[Mangaka] Fujiko Fujio
Page 1 of 1
[Mangaka] Fujiko Fujio
Thời thơ ấu
Fujiko F. Fujio
Tên thật Hiroshi Fujimoto
Sinh 01 tháng 12 năm1933
Qua đời 23 tháng 9 năm 1996
Quê quán Takaoka-Touama- Nhật Bản
Nghề nghiệp Mangaka
Tác phẩm
Doreamon
Fujiko Fujio (藤子不二雄) là một cặp mangaka gồm có Hiroshi Fujimoto và Motoo Abiko. Sau khi ko còn hợp tác với nhau, mỗi người chọn 1 phong cách riêng và để phân biệt, trong tên nhóm (Fujiko Fujio) thì Fujimoto sẽ kí hiệu bằng chữ F. , còn Abiko thì kí hiêu là (A) sau tên nhóm.
Fujiko F Fujio tên thật là Fujimoto Hiroshi, sinh ngày 1/12/1934 tại thành phố Takaoka - tỉnh Touama - Nhật Bản.
Hồi nhỏ, Fujimoto Hiroshi theo học ở trường quốc dân Jozuka. Ông là người khá hiền lành và hơi nhút nhát. Sở thích của ông từ hồi bé là vẽ; và ông vẽ rất đẹp, rất có hồn. Thường ngày ở lớp, khi mà các bạn ông ngồi chụm năm chụm ba lại tám chuyện sôi nổi, thì ông vẫn chỉ ngồi một góc để vẽ chân dung. Một học sinh cá biệt trong lớp mà ai cũng sợ đã nhờ ông vẽ cho cậu ấy một bức chân dung. Hiroshi đồng ý vẽ, nhưng các bạn trong lớp thì nhìn ông ái ngại, bởi nếu vẽ không giống thì rất có thể ông sẽ bị đánh. Nhưng mọi chuyện đều rất ổn khi bức tranh của ông làm hài lòng học sinh cá biệt kia. Trước khi chạy ra khỏi lớp học, cậu học sinh còn không quên nói lại: "Có đứa nào bắt nạt thì cứ nói với tao".
Vào một ngày đẹp trời, lớp Hiroshi có một người bạn mới chuyển đến, tên là Abiko Motoo (người cộng sự của ông sau này) đến từ thành phố Himi. Hiroshi và Abiko có chung một niềm đam mê vẽ nên đã nhanh chóng kết bạn thân. Abiko thường đến nhà Hiroshi chơi và chung nhau đọc những cuốn truyện tranh. Thường thì Hiroshi phải giấu truyện tranh ở dưới hộc bàn vì sợ bố ông phát hiện thì sẽ đem đốt hết.
Vào thời kì năm 1945, nước Nhật bại trận trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, nền kinh tế còn nghèo nàn nên các học sinh được phát những viên dầu cá thay cho kẹo, nhưng với số lượng cũng rất hạn chế. Các học sinh ăn xong còn xuýt xoa mong có dầu cá nữa để ăn. (Dầu cá là loại dầu được chiết xuất từ gan cá rất giàu vitamin A, D. Để dễ ăn, người ta trộn nó với đường và cô đặc thành từng viên nhỏ).
Hiroshi và Abiko quyết định phát huy tối đa khả năng của mình. Hai ông đã vẽ chân dung cho các bạn. Tranh lớn đối lấy hai viên dầu cá, còn tranh nhỏ thì một viên. Sau đó, hai ông đổi tất cả các viên dầu cá thu được lấy sổ và bút chì để cho cả hai tha hồ vẽ truyện tranh.
Năm 1946, Hiroshi vào học khoa điện, bậc THCS của trường dạy nghề Công nghệ; ngay bên cạnh là trường của Abiko. Tuy học về điện nhưng hai ông vẫn giữ niềm đam mê vẽ của mình. Hiroshi đã tự làm đèn chiếu và chiếu cho các bạn của mình xem những bộ phim hoạt hình mà Hiroshi cùng Abiko hợp tác làm. Các bạn ông ủng hộ những bộ phim này rất nhiệt tình và đã đến xem rất đông.
Vào năm 1947, Hiroshi và Abiko vào một hiệu sách và nhìn thấy cuốn truyện tranh "Tân đảo giấu vàng", nguyên tác từ Sakai Shichiuma, tranh của Tezuka Osamu.
Hiroshi bị câu truyện cuốn hút bởi những bức tranh được vẽ sinh động. Vào thời điểm đó, các cuốn truyện tranh còn khá sơ sài, nên "Tân đảo giấu vàng" được xem như một báu vật. Lật từng trang truyện còn mùi giấy mới, ông như được hút vào cuộc phưu lưu trên biển cả có sóng, có gió, có những bọn cướp biển ác độc. Và xa xa là thấp thoáng những hòng đảo đầy rẫy những cây cối rậm rạp, um tùm, có nhiều cạm bẫy, thử thách.
Trong lòng Hiroshi lại càng nung nấu quyết tâm trở thành họa sĩ truyện tranh, mặc dù bố ông ghét truyện tranh và càng không thích con trai mình vẽ vời. Thế nhưng ông lại được sự cổ vũ, giúp đỡ nhiệt tình của người mẹ. Bà luôn ủng hộ và tôn trọng sở thích của con trai mình.
Hiroshi đã nhìn lên những ngôi sao xa xôi trên bầu trời đang tỏa sáng lấp lánh. Ông tưởng tượng những vì tinh tú kia đang xếp thành biết bao nhân vật đáng yêu, ngộ nghĩnh. Liệu ước mơ của ông có trở thành hiện thực?
▲
Khởi nghiệp
Năm 1949, Hiroshi và Abiko quyết định viết thư cho họa sĩ Tezuka. Nhưng hàng ngày, có rất nhiều thư từ fan hâm mộ gửi cho ông ấy, nên Hiroshi lo sợ rằng lá thư của mình nếu không có gì đặc biệt thì sẽ không được trả lời. Vậy nên cả hai quyết định vẽ tất cả các nhân vật trong truyện "Tân đảo giấu vàng", làm thành một album gửi cho Tezuka. Đồng thời cả hai còn vẽ chân dung thần tượng của mình dựa vào trí tưởng tượng phong phú.
Lúc ra bưu điện gửi thư, hai cậu bé ham vẽ còn cầu nguyện thần linh, mong rằng họa sĩ Tezuka sẽ viết thư hồi âm.
Ngày tiếp ngày trôi qua, ngỡ rằng bức thư ấy đã bị thất lạc hoặc bị Tezuka bỏ qua thì năm tháng sau, Tezuka đã viết thư hồi âm khiến cho Hiroshi và Abiko mừng rỡ. Hai người tiếp tục viết thư cho thần tượng của mình và còn kèm theo cả một cuốn tạp chí tự làm tên là "Mặt Trời nhỏ". Đồng thời, Hiroshi vẫn chăm chỉ vẽ truyện và gửi cho tạp chí "truyện tranh thiếu niên". Sự cần cù, chịu khó, kiên nhẫn của ông được báo đáp bằng những bài đăng trên tạp chí ấy. Vào thời buổi bấy giờ, "truyện tranh thiếu niên" là cuốn tạp chí chuyên về truyện tranh duy nhất. Các tác giả nổi tiếng như Tsunoda Jiro, Ishinomori Shotaro, Suzuki Shinichi, Akatsuka Fujio, Terada Hiroshi cũng có bài in trên tạp chí. Hiroshi nhanh chóng trở thành người thường xuyên có bài đăng trên tạp chí.
Vào năm 1952, truyện tranh "Thiên sứ Tama chan" được đăng trên tòa soạn Nhật báo Osaka mà Hiroshi và Abiko không hề hay biết, mặc dù đây là tác phẩm chung của hai ông. Cho đến khi tiền nhuận bút gửi về Hiroshi thì ông mới biết tin và đi khoe với bạn. Đó là tác phẩm dài kì đầu tiên của họ được đăng; và còn lại được đăng trên cùng tạp chí có truyện của họa sĩ Tezuka.
Bấy giờ, khi Hiroshi và Abiko lớn khôn, sắp sửa đi làm thì Hiroshi nảy ra một ý định vào kì nghỉ xuân: Đi thăm họa sĩ Tezuka ở thành phố Takarazuka, tỉnh Hyogo. Lúc gặp được thần tượng của mình, cả hai rất ngạc nhiên vì sự trẻ trung, nhiệt tình, hiếu khách của Tezuka. Hiroshi và Abiko còn được tham quan phòng làm việc của ông ấy. Đó là một căn phòng có nhiều sách vở xếp gọn gàng, ngăn nắp; nhưng ở sàn nhà thì lại bừa bộn bởi những bản thảo truyện hỏng bị quăng ra.
Fujiko A. Fujio
Tên thật Motoo Abiko
Sinh 10 tháng 3 năm 1934
Quê quán Himi- Nhật Bản
Nghề nghiệp Mangaka
Tác phẩm
Hattori the Ninja
Cả hai người bạn còn được xem bản thảo gốc của cuốn "Thế giới tương lai" dài tới 1000 trang, nhưng bị NXB cắt xén lại chỉ còn 300 trang. Khi ấy Hiroshi và Abiko ngộ ra rằng ngay cả một họa sĩ thiên tài - cha đẻ của nền truyện tranh còn bị cắt xét tới 700 trang, trong khi đó bản thân mình mới có mấy mẩu truyện được đăng đã vội tự đắc. Điều đó là không nên.
Đêm hôm ấy, mẹ của Tezuka có ý mời hai người bạn trẻ ngủ lại, nhưng cả hai quyết định từ chối. Hai người phải qua đêm ở ga Osaka vì đêm đã khuya rồi, không còn chuyến tàu nào nữa.
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Hiroshi làm việc cho một nhà máy sản xuất kẹo ở địa phương. Nhưng trong một lần bất cẩn, Hiroshi để kẹt tay vào máy chuyền, khiến cho tay phải bị thương; chảy cả máu. Sau hôm ấy, ông quyết định nghỉ việc ở nhà máy và ở nhà sáng tác truyện tranh. mẹ luôn ủng hộ ông rất nhiệt tình. Bà thêu thùa, may vá để gia đình có thêm thu nhập.
Khi truyện của Hiroshi và Abiko được một số tòa soạn đặt hàng, cat hai nghĩ ra một bút danh chung là Fuzio Asizuka. Một năm sau, cả hai ông cho ra mắt cuốn truyện "Cuộc đại chiến thế giới cuối cùng". Sau đó, Hiroshi và Abiko quyết định lên đường đi Tokyo. Dù gia cảnh nhà Hiroshi đang khó khăn, nhưng mẹ vẫn ủng hộ ông đi tìm miền đất hứa.
Vào thời điểm này, hai người đổi danh từ Fuzio Asizuka thành Fujiko Fujio (sự kết hợp giữa từ "Fuji" trong Fujimoto và "ko" trong Abiko).
Hiroshi và Abiko thuê một căn phòng rộng 3 mét vuông ở quận Sumida, thành phố Tokyo. Do căn phòng quá bé và phải kê thêm đồ đạc, nên hai người phải nằm chéo mới duỗi được chân.
Lên Tokyo được một thời gian ngắn thì Hiroshi bị ốm, ông còn ho ra máu, sức khỏe không ổn định. Liệu bệnh tật có làm ông nản chí?
▲
Thành công
Đôi bạn thân
Ngày qua ngày, hai người bạn vẫn đều đặn sáng tác các bộ manga. Vì thế mà cũng có rất nhiều nhà xuất bản lớn khác đến và mời Fujiko Fujio về làm việc cho họ. Do cũng nhận thức được tầm quan trọng của công việc được mới, Fujiko Fujio chấp nhận và không lâu sau đã trở thành 1 cặp mangaka nổi tiếng. Ít lâu sau, họ bị mất việc vì chỉ lo nghỉ ngơi mà quên mất hạn cuối để nộp bản thảo. Về sau, Fujiko Fujio quyết tâm công khai sửa chữa lỗi lầm của mình và lấy lại được công việc cũng như lòng tin của mọi người đối với mình. Năm 1963, Fujiko Fujio nhận giải thưởng Shogakukan Manga Award cho 2 bộ truyện Susume Robot và Tebukuro Techan.
Fujimoto bắt đầu sáng tác Doraemon năm 1970 và truyện cho thiếu niên. Lúc đầu Doraemon ko cuốn hút được sự chú ý của trẻ em. Nhưng tới 3 năm sau, khi Doraemon dựng thành phim hoạt hình và chiếu trên TV thì lại được đông đảo mọi người trên thế giới biết đến.
Năm 1988, Fujimoto và Abiko không hợp tác để sáng tác với nhau nữa mà sau đó, 2 người đều đi theo con đường riêng của mình
Từ năm 1980 cho đến khi mất, Fujimoto viết nhiều serie truyện về Doraemon mỗi năm. Sau đó, Doraemon được làm thành anime công chiếu trên màn ảnh và nhận được giải thưởng “ Gold mine for the industry” hằng năm. Năm 1989, Fujimoto nhận được 2 giải thưởng lớn nhờ anime Doraemon.
Fujimoto mắc bệnh khi bước sang tuổi 60, ông qua đời vào năm 1996, thọ 63 tuổi. Ông đã lập ra nhiều quỹ Đôrêmon trên khắp thế giới - tại Việt Nam, Quỹ học bổng Đoraemon cũng được thành lập dưới sự ủy quyền của ông và nhà xuất bản Kim Đồng làm đại diện.
▲
Tác phẩm
.
Obake no Q-tarō
Tên khác:オバケのQ太郎,(Q-tarō, the ghost)
Thể loại: Hài hước, Hành động,Kinh dị
Năm:1964 – 1973
Tình trạng: Hoàn thành.
Tác giả:Fujiko Fujio
Đăng trênWeekly Shōnen Sunday
Nhà xuất bản Shogakukan
Doraemon
Tên khác: ドラえもん, Doraemon
Thể loại: Hài hước, khoa học viễn tưởng
Xuất bản:Tháng 12 năm 1969 – 1996
Truyện ngắn: 45 tập
Truyện dài: 24 tập
Đăng trên: Tạp chí Kodansha.
Nhà xuất bản Shogakukan
GIẢI THƯỞNG
Các tác phẩm chính của Fujiko F. Fujio
Siêu nhân Pacman (パーマン, Pāman), 1966-1968, 1983-1986
21-emon (Hiệp sĩ thế kỉ 21)(21エモン), 1968-1969, 1981
Moja-ko (Những hành tinh lạ) (モジャ公), 1969-1970
Ume-boshi Denka (ウメ星デンカ), 1969
Kiteretsu Daihyakka (Cuốn từ điển kì bí) (キテレツ大百科), 1974-1977
Siêu nhân Mami (エスパー魔美, Esper Mami), 1977-1982
Time-Patrol Bon (Phi thuyền thời gian) 1978-1986
Chimpui (Chuột Chinba)(チンプイ), 1985, 1987-1988
Hitoribochino Uchusensou (Chiến tranh vũ trụ)
Bakeru-kun (Nhóc bakeru)
GIẢI THƯỞNG
Các tác phẩm chính của Fujiko Fujio (A)
Hattori the Ninja (忍者ハットリくん Nijna Hattori-kun), 1964-1968, 1981-1988
Kaibutsu-kun (怪物くん), 1965-1969, 1980-1982
Warau Salesman (笑ゥせぇるすまん), 1968-1971, 1989-1996
Manga-michi (まんが道),1970-1972, 1977-1982, 1986; 1986-1988; 1989-1990, 1995 đến nay
Mataro ga Kuru!! (魔太郎がくる!!), 1972-1975
Parasol Henbē (パラソルへんべえ), 1989-1991
Pro Golfer Saru (プロゴルファー猿), 1974-1980; 1982-1988; 1989; 1999-2005
Shadow Shōkai Henkiro (シャドウ商会 変奇郎), 1976-1977
Shōnen Jidai (少年時代), 1978-1979
GIẢI THƯỞNG CHUNG
▲
Phim tư liệu
▲
Thực hiện
Wiki Mangaka- Vnsharing.net
BBcode: Ree_Noah
Nguồn: Lượm lặt
Fujiko F. Fujio
Tên thật Hiroshi Fujimoto
Sinh 01 tháng 12 năm1933
Qua đời 23 tháng 9 năm 1996
Quê quán Takaoka-Touama- Nhật Bản
Nghề nghiệp Mangaka
Tác phẩm
Doreamon
Fujiko Fujio (藤子不二雄) là một cặp mangaka gồm có Hiroshi Fujimoto và Motoo Abiko. Sau khi ko còn hợp tác với nhau, mỗi người chọn 1 phong cách riêng và để phân biệt, trong tên nhóm (Fujiko Fujio) thì Fujimoto sẽ kí hiệu bằng chữ F. , còn Abiko thì kí hiêu là (A) sau tên nhóm.
Fujiko F Fujio tên thật là Fujimoto Hiroshi, sinh ngày 1/12/1934 tại thành phố Takaoka - tỉnh Touama - Nhật Bản.
Hồi nhỏ, Fujimoto Hiroshi theo học ở trường quốc dân Jozuka. Ông là người khá hiền lành và hơi nhút nhát. Sở thích của ông từ hồi bé là vẽ; và ông vẽ rất đẹp, rất có hồn. Thường ngày ở lớp, khi mà các bạn ông ngồi chụm năm chụm ba lại tám chuyện sôi nổi, thì ông vẫn chỉ ngồi một góc để vẽ chân dung. Một học sinh cá biệt trong lớp mà ai cũng sợ đã nhờ ông vẽ cho cậu ấy một bức chân dung. Hiroshi đồng ý vẽ, nhưng các bạn trong lớp thì nhìn ông ái ngại, bởi nếu vẽ không giống thì rất có thể ông sẽ bị đánh. Nhưng mọi chuyện đều rất ổn khi bức tranh của ông làm hài lòng học sinh cá biệt kia. Trước khi chạy ra khỏi lớp học, cậu học sinh còn không quên nói lại: "Có đứa nào bắt nạt thì cứ nói với tao".
Vào một ngày đẹp trời, lớp Hiroshi có một người bạn mới chuyển đến, tên là Abiko Motoo (người cộng sự của ông sau này) đến từ thành phố Himi. Hiroshi và Abiko có chung một niềm đam mê vẽ nên đã nhanh chóng kết bạn thân. Abiko thường đến nhà Hiroshi chơi và chung nhau đọc những cuốn truyện tranh. Thường thì Hiroshi phải giấu truyện tranh ở dưới hộc bàn vì sợ bố ông phát hiện thì sẽ đem đốt hết.
Vào thời kì năm 1945, nước Nhật bại trận trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, nền kinh tế còn nghèo nàn nên các học sinh được phát những viên dầu cá thay cho kẹo, nhưng với số lượng cũng rất hạn chế. Các học sinh ăn xong còn xuýt xoa mong có dầu cá nữa để ăn. (Dầu cá là loại dầu được chiết xuất từ gan cá rất giàu vitamin A, D. Để dễ ăn, người ta trộn nó với đường và cô đặc thành từng viên nhỏ).
Hiroshi và Abiko quyết định phát huy tối đa khả năng của mình. Hai ông đã vẽ chân dung cho các bạn. Tranh lớn đối lấy hai viên dầu cá, còn tranh nhỏ thì một viên. Sau đó, hai ông đổi tất cả các viên dầu cá thu được lấy sổ và bút chì để cho cả hai tha hồ vẽ truyện tranh.
Năm 1946, Hiroshi vào học khoa điện, bậc THCS của trường dạy nghề Công nghệ; ngay bên cạnh là trường của Abiko. Tuy học về điện nhưng hai ông vẫn giữ niềm đam mê vẽ của mình. Hiroshi đã tự làm đèn chiếu và chiếu cho các bạn của mình xem những bộ phim hoạt hình mà Hiroshi cùng Abiko hợp tác làm. Các bạn ông ủng hộ những bộ phim này rất nhiệt tình và đã đến xem rất đông.
Vào năm 1947, Hiroshi và Abiko vào một hiệu sách và nhìn thấy cuốn truyện tranh "Tân đảo giấu vàng", nguyên tác từ Sakai Shichiuma, tranh của Tezuka Osamu.
Hiroshi bị câu truyện cuốn hút bởi những bức tranh được vẽ sinh động. Vào thời điểm đó, các cuốn truyện tranh còn khá sơ sài, nên "Tân đảo giấu vàng" được xem như một báu vật. Lật từng trang truyện còn mùi giấy mới, ông như được hút vào cuộc phưu lưu trên biển cả có sóng, có gió, có những bọn cướp biển ác độc. Và xa xa là thấp thoáng những hòng đảo đầy rẫy những cây cối rậm rạp, um tùm, có nhiều cạm bẫy, thử thách.
Trong lòng Hiroshi lại càng nung nấu quyết tâm trở thành họa sĩ truyện tranh, mặc dù bố ông ghét truyện tranh và càng không thích con trai mình vẽ vời. Thế nhưng ông lại được sự cổ vũ, giúp đỡ nhiệt tình của người mẹ. Bà luôn ủng hộ và tôn trọng sở thích của con trai mình.
Hiroshi đã nhìn lên những ngôi sao xa xôi trên bầu trời đang tỏa sáng lấp lánh. Ông tưởng tượng những vì tinh tú kia đang xếp thành biết bao nhân vật đáng yêu, ngộ nghĩnh. Liệu ước mơ của ông có trở thành hiện thực?
▲
Khởi nghiệp
Năm 1949, Hiroshi và Abiko quyết định viết thư cho họa sĩ Tezuka. Nhưng hàng ngày, có rất nhiều thư từ fan hâm mộ gửi cho ông ấy, nên Hiroshi lo sợ rằng lá thư của mình nếu không có gì đặc biệt thì sẽ không được trả lời. Vậy nên cả hai quyết định vẽ tất cả các nhân vật trong truyện "Tân đảo giấu vàng", làm thành một album gửi cho Tezuka. Đồng thời cả hai còn vẽ chân dung thần tượng của mình dựa vào trí tưởng tượng phong phú.
Lúc ra bưu điện gửi thư, hai cậu bé ham vẽ còn cầu nguyện thần linh, mong rằng họa sĩ Tezuka sẽ viết thư hồi âm.
Ngày tiếp ngày trôi qua, ngỡ rằng bức thư ấy đã bị thất lạc hoặc bị Tezuka bỏ qua thì năm tháng sau, Tezuka đã viết thư hồi âm khiến cho Hiroshi và Abiko mừng rỡ. Hai người tiếp tục viết thư cho thần tượng của mình và còn kèm theo cả một cuốn tạp chí tự làm tên là "Mặt Trời nhỏ". Đồng thời, Hiroshi vẫn chăm chỉ vẽ truyện và gửi cho tạp chí "truyện tranh thiếu niên". Sự cần cù, chịu khó, kiên nhẫn của ông được báo đáp bằng những bài đăng trên tạp chí ấy. Vào thời buổi bấy giờ, "truyện tranh thiếu niên" là cuốn tạp chí chuyên về truyện tranh duy nhất. Các tác giả nổi tiếng như Tsunoda Jiro, Ishinomori Shotaro, Suzuki Shinichi, Akatsuka Fujio, Terada Hiroshi cũng có bài in trên tạp chí. Hiroshi nhanh chóng trở thành người thường xuyên có bài đăng trên tạp chí.
Vào năm 1952, truyện tranh "Thiên sứ Tama chan" được đăng trên tòa soạn Nhật báo Osaka mà Hiroshi và Abiko không hề hay biết, mặc dù đây là tác phẩm chung của hai ông. Cho đến khi tiền nhuận bút gửi về Hiroshi thì ông mới biết tin và đi khoe với bạn. Đó là tác phẩm dài kì đầu tiên của họ được đăng; và còn lại được đăng trên cùng tạp chí có truyện của họa sĩ Tezuka.
Bấy giờ, khi Hiroshi và Abiko lớn khôn, sắp sửa đi làm thì Hiroshi nảy ra một ý định vào kì nghỉ xuân: Đi thăm họa sĩ Tezuka ở thành phố Takarazuka, tỉnh Hyogo. Lúc gặp được thần tượng của mình, cả hai rất ngạc nhiên vì sự trẻ trung, nhiệt tình, hiếu khách của Tezuka. Hiroshi và Abiko còn được tham quan phòng làm việc của ông ấy. Đó là một căn phòng có nhiều sách vở xếp gọn gàng, ngăn nắp; nhưng ở sàn nhà thì lại bừa bộn bởi những bản thảo truyện hỏng bị quăng ra.
Fujiko A. Fujio
Tên thật Motoo Abiko
Sinh 10 tháng 3 năm 1934
Quê quán Himi- Nhật Bản
Nghề nghiệp Mangaka
Tác phẩm
Hattori the Ninja
Cả hai người bạn còn được xem bản thảo gốc của cuốn "Thế giới tương lai" dài tới 1000 trang, nhưng bị NXB cắt xén lại chỉ còn 300 trang. Khi ấy Hiroshi và Abiko ngộ ra rằng ngay cả một họa sĩ thiên tài - cha đẻ của nền truyện tranh còn bị cắt xét tới 700 trang, trong khi đó bản thân mình mới có mấy mẩu truyện được đăng đã vội tự đắc. Điều đó là không nên.
Đêm hôm ấy, mẹ của Tezuka có ý mời hai người bạn trẻ ngủ lại, nhưng cả hai quyết định từ chối. Hai người phải qua đêm ở ga Osaka vì đêm đã khuya rồi, không còn chuyến tàu nào nữa.
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Hiroshi làm việc cho một nhà máy sản xuất kẹo ở địa phương. Nhưng trong một lần bất cẩn, Hiroshi để kẹt tay vào máy chuyền, khiến cho tay phải bị thương; chảy cả máu. Sau hôm ấy, ông quyết định nghỉ việc ở nhà máy và ở nhà sáng tác truyện tranh. mẹ luôn ủng hộ ông rất nhiệt tình. Bà thêu thùa, may vá để gia đình có thêm thu nhập.
Khi truyện của Hiroshi và Abiko được một số tòa soạn đặt hàng, cat hai nghĩ ra một bút danh chung là Fuzio Asizuka. Một năm sau, cả hai ông cho ra mắt cuốn truyện "Cuộc đại chiến thế giới cuối cùng". Sau đó, Hiroshi và Abiko quyết định lên đường đi Tokyo. Dù gia cảnh nhà Hiroshi đang khó khăn, nhưng mẹ vẫn ủng hộ ông đi tìm miền đất hứa.
Vào thời điểm này, hai người đổi danh từ Fuzio Asizuka thành Fujiko Fujio (sự kết hợp giữa từ "Fuji" trong Fujimoto và "ko" trong Abiko).
Hiroshi và Abiko thuê một căn phòng rộng 3 mét vuông ở quận Sumida, thành phố Tokyo. Do căn phòng quá bé và phải kê thêm đồ đạc, nên hai người phải nằm chéo mới duỗi được chân.
Lên Tokyo được một thời gian ngắn thì Hiroshi bị ốm, ông còn ho ra máu, sức khỏe không ổn định. Liệu bệnh tật có làm ông nản chí?
▲
Thành công
Đôi bạn thân
Ngày qua ngày, hai người bạn vẫn đều đặn sáng tác các bộ manga. Vì thế mà cũng có rất nhiều nhà xuất bản lớn khác đến và mời Fujiko Fujio về làm việc cho họ. Do cũng nhận thức được tầm quan trọng của công việc được mới, Fujiko Fujio chấp nhận và không lâu sau đã trở thành 1 cặp mangaka nổi tiếng. Ít lâu sau, họ bị mất việc vì chỉ lo nghỉ ngơi mà quên mất hạn cuối để nộp bản thảo. Về sau, Fujiko Fujio quyết tâm công khai sửa chữa lỗi lầm của mình và lấy lại được công việc cũng như lòng tin của mọi người đối với mình. Năm 1963, Fujiko Fujio nhận giải thưởng Shogakukan Manga Award cho 2 bộ truyện Susume Robot và Tebukuro Techan.
Fujimoto bắt đầu sáng tác Doraemon năm 1970 và truyện cho thiếu niên. Lúc đầu Doraemon ko cuốn hút được sự chú ý của trẻ em. Nhưng tới 3 năm sau, khi Doraemon dựng thành phim hoạt hình và chiếu trên TV thì lại được đông đảo mọi người trên thế giới biết đến.
Năm 1988, Fujimoto và Abiko không hợp tác để sáng tác với nhau nữa mà sau đó, 2 người đều đi theo con đường riêng của mình
Từ năm 1980 cho đến khi mất, Fujimoto viết nhiều serie truyện về Doraemon mỗi năm. Sau đó, Doraemon được làm thành anime công chiếu trên màn ảnh và nhận được giải thưởng “ Gold mine for the industry” hằng năm. Năm 1989, Fujimoto nhận được 2 giải thưởng lớn nhờ anime Doraemon.
Fujimoto mắc bệnh khi bước sang tuổi 60, ông qua đời vào năm 1996, thọ 63 tuổi. Ông đã lập ra nhiều quỹ Đôrêmon trên khắp thế giới - tại Việt Nam, Quỹ học bổng Đoraemon cũng được thành lập dưới sự ủy quyền của ông và nhà xuất bản Kim Đồng làm đại diện.
▲
Tác phẩm
.
Obake no Q-tarō
Tên khác:オバケのQ太郎,(Q-tarō, the ghost)
Thể loại: Hài hước, Hành động,Kinh dị
Năm:1964 – 1973
Tình trạng: Hoàn thành.
Tác giả:Fujiko Fujio
Đăng trênWeekly Shōnen Sunday
Nhà xuất bản Shogakukan
Doraemon
Tên khác: ドラえもん, Doraemon
Thể loại: Hài hước, khoa học viễn tưởng
Xuất bản:Tháng 12 năm 1969 – 1996
Truyện ngắn: 45 tập
Truyện dài: 24 tập
Đăng trên: Tạp chí Kodansha.
Nhà xuất bản Shogakukan
GIẢI THƯỞNG
Các tác phẩm chính của Fujiko F. Fujio
Siêu nhân Pacman (パーマン, Pāman), 1966-1968, 1983-1986
21-emon (Hiệp sĩ thế kỉ 21)(21エモン), 1968-1969, 1981
Moja-ko (Những hành tinh lạ) (モジャ公), 1969-1970
Ume-boshi Denka (ウメ星デンカ), 1969
Kiteretsu Daihyakka (Cuốn từ điển kì bí) (キテレツ大百科), 1974-1977
Siêu nhân Mami (エスパー魔美, Esper Mami), 1977-1982
Time-Patrol Bon (Phi thuyền thời gian) 1978-1986
Chimpui (Chuột Chinba)(チンプイ), 1985, 1987-1988
Hitoribochino Uchusensou (Chiến tranh vũ trụ)
Bakeru-kun (Nhóc bakeru)
GIẢI THƯỞNG
Các tác phẩm chính của Fujiko Fujio (A)
Hattori the Ninja (忍者ハットリくん Nijna Hattori-kun), 1964-1968, 1981-1988
Kaibutsu-kun (怪物くん), 1965-1969, 1980-1982
Warau Salesman (笑ゥせぇるすまん), 1968-1971, 1989-1996
Manga-michi (まんが道),1970-1972, 1977-1982, 1986; 1986-1988; 1989-1990, 1995 đến nay
Mataro ga Kuru!! (魔太郎がくる!!), 1972-1975
Parasol Henbē (パラソルへんべえ), 1989-1991
Pro Golfer Saru (プロゴルファー猿), 1974-1980; 1982-1988; 1989; 1999-2005
Shadow Shōkai Henkiro (シャドウ商会 変奇郎), 1976-1977
Shōnen Jidai (少年時代), 1978-1979
GIẢI THƯỞNG CHUNG
▲
Phim tư liệu
▲
Thực hiện
Wiki Mangaka- Vnsharing.net
BBcode: Ree_Noah
Nguồn: Lượm lặt
Nygahea- Total posts : 31
Similar topics
» [Mangaka] Aoyama Gosho
» [Mangaka] Yazawa Ai
» [Mangaka] Clamp
» [Mangaka] Hiro Mashima
» [Mangaka] Takei Hiroyuki
» [Mangaka] Yazawa Ai
» [Mangaka] Clamp
» [Mangaka] Hiro Mashima
» [Mangaka] Takei Hiroyuki
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum