[FF] Final Fantasy XIII
Page 1 of 1
[FF] Final Fantasy XIII
Final Fantasy XIII
Final Fantasy XIII Logo.
ファイナルファンタジーXIII
Fainaru Fantajī Sātīn
Nhà phát triển Square Enix Product Development Division 1
Nhà phát hành Square Enix
Ngày phát hành PlayStation 3 version:
JapanDecember 17, 2009
North America/Canada/EuropeMarch 9, 2010
Taiwan May, 2010
Xbox 360 version:
North America/Canada/EuropeMarch 9, 2010
Thể loại Role-playing game
Chế độ Single player
Đánh giá CERO:BAges 12 and up
ESRB:TeenTeen
PEGI:16+16+
CSRR:Yellow
Hệ máy PlayStation 3, Xbox 360
"Tương lai không thuộc về những kẻ chỉ biết chờ đợi..."
—Final Fantasy XIII Game Trailer
"Trận chiến Bên trong Bắt đầu..."
—Khẩu hiệu của Final Fantasy XIII
Final Fantasy XIII là game thứ mười ba trong series Final Fantasy chính và là game đầu tiên của series được phát hành cả trên PlayStation 3 và Xbox 360. Khánh thành tại E3 2006, game là tác phẩm của dự án Fabula Nova Crystallis của Square Enix. Game sẽ được phát triển bằng Crystal Tools (trước đây gọi là White Engine), một engine độc quyền xây dựng cho các thế hệ game tiếp theo của Square Enix.
Game được phát hành tại Nhật Bản vào 17 tháng Mười Hai, 2009, và 9 tháng Ba, 2010 tại Bắc Mỹ và Châu Âu. Một phiên bản tiếng Hoa cho hệ máy PS3 đã được phát hành vào tháng Năm, 2010.[1] Đây là lần đầu tiên một game trong series được thông dịch sang tiếng Hoa. Một phần tiếp theo có tên Final Fantasy XIII-2 đã được công bố vào 18 tháng Một, 2011, và phát hành vào 15 tháng Mười Hai, 2011.
Mục lục
1 Gameplay
1.1 Trang bị
1.2 Paradigm Shift
1.3 Triệu hồi
1.4 Mission
2 Cốt truyện
2.1 Mở đầu
2.2 Bối cảnh
2.3 Cốt truyện chính
2.4 Tiểu thuyết mạng
3 Nhân vật
3.1 Nhân vật điều khiển được
3.2 Nhân vật guest
3.3 Nhân vật không điều khiển được
4 Nhạc nền
5 Diễn viên lồng tiếng
6 Phát triển
6.1 Khó khăn trong việc phát triển
6.2 Địa phương hóa
6.3 Sự ra đi của nhân viên
7 Phát hành
8 Bên lề việc phát hành
8.1 Doanh thu
8.2 Sự đón nhận
8.2.1 Tranh cãi
8.3 Phần tiếp theo
9 Credits sản xuất
10 Packaging Artwork
11 Gallery
12 Thông tin bên lề
13 Liên kết ngoài
14 Tham khảo
[sửa] Gameplay
Một trận đấu trong Final Fantasy XIII, nhân vật Fang đang tấn công kẻ thù.
Hệ thống chiến đấu, trong game gọi là Command Synergy Battle đã được miêu tả là "Nhiều tính chiến thuật hơn Final Fantasy X, nhanh hơn X-2, và gần như là liền mạch với XII". Kẻ thù có thể nhìn thấy được trên đường. Khi người chơi chạy vào chúng, màn hình sáng lên và cảnh sẽ chuyển sang một chiến trường rộng lớn trống trải để bắt đầu trận chiến. Trong trận chiến, người chơi chỉ có thể điều khiển một nhân vật trong một nhóm có ba nhân vật, nhưng sau khi trải qua một số giai đoạn đặc biệt trong game thì nhân vật sẽ được mở khoá. Những tiến triển trong game sẽ được dựa trên từng chương cơ bản. Trong mỗi chương, người chơi sẽ thấy câu chuyện tiến triển thông qua góc nhìn khác nhau của mỗi nhân vật.
Nhân vật mạnh lên nhờ một hệ thống tương tự như Sphere Grid trong Final Fantasy X được gọi là Crystarium System. Nhân vật giành được "Crystarium Point" (CP) trong mỗi trận đánh, và có thể sử dụng nó để tăng các chỉ số, phép thuật và những kỹ năng khác trên một biểu đồ tròn. Các kỹ năng một nhân vật học được sẽ ảnh hưởng đến khả năng học những kỹ năng khác và tạo nên một đường mới trên biểu đồ — ví dụ như, học Fire, sẽ dẫn đến Fira và những phép thuật khác.
Bảng kết quả trận chiến trong Final Fantasy XIII.
Thanh Active Time Battle đã quay trở lại, nhưng lần này nó được chia thành nhiều phần. Mỗi lệnh sẽ có một giá trị số gọi là "ATB Cost" bên cạnh tên nhân vật, cho biết bao nhiêu phần sẽ mất. Điều này cho phép người chơi thực hiện một vài lệnh cho mỗi lượt. Lượt tiếp theo sẽ tới sớm hơn nếu thanh ATB chỉ mới sử dụng một phần.
Các lệnh thay đổi từ nhân vật này tới nhân vật kia, nhưng một dãy như Attack, Summon, Fire, Blizzard, và Cure đã quay trở lại, cùng với những lệnh mới chẳng hạn như Blitz, tạo nên một tầm sát thương diện rộng, và Ruin, một phép thuật không-thuộc tính mới xuất hiện. Magic và Summon chỉ có thể thi triển bởi nhân vật là l'Cie.
Lightning's status screen.
Vì có điểm "ATB Cost", nên sẽ không có MP trong game. Ngoài ra, vì phép thuật không thể sử dụng bên ngoài trận đánh, nên HP của cả nhóm sẽ được phục hồi sau mỗi trận. Tại hội chợ Gamescom 2009, cho thấy sẽ không có Limit Break bởi vì sức mạnh triệu hồi độc quyền, và cũng không có cách nào để chạy trốn khỏi trận đấu một khi nó đã bắt đầu. Mặc dù vậy, cũng có item dùng để tránh các trận đấu. Game cũng khác so với những game tiền nhiệm ở chỗ nếu nhân vật lãnh đạo nhóm bị loại, thì sẽ dẫn đến game over. Nếu một trận chiến kết thúc trong thất bại, người chơi chỉ đơn giản là sẽ xuất hiện tại thời điểm ngay trước khi trận đánh bắt đầu và họ có thể, hoặc thử đánh lại hoặc bỏ đi.
Save Station trong game không chỉ có tính năng save, mà còn có thể truy cập vào một cửa hàng nơi người chơi có thể mua bán item.
Một yếu tố mới được gọi là Chain Gauge được thêm vào trận đấu. Nó có tác dụng cụ thể lên từng kẻ địch, và được lấp đầy khi người chơi thực hiện các đòn combo, được đánh dấu bằng một tỷ lệ phần trăm. Khi làm đầy thanh thì kẻ địch sẽ tiến vào trạng thái "Stagger Mode", và sẽ bị dính nhiều sát thương hơn. Kẻ địch khi Stagger có thể bị hất lên không trung và bị tung hứng với các đòn đánh. Stagger gần như là yếu tố thiết yếu để chiến thắng trận đấu (cho dù đó là những kẻ địch thông thường).
Sau khi chiến thắng trận đấu, một màn hình chiến thắng hiện lên, trao cho người chơi từ 1-5 sao để đánh giá những hành động của họ trong trận chiến, cũng như hiển thị trận đánh diễn ra bao lâu, và số lượng các đòn chain và break attack. Thông tin này được liên kết đến Hệ thống Trophy và Achievement tương ứng với của PlayStation 3 và Xbox 360.
Đây cũng là game Final Fantasy thứ ba trong series chính mà người chơi không nhận được gil từ trận chiến; đổi lại người chơi có thể lấy được chúng từ các Treasure Sphere, và qua việc bán item. Game đầu tiên có chế độ như vậy là Final Fantasy VIII, gil được nhận từ tiền lương của SeeD, và game thứ hai là Final Fantasy XII, dù có thể một vài kẻ địch khi bị đánh bại sẽ đánh rơi gil, nhưng đó không phải là phần thưởng chính cho chiến thắng.
[sửa] Trang bị
Mỗi nhân vật có tám vũ khí chuyên biệt cơ bản, hầu hết trong số đó có thể được tìm thấy trong quá trình chơi, và tất cả đều có thể mua được tại các cửa hàng Retail Network. Các vũ khí cơ bản có thể được nâng cấp lên một giai đoạn thứ hai chuyên biệt, tiếp đến là giai đoạn thứ ba và là cuối cùng của nó. Giai đoạn thứ ba của tất cả các vũ khí của một nhân vật cụ thể đều có một cái tên chung, nhưng có chỉ số và khả năng khác nhau tùy thuộc vào việc nó được nâng cấp từ loại vũ khí nào.
Tất cả nhân vật đều có thể trang bị mọi loại phụ kiện. Mỗi nhân vật ban đầu chỉ có thể trang bị một phụ kiện tại một thời điểm, nhưng khả năng này có thể được tăng lên tối đa là bốn thông qua việc nâng cấp thu được trong Crystaria của mỗi nhân vật.
Ngoài những kỹ năng cơ bản được cung cấp bởi vũ khí và phụ kiện, khi một nhân vật trang bị vũ khí chuyên biệt và phụ kiện thuộc cùng nhóm "synthesis" (một tính chất ẩn), nhân vật đó sẽ có được thêm những kỹ năng thụ động (chẳng hạn như tăng tỉ lệ hồi phục thanh ATB).
Những kỹ năng cơ bản của vũ khí và phụ kiện dành cho nhân vật cũng có thể tăng giống như việc item được tăng level thông qua việc ghép các organic và synthetic component. Khi một vũ khí hoặc phụ kiện nào đó đạt đến level tối đa của nó (★), nó có thể được chuyển đổi thông qua một quặng đá catalyst để tiến vào một giai đoạn cao hơn của cùng một loại trang bị, mà sau đó có thể tiếp tục tăng level để nhận bonus cao hơn, mặc dù có một số phụ kiện chuyển đổi thành một item của một nhóm synthesis hoàn toàn khác biệt.
[sửa] Paradigm Shift
Hệ thống Paradigm Shift.
Người chơi chỉ có thể điều khiển một nhân vật tại một thời điểm trong trận chiến. Các thành viên khác có thể tự hành động, tuy nhiên, bị ảnh hưởng bởi một hệ thống gọi là "Paradigm Shift".
Paradigm được mô tả như "vị thế" hay "tầng lớp" mà nhân vật tạm thời sử dụng trong suốt trận chiến thể thi triển những kỹ năng mà họ có thể sử dụng. Tuy nhiên, chúng khó khăn hơn hệ thống job class; lấy ví dụ, nhân vật ở vai trò Medic chẳng làm được gì khác ngoài chữa trị, còn nhân vật ở vai trò Commando chỉ tấn công bằng những đòn vật lý và phép thuật.
Các paradigm có thể thay đổi bất kỳ lúc nào cho phù hợp với tình hình. Tuy nhiên, chúng không thể thay đổi riêng lẻ cho từng nhân vật, mà chỉ cho cả một nhóm tại một thời điểm. Vì vậy, một paradigm là một sự kết hợp của ba vai trò. Có tổng cộng 83 cách kết hợp paradigm có thể có (6 kiểu đơn, 21 kiểu đôi, và 56 kiểu ba thành viên kết hợp). Các vai trò được sử dụng được hiển thị như là chữ viết tắt màu bên cạnh tên của các nhân vật trong màn hình chiến đấu. Vai trò được thể hiện bằng chữ viết tắt có màu bên cạnh tên của nhân vật trong màn hình chiến đấu.
Vai trò trong paradigm gồm:
Bản Anh Bản Nhật Màu Mô tả
Commando (COM) Attacker (ATK) Tạo ra chuỗi đòn tấn công dễ dàng hơn với sức mạnh tăng cường.
Ravager (RAV) Blaster (BLA) Sạc thanh chain của kẻ địch với những đòn tấn công tập trung.
Sentinel (SEN) Defender (DEF) Bảo vệ đồng đội khỏi những đòn tấn công của kẻ địch.
Saboteur (SAB) Jammer (JAM) Làm yếu kẻ địch đồng thời sạc thanh chain của chúng.
Synergist (SYN) Enhancer (ENH) Hỗ trợ đồng đội với việc dàn trận phép thuật tăng cường.
Medic (MED) Healer (HLR) Tập trung hồi phục HP và loại bỏ những trạng thái bất lợi.
Theo các nhà phát triển, hệ thống này đã được thêm vào sau này trong quá trình phát triển để thêm tính chiến thuật và chiều sâu vào hệ thống chiến đấu.
[sửa] Triệu hồi
Bahamut được triệu hồi vào trận chiến.
Summon trở lại với cái tên Eidolon, có liên quan đến sức mạnh của l'Cie. Các Eidolon điều khiển được bao gồm Shiva Sisters, Odin, Bahamut, Alexander, và hai summon mới là Brynhildr và Hecatoncheir, trong khi Ifrit, Carbuncle, Valefor, Ramuh, và Siren có xuất hiện, nhưng không điều khiển được. Mọi Eidolon được thiết kế theo kiểu máy móc và sức mạnh để thay đổi hình dạng. Eidolon được sử dụng trong cả hai hình dạng trong vai trò là một tính năng của gameplay và thuộc về cốt truyện trong các đoạn cắt cảnh. Mỗi nhân vật có một Eidolon, và Eidolon thay thế các thành viên khác ngoài thành viên triệu hồi khi được gọi.
Eidolon được triệu hồi bằng việc sử dụng Technical Point (TP), có được khi chiến thắng các trận đánh. Ngoài ra, thay vì HP, Eidolon sử dụng "Summon Point" (SP) để hiển thị tình trạng sức khỏe, nhưng SP cũng giảm dần theo thời gian. Một khi SP hoàn toàn cạn kiệt, Eidolon sẽ biến mất, và các thành viên khác sẽ trở lại. Ngoài ra, mỗi l'Cie phải giành được "sự chấp thuận" của Eidolon tương ứng bằng cách đánh bại họ trong chiến đấu.
Lightning và Gestalt Mode của Odin.
Ngoài việc triệu hồi Eidolon để chiến đấu bên cạnh họ, mỗi Eidolon có thể biến đổi thành một dạng khác mà nhân vật triệu hồi có thể cưỡi/ngồi lên chúng. Điều này diễn ra trong một chế độ gọi là "Gestalt Mode" ("Driving Mode" trong bản tiếng Nhật), nơi mà trận chiến thiên về chiều hướng hành động hơn, summon có thể thực hiện các đòn tấn công đặc biệt khác nhau bằng việc kết hợp một số nút nhất định. Mỗi Gestalt Mode của Eidolon luôn có một đòn kết liễu đầy uy lực, mà sau đó sẽ kết thúc việc triệu hồi. Thời gian sử dụng Gestalt Mode được quyết định bởi thanh Gestalt Gauge, xuất hiện khi Eidolon được triệu hồi; thanh gauge sẽ được lấp đầy khi nhân vật triệu hồi gây những chuỗi đòn tấn công cùng với Eidolon.
[sửa] Mission
Tại Grand Pulse, sẽ có một vài điểm đánh dấu bằng các khối pha lê lớn – được gọi là Cie'th Stone, nơi cả nhóm nhận mission. Chức năng này tương tự như Hunt trong Final Fantasy XII, và phải chiến đấu với một trong nhiều con quái vật xung quanh Pulse. Nó không phải là một phần của câu chuyện chính, nhưng người chơi có thể trải nghiệm Focus của các l'Cie trước. Những l'Cie này thất bại trong việc hoàn thành mission của họ, chính vì thế mục tiêu của họ vẫn còn sống. Để người chơi có thể tiêu diệt kẻ thù quy định, một vài trong số đó đã được so sánh bởi các nhân viên đến ngọn núi cao chót vót ở bên trên cả nhóm, v.d.: Adamantoise.
Khi hoàn thành các mission này, người chơi có thể nhận thêm nguyên vật liệu và các item cần thiết để nâng cấp trang bị của mình. Sự khác biệt chính giữa hunt của Final Fantasy XII và mission của Final Fantasy XIII là mỗi hunt chỉ có thể được hoàn thành một lần, trong khi người chơi có thể làm mission nhiều lần. Tuy nhiên, phần thưởng cho mỗi mission thì chỉ nhận được có một lần; những mission đến sau sẽ cho người chơi nhiều loại phần thưởng khác nhau, thường kém chất lượng hơn (v.d.: Bomb Ashe và Bomb Shell).
[sửa] Cốt truyện
Cảnh báo có spoil: Phần này sẽ tiết lộ diễn biến và/hoặc kết thúc cốt truyện. (Bỏ qua đoạn này)
[sửa] Mở đầu
Lục địa nổi, Cocoon.
"Cocoon — một xã hội không tưởng trên không.
Những cư dân ở đây tin rằng thế giới của họ là thiên đường. Dưới sự quản lý của Sanctum, Cocoon đã có nền hòa bình và thịnh vượng một thời gian dài.
Nhân loại được những người bảo vệ nơi đây phù hộ, những fal'Cie nhân từ và họ tin rằng những tháng ngày yên bình ấy sẽ kéo dài mãi mãi.
Sự yên tĩnh của họ đã bị tan vỡ với sự phát hiện của một fal'Cie thù địch.
Khoảnh khắc fal'Cie đến từ Pulse — nỗi sợ hãi và sự căm ghét của thế giới bên dưới — đã thức tỉnh sau giấc ngủ của nó, hòa bình ở Cocoon đi tới hồi kết.
Fal'Cie nguyền rủa con người, biến họ thành những nô lệ sử dụng phép thuật. Họ trở thành l'Cie — được chọn lựa bởi các fal'Cie.
Những người mang dấu ấn của một l'Cie mang trên mình một gánh nặng phải thực hiện Focus của họ hoặc đối diện với định mệnh còn đáng sợ hơn cả cái chết.
Một lời cầu nguyện chuộc lỗi. Một ước mong bảo vệ thế giới. Một lời hứa thách thức cả định mệnh.
Sau mười ba ngày định mệnh đan xen vào nhau, trận chiến bắt đầu."
—Mở đầu chính thức
[sửa] Bối cảnh
Hệ thống đường ray ở Cocoon.
Mười ba thế kỉ trước, một thế giới không tưởng ở trên không được tạo ra trong bầu khí quyển của một hành tinh gọi là Pulse. Các fal'Cie, với sức mạnh to lớn và uy quyền, sẽ cô lập hoàn toàn lục địa khỏi vùng hoang dã của sự tàn ác và thô bạo được biết với tên Gran Pulse bên dưới và một cỗ máy có nhiệm vụ bảo vệ tất cả cư dân. Những lá chắn phòng thủ được thiết lập vòng quanh thế giới mới tạo ra, và thủ đô của nó được đặt cho một cái tên thích hợp: Cocoon.
Tranh của Isamu Kamikokuryo về thế giới Gran Pulse, và Cocoon nổi bên trên nó.
Bị tách biệt khỏi thế giới bên ngoài trong suốt nhiều năm, những cư dân của Cocoon luôn băn khoăn về điều mà Gran Pulse thật sự nắm giữ. Nỗi sợ hãi lan rộng khắp Cocoon, chính vì thế Sanctum,chính quyền của Cocoon, dưới sự dẫn đầu của Primarch (Galenth Dysley), ban hành sắc lệnh mới: Bất cứ cá nhân nào bị tình nghi có dính líu tới thế giới của Pulse hoặc giữ bất cứ món đồ nào của nó sẽ bị trục xuất khỏi lục địa và sẽ bị đưa tới môi trường khắc nghiệt của hành tinh bên dưới.
Và nữa, khi một Pulse fal'Cie phát hiện ra một thị trấn nhỏ tên Bodhum, nỗi sợ hãi lớn dần lên và tất cả cư dân ở Cocoon phản đối việc trục xuất toàn bộ thị trấn tới Pulse. Quân đội của Sanctum, PSICOM, không còn chọn lựa nào khác ngoài việc trục xuất toàn bộ cư dân của thị trấn tới thế giới bên dưới, sự kiện này được gọi là Purge, đánh dấu bước khởi đầu của game khi cư dân của Bodhum bị đưa lên Hanging Edge cùng với Pulse fal'Cie, Anima, chứa đựng bên trong Pulse Vestige.
[sửa] Cốt truyện chính
Xem thêm: Datalog/The Thirteen Days
Xem thêm: Datalog/Events
Tất cả những nhân vật chính trong game gặp gỡ nhau vào sự kiện Purge. Lightning trên chuyến tàu lửa Purge với mục đích tiêu diệt Pulse fal'Cie giải cứu em gái Serah Farron, người đã trở thành Pulse l'Cie, bị toàn Cocoon thù ghét và sợ hãi, mà fal'Cie đã chọn lựa. Đồng hành cùng với cô là Sazh Katzroy, một phi công cố gắng giúp con trai mình thực hiện Focus trong những nỗ lực tuyệt vọng nhằm cứu đứa bé khỏi số phận trở thành một Cie'th. Giống như Lightning, Snow Villiers cũng cố gắng cứu Serah, vị hôn thê của anh. Hope Estheim và Oerba Dia Vanille cũng dính líu vào khi khi mẹ của Hope, bà Nora Estheim, gia nhập quân kháng chiến của Snow và thiệt mạng dưới trướng của anh ta, khiến cả hai theo đuổi anh ta.
Pulse Vestige bên trong Hanging Edge.
Theo cách đó, cả năm nhân vật cùng gặp gỡ nhau tại Pulse Vestige, nơi họ chứng kiến Serah hóa thành pha lê, điều này chỉ diễn ra khi một l'Cie hoàn thành Focus của họ. Tiếp tục cả nhóm tiến vào bên trong lõi của Vestige, đụng độ những sinh vật gọi là Cie'th; là những l'Cie thất bại trong việc hoàn thành Focus của họ trong thời gian quy định. Lightning tin rằng Serah đã chết, còn Snow thì không từ bỏ hi vọng một ngày nào đó cô ấy sẽ tỉnh lại. Lightning tìm kiếm fal'Cie với ý định trả thù, tiến vào Anima's Throne cùng với những người còn lại để đối diện với Anima, là Pulse fal'Cie đã biến Serah thành một l'Cie.
Trong lúc cả nhóm đối diện Anima, PSICOM ra lệnh cho nổ tung Pulse Vestige và mọi thứ thành từng mảnh. Đứng trước cái chết không thể tránh khỏi, Anima biến Lightning và đồng đội của cô thành l'Cie, trong quá trình này, ông ta cho họ thấy giấc mơ liên quan đến thành phố Eden và sinh vật bí ẩn Ragnarok. Cả nhóm rơi xuống Lake Bresha bên dưới, nhưng vẫn sống sót nhờ vào việc Anima chuyển hóa toàn bộ khu vực thành pha lê trong lúc ông ta chết.
Ảnh phác họa Lake Bresha.
Những l'Cie mới quyết định chạy trốn ra khỏi nơi đây nhưng sớm thấy được hình dạng tinh thạch hóa của Serah. Snow quyết định ở lại bên cạnh Serah, gây ra một cuộc tranh cãi gay gắt giữa anh và Lightning. Cả nhóm chia rẽ ra làm hai sau khi đánh bại một đội PSICOM được cử đến giết họ: Snow vẫn ở lại để đào ra bức tượng Serah, còn những người còn lại tiến tới đống hoang toàn của một thành phố cũ ở bờ hồ. Tại đây họ lấy được một chiếc airship của quân PSICOM. Sazh xoay sở để lái chiếc airship thoát khỏi vòng kiểm soát, chỉ bị thiệt hại nhỏ vào thân tàu trong quá trình này.
Trên tàu, cả nhóm sử dụng một số chức năng cho phép xem trực tuyến bản tin phỏng vấn Galenth Dysley, và một chiến dịch đang được PSICOM thực hiện, sau sự 'thành công' của chiến dịch Purge. Chiếc airship bị bắn, khiến nó va chạm vào Vile Peaks. Trong lúc đó, Snow nhận được Eidolon của mình, Shiva Sisters, sau khi suýt bị quân PSICOM giết chết. Tuy nhiên, anh ta lại bị Oerba Yun Fang Rygdea và những thành viên khác của đội Cavalry bắt giữ. Họ đưa anh lên trụ sở của Cavalry, con tàu Lindblum, tại đó thủ lĩnh của họ, Cid Raines, bảo Fang và Snow giúp anh ta đi tìm những l'Cie còn lại.
Tại Vile Peaks, nhóm chia rẽ sau khi bất đồng quan điểm về Focus của họ, tất cả nghĩ rằng đó chính là sự diệt vong của Cocoon. Một mặt, Sazh và Vanille chỉ muốn chạy trốn và ẩn mình khỏi những kẻ săn đuổi họ. Tuy nhiên, Lightning có ý định hủy diêt Sanctum và fal'Cie Eden, cô tin rằng đó là cách duy nhất trong tình huống hiện nay. Cùng với Hope, cô đi đến Palumpolum là quê nhà của cậu ta, và sau đó tiến thẳng tới Eden, trung tâm đầu não của chính quyền Sanctum. Cô và Hope đi bộ qua hết phần còn lại của Vile Peaks. Áp lực khi vừa phải bảo vệ Hope an toàn, vừa xử lý những tên lính canh khiến cho Lightning phải khổ sở.
Trong một phút nóng giận, Lightning quát Hope rằng làm sao cô có thể bảo vệ cậu khi chính cô cũng gặp khó khăn trong việc bảo vệ chính mình, và bảo cậu phải mạnh mẽ lên bằng khả năng của chính bản thân, cô ngã xuống và khi ấy Eidolon Odin xuất hiện tấn công Hope, việc đó như thể buộc cô phải chọn lựa giữa nhiệm vụ và cậu ta. Cùng nhau, họ kiểm soát được Eidolon và bọn họ tiếp tục nhiệm vụ của mình.
Quân PSICOM đến Palumpolum.
Khi đi qua cánh rừng Gapra Whitewood, Lightning biết được chuyện của mẹ Hope, về ý kiến của cậu rằng cái chết mẹ cậu là do lỗi của Snow, và rằng cậu có xu hướng trả thù. Lightning nói với Hope phải có một kế hoạch để giúp cậu tập trung vào một mục tiêu và không để chính mình bị đưa đẩy bởi lòng thương cảm. Tiếp nhận lời khuyên của cô, Hope lập ra 'Chiến dịch Nora', kế hoạch của cậu để trả thù Snow, mặc dù Lightning cố khuyên Hope rằng kẻ thật sự đã giết mẹ cậu chính là Sanctum.
Khi đến Palumpolum, Hope dẫn Lightning xuống lòng đất để né bọn lính đang chiếm cứ thành phố. Lightning chẳng mấy chốc nhận ra rằng cô đang trốn chạy khỏi vận mệnh của mình bằng cách xem Sanctum là kẻ thù để cô chú trọng vào, và giờ cô đã làm cho Hope bắt chước. Cô bảo cậu dừng Chiến dịch Nora lại mặc cho cậu phản đối. Trở về bề mặt, Lightning và Hope phát hiện ra họ bị quân đội PSICOM bao vây. Snow và Fang kịp thời ứng cứu; tuy nhiên, trong sự hỗn loạn, những l'Cie bị tách ra, Lightning và Fang một nhóm và nhóm còn lại là Snow và Hope. Fang tiết lộ sự thật rằng cô và Vanille là Pulse l'Cie và đã nhận Focus một thời gian rất lâu trước. Sau khi hoàn thành nó, họ bị tinh thạch hóa và tỉnh dậy ở Cocoon trong khu Pulse Vestige. Fang cũng cho Lightning biết rằng cô và Vanille là gián tiếp chịu trách nhiệm cho việc Serah trở thành một l'Cie, và rằng cô ấy có thể tỉnh dậy từ pha lê như họ đã từng làm.
Ở một nơi khác, Hope đối diện với Snow về cái chết của mẹ cậu và vai trò của Snow trong đó, với ý định trả thù anh ta. Nhưng kế hoạch đó bị cắt ngang khi quân PSICOM tấn công họ; Snow xoay sở và cứu được Hope khỏi bị thương bằng cách đỡ cho cậu khi họ rơi từ mái nhà, và cả hai quyết định lắng xuống vấn đề của mình.
Fang, Lightning, Hope và Snow sớm gặp nhau, sau đó bọn họ cùng tiến tới Estheim Residence. Ở đó, Snow hồi phục hết thương trong khi đó Hope nói với cha cậu về số phận của Nora. Trong lúc cả nhóm lên kế hoạch đối phó với Sanctum, trung tá PSICOM Yaag Rosch tới cùng với binh lính PSICOM. Snow yêu cầu anh ta phải chấm dứt chiến dịch Purge, nhưng Yaag nói với anh rằng chiến dịch Purge được đề nghị bởi chính người dân Cocoon. Sau khi đương đầu với cuộc tấn công bất ngờ, Snow, Lightning, Hope và Fang được Rygdea cứu và đưa lên tàu Lindblum với sự giúp đỡ của Cid, người muốn chiến đấu chống lại PSICOM dưới cái tên Cavalry.
Sau khi tìm đường ra khỏi Vile Peaks, Sazh và Vanille băng qua Sunleth Waterscape để tới Nautilus. Sazh thú nhận với Vanille về việc ông lại tới Hanging Edge để cứu đứa con trai, Dajh Katzroy. Dajh đã trở thành một Sanctum l'Cie tại Euride Gorge và Sazh nghĩ ngờ rằng Focus của cậu bé chính là tiêu diệt Anima khi Dajh tiết lộ về Pulse Vestige tại Bodhum. Vanille cảm thấy hối hận khi chính cô biết rằng sự hiện diện của cô và Fang tại Euride Gorge đã làm cho fal'Cie Kujata biến Dajh thành một l'Cie (tất cả chuyện này xảy ra khi Lightning và Hope vượt qua Gapra Whitewood).
Ảnh phác họa Nautilus.
Sazh và Vanille tới Nautilus, tại đây họ đã chứng kiến cuộc diễu hành Pompa Sancta, mục đích tái hiện lại trận chiến War of Transgression giữa Pulse và Cocoon 500 năm về trước. Sazh mệt mỏi vì phải trốn tránh khỏi sự truy đuổi của binh lính PSICOM, quyết định tới nhìn con trai lần cuối, Vanille phản đối và định nói ra sự thật nhưng Jihl Nabaat, tổng chỉ huy PSICOM cùng với quân tháp tùng của PSICOM tiến tới. Sazh chẳng thể làm được gì ngoài việc nhìn Dajh biến thành pha lê ngay trước mắt mình, asu đó Jihl tiết lộ sự thật về sự kiện tại Euride Gorge: việc Dajh biến thành l'Cie là do sự hiện diện của Vanille và Fang ở khu đó.
Giận dữ, ông đương đầu với Vanille, làm cho Eidolon của ông, Brynhildr, xuấ
Final Fantasy XIII Logo.
ファイナルファンタジーXIII
Fainaru Fantajī Sātīn
Nhà phát triển Square Enix Product Development Division 1
Nhà phát hành Square Enix
Ngày phát hành PlayStation 3 version:
JapanDecember 17, 2009
North America/Canada/EuropeMarch 9, 2010
Taiwan May, 2010
Xbox 360 version:
North America/Canada/EuropeMarch 9, 2010
Thể loại Role-playing game
Chế độ Single player
Đánh giá CERO:BAges 12 and up
ESRB:TeenTeen
PEGI:16+16+
CSRR:Yellow
Hệ máy PlayStation 3, Xbox 360
"Tương lai không thuộc về những kẻ chỉ biết chờ đợi..."
—Final Fantasy XIII Game Trailer
"Trận chiến Bên trong Bắt đầu..."
—Khẩu hiệu của Final Fantasy XIII
Final Fantasy XIII là game thứ mười ba trong series Final Fantasy chính và là game đầu tiên của series được phát hành cả trên PlayStation 3 và Xbox 360. Khánh thành tại E3 2006, game là tác phẩm của dự án Fabula Nova Crystallis của Square Enix. Game sẽ được phát triển bằng Crystal Tools (trước đây gọi là White Engine), một engine độc quyền xây dựng cho các thế hệ game tiếp theo của Square Enix.
Game được phát hành tại Nhật Bản vào 17 tháng Mười Hai, 2009, và 9 tháng Ba, 2010 tại Bắc Mỹ và Châu Âu. Một phiên bản tiếng Hoa cho hệ máy PS3 đã được phát hành vào tháng Năm, 2010.[1] Đây là lần đầu tiên một game trong series được thông dịch sang tiếng Hoa. Một phần tiếp theo có tên Final Fantasy XIII-2 đã được công bố vào 18 tháng Một, 2011, và phát hành vào 15 tháng Mười Hai, 2011.
Mục lục
1 Gameplay
1.1 Trang bị
1.2 Paradigm Shift
1.3 Triệu hồi
1.4 Mission
2 Cốt truyện
2.1 Mở đầu
2.2 Bối cảnh
2.3 Cốt truyện chính
2.4 Tiểu thuyết mạng
3 Nhân vật
3.1 Nhân vật điều khiển được
3.2 Nhân vật guest
3.3 Nhân vật không điều khiển được
4 Nhạc nền
5 Diễn viên lồng tiếng
6 Phát triển
6.1 Khó khăn trong việc phát triển
6.2 Địa phương hóa
6.3 Sự ra đi của nhân viên
7 Phát hành
8 Bên lề việc phát hành
8.1 Doanh thu
8.2 Sự đón nhận
8.2.1 Tranh cãi
8.3 Phần tiếp theo
9 Credits sản xuất
10 Packaging Artwork
11 Gallery
12 Thông tin bên lề
13 Liên kết ngoài
14 Tham khảo
[sửa] Gameplay
Một trận đấu trong Final Fantasy XIII, nhân vật Fang đang tấn công kẻ thù.
Hệ thống chiến đấu, trong game gọi là Command Synergy Battle đã được miêu tả là "Nhiều tính chiến thuật hơn Final Fantasy X, nhanh hơn X-2, và gần như là liền mạch với XII". Kẻ thù có thể nhìn thấy được trên đường. Khi người chơi chạy vào chúng, màn hình sáng lên và cảnh sẽ chuyển sang một chiến trường rộng lớn trống trải để bắt đầu trận chiến. Trong trận chiến, người chơi chỉ có thể điều khiển một nhân vật trong một nhóm có ba nhân vật, nhưng sau khi trải qua một số giai đoạn đặc biệt trong game thì nhân vật sẽ được mở khoá. Những tiến triển trong game sẽ được dựa trên từng chương cơ bản. Trong mỗi chương, người chơi sẽ thấy câu chuyện tiến triển thông qua góc nhìn khác nhau của mỗi nhân vật.
Nhân vật mạnh lên nhờ một hệ thống tương tự như Sphere Grid trong Final Fantasy X được gọi là Crystarium System. Nhân vật giành được "Crystarium Point" (CP) trong mỗi trận đánh, và có thể sử dụng nó để tăng các chỉ số, phép thuật và những kỹ năng khác trên một biểu đồ tròn. Các kỹ năng một nhân vật học được sẽ ảnh hưởng đến khả năng học những kỹ năng khác và tạo nên một đường mới trên biểu đồ — ví dụ như, học Fire, sẽ dẫn đến Fira và những phép thuật khác.
Bảng kết quả trận chiến trong Final Fantasy XIII.
Thanh Active Time Battle đã quay trở lại, nhưng lần này nó được chia thành nhiều phần. Mỗi lệnh sẽ có một giá trị số gọi là "ATB Cost" bên cạnh tên nhân vật, cho biết bao nhiêu phần sẽ mất. Điều này cho phép người chơi thực hiện một vài lệnh cho mỗi lượt. Lượt tiếp theo sẽ tới sớm hơn nếu thanh ATB chỉ mới sử dụng một phần.
Các lệnh thay đổi từ nhân vật này tới nhân vật kia, nhưng một dãy như Attack, Summon, Fire, Blizzard, và Cure đã quay trở lại, cùng với những lệnh mới chẳng hạn như Blitz, tạo nên một tầm sát thương diện rộng, và Ruin, một phép thuật không-thuộc tính mới xuất hiện. Magic và Summon chỉ có thể thi triển bởi nhân vật là l'Cie.
Lightning's status screen.
Vì có điểm "ATB Cost", nên sẽ không có MP trong game. Ngoài ra, vì phép thuật không thể sử dụng bên ngoài trận đánh, nên HP của cả nhóm sẽ được phục hồi sau mỗi trận. Tại hội chợ Gamescom 2009, cho thấy sẽ không có Limit Break bởi vì sức mạnh triệu hồi độc quyền, và cũng không có cách nào để chạy trốn khỏi trận đấu một khi nó đã bắt đầu. Mặc dù vậy, cũng có item dùng để tránh các trận đấu. Game cũng khác so với những game tiền nhiệm ở chỗ nếu nhân vật lãnh đạo nhóm bị loại, thì sẽ dẫn đến game over. Nếu một trận chiến kết thúc trong thất bại, người chơi chỉ đơn giản là sẽ xuất hiện tại thời điểm ngay trước khi trận đánh bắt đầu và họ có thể, hoặc thử đánh lại hoặc bỏ đi.
Save Station trong game không chỉ có tính năng save, mà còn có thể truy cập vào một cửa hàng nơi người chơi có thể mua bán item.
Một yếu tố mới được gọi là Chain Gauge được thêm vào trận đấu. Nó có tác dụng cụ thể lên từng kẻ địch, và được lấp đầy khi người chơi thực hiện các đòn combo, được đánh dấu bằng một tỷ lệ phần trăm. Khi làm đầy thanh thì kẻ địch sẽ tiến vào trạng thái "Stagger Mode", và sẽ bị dính nhiều sát thương hơn. Kẻ địch khi Stagger có thể bị hất lên không trung và bị tung hứng với các đòn đánh. Stagger gần như là yếu tố thiết yếu để chiến thắng trận đấu (cho dù đó là những kẻ địch thông thường).
Sau khi chiến thắng trận đấu, một màn hình chiến thắng hiện lên, trao cho người chơi từ 1-5 sao để đánh giá những hành động của họ trong trận chiến, cũng như hiển thị trận đánh diễn ra bao lâu, và số lượng các đòn chain và break attack. Thông tin này được liên kết đến Hệ thống Trophy và Achievement tương ứng với của PlayStation 3 và Xbox 360.
Đây cũng là game Final Fantasy thứ ba trong series chính mà người chơi không nhận được gil từ trận chiến; đổi lại người chơi có thể lấy được chúng từ các Treasure Sphere, và qua việc bán item. Game đầu tiên có chế độ như vậy là Final Fantasy VIII, gil được nhận từ tiền lương của SeeD, và game thứ hai là Final Fantasy XII, dù có thể một vài kẻ địch khi bị đánh bại sẽ đánh rơi gil, nhưng đó không phải là phần thưởng chính cho chiến thắng.
[sửa] Trang bị
Mỗi nhân vật có tám vũ khí chuyên biệt cơ bản, hầu hết trong số đó có thể được tìm thấy trong quá trình chơi, và tất cả đều có thể mua được tại các cửa hàng Retail Network. Các vũ khí cơ bản có thể được nâng cấp lên một giai đoạn thứ hai chuyên biệt, tiếp đến là giai đoạn thứ ba và là cuối cùng của nó. Giai đoạn thứ ba của tất cả các vũ khí của một nhân vật cụ thể đều có một cái tên chung, nhưng có chỉ số và khả năng khác nhau tùy thuộc vào việc nó được nâng cấp từ loại vũ khí nào.
Tất cả nhân vật đều có thể trang bị mọi loại phụ kiện. Mỗi nhân vật ban đầu chỉ có thể trang bị một phụ kiện tại một thời điểm, nhưng khả năng này có thể được tăng lên tối đa là bốn thông qua việc nâng cấp thu được trong Crystaria của mỗi nhân vật.
Ngoài những kỹ năng cơ bản được cung cấp bởi vũ khí và phụ kiện, khi một nhân vật trang bị vũ khí chuyên biệt và phụ kiện thuộc cùng nhóm "synthesis" (một tính chất ẩn), nhân vật đó sẽ có được thêm những kỹ năng thụ động (chẳng hạn như tăng tỉ lệ hồi phục thanh ATB).
Những kỹ năng cơ bản của vũ khí và phụ kiện dành cho nhân vật cũng có thể tăng giống như việc item được tăng level thông qua việc ghép các organic và synthetic component. Khi một vũ khí hoặc phụ kiện nào đó đạt đến level tối đa của nó (★), nó có thể được chuyển đổi thông qua một quặng đá catalyst để tiến vào một giai đoạn cao hơn của cùng một loại trang bị, mà sau đó có thể tiếp tục tăng level để nhận bonus cao hơn, mặc dù có một số phụ kiện chuyển đổi thành một item của một nhóm synthesis hoàn toàn khác biệt.
[sửa] Paradigm Shift
Hệ thống Paradigm Shift.
Người chơi chỉ có thể điều khiển một nhân vật tại một thời điểm trong trận chiến. Các thành viên khác có thể tự hành động, tuy nhiên, bị ảnh hưởng bởi một hệ thống gọi là "Paradigm Shift".
Paradigm được mô tả như "vị thế" hay "tầng lớp" mà nhân vật tạm thời sử dụng trong suốt trận chiến thể thi triển những kỹ năng mà họ có thể sử dụng. Tuy nhiên, chúng khó khăn hơn hệ thống job class; lấy ví dụ, nhân vật ở vai trò Medic chẳng làm được gì khác ngoài chữa trị, còn nhân vật ở vai trò Commando chỉ tấn công bằng những đòn vật lý và phép thuật.
Các paradigm có thể thay đổi bất kỳ lúc nào cho phù hợp với tình hình. Tuy nhiên, chúng không thể thay đổi riêng lẻ cho từng nhân vật, mà chỉ cho cả một nhóm tại một thời điểm. Vì vậy, một paradigm là một sự kết hợp của ba vai trò. Có tổng cộng 83 cách kết hợp paradigm có thể có (6 kiểu đơn, 21 kiểu đôi, và 56 kiểu ba thành viên kết hợp). Các vai trò được sử dụng được hiển thị như là chữ viết tắt màu bên cạnh tên của các nhân vật trong màn hình chiến đấu. Vai trò được thể hiện bằng chữ viết tắt có màu bên cạnh tên của nhân vật trong màn hình chiến đấu.
Vai trò trong paradigm gồm:
Bản Anh Bản Nhật Màu Mô tả
Commando (COM) Attacker (ATK) Tạo ra chuỗi đòn tấn công dễ dàng hơn với sức mạnh tăng cường.
Ravager (RAV) Blaster (BLA) Sạc thanh chain của kẻ địch với những đòn tấn công tập trung.
Sentinel (SEN) Defender (DEF) Bảo vệ đồng đội khỏi những đòn tấn công của kẻ địch.
Saboteur (SAB) Jammer (JAM) Làm yếu kẻ địch đồng thời sạc thanh chain của chúng.
Synergist (SYN) Enhancer (ENH) Hỗ trợ đồng đội với việc dàn trận phép thuật tăng cường.
Medic (MED) Healer (HLR) Tập trung hồi phục HP và loại bỏ những trạng thái bất lợi.
Theo các nhà phát triển, hệ thống này đã được thêm vào sau này trong quá trình phát triển để thêm tính chiến thuật và chiều sâu vào hệ thống chiến đấu.
[sửa] Triệu hồi
Bahamut được triệu hồi vào trận chiến.
Summon trở lại với cái tên Eidolon, có liên quan đến sức mạnh của l'Cie. Các Eidolon điều khiển được bao gồm Shiva Sisters, Odin, Bahamut, Alexander, và hai summon mới là Brynhildr và Hecatoncheir, trong khi Ifrit, Carbuncle, Valefor, Ramuh, và Siren có xuất hiện, nhưng không điều khiển được. Mọi Eidolon được thiết kế theo kiểu máy móc và sức mạnh để thay đổi hình dạng. Eidolon được sử dụng trong cả hai hình dạng trong vai trò là một tính năng của gameplay và thuộc về cốt truyện trong các đoạn cắt cảnh. Mỗi nhân vật có một Eidolon, và Eidolon thay thế các thành viên khác ngoài thành viên triệu hồi khi được gọi.
Eidolon được triệu hồi bằng việc sử dụng Technical Point (TP), có được khi chiến thắng các trận đánh. Ngoài ra, thay vì HP, Eidolon sử dụng "Summon Point" (SP) để hiển thị tình trạng sức khỏe, nhưng SP cũng giảm dần theo thời gian. Một khi SP hoàn toàn cạn kiệt, Eidolon sẽ biến mất, và các thành viên khác sẽ trở lại. Ngoài ra, mỗi l'Cie phải giành được "sự chấp thuận" của Eidolon tương ứng bằng cách đánh bại họ trong chiến đấu.
Lightning và Gestalt Mode của Odin.
Ngoài việc triệu hồi Eidolon để chiến đấu bên cạnh họ, mỗi Eidolon có thể biến đổi thành một dạng khác mà nhân vật triệu hồi có thể cưỡi/ngồi lên chúng. Điều này diễn ra trong một chế độ gọi là "Gestalt Mode" ("Driving Mode" trong bản tiếng Nhật), nơi mà trận chiến thiên về chiều hướng hành động hơn, summon có thể thực hiện các đòn tấn công đặc biệt khác nhau bằng việc kết hợp một số nút nhất định. Mỗi Gestalt Mode của Eidolon luôn có một đòn kết liễu đầy uy lực, mà sau đó sẽ kết thúc việc triệu hồi. Thời gian sử dụng Gestalt Mode được quyết định bởi thanh Gestalt Gauge, xuất hiện khi Eidolon được triệu hồi; thanh gauge sẽ được lấp đầy khi nhân vật triệu hồi gây những chuỗi đòn tấn công cùng với Eidolon.
[sửa] Mission
Tại Grand Pulse, sẽ có một vài điểm đánh dấu bằng các khối pha lê lớn – được gọi là Cie'th Stone, nơi cả nhóm nhận mission. Chức năng này tương tự như Hunt trong Final Fantasy XII, và phải chiến đấu với một trong nhiều con quái vật xung quanh Pulse. Nó không phải là một phần của câu chuyện chính, nhưng người chơi có thể trải nghiệm Focus của các l'Cie trước. Những l'Cie này thất bại trong việc hoàn thành mission của họ, chính vì thế mục tiêu của họ vẫn còn sống. Để người chơi có thể tiêu diệt kẻ thù quy định, một vài trong số đó đã được so sánh bởi các nhân viên đến ngọn núi cao chót vót ở bên trên cả nhóm, v.d.: Adamantoise.
Khi hoàn thành các mission này, người chơi có thể nhận thêm nguyên vật liệu và các item cần thiết để nâng cấp trang bị của mình. Sự khác biệt chính giữa hunt của Final Fantasy XII và mission của Final Fantasy XIII là mỗi hunt chỉ có thể được hoàn thành một lần, trong khi người chơi có thể làm mission nhiều lần. Tuy nhiên, phần thưởng cho mỗi mission thì chỉ nhận được có một lần; những mission đến sau sẽ cho người chơi nhiều loại phần thưởng khác nhau, thường kém chất lượng hơn (v.d.: Bomb Ashe và Bomb Shell).
[sửa] Cốt truyện
Cảnh báo có spoil: Phần này sẽ tiết lộ diễn biến và/hoặc kết thúc cốt truyện. (Bỏ qua đoạn này)
[sửa] Mở đầu
Lục địa nổi, Cocoon.
"Cocoon — một xã hội không tưởng trên không.
Những cư dân ở đây tin rằng thế giới của họ là thiên đường. Dưới sự quản lý của Sanctum, Cocoon đã có nền hòa bình và thịnh vượng một thời gian dài.
Nhân loại được những người bảo vệ nơi đây phù hộ, những fal'Cie nhân từ và họ tin rằng những tháng ngày yên bình ấy sẽ kéo dài mãi mãi.
Sự yên tĩnh của họ đã bị tan vỡ với sự phát hiện của một fal'Cie thù địch.
Khoảnh khắc fal'Cie đến từ Pulse — nỗi sợ hãi và sự căm ghét của thế giới bên dưới — đã thức tỉnh sau giấc ngủ của nó, hòa bình ở Cocoon đi tới hồi kết.
Fal'Cie nguyền rủa con người, biến họ thành những nô lệ sử dụng phép thuật. Họ trở thành l'Cie — được chọn lựa bởi các fal'Cie.
Những người mang dấu ấn của một l'Cie mang trên mình một gánh nặng phải thực hiện Focus của họ hoặc đối diện với định mệnh còn đáng sợ hơn cả cái chết.
Một lời cầu nguyện chuộc lỗi. Một ước mong bảo vệ thế giới. Một lời hứa thách thức cả định mệnh.
Sau mười ba ngày định mệnh đan xen vào nhau, trận chiến bắt đầu."
—Mở đầu chính thức
[sửa] Bối cảnh
Hệ thống đường ray ở Cocoon.
Mười ba thế kỉ trước, một thế giới không tưởng ở trên không được tạo ra trong bầu khí quyển của một hành tinh gọi là Pulse. Các fal'Cie, với sức mạnh to lớn và uy quyền, sẽ cô lập hoàn toàn lục địa khỏi vùng hoang dã của sự tàn ác và thô bạo được biết với tên Gran Pulse bên dưới và một cỗ máy có nhiệm vụ bảo vệ tất cả cư dân. Những lá chắn phòng thủ được thiết lập vòng quanh thế giới mới tạo ra, và thủ đô của nó được đặt cho một cái tên thích hợp: Cocoon.
Tranh của Isamu Kamikokuryo về thế giới Gran Pulse, và Cocoon nổi bên trên nó.
Bị tách biệt khỏi thế giới bên ngoài trong suốt nhiều năm, những cư dân của Cocoon luôn băn khoăn về điều mà Gran Pulse thật sự nắm giữ. Nỗi sợ hãi lan rộng khắp Cocoon, chính vì thế Sanctum,chính quyền của Cocoon, dưới sự dẫn đầu của Primarch (Galenth Dysley), ban hành sắc lệnh mới: Bất cứ cá nhân nào bị tình nghi có dính líu tới thế giới của Pulse hoặc giữ bất cứ món đồ nào của nó sẽ bị trục xuất khỏi lục địa và sẽ bị đưa tới môi trường khắc nghiệt của hành tinh bên dưới.
Và nữa, khi một Pulse fal'Cie phát hiện ra một thị trấn nhỏ tên Bodhum, nỗi sợ hãi lớn dần lên và tất cả cư dân ở Cocoon phản đối việc trục xuất toàn bộ thị trấn tới Pulse. Quân đội của Sanctum, PSICOM, không còn chọn lựa nào khác ngoài việc trục xuất toàn bộ cư dân của thị trấn tới thế giới bên dưới, sự kiện này được gọi là Purge, đánh dấu bước khởi đầu của game khi cư dân của Bodhum bị đưa lên Hanging Edge cùng với Pulse fal'Cie, Anima, chứa đựng bên trong Pulse Vestige.
[sửa] Cốt truyện chính
Xem thêm: Datalog/The Thirteen Days
Xem thêm: Datalog/Events
Tất cả những nhân vật chính trong game gặp gỡ nhau vào sự kiện Purge. Lightning trên chuyến tàu lửa Purge với mục đích tiêu diệt Pulse fal'Cie giải cứu em gái Serah Farron, người đã trở thành Pulse l'Cie, bị toàn Cocoon thù ghét và sợ hãi, mà fal'Cie đã chọn lựa. Đồng hành cùng với cô là Sazh Katzroy, một phi công cố gắng giúp con trai mình thực hiện Focus trong những nỗ lực tuyệt vọng nhằm cứu đứa bé khỏi số phận trở thành một Cie'th. Giống như Lightning, Snow Villiers cũng cố gắng cứu Serah, vị hôn thê của anh. Hope Estheim và Oerba Dia Vanille cũng dính líu vào khi khi mẹ của Hope, bà Nora Estheim, gia nhập quân kháng chiến của Snow và thiệt mạng dưới trướng của anh ta, khiến cả hai theo đuổi anh ta.
Pulse Vestige bên trong Hanging Edge.
Theo cách đó, cả năm nhân vật cùng gặp gỡ nhau tại Pulse Vestige, nơi họ chứng kiến Serah hóa thành pha lê, điều này chỉ diễn ra khi một l'Cie hoàn thành Focus của họ. Tiếp tục cả nhóm tiến vào bên trong lõi của Vestige, đụng độ những sinh vật gọi là Cie'th; là những l'Cie thất bại trong việc hoàn thành Focus của họ trong thời gian quy định. Lightning tin rằng Serah đã chết, còn Snow thì không từ bỏ hi vọng một ngày nào đó cô ấy sẽ tỉnh lại. Lightning tìm kiếm fal'Cie với ý định trả thù, tiến vào Anima's Throne cùng với những người còn lại để đối diện với Anima, là Pulse fal'Cie đã biến Serah thành một l'Cie.
Trong lúc cả nhóm đối diện Anima, PSICOM ra lệnh cho nổ tung Pulse Vestige và mọi thứ thành từng mảnh. Đứng trước cái chết không thể tránh khỏi, Anima biến Lightning và đồng đội của cô thành l'Cie, trong quá trình này, ông ta cho họ thấy giấc mơ liên quan đến thành phố Eden và sinh vật bí ẩn Ragnarok. Cả nhóm rơi xuống Lake Bresha bên dưới, nhưng vẫn sống sót nhờ vào việc Anima chuyển hóa toàn bộ khu vực thành pha lê trong lúc ông ta chết.
Ảnh phác họa Lake Bresha.
Những l'Cie mới quyết định chạy trốn ra khỏi nơi đây nhưng sớm thấy được hình dạng tinh thạch hóa của Serah. Snow quyết định ở lại bên cạnh Serah, gây ra một cuộc tranh cãi gay gắt giữa anh và Lightning. Cả nhóm chia rẽ ra làm hai sau khi đánh bại một đội PSICOM được cử đến giết họ: Snow vẫn ở lại để đào ra bức tượng Serah, còn những người còn lại tiến tới đống hoang toàn của một thành phố cũ ở bờ hồ. Tại đây họ lấy được một chiếc airship của quân PSICOM. Sazh xoay sở để lái chiếc airship thoát khỏi vòng kiểm soát, chỉ bị thiệt hại nhỏ vào thân tàu trong quá trình này.
Trên tàu, cả nhóm sử dụng một số chức năng cho phép xem trực tuyến bản tin phỏng vấn Galenth Dysley, và một chiến dịch đang được PSICOM thực hiện, sau sự 'thành công' của chiến dịch Purge. Chiếc airship bị bắn, khiến nó va chạm vào Vile Peaks. Trong lúc đó, Snow nhận được Eidolon của mình, Shiva Sisters, sau khi suýt bị quân PSICOM giết chết. Tuy nhiên, anh ta lại bị Oerba Yun Fang Rygdea và những thành viên khác của đội Cavalry bắt giữ. Họ đưa anh lên trụ sở của Cavalry, con tàu Lindblum, tại đó thủ lĩnh của họ, Cid Raines, bảo Fang và Snow giúp anh ta đi tìm những l'Cie còn lại.
Tại Vile Peaks, nhóm chia rẽ sau khi bất đồng quan điểm về Focus của họ, tất cả nghĩ rằng đó chính là sự diệt vong của Cocoon. Một mặt, Sazh và Vanille chỉ muốn chạy trốn và ẩn mình khỏi những kẻ săn đuổi họ. Tuy nhiên, Lightning có ý định hủy diêt Sanctum và fal'Cie Eden, cô tin rằng đó là cách duy nhất trong tình huống hiện nay. Cùng với Hope, cô đi đến Palumpolum là quê nhà của cậu ta, và sau đó tiến thẳng tới Eden, trung tâm đầu não của chính quyền Sanctum. Cô và Hope đi bộ qua hết phần còn lại của Vile Peaks. Áp lực khi vừa phải bảo vệ Hope an toàn, vừa xử lý những tên lính canh khiến cho Lightning phải khổ sở.
Trong một phút nóng giận, Lightning quát Hope rằng làm sao cô có thể bảo vệ cậu khi chính cô cũng gặp khó khăn trong việc bảo vệ chính mình, và bảo cậu phải mạnh mẽ lên bằng khả năng của chính bản thân, cô ngã xuống và khi ấy Eidolon Odin xuất hiện tấn công Hope, việc đó như thể buộc cô phải chọn lựa giữa nhiệm vụ và cậu ta. Cùng nhau, họ kiểm soát được Eidolon và bọn họ tiếp tục nhiệm vụ của mình.
Quân PSICOM đến Palumpolum.
Khi đi qua cánh rừng Gapra Whitewood, Lightning biết được chuyện của mẹ Hope, về ý kiến của cậu rằng cái chết mẹ cậu là do lỗi của Snow, và rằng cậu có xu hướng trả thù. Lightning nói với Hope phải có một kế hoạch để giúp cậu tập trung vào một mục tiêu và không để chính mình bị đưa đẩy bởi lòng thương cảm. Tiếp nhận lời khuyên của cô, Hope lập ra 'Chiến dịch Nora', kế hoạch của cậu để trả thù Snow, mặc dù Lightning cố khuyên Hope rằng kẻ thật sự đã giết mẹ cậu chính là Sanctum.
Khi đến Palumpolum, Hope dẫn Lightning xuống lòng đất để né bọn lính đang chiếm cứ thành phố. Lightning chẳng mấy chốc nhận ra rằng cô đang trốn chạy khỏi vận mệnh của mình bằng cách xem Sanctum là kẻ thù để cô chú trọng vào, và giờ cô đã làm cho Hope bắt chước. Cô bảo cậu dừng Chiến dịch Nora lại mặc cho cậu phản đối. Trở về bề mặt, Lightning và Hope phát hiện ra họ bị quân đội PSICOM bao vây. Snow và Fang kịp thời ứng cứu; tuy nhiên, trong sự hỗn loạn, những l'Cie bị tách ra, Lightning và Fang một nhóm và nhóm còn lại là Snow và Hope. Fang tiết lộ sự thật rằng cô và Vanille là Pulse l'Cie và đã nhận Focus một thời gian rất lâu trước. Sau khi hoàn thành nó, họ bị tinh thạch hóa và tỉnh dậy ở Cocoon trong khu Pulse Vestige. Fang cũng cho Lightning biết rằng cô và Vanille là gián tiếp chịu trách nhiệm cho việc Serah trở thành một l'Cie, và rằng cô ấy có thể tỉnh dậy từ pha lê như họ đã từng làm.
Ở một nơi khác, Hope đối diện với Snow về cái chết của mẹ cậu và vai trò của Snow trong đó, với ý định trả thù anh ta. Nhưng kế hoạch đó bị cắt ngang khi quân PSICOM tấn công họ; Snow xoay sở và cứu được Hope khỏi bị thương bằng cách đỡ cho cậu khi họ rơi từ mái nhà, và cả hai quyết định lắng xuống vấn đề của mình.
Fang, Lightning, Hope và Snow sớm gặp nhau, sau đó bọn họ cùng tiến tới Estheim Residence. Ở đó, Snow hồi phục hết thương trong khi đó Hope nói với cha cậu về số phận của Nora. Trong lúc cả nhóm lên kế hoạch đối phó với Sanctum, trung tá PSICOM Yaag Rosch tới cùng với binh lính PSICOM. Snow yêu cầu anh ta phải chấm dứt chiến dịch Purge, nhưng Yaag nói với anh rằng chiến dịch Purge được đề nghị bởi chính người dân Cocoon. Sau khi đương đầu với cuộc tấn công bất ngờ, Snow, Lightning, Hope và Fang được Rygdea cứu và đưa lên tàu Lindblum với sự giúp đỡ của Cid, người muốn chiến đấu chống lại PSICOM dưới cái tên Cavalry.
Sau khi tìm đường ra khỏi Vile Peaks, Sazh và Vanille băng qua Sunleth Waterscape để tới Nautilus. Sazh thú nhận với Vanille về việc ông lại tới Hanging Edge để cứu đứa con trai, Dajh Katzroy. Dajh đã trở thành một Sanctum l'Cie tại Euride Gorge và Sazh nghĩ ngờ rằng Focus của cậu bé chính là tiêu diệt Anima khi Dajh tiết lộ về Pulse Vestige tại Bodhum. Vanille cảm thấy hối hận khi chính cô biết rằng sự hiện diện của cô và Fang tại Euride Gorge đã làm cho fal'Cie Kujata biến Dajh thành một l'Cie (tất cả chuyện này xảy ra khi Lightning và Hope vượt qua Gapra Whitewood).
Ảnh phác họa Nautilus.
Sazh và Vanille tới Nautilus, tại đây họ đã chứng kiến cuộc diễu hành Pompa Sancta, mục đích tái hiện lại trận chiến War of Transgression giữa Pulse và Cocoon 500 năm về trước. Sazh mệt mỏi vì phải trốn tránh khỏi sự truy đuổi của binh lính PSICOM, quyết định tới nhìn con trai lần cuối, Vanille phản đối và định nói ra sự thật nhưng Jihl Nabaat, tổng chỉ huy PSICOM cùng với quân tháp tùng của PSICOM tiến tới. Sazh chẳng thể làm được gì ngoài việc nhìn Dajh biến thành pha lê ngay trước mắt mình, asu đó Jihl tiết lộ sự thật về sự kiện tại Euride Gorge: việc Dajh biến thành l'Cie là do sự hiện diện của Vanille và Fang ở khu đó.
Giận dữ, ông đương đầu với Vanille, làm cho Eidolon của ông, Brynhildr, xuấ
Kem SU Shu- Total posts : 124
Similar topics
» [FF] Anima (Final Fantasy XIII)
» [FF] Lightning Returns: Final Fantasy XIII
» [Review] Final Fantasy XIII-2
» [Review] Final Fantasy XIII-2
» [Preview] Final Fantasy XIII
» [FF] Lightning Returns: Final Fantasy XIII
» [Review] Final Fantasy XIII-2
» [Review] Final Fantasy XIII-2
» [Preview] Final Fantasy XIII
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum