[Film genre] Documentary Film - Phim Tài Liệu
Page 1 of 1
[Film genre] Documentary Film - Phim Tài Liệu
by Scheherazade Sat Nov 08, 2014 2:43 pm
Phim tài liệu |
Phim tài liệu là một thể loại phim phi hư cấu, dùng hình ảnh chuyển động với mục đích chính là ghi lại một số hình ảnh của đời thực, chủ yếu cho mục đính giáo dục hoặc lưu giữ các sự kiện lịch sử. Những bộ phim thuộc thể loại này ban đầu thường dùng phim cỡ trung (loại để rửa ảnh) để quay chụp, nhưng hiện tại nhờ công nghệ kĩ thuật số mà người ta có thể quay và phát hành thẳng thành đĩa, hoặc dựng thành series truyền hình hoặc công phu hơn, là một bộ phim chiếu rạp. "Phim tài liệu" còn được hiểu như "sự thực nghiệm về làm phim, một truyền thống điện ảnh và là hình thức bước đầu thu hút khán giả" liên tục phát triển và không có giới hạn nhất định.
ĐỊNH NGHĨA PHIM TÀI LIỆU |
Đa số cho rằng từ "documentary" lần đầu được dùng bởi John Grierson trong bài phê bình phim Moana (1926) được đăng trên New York Sun vào 8/2/1926, với bút danh "The Moviegoer".
Ông đã đưa ra các luận điểm rằng: điện ảnh là một hình thức nghệ thuật đầy tiềm năng để tiến hành quan sát đời sống con người theo nhiều hướng, nhân vật và bối cảnh "nguyên bản" tốt hơn phiên bản giả tưởng (của họ) trong quá trình miêu tả thế giới hiện đại; và các chi tiết "lấy từ nguyên mẫu như vậy" thực tế hơn cái được trình diễn. Về vấn đề này, định nghĩa của ông về phim tài liệu là "sự sáng tạo hóa đời thực" nhận được nhiều ý kiến tán thành, mâu thuẫn với sự khiêu khích của nhà làm phim Xô viết Driga Vertov, người ủng hộ quan điểm "cuộc sống như nó vốn dĩ" (có nghĩa là, quay lén) và "cuộc sống đầy bất ngờ" (bị máy quay bí mật làm bất ngờ hoặc trêu chọc).
Nhà phê bình phim người Mĩ Pare Lorentz thì định nghĩa phim tài liệu là "phim dựa trên đời thực mà đã được kịch tính hóa". Ngoài ra, người ta còn cho rằng sở dĩ phim tài liệu khác với các thể loại phim phi hư cấu còn lại là ở chỗ, song song với kể lại đời thực, bộ phim còn đưa ra ý kiến hoặc ẩn dụ một lời nhắn đặc biệt nào đó.
Tiến hành làm phim tài liệu là một quá trình phức tạp, bao gồm những dự án về nhiều vấn đề: tác dụng của các phương tiện truyền thông, nội dung, hình thức và phương án sản xuất để giái quyết các vấn đề sáng tạo, đạo đức hay sự khác nhau về quan niệm nảy sinh trong quá trình dàn dựng phim.
Ngoài ra, rõ ràng có nhiều liên hệ giữa dựng phim và các bài viết trên tạp chí và báo, cùng thể loại văn chương phi hư cấu. Nhiều thể loại tương tự như phim tài liệu, phim tiểu sử, phim hồ sơ, hoặc các tác phẩm chuyên về quan sát sự vật... được phân tích và phân loại theo thể loại hoặc nội dung. Chúng có thể được tìm hiểu thêm ở 'trang web' của Khoa Báo chí, Trường Đại học Winchester qua những bài 'kí sự dài' được chia theo thể loại hoặc nội dung, thay vì chia ra thành báo, hay phim hay phát thanh.
Ông đã đưa ra các luận điểm rằng: điện ảnh là một hình thức nghệ thuật đầy tiềm năng để tiến hành quan sát đời sống con người theo nhiều hướng, nhân vật và bối cảnh "nguyên bản" tốt hơn phiên bản giả tưởng (của họ) trong quá trình miêu tả thế giới hiện đại; và các chi tiết "lấy từ nguyên mẫu như vậy" thực tế hơn cái được trình diễn. Về vấn đề này, định nghĩa của ông về phim tài liệu là "sự sáng tạo hóa đời thực" nhận được nhiều ý kiến tán thành, mâu thuẫn với sự khiêu khích của nhà làm phim Xô viết Driga Vertov, người ủng hộ quan điểm "cuộc sống như nó vốn dĩ" (có nghĩa là, quay lén) và "cuộc sống đầy bất ngờ" (bị máy quay bí mật làm bất ngờ hoặc trêu chọc).
Nhà phê bình phim người Mĩ Pare Lorentz thì định nghĩa phim tài liệu là "phim dựa trên đời thực mà đã được kịch tính hóa". Ngoài ra, người ta còn cho rằng sở dĩ phim tài liệu khác với các thể loại phim phi hư cấu còn lại là ở chỗ, song song với kể lại đời thực, bộ phim còn đưa ra ý kiến hoặc ẩn dụ một lời nhắn đặc biệt nào đó.
Tiến hành làm phim tài liệu là một quá trình phức tạp, bao gồm những dự án về nhiều vấn đề: tác dụng của các phương tiện truyền thông, nội dung, hình thức và phương án sản xuất để giái quyết các vấn đề sáng tạo, đạo đức hay sự khác nhau về quan niệm nảy sinh trong quá trình dàn dựng phim.
Ngoài ra, rõ ràng có nhiều liên hệ giữa dựng phim và các bài viết trên tạp chí và báo, cùng thể loại văn chương phi hư cấu. Nhiều thể loại tương tự như phim tài liệu, phim tiểu sử, phim hồ sơ, hoặc các tác phẩm chuyên về quan sát sự vật... được phân tích và phân loại theo thể loại hoặc nội dung. Chúng có thể được tìm hiểu thêm ở 'trang web' của Khoa Báo chí, Trường Đại học Winchester qua những bài 'kí sự dài' được chia theo thể loại hoặc nội dung, thay vì chia ra thành báo, hay phim hay phát thanh.
LỊCH SỬ |
Trước-1900 |
Cảnh trong một phim khoa học của Marinescu (1899).
Phim về con người thường được làm vì mục đích thương mại: quay phim vì thù lao được trả. Một bộ phim đáng chú ý với thời lượng khoảng 100 phút, The Corbett-Fitzsimmons Fight của đạo diễn Enoch J. Rector, người đầu tiên dùng phương pháp mới gọi là Latham Loop để quay và trình chiếu trận đấu kịch tính năm 1897 trên màn ảnh khắp cả nước.
Từ trước tháng 7 năm 1898, bác sĩ phẫu thuật người Pháp, Eugène-Louis Doyen đã bắt đầu quay một series phim về phẫu thuật. Tính tới 1906, năm mà tập phim cuối cùng của ông ra đời, Doyen đã quay được hơn 60 cuộc phẫu thuật khác nhau. Ông cho biết, chính nhờ những thước phim này mà ông có thể phát hiện và sữa chữa những lỗi trong thao tác mà từ trước không được để ý. Sau 1906, Doyen biên soạn và chia 15 tập phim thành 3 phần, trong đó có 2 phần còn được bảo toàn đến nay, đó là series 6 tập Extirpation des tumeurs encapsulées (1906) và series 4 tập Les Opérations sur la cavité crânenne (1911); ngoài ra còn có 5 phim lẻ khác.
Giữa tháng 7 năm 1898 và năm 1901, Giáo sư người Romania, Gheorghe Marinescu đã quay một số phim khoa học trong phòng khám não của mình ở Bucharest như: The walking troubles of organic hemiplegy (1898), The walking troubles of organic paraplegies (1899), A case of hysteric hemipley healed through hypnosis (1899), The walking troubles of progressive locomotion ataxy (1900) và Iiinesses of the muscles (1901). Tất cả đều được bảo quản cho đến nay. Từ 1899 - 1902, Giáo sư đã đăng tải những kết quả và một số khung hình lên báo "La Semaine Médicale" của Paris. Ông tự gọi công việc này là "công trình nghiên cứu với sự trợ giúp của máy chiếu". Năm 1924, Auguste Lumiere đã công nhận giá trị công việc này của Merinescu:
"Trong thời gian còn là đọc giả của "La Semaine Médicale", tôi đã đọc các báo cáo khoa học của ngài về việc sử dụng máy chiếu trong nghiên cứu các bệnh thần kinh. Nhưng khi đó, tôi còn nhiều mối bận tâm nên không thể nào bắt đầu cuộc nghiên cứu của riêng mình được. Phái nói rằng, tôi đã quên bẵng đi mất và rất cảm tạ ngài đã nhắc nhở lại cho tôi. Tuy nhiên, thật đáng tiếc rằng không có nhiều nhà nghiên cứu có cùng ý tưởng với ngài"
1900-1920 |
Phìm về đề tài du lịch trở thành một trong những thể loại phổ biến nhất vào những năm đầu của thế kỉ 20, thường được những nhà đầu tư gọi là "phim tập hợp hình ảnh danh lam thắng cảnh". Bộ phim quan trọng vượt lên cả khái niệm thông thường này là phim In the Land of the Head Hunters (1914), một bộ phim khái quát 'thuyết nguyên sơ' và 'thuyết ngoại lai', kể lại một cách trung thực cuộc sống của các thổ dân Châu Mĩ.
Đồng thời có một thể loại khá đặc biệt, phim 'suy tưởng' với nhà sản xuất nổi tiếng nhất là Pathé và ví dụ đặc sắc nhất cho nó có tên Moscow clad in snow (1909).
Người ta đã dùng phim du lịch để quảng bá những phương pháp sử dụng hình ảnh chuyển động có màu - như Kinemacolor (với With Our King and Queen Through India (1912)) và Prizmacolor (với Everywhere With Prizma (1919) và Bali the Unknown (1921)). Đối lập với chúng, Technicolor tập trung chủ yếu vào mục đích mang công nghệ này vào các phim trường Hollywoods, dùng cho các phim giả tưởng.
Cũng trong thời gian này, Frank Hurley đã xuất bản bộ phim tài liệu quan trọng của ông là South (1919), ghi lại Chuyến Thám hiểm Hoàng gia Xuyên Nam cực (đã thất bại), dẫn đầu bởi Ernest Shackleton (1914).
Đồng thời có một thể loại khá đặc biệt, phim 'suy tưởng' với nhà sản xuất nổi tiếng nhất là Pathé và ví dụ đặc sắc nhất cho nó có tên Moscow clad in snow (1909).
Người ta đã dùng phim du lịch để quảng bá những phương pháp sử dụng hình ảnh chuyển động có màu - như Kinemacolor (với With Our King and Queen Through India (1912)) và Prizmacolor (với Everywhere With Prizma (1919) và Bali the Unknown (1921)). Đối lập với chúng, Technicolor tập trung chủ yếu vào mục đích mang công nghệ này vào các phim trường Hollywoods, dùng cho các phim giả tưởng.
Cũng trong thời gian này, Frank Hurley đã xuất bản bộ phim tài liệu quan trọng của ông là South (1919), ghi lại Chuyến Thám hiểm Hoàng gia Xuyên Nam cực (đã thất bại), dẫn đầu bởi Ernest Shackleton (1914).
Thập niên 20 của thế kỉ 20 |
Nanook of the North |
- Chủ nghĩa lãng mạn
Hãng Paramount Pictures đã cố gắng lặp lại sự thành công của Flaherty (hai bộ Nanook of the North và Moana) với hai bộ phim tài liệu cùng theo chủ nghĩa lãng mạn là Grass (1925) và Chang (1927), đều được đạo diễn bởi Merian Cooper và Ernest Schoedsack.
- Hòa âm thành thị
Trong cảnh này của Man with the Movie Camera, Mikhail Kaufman vào vai anh chàng quay phim đang mạo hiểm mạng sống của mình để có được một thước phim đẹp |
- Kino-Pravda
- Truyền thống làm phóng sự
1920 - 1940 |
Truyền thống tuyên truyền lúc này bao gồm cả những bộ phim được tạo ra với mục đích chính yếu nhất là thuyết phục người xem về một vấn đề nào đó. Một trong những phim thành công và cũng gây tranh cãi nhất của thể loại này là Triumpf of the Will (1935) do Leni Riefenstahl đạo diễn, được Adolf Hitler ủy thác, với nội dung chính là ghi lại cuộc duyệt binh Nuremberg của Đức Quốc Xã năm 1934. Hai nhà làm phim cánh tả Joris Ivens và Henri Storck thì đạo diễn bộ phim Borinage (1931) về vùng khai thác than của Bỉ. Luis Bunuel đã làm một phim tài liệu "siêu thực" mang tên Las Hurdes (1933).
Hãng phim Film Board (Canada) được John Grierson thành lập cũng vì mục đích tuyên truyền tương tự. Hãng đã tạo ra những phim phóng sự được Chính phủ hợp pháp hóa, dùng để chống đối chiến tranh tâm lí của Đức Quốc Xã (được dàn xếp bới Joseph Goebels).
Ở Anh, một số nhà làm phim khác nhau đã theo bước John Grierson và được biết đến với cái tên nhóm chung là Documentary Film Movement. Gierson, Alberto Cavalcanti, Harry Watt, Basil Wright, Humphrey Jennings... và một số khác đã thành công trong việc mang đến cho những bộ phim tài liệu của mình sự kết hợp giữa tuyên truyền, đưa tin và giáo dục, đồng thời mang tính thẩm mĩ cao hơn. Ví dụ như Drifters (John Grierson), Song of Ceylon (Basil Wright), Fires Were Started và A Diary for Timothy (Humphrey Jennings). Nhóm còn có nhiều nhà thơ như W. H. Auden, nhạc sĩ như Benjamin Britten và tác gia như J. B. Priestley. Hai trong số những phim nổi tiếng nhất của nhóm là Night Mail và Coal Face.
(*cánh tả và cánh hữu là từ chỉ hai đảng phái chính trong quan điểm chính trị, cánh tả phản đối sự phân tầng xã hội và ủng hộ bình đẳng dân chủ; cánh hữu thì ngược lại)
Ba bộ phim The Plow That Broke the Plains (1936), The River (1938) (chung đạo diễn là Pare Lorentz) và The City (1939) (đạo diễn Willard Van Dyke) là những tác phẩm nổi trội về thời kì nước Mĩ tiến hành Chiến lược Kinh tế mới, diễn tả tổ hợp phức tạp của nhận thức con người về xã hội và sinh thái, các chính sách và sự tuyên truyền của chính phủ, cùng với các quan điểm của cánh tả. Series phim phóng sự Why We Fight (1942-1944) của Frank Capra, do Chính phủ ủy thác, nhằm thuyết phục người dân Mĩ tin rằng đã tới lúc phải tham chiến. Constance Bennett và chồng là Henri de la Falaise đã cho sản xuất hai bộ phim tài liệu dài là Legong: Dance of the Virgins (1935) quay ở Bali; và Kilou the Killer Tiger (1936) quay ở Đông Dương.Hãng phim Film Board (Canada) được John Grierson thành lập cũng vì mục đích tuyên truyền tương tự. Hãng đã tạo ra những phim phóng sự được Chính phủ hợp pháp hóa, dùng để chống đối chiến tranh tâm lí của Đức Quốc Xã (được dàn xếp bới Joseph Goebels).
Ở Anh, một số nhà làm phim khác nhau đã theo bước John Grierson và được biết đến với cái tên nhóm chung là Documentary Film Movement. Gierson, Alberto Cavalcanti, Harry Watt, Basil Wright, Humphrey Jennings... và một số khác đã thành công trong việc mang đến cho những bộ phim tài liệu của mình sự kết hợp giữa tuyên truyền, đưa tin và giáo dục, đồng thời mang tính thẩm mĩ cao hơn. Ví dụ như Drifters (John Grierson), Song of Ceylon (Basil Wright), Fires Were Started và A Diary for Timothy (Humphrey Jennings). Nhóm còn có nhiều nhà thơ như W. H. Auden, nhạc sĩ như Benjamin Britten và tác gia như J. B. Priestley. Hai trong số những phim nổi tiếng nhất của nhóm là Night Mail và Coal Face.
Thập niên 50 và 70 của thế kỉ 20 |
- Cinéma-vérité
Từ một góc độ rộng hơn, thể loại này có thể được coi là phản ứng chống lại những hạn chế của phương thức sản xuất phim truyền thống. Vị trí đặt cảnh quay tự do hơn, với đoàn hỗ trợ quy mô nhỏ hơn, các nhà làm phim tận dụng những tiến bộ kĩ thuật cho phép người ta sử dụng máy quay nhỏ gọn và âm thanh đồng bộ để quay được ngay tại chỗ sự kiện đó diễn ra.
Mặc dù có đôi khi có thể thay thế thuật ngữ lẫn nhau nhưng giữa hai thể loại Cinéma-vérité (Pháp) và Direct Cinema (chính xác hơn là Cinéma-direct; Bắc Mĩ) có sự khác biệt rất lớn. Một số nhà tiên phong nổi tiếng như: Allan King, Michel Brault và Pierre Perrault (Canada) và Robert Drew, Richard Leacock, Frederick Wiseman, Albert và David Maysles (Mĩ).
Mỗi người lại có những cách nhìn khác nhau về cách thức hay phương pháp dùng trong vấn đề này. Ví dụ, Kopple và Pennebaker thường không tham gia (hay ít nhất là không trực tiếp) xuất hiện vào cảnh phim. Trong khi đó Perrault, Rouch, Koenig và Kroiter thì ủng hộ sự tham gia trực tiếp hay thậm chí còn có sự khiêu khích khi thấy cần thiết.
Primary và Crisis: Behind a Presidental Commitent (đều do Robert Drew sản xuất), Harlan Country và USA (Barbara Kopple đạo diễn), Don't Look Back (D. A. Pennebaker), Lonely Boy (Wolf Koenig và Roman Kroiter) đều được xem là phim cinéma-vérité.
Đặc điểm của thể loại này thường được miêu tả như sau: người cầm máy quay nhỏ gọn, vừa tay đi theo sát những người trong một sự kiện nhất định, nhằm có được những thước phim chân thực và cá nhân hơn. Trong phim không có những cuộc đối thoại như phim tài liệu thông thường và tỉ lệ quay chụp (tổng số lượng khung hình trong sản phẩm) thường rất cao, từ 80 đến 1. Từ đó, các biên tập viên lựa chọn và biên lại thành một bộ phim hoàn chỉnh. Các biên tập viên của nhóm này như Werner Nold, Charlotte Zwerin, Muffie Myers, Susan Froemke và Ellen Hovde thường không có danh tiếng nhiều, nhưng bởi những đóng góp quá rõ ràng nên thường họ được xem là đồng đạo diễn. Các tác phẩm nổi tiếng là Les Raquetteurs, Showman, Salesman, Near Death, The Children Were Watching và Grey Gardens.
- Vũ khí chính trị
Phim tài liệu hiện đại |
Các chuyên gia phân tích doanh thu bán vé đã kết luận rằng, phiên bản điện ảnh của phim tài liệu ngày càng thành công với những phim nổi tiếng như Fahrenheit 9/11, Super Size Me, Food Inc., Earth, March of the Penguins, Religulous và An Inconvenient Truth. So với các thể loại khác thì các hãng phim ưa thích làm phim tài liệu hơn bởi kinh phí cần thấp hơn và dù chỉ ra rạp hạn chế cũng đạt doanh thu rất cao.
Tính chất của dòng phim tài liệu đã được mở rộng trong khoảng 20 năm trước đó, từ khi phong cách cinéma-verité được tạo ra (những năm 1960) cho phép tạo mối liên hệ mật thiết hơn giữa người làm phim với chủ đề phim. Giới hạn giữa phim tài liệu và phim tường thuật trong một số bộ phim không quá rõ ràng, như Tongues United (1989 - Marlon Rigg) và Black Is... Black Aint (1995), chúng là tổ hợp của tình cảm, chất thơ, yếu tố cường điệu và nhấn mạnh chủ thể hơn là tài liệu lịch sử.
Các phim tài liệu lịch sử, ví dụ như Eyes on the Prize: America's Civil Rights Years (kéo dài 14 tiếng, phần 1 -1986 và phần 2 -1989) của Henry Hampton, Four Little Girls (1997) của Spike Lee, The Civil War của Ken Burns và bộ phim độc lập đạt giải của UNESCO 500 Years Later diễn tả không chỉ bằng giọng thuật riêng biệt, mà còn từ góc độ và quan điểm riêng. Nhiều phim như The Thin Blue Line của Errol Morris tích hợp các cảnh cách điệu hóa, phim Roger & Me của Michael Moore có lối kiểm soát diễn giải chi tiết hơn. Sự thành công thương mại của các bộ phim tài liệu này có thể xuất phát từ sự thay đổi trong hình thức đó, làm cho nhiều nhà phê bình đặt câu hỏi liệu đây có còn thật sự là phim tài liệu nữa không, và họ còn hay gọi những tác phẩm kiểu này là "mondo films" hay "docu-ganda". Dù vậy, các thay đổi trong vai trò của đạo diễn lên đối tượng đã được ghi nhận kể từ thời Flaherty và có thể là đặc hữu cho hình thức này nằm ở bản chất của vấn đề.
Mặc dù sản xuất phim tài liệu đã trở nên dễ dàng hơn nhờ tính phổ biến của nó và sự ra đời của đĩa DVD, tìm kiếm ngân sách vẫn luôn là trở ngại lớn. Trong thập kỉ vừa qua hầu hết các cơ hội đều xuất phát từ thị trường truyền hình nên các nhà làm phim phải phụ thuộc vào thị hiếu và ảnh hưởng của các đài truyền hình, nguồn tài trợ lớn nhất cho họ.
Phim tài liệu hiện đại có vài phần giống với phim truyền hình, qua sự phát triển của thể loại mới "truyền hình thực tế" có hơi hướm tài liệu nhưng đa phần là nghiêng về phía hư cấu hoặc được dàn dựng. Đặc biệt là các show making-of thể hiện quá trình làm phim hoặc game máy tính, loại này thường dùng cho mục đích quảng bá, do đó nó nghiêng về quảng cáo hơn là phim tài liệu cổ điển.
Các máy quay cầm tay nhỏ gọn và công nghệ biên tập dựa trên máy tính là một sự trợ giúp vô cùng lớn cho các nhà làm phim, bởi giá của các công cụ này giảm xuống rất nhiều. Bộ phim đầu tiên tận dụng ưu thế này là Voices of Iraq của Martin Kunert và Eric Manes với 150 máy quay DV được gửi tới Iraq trong cuộc chiến tranh và một phần cho người Iraq tự quay.
Bodysong (2003) đã thắng giải thưởng British Independent Film Award dành cho "Phim Tài liệu Anh quốc hay nhất".
Bộ phim Genesis (2004) quay lại động thực vật trong các trạng thái di cư, giao phối và chết đi với rất ít lời tường thuật.
○ Tường thuật câm: Phong cách này dùng các chuyển cảnh phụ đề để tường thuật phim một cách trực quan. Các cảnh quay kéo dài từ 5-10s, đủ thời gian để người xem đọc các chú thích. Chúng tương tự như các lời kết cuối phim nhưng ở đây là được chiếu xuyên suốt phim, thường là giữa các khung hình.
○ Có người chủ trì: Trong thể loại này thì có người chủ trì xuất hiện trong phim, tiến hành phỏng vấn và cũng đảm nhiệm việc lồng tiếng
Tính chất của dòng phim tài liệu đã được mở rộng trong khoảng 20 năm trước đó, từ khi phong cách cinéma-verité được tạo ra (những năm 1960) cho phép tạo mối liên hệ mật thiết hơn giữa người làm phim với chủ đề phim. Giới hạn giữa phim tài liệu và phim tường thuật trong một số bộ phim không quá rõ ràng, như Tongues United (1989 - Marlon Rigg) và Black Is... Black Aint (1995), chúng là tổ hợp của tình cảm, chất thơ, yếu tố cường điệu và nhấn mạnh chủ thể hơn là tài liệu lịch sử.
Các phim tài liệu lịch sử, ví dụ như Eyes on the Prize: America's Civil Rights Years (kéo dài 14 tiếng, phần 1 -1986 và phần 2 -1989) của Henry Hampton, Four Little Girls (1997) của Spike Lee, The Civil War của Ken Burns và bộ phim độc lập đạt giải của UNESCO 500 Years Later diễn tả không chỉ bằng giọng thuật riêng biệt, mà còn từ góc độ và quan điểm riêng. Nhiều phim như The Thin Blue Line của Errol Morris tích hợp các cảnh cách điệu hóa, phim Roger & Me của Michael Moore có lối kiểm soát diễn giải chi tiết hơn. Sự thành công thương mại của các bộ phim tài liệu này có thể xuất phát từ sự thay đổi trong hình thức đó, làm cho nhiều nhà phê bình đặt câu hỏi liệu đây có còn thật sự là phim tài liệu nữa không, và họ còn hay gọi những tác phẩm kiểu này là "mondo films" hay "docu-ganda". Dù vậy, các thay đổi trong vai trò của đạo diễn lên đối tượng đã được ghi nhận kể từ thời Flaherty và có thể là đặc hữu cho hình thức này nằm ở bản chất của vấn đề.
Mặc dù sản xuất phim tài liệu đã trở nên dễ dàng hơn nhờ tính phổ biến của nó và sự ra đời của đĩa DVD, tìm kiếm ngân sách vẫn luôn là trở ngại lớn. Trong thập kỉ vừa qua hầu hết các cơ hội đều xuất phát từ thị trường truyền hình nên các nhà làm phim phải phụ thuộc vào thị hiếu và ảnh hưởng của các đài truyền hình, nguồn tài trợ lớn nhất cho họ.
Phim tài liệu hiện đại có vài phần giống với phim truyền hình, qua sự phát triển của thể loại mới "truyền hình thực tế" có hơi hướm tài liệu nhưng đa phần là nghiêng về phía hư cấu hoặc được dàn dựng. Đặc biệt là các show making-of thể hiện quá trình làm phim hoặc game máy tính, loại này thường dùng cho mục đích quảng bá, do đó nó nghiêng về quảng cáo hơn là phim tài liệu cổ điển.
Các máy quay cầm tay nhỏ gọn và công nghệ biên tập dựa trên máy tính là một sự trợ giúp vô cùng lớn cho các nhà làm phim, bởi giá của các công cụ này giảm xuống rất nhiều. Bộ phim đầu tiên tận dụng ưu thế này là Voices of Iraq của Martin Kunert và Eric Manes với 150 máy quay DV được gửi tới Iraq trong cuộc chiến tranh và một phần cho người Iraq tự quay.
- Phim tài liệu không lời
Bodysong (2003) đã thắng giải thưởng British Independent Film Award dành cho "Phim Tài liệu Anh quốc hay nhất".
Bộ phim Genesis (2004) quay lại động thực vật trong các trạng thái di cư, giao phối và chết đi với rất ít lời tường thuật.
- Các phong cách tường thuật
○ Tường thuật câm: Phong cách này dùng các chuyển cảnh phụ đề để tường thuật phim một cách trực quan. Các cảnh quay kéo dài từ 5-10s, đủ thời gian để người xem đọc các chú thích. Chúng tương tự như các lời kết cuối phim nhưng ở đây là được chiếu xuyên suốt phim, thường là giữa các khung hình.
○ Có người chủ trì: Trong thể loại này thì có người chủ trì xuất hiện trong phim, tiến hành phỏng vấn và cũng đảm nhiệm việc lồng tiếng
Các thể loại phim tài liệu khác |
Docufiction |
Đây là thể loại lai ghép từ hai thể loại cơ bản là phim hư cấu và phim tài liệu, xuất hiện từ khi phim tài liệu đầu tiên được quay.
Phim tổng hợp |
Esfir Schub là người đi tiên phong cho thể loại phim tổng hợp qua bộ phim The Fall of the Romanov Dynasty (1927); gần đây là Point of Order (1964) của Emile de Antonio về buổi điều trần quanh vụ McCarthy; The Atomic Cafe hoàn toàn được ghép từ các đoạn phim mà rất nhiều cơ quan khác nhau của Mĩ thu thập về an toàn bức xạ hạt nhân (ví dụ, nói với các binh sĩ rằng chiếu xạ là an toàn miễn họ nhắm mắt và ngậm miệng lại - giả vờ không biết gì). Tương tự, The Last Cigarette kết hợp nhiều chứng từ về các công ty thuốc lá trước khi Quốc hội Mĩ thực hiện công tác tuyên dương những ưu điểm của việc hút thuốc.
○ Phim tài liệu thơ ca xuất hiện lần đầu vào những năm 1920, được xem là phản ứng chống lại cả nội dung và ngữ pháp thay đổi quá nhanh của phim hư cấu giai đoạn đó. Thể loại này chuyển từ biên soạn sang tổ chức hình ảnh của thế giới vật chất thông qua sự liên tưởng và các mô hình; cả về thời gian lẫn không gian. Các nhân vật hoàn chỉnh - 'con người sống thực' - không xuất hiện mà thay vào đó họ xuất hiện, tương tự như mọi thứ khác, như những thực thể trong thế giới vật chất. Các bộ phim này là được chắp nối, thuộc phái ấn tượng và trữ tình. Phim thơ ca còn phá vỡ sự liên kết giữa không gian và thời gian - chủ đề mà phim hư cấu lúc này đang ưa chuộng - cũng được xem như một phần tử của mô hình hiện đại phản lại tường thuật điện ảnh. 'Thế giới thực' - như Nichols gọi là 'thế giới lịch sử' - được tách ra thành nhiều mảnh và gắn kết lại dưới một hình thức thẩm mĩ hơn.
Ví dụ: Rain (1928) của Joris Iven, quay một mùa hè trôi qua ở Amsterdam; Play of Light: Black, White, Grey (1930) của Laszlo Mohony-Nagy quay một tác phẩm điêu khắc khí động học của mình nhưng mục đích là nhấn mạnh sự thay đổi của ánh sáng xung quanh nó; các phim hoạt hình trừu tượng của Oskar Fischinger; N.Y., N.Y. (1957) của Francis Thompson, một bộ phim 'hòa âm thành thị'; Soleil (1982) của Chris Marker.
○ Phim tài liệu bình luận thì đối thoại trực tiếp với người xem, thường là dưới dạng một bài bình luận (lồng tiếng hoặc phụ đề) tường tận, tạo ra sự tranh luận mạnh mẽ và một góc đánh giá nhất định. Những bộ phim này có tính hùng biện và thuyết phục người xem (hay dùng giọng nam trầm và vang). Bài bình luận ('Giọng bề trên') thường tỏ ra 'khách quan' và 'toàn diện', các hình ảnh được dùng không mô tả cái rộng nhất mà chúng thường được dùng để thúc đẩy luận điểm trong phim. Sự hùng biện làm người xem phải quan sát hình ảnh theo một trình tự nhất định. Phim tài liệu lịch sử bình luận dạng này đưa ra sự đánh giá rõ ràng và diễn giải về những sự kiện trong quá khứ.
Ví dụ: shows truyền hình và phim như A&E Biography, America's Most Wanted; nhiều phim tài liệu về khoa học và thiên nhiên; The Civil War (1990) của Ken Burns; The Shock of The New (1980) của Robert Hughes; Ways of Seeing (1974) của John Berger; series thời chiến Why We Fight của Frank Capra; The Plow That Broke The Plains (1936) của Pare Lorentz.
○ Phim tài liệu quan sát có chủ ý quan sát cuộc sống một cách đơn giản và tự nhiên, giảm thiểu sự can thiệp. Những người làm phim thuộc dòng phim này cảm thấy loại phim thơ ca quá trừu tượng và phim bình luận quá cứng nhắc. Các tài liệu quan sát xuất hiện đầu tiên từ những năm 1960, và công nghệ hiện đại (máy quay và hệ thống âm thanh di động) đã thành công xây dựng chúng thành phim. Thông thường, thể loại này tránh lồng tiếng, đối thoại đồng bộ với âm nhạc và diễn biến; chúng hướng tới sự trực tiếp, gần gũi và khám phá những cá nhân trong những tình huống đời thường.
○ Phim tài liệu thơ ca xuất hiện lần đầu vào những năm 1920, được xem là phản ứng chống lại cả nội dung và ngữ pháp thay đổi quá nhanh của phim hư cấu giai đoạn đó. Thể loại này chuyển từ biên soạn sang tổ chức hình ảnh của thế giới vật chất thông qua sự liên tưởng và các mô hình; cả về thời gian lẫn không gian. Các nhân vật hoàn chỉnh - 'con người sống thực' - không xuất hiện mà thay vào đó họ xuất hiện, tương tự như mọi thứ khác, như những thực thể trong thế giới vật chất. Các bộ phim này là được chắp nối, thuộc phái ấn tượng và trữ tình. Phim thơ ca còn phá vỡ sự liên kết giữa không gian và thời gian - chủ đề mà phim hư cấu lúc này đang ưa chuộng - cũng được xem như một phần tử của mô hình hiện đại phản lại tường thuật điện ảnh. 'Thế giới thực' - như Nichols gọi là 'thế giới lịch sử' - được tách ra thành nhiều mảnh và gắn kết lại dưới một hình thức thẩm mĩ hơn.
Ví dụ: Rain (1928) của Joris Iven, quay một mùa hè trôi qua ở Amsterdam; Play of Light: Black, White, Grey (1930) của Laszlo Mohony-Nagy quay một tác phẩm điêu khắc khí động học của mình nhưng mục đích là nhấn mạnh sự thay đổi của ánh sáng xung quanh nó; các phim hoạt hình trừu tượng của Oskar Fischinger; N.Y., N.Y. (1957) của Francis Thompson, một bộ phim 'hòa âm thành thị'; Soleil (1982) của Chris Marker.
○ Phim tài liệu bình luận thì đối thoại trực tiếp với người xem, thường là dưới dạng một bài bình luận (lồng tiếng hoặc phụ đề) tường tận, tạo ra sự tranh luận mạnh mẽ và một góc đánh giá nhất định. Những bộ phim này có tính hùng biện và thuyết phục người xem (hay dùng giọng nam trầm và vang). Bài bình luận ('Giọng bề trên') thường tỏ ra 'khách quan' và 'toàn diện', các hình ảnh được dùng không mô tả cái rộng nhất mà chúng thường được dùng để thúc đẩy luận điểm trong phim. Sự hùng biện làm người xem phải quan sát hình ảnh theo một trình tự nhất định. Phim tài liệu lịch sử bình luận dạng này đưa ra sự đánh giá rõ ràng và diễn giải về những sự kiện trong quá khứ.
Ví dụ: shows truyền hình và phim như A&E Biography, America's Most Wanted; nhiều phim tài liệu về khoa học và thiên nhiên; The Civil War (1990) của Ken Burns; The Shock of The New (1980) của Robert Hughes; Ways of Seeing (1974) của John Berger; series thời chiến Why We Fight của Frank Capra; The Plow That Broke The Plains (1936) của Pare Lorentz.
○ Phim tài liệu quan sát có chủ ý quan sát cuộc sống một cách đơn giản và tự nhiên, giảm thiểu sự can thiệp. Những người làm phim thuộc dòng phim này cảm thấy loại phim thơ ca quá trừu tượng và phim bình luận quá cứng nhắc. Các tài liệu quan sát xuất hiện đầu tiên từ những năm 1960, và công nghệ hiện đại (máy quay và hệ thống âm thanh di động) đã thành công xây dựng chúng thành phim. Thông thường, thể loại này tránh lồng tiếng, đối thoại đồng bộ với âm nhạc và diễn biến; chúng hướng tới sự trực tiếp, gần gũi và khám phá những cá nhân trong những tình huống đời thường.
Dịch: Johanna Phạm
PR: Kei
BBcode gốc: biechan
Vui lòng ghi rõ link nguồn khi copy bài viết.
Nếu phát hiện lỗi sai, thiếu sót trong bài dịch, xin vào topic này hồi báo, góp ý.
PR: Kei
BBcode gốc: biechan
Vui lòng ghi rõ link nguồn khi copy bài viết.
Nếu phát hiện lỗi sai, thiếu sót trong bài dịch, xin vào topic này hồi báo, góp ý.
Scheherazade- Total posts : 262
Similar topics
» [Film genre] Low-budget film - Phim kinh phí thấp
» [Film genre] Drama Film - Phim Chính Kịch
» [Film genre] Adventure Film - Phim Phiêu Lưu
» [Film genre] War Film - Phim Chiến Tranh
» [Film genre] Biographical Film - Phim Tiểu Sử
» [Film genre] Drama Film - Phim Chính Kịch
» [Film genre] Adventure Film - Phim Phiêu Lưu
» [Film genre] War Film - Phim Chiến Tranh
» [Film genre] Biographical Film - Phim Tiểu Sử
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum