trung Sa, nhưng anh đã mất hút. Chợt có tiếng ồn ào khiến nó quay lại, phía công đường, có người lính bước lên, gãi đầu gãi tai, bảo, phía ngoài có mụ bán lươn muốn xin vào cung cấp chứng cứ quan trọng.
Viên quan nghe thấy thì lớn tiếng nạt nộ, nhưng đám đông xung quanh chợt rộ lên tiếng ồn ào, để cho mụ nói.
Mụ bán lươn đi vào, lưng còng, mặt mày đen đúa lem luốc, ấp úng một lúc, mới bắt đầu giải thích, có loại rắn mình lươn nhìn chẳng khác gì lươn, nhưng lại là rất độc. Có khi chị ta bị lầm lẫn cũng nên. Tôi làm nghề đó bao lâu, chiều nay mới đi qua đây, nghe thiên hạ đồn đãi, mới ngờ có khi chị ta vì hiểu lâm nên bị oan ức, đã định đến gặp quan từ sáng kẻo xử oan cho người vô tội, có điều do bản tính nhút nhát e sợ chốn cửa quan, nên đến bây giờ mới dám nói.
Viên quan nhăn mặt. Có vẻ đang cảm thấy rất phiền phức, nhưng cũng chú ý lắng nghe, bèn hỏi, vậy ngươi có gì làm chứng?
Mụ ấp úng một lúc mới nói được, mụ đã tìm bắt loại rắn ấy mang đến đây đây. Nhìn bề ngoài, người không biết sẽ chẳng thấy khác gì. Nhưng chỉ cần nấu ra cho chó ăn thử, hẳn sẽ chết, lúc ấy sẽ hiểu ngay có độc hay không có độc.
Phía dưới vang lên tiếng người tán thưởng. Viên quan lúng túng ngoảnh đầu hỏi viên thư lại bên cạnh. Lúc đó, Trung Sa quay sang vỗ vai thằng bé:
“Thôi để chuyện này cho họ lo, chúng ta đi tiếp mà thôi, kẻo trưa quá rồi.”
“Ta còn muốn xem nữa!” Thằng bé lớn tiếng cự cãi. Nhưng Trung Sa đã bỏ đi, không cho nó lựa chọn nào khác hơn là vội chạy theo anh. Về người đàn bà đó, đừng lo, không có gì đâu. Trung Sa tiếp tục nói. Viên quan ấy vừa mới thi đỗ nhậm chức, có chút nóng nảy ngây thơ, nhưng là người biết lý lẽ, sẽ hiểu ra ngay thôi. Thằng bé im lặng, trong lòng bán tín bán nghi.
Đến khi đã xong việc ở chợ, trên đường về, thằng bé mới hay tin người đàn bà đó đã được miễn tội. Người nhà đã tới rước về. Nó thở phào nhẹ nhõm, chợt giật mình, khi thấy trước mặt mụ bán lươn kì dị đó lù lù hiện ra, bình thản đi về phía họ, dáng đi thẳng, có chút khệnh khạng như nhà binh. Lúc đi ngang qua nhau, nó nghe mụ nói, có vẻ là cho Trung Sa, nhưng cũng như cố tình cho thằng bé nghe thấy: Tưởng anh là người tỉnh táo, hóa ra cũng bao đồng như ai kia. Lần này tôi giúp cho anh, lần tới, phải đãi tôi ăn mì nửa kì lương là được. Tiếng nói vẫn còn âm sắc hơi cao, nhưng mất hết vẻ e dè rụt rè, nghe như đàn ông.
Hoàng tử nhỏ nghe ớn lạnh sống lưng, quay lại thì chẳng thấy ai đâu, giật giật tay áo Trung Sa mà hỏi, mụ đó không phải là kẻ bán lươn ư? Rốt cuộc mụ đó là ai?
Chỉ là con gián. Trung Sa trả lời, rồi chẳng nói gì thêm.
Thằng bé im lặng trong suốt đường về. Khi gần tới nơi, nó chợt lên tiếng, như đã suy nghĩ rất lâu: “Nhưng cũng chưa chứng minh được là chị ấy nhầm thật đúng không?”
Trung Sa bình thản trả lời:
“Quanh năm làm lụng ngoài đồng ngoài ruộng lẽ nào không biết? Tôi nghĩ là, có khi cô ấy cố tình cho chồng ăn rắn độc cũng nên.”
Thằng bé giật mình.
Người thầy thuốc trước mặt nó vẫn mỉm cười, rất hiền từ.
“Hoàng tử, những gì tôi nói ra chỉ là phỏng đoán của tôi thôi nhé.” Trung Sa đặt một ngón tay lên miệng. Thằng bé gật đầu lia lịa.
“Hoàng tử, có ai bỏ nhà đi theo người khác mà chẳng mang chút của nải gì ngoài mấy bộ áo quần? Tôi nghĩ, có khi anh chồng muốn đi xa thật. Nhưng không phải vì theo đuổi ai khác. Mà có khi, là vì muốn giải phóng cô vợ cũng nên.”
Thằng bé chớp mắt. Nó lắp bắp, nó không hiểu.
“Bao nhiêu năm tháng xa nhà, lúc trở về mình đã không còn là mình nữa. Một gã không tiền bạc lại chẳng còn lành lặn, có ai thương nổi chứ? Chắc anh ấy cũng hiểu ra mình là thứ làm vợ khổ, nhưng bát nước hắt rồi không thu về được, cũng không biết làm thế nào tìm cách cứu được mình, nên mới tính nước bỏ đi xa mà thôi.”
“Vậy là chị ấy hiểu nhầm?” Thằng bé nói xen vào.
“Chắc là do oán hận tích tụ bao lâu rồi bùng phát mà thôi. Có khi giết chồng xong, lục lại tay nải của anh ta, cô ấy mới thấy như vậy, tự mình suy luận, lúc hiểu ra rồi thì tâm trí bàng hoàng như thế.”
“Vậy tại sao…” thằng bé lẩm bẩm “Tại sao ngươi lại cứu chị ấy?”
“Tôi cứu cô ấy?” Trung Sa tỏ vẻ kinh ngạc hết sức thật lòng. Thằng bé bị vẻ ngoài ấy làm cho lúng túng, nuốt nước bọt nói, vậy coi đó là phỏng đoán của nó đi, tại sao Trung Sa lại cứu cô ấy?
“Cũng chỉ là phỏng đoán thôi, tôi nghĩ anh chồng cũng chẳng muốn vợ mang tội chết đâu.”
“Dẫu là cô ta thực sự muốn giết chồng?”
“Thì chỉ là phỏng đoán thôi mà.” Trung Sa mỉm cười, quay lại nhìn nó. “Tôi chỉ hình dung, nếu mình là y, hẳn cũng nghĩ như thế. Có điều là tôi mang bụng dạ mình áp cho người chết, thật quá kiêu ngạo.”
Nói đến câu cuối, đột ngột vị thầy thuốc trầm giọng. Họ dắt tay nhau đi, không ai nói gì thêm nữa. Khi sắp đến cổng doanh trại, Trung Sa chợt cúi xuống nhìn thẳng vào mắt nó, bảo, lúc nghe mọi người đồn rằng hoàng tử được mang đến đây để chết, bụng anh đã rất không vui. Có cái gì đó, giống như tự ái nghề nghiệp. Nên khi chăm sóc cho hoàng tử, anh đã cố hết sức để cho thằng bé sống sót bình phục. Nói rồi anh nhìn thẳng vào mắt nó – vẫn cái nhìn khiến nó lúng túng, và hỏi với chút ngại ngần, nó có tha lỗi cho anh được không?
“Ngươi có lỗi gì đâu!” Thằng bé thốt lên.
Trung Sa mỉm cười, lắc đầu khẽ mà bảo nó rằng, trong lòng anh bấy lâu nay vẫn không tự tha thứ cho mình được vì sự kiêu ngạo dó.
Họ trở về doanh trại lúc đã tối. Kim Thiết lại uống rượu. Không biết đã say hay chưa. Vừa thấy Trung Sa và thằng bé bước vào, hắn đã giở giọng lè nhè mà hỏi, họ đi đâu đến muộn mới về? Kiếm một bộ quần áo cho hoàng tử lùn này khó đến thế sao? Bị chọc tức, thằng bé gân cổ lên cãi, nó không có lùn, Kim Thiết cứ đợi đó, nó sẽ cao lớn hơn Kim Thiết nhiều cho mà xem. Kim Thiết không thèm trả lời, chỉ cười ha hả.
Buổi sáng uống rượu buổi tối uống rượu, chỉ có chết sớm mà thôi. Trung Sa lên tiếng mắng, vẫn hơi mỉm cười, cầm bình rượu của Kim Thiết đi mất. Thằng bé tưởng Kim Thiết sẽ la lối nạt nộ, hay cho vị thầy thuốc một trận nên thân, nhưng y chỉ cười, gãi đầu, mà không nói gì cả. Một chốc, Trung Sa quay lại. Kim Thiết đã lăn ra ngủ. Đưa cho thằng bé cuốn sách, anh im lặng làm việc bên cạnh họ, như đã quen thuộc từ lâu.
Có khi Trung Sa ở bên cạnh Kim Thiết chẳng phải vì bị công việc ép buộc hay được trả lương cao. Thằng nhóc mệt mỏi ngồi xuống, quan sát cử chỉ thân mật của họ, ngờ ngợ nhận ra, có khi hai người họ là bạn bè thật. Càng nhìn càng thấy như thế, mà lại càng không hiểu, họ thành bạn bè được ở chỗ nào.
Sáng hôm sau, thằng bé mới nghe người ta đồn, người đàn bà ấy đã tự sát đêm hôm qua dưới bến sông. Gia đình đang mời thầy cúng. Mọi người đồn nhau dù được minh oan, nhưng oan khuất giết chồng khiến cô ấy quá buồn bã, mà đã tự sát rồi. Nhưng ít nhất cô ấy chết còn để được tiếng tốt, không bị thiên hạ xấu miệng nói những lời cay độc nữa.
Trung Sa chỉ lắng nghe, rồi yên lặng trở vào, bình thản như đã biết trước mọi sự.
Thằng bé vừa bị Kim Thiết kéo ra sân bắt chạy bộ, nhìn thấy anh ta liền tự động đi theo, nhưng Trung Sa đã quay lại nhìn nó, chỉ mỉm cười, và thằng bé đứng sựng lại trên sân, chợt hiểu ra chẳng nên làm phiền anh lúc này. Nó hiểu – nó chẳng thể trông chờ từ anh phản ứng nào khác. Nhưng nhìn người đã chăm sóc cho mình mấy hôm nay đi mất, lòng nó trống trơn, tự nhiên thấy quá cô đơn.
“Hoàng tử, đừng bám anh ta nữa, lại đây cho bọn này làm quen.”
Phía xa chợt có tiếng người gọi. Thằng bé quay lưng lại. Mấy người thuộc hạ của Kim Thiết đang tán chuyện vui vẻ dưới gốc cây, vẫy tay chào nó theo một điệu bộ thân mật nhưng chẳng có chút gì là kính trọng cần có. Thằng bé thở dài, tự nhủ, nó sẽ nghĩ về chuyện này một ngày nào khác vậy.
Lúc lại gần, trong đám người đứng lố nhố, chợt thằng bé nhác thấy gương mặt nào giống hệt như mụ bán lươn nọ. Vẻ ngoài điệu bộ áo quần có khác, nhưng chính là gương mặt đó không sai. Thằng bé giơ tay chỉ thẳng vào mặt y, lắp ba lắp bắp không ra tiếng, vẫn còn kinh ngạc quá không sao nói được.
“Hoàng tử, người chưa gặp thằng này bao giờ nên ngạc nhiên à, Cường, anh làm gì thế, mau chào hoàng tử đi?” Người đứng sau lưng y nói, vỗ ngực. “Nhưng ngài nhớ Trọng này phải không? Trọng, Trọng tôi đã mang ngài vào trong nhà khi ngài bị xỉu hôm đầu tiên ấy.”
Thằng bé giương mắt, lục lọi trí nhớ, rồi lắc đầu cả quyết. Mặt Trọng chưng hửng.
“Chúng tôi thì đúng là mới gặp nhau lần đầu. Lần đầu thật nhỉ?”
Người tên Cường đáp lời bạn, rồi vẫy tay chào lại nó, miệng cười toe toét.
Kem SU Shu- Total posts : 124
Similar topics
» Augustine Vũ. *=))*
» [Nhật Bản - Japan][Recipe] Xiên gà Nhật Bản - Japanese Yakitori Chicken
» [Giới thiệu] 10 chuỗi cửa hàng ăn nhanh ngon nhất Nhật Bản
» [Nhật Bản - Japan][Recipe] Gà chiên kiểu Nhật
» [Nhật Bản - Japan][Recipe] Bánh xèo Nhật Bản - Okonomiyaki
» [Nhật Bản - Japan][Recipe] Xiên gà Nhật Bản - Japanese Yakitori Chicken
» [Giới thiệu] 10 chuỗi cửa hàng ăn nhanh ngon nhất Nhật Bản
» [Nhật Bản - Japan][Recipe] Gà chiên kiểu Nhật
» [Nhật Bản - Japan][Recipe] Bánh xèo Nhật Bản - Okonomiyaki
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum