[FF] Final Fantasy VIII
Page 1 of 1
[FF] Final Fantasy VIII
Final Fantasy VIII là phiên bản thứ tám của series Final Fantasy. Game là tác phẩm thứ hai của series Final Fantasy được phát triển trên cả hệ máy PlayStation và PC. Nó xuất hiện dưới dạng PsOne Classic trên PlayStation Network ở Nhật vào 24 tháng Chín, 2009, Bắc Mỹ vào 18 tháng Mười Hai, 2009 và châu Âu vào 4 tháng Hai, 2010.
Mười ba tuần sau khi phát hành, Final Fantasy VIII thu được hơn 50 triệu đô ở Mỹ, trở thành phiên bản bán chạy nhất của series Final Fantasy vào thời điểm đó. Thêm vào nữa, Final Fantasy VIII được bầu chọn đứng thứ 22 trong các game hay nhất mọi thời đại bởi độc giả của tạp chí Nhật Famitsu. Final Fantasy VIII tiếp tục trở thành một trong những game bán chạy nhất trong series với doanh thu trên toàn thế giới là hơn 8,15 triệu đô tính đến 31 tháng Ba, 2003.
Final Fantasy VIII là sự chuyển hướng khỏi rất nhiều hình tượng cổ điển của series. Đây là game Final Fantasy đầu tiên thiết kế các nhân vật có tỉ lệ giống với người thật, game đầu tiên có bản nhạc chủ đề có lời và là tựa game duy nhất không theo truyền thống của các game trước, đó là tăng sức mạnh của nhân vật thông qua việc lên level (mặc dù level không hoàn toàn bị loại bỏ như trong Final Fantasy II). Thêm vào, game không có hệ thống điểm Magic Point cho kỹ năng magic. Thay vào đó, các phép thuật được thu thập, hút, và được tạo ra từ quái vật và những vật thể có thể tác động được xuyên suốt game, và dùng để tăng sức mạnh của nhân vật thông qua Junction System.
Gameplay
Menu.
Gameplay của Final Fantasy VIII rất khác biệt so với những tựa game trước. Hệ thống Draw và Junction là những thay đổi đáng chú ý nhất. Thay vì lên level để học phép thuật và kỹ năng mới thông qua vũ khí hoặc một job class, thì ở đây người chơi phải "hút" phép thuật từ kẻ thù và các Draw Point, là các điểm có rải rác khắp game chứa đựng ngẫu nhiên số lượng magic nào đó nhất định. Điều này loại bỏ sự quy ước điểm magic/mana, nhưng lại khuyến khích người chơi tích trữ và giữ gìn những magic để cả cho sử dụng trực tiếp và để kết nối chúng với các chỉ số khác nhau kết hợp với các Guardian Force, là các vị thần góp phần trong việc học những kỹ năng mới.
[sửa] Guardian Force
Một trận chiến trong Final Fantasy VIII.
Bài chi tiết: Guardian Force
Quái vật được triệu hồi trong Final Fantasy VIII được gọi là Guardian Force, thường viết tắt là GF. Chúng đòi hỏi phải được kết nối với những nhân vật để có thể sử dụng chúng cũng như là kỹ năng vốn có của chúng. Không giống như những game trước, GF đòi hỏi một khoảng thời gian để có thể triệu tập, thời gian cần thiết phụ thuộc vào sự kết hợp giữa nhân vật/GF. Khi được lựa chọn, thanh đo ATB bắt đầu chạy lùi lại, tên và lượng HP của nhân vật được thay thế bởi tên và lượng HP của GF. Giống như Aeon sau này được sử dụng trong Final Fantasy X, GF có HP và có thể tấn công, phòng thủ cả đội trong khi được triệu tập. Trong quá trình triệu tập, nếu lượng HP của GF xuống còn 0, họ sẽ bị KO và không được triệu tập nữa. Họ cũng sẽ không thể triệu tập cho đến khi họ được hồi sinh. Mặt khác, nếu thanh ATB chạy về 0, GF được triệu tập và tấn công giống như trong Final Fantasy VII. Nếu GF được triệu tập học được kỹ năng Boost, thì người chơi có thể tăng sức mạnh lên đến 250%, nhưng nếu người chơi thất bại trong việc boost cho GF thì sức mạnh tấn công của nó sẽ bị giảm hơn bình thường.
Guardian Force cũng có thể nhận được Ability Point để học kỹ năng mới. Mỗi GF có những kỹ năng riêng, mặc dù những vật phẩm hiếm cho phép tùy biến tập hợp các kỹ năng riêng của từng GF. Hầu hết các kỹ năng yêu cầu ít nhất phải kết nối GF với một nhân vật, nhưng một vài kỹ năng lại yêu cầu phải kết nối đến nhân vật nhận hiệu ứng. Mỗi GF có một kỹ năng, mà một khi đã học, thì có thể kết nối như là một lệnh command trong chiến đấu. Hai Guardian Force đầu tiên kiếm được vào đầu game. Những Guardian Force khác có thể kiếm được thông qua các nhiệm vụ phụ, hoặc bằng cách hút chúng từ những con boss. Chỉ có ba Guardian Force là bắt buộc, còn những con còn lại là tùy chọn.
[sửa] Junction
Bài chi tiết: Junction System
Màn hình Junction của Squall.
Junction System là hệ thống được sử dụng để tăng chỉ số và để thêm thuộc tính/trạng thái cho vũ khí và giáp. Người chơi phải kết nối một Guardian Force để kích hoạt các lệnh command chiến đấu khác ngoài lệnh Attack. Để tăng chỉ số, yêu cầu nhân vật phải hấp thụ phép thuật, thường bằng cách hút từ những đối thủ hoặc các điểm draw point, hoặc bằng cách đổi item thông qua kỹ năng của GF. Sau đó người chơi có thể junction phép thuật đó với các chỉ số như là Strength, Vitality, Evasion và Hit-Rate. Chỉ số nào có thể được thay đổi phụ thuộc vào Guardian Force đang được kết nối. Guardian Force có thể học để mở khóa thêm nhiều thông tin trong việc kết nối phép thuật bằng cách kiếm điểm AP trong trận chiến, và bằng cách sử dụng các item cho GF.
[sửa] Điểm kinh nghiệm và Level
Cũng như với hầu hết các game thuộc thể loại RPG, Điểm kinh nghiệm được thưởng qua việc chạm trán kẻ thù ngẫu nhiên. Hệ thống level của Final Fantasy VIII độc đáo bởi hai lý do: mỗi nhân vật chỉ yêu cầu 1.000 điểm kinh nghiệm để lên level, ngược lại những game khác yêu cầu nhiều điểm hơn theo từng level đạt được. Các điểm tăng để một lần lên level là rất ít, vì các điểm này phần lớn phụ thuộc vào Junction System.
Đặc điểm riêng khác là kẻ thù và các con boss không có level cố định (mặc dù chúng có level tối đa); chúng gia tăng về máu, các chỉ số và kỹ năng tùy thuộc level của người chơi. Những kẻ địch level cao hơn có khả năng đánh mạnh hơn và chịu đòn tốt hơn, và có thể có thêm những chiêu tấn công đặc biệt. Chúng cũng có lượng phép thuật dồi dào hơn để hút và item để trộm tùy thuộc vào level của chúng. Lợi thế của hệ thống này là dù người chơi đang ở đoạn nào trong cốt truyện đi chăng nữa, thì đều có một mức độ khó khăn riêng.
Ngoài ra, bởi vì hầu hết các địa điểm sẽ được ghé qua nhiều lần trong suốt cốt truyện và cho nhiệm vụ phụ, những kẻ địch đã từng chạm trán sẽ mạnh lên cùng với nhóm và vẫn có thể gây ra nguy hiểm sau này trong game. Có những địa điểm nhất định mà có ngoại lệ cho lối tăng level này của các quái vật, đặc biệt là ở đảo Islands Closest to Heaven and Hell, nơi mà tất cả các quái vật đều có level 100 bất chấp level của nhân vật, và Fire Cavern hay Lunatic Pandora, nơi mà tất cả các quái vật đều có level 1 bất chấp level của nhân vật.
[sửa] Limit Break
Bài chi tiết: Limit Break
Hệ thống Limit Break đã quay trở lại trong Final Fantasy VIII. Hệ thống này giống như Desperation Attack trong Final Fantasy VI. Mỗi nhân vật có một Limit Break riêng của họ, phù hợp với phong cách của nhân vật. Có một quy luật, khi một nhân vật có HP thấp xuống ở một mức nhất định, thì Limit Break sẽ có thể thi triển.
Một điểm khác biệt giữa hệ thống này và Desperation Attack của Final Fantasy VI là người chơi có thể lựa chọn Attack thông thường kể cả khi Limit Break đang hiện hữu. Một điểm khác là cơ hội Limit Break xuất hiện sẽ tăng khi mức HP của anh/cô ấy bị giảm, cùng với vài yếu tố nữa. Ngoài ra, Desperation Attack chỉ có thể được sử dụng một lần trong một trận đấu, còn ở đây không có giới hạn số lần Limit Break có thể sử dụng, cứ kéo dài miễn là nhân vật vẫn duy trì trạng thái nguy kịch.
Limit Break của một vài nhân vật được kèm theo bởi một yếu tố tương tác, đòi hỏi độ khéo tay của người chơi để có thể gây sát thương toàn bộ công lực; nếu dùng đúng cách, thì những Limit Break tương tác này sẽ mạnh hơn rất nhiều so với cái không tương tác.
[sửa] Triple Triad
Bài chi tiết: Triple Triad
Final Fantasy VIII giới thiệu một minigame có thể chơi khi có NPC ở gần; là một loại card game, có tên là Triple Triad. Triple Triad biến đổi từ một game rất đơn giản và dễ chơi thành một game cực kì khó. Nhiều luật lệ và mức độ biến đổi của những luật khác nhau trong quá trình chơi, phụ thuộc vào khu vực đang chơi. Và để phức tạp hóa vấn đề thêm nữa, những luật lệ trong khu vực này cũng sẽ được mang đến những khu vực khác. Vậy nên người chơi cần phải cẩn thận với những luật lệ mang theo trong lúc chơi.
Những tấm card thắng được từ những con quái vật hoặc bằng cách thắng những NPC, đều có thể biến thành những item khác nhau nhờ sử dụng kỹ năng Card Mod của Quezacotl, có thể là từ screw cho đến những item có khả năng tinh luyện thành những phép thuật mạnh nhất trong game. Những tấm card cũng có thể thu được bằng cách sử dụng lệnh Card của Quezacotl, có thể biến quái vật mục tiêu thành một tấm card.
[sửa] Nhân vật
Ảnh phác họa các nhân vật trong Final Fantasy VIII của Yoshitaka Amano.
Bài chi tiết: List of Final Fantasy VIII Characters
Xét tổng thể, Final Fantasy VIII có tất cả 11 nhân vật điều khiển được, 6 trong số đó được sử dụng trong phần lớn game, 3 nhân vật được sử dụng ở một số thời điểm nhất định, và 2 nhân vật tạm thời.
Nhân vật chính:
Squall Leonhart - Người anh hùng lầm lì và bất đắc dĩ.
Rinoa Heartilly - Một người con gái xinh đẹp và đầy sức sống.
Quistis Trepe - Một thành viên xuất sắc của SeeD tham gia nhóm như là hướng dẫn viên của Squall.
Zell Dincht - Một học viên Garden với khả năng võ thuật và tính tình không mấy nổi bật.
Selphie Tilmitt - Một người con gái mạnh mẽ với tâm hồn vô tư.
Irvine Kinneas - Một tay súng cừ khôi và là một anh chàng nịnh gái có hạng.
Ultimecia - Một sorceress đầy sức mạnh tới từ tương lai, kẻ muốn trở thành vô địch.
Nhân vật chủ chốt khác:
Seifer Almasy - Đối thủ của Squall, gây ra sự tàn phá trên toàn Balamb Garden.
Laguna Loire - Một người lính Galbadia với ước mơ trở thành một nhà báo.
Kiros Seagill - Một người lính Galbadia sử dụng katar trong trận chiến. Bạn thân nhất của Laguna.
Ward Zabac - Một người lính Galbadia sử dụng một cây lao. Bạn thân của Laguna.
Edea Kramer - Một sorceress bí ẩn.
Cid Kramer - Hiệu trưởng của Balamb Garden.
Ellone - Một cô gái trẻ tuổi có khả năng đưa con người trở về quá khứ.
Adel - Sorceress và là kẻ thống trị Esthar.
[sửa] Xuất hiện trong các phụ bản
Một vài nhân vật trong game đã xuất hiện trong những game khác của Square. Squall và Ultimecia đã xuất hiện trong Dissidia Final Fantasy như là nhân vật chính và nhân vật phản diện tiêu biểu cho Final Fantasy VIII và Laguna cũng xuất hiện trong Dissidia 012 Final Fantasy. Selphie, Irvine và Quitis xuất hiện trong game với vai trò là người hướng dẫn cho Dissidia gốc, trong khi Seifer và Laguna lại xuất hiện với vai trò làm ghost card. Trong khi đó, Squall cũng xuất hiện trong Chocobo Racing, Kingdom Hearts, Kingdom Hearts: Chain of Memories, Kingdom Hearts II và Dragon Quest & Final Fantasy in Itadaki Street Special. Rinoa cũng xuất hiện trong Dragon Quest & Final Fantasy in Itadaki Street Special trong khi Quistis xuất hiện trong phiên bản Portable của game. Selphie cũng xuất hiện trong Kingdom Hearts, và được tham gia sau này bởi Seifer, Fujin và Raijin trong Kingdom Hearts II.
Squall và Rinoa được đưa vào trong bản technical demo chính thức cho hệ máy PlayStation 2 năm 1999, tái tạo lại đoạn phim khiêu vũ trong Final Fantasy VIII sử dụng thời gian thực. Rinoa cũng xuất hiện trong bộ phim fanmade của Monty Oum, Dead Fantasy.
[sửa] Cốt truyện
Cảnh báo có spoil: Phần này sẽ tiết lộ diễn biến và/hoặc kết thúc cốt truyện. (Bỏ qua đoạn này)
"Đứng trước làn sóng dữ dội nổi lên được gây ra bởi lời tuyên chiến của Galbadia là một học viên trường SeeD tên là Squall Leonhart. Do một lỗi lầm nghiêm trọng, mà Squall đã trở thành một người khép kín."
"Tình cờ gặp gỡ với Rinoa Heartilly có tâm hồn vô tư, làm thế giới của anh đảo lộn. Sống trong môi trường kỉ luật, Squall cảm thấy tâm hồn lạc quan của Rinoa rất hay và đã bị lôi cuốn. Không có thời gian để cân nhắc về những suy nghĩ đó, vì công việc đối mặt với những sorceress đằng sau những hành động gây chiến vô lý của Galbadia đã thuộc về SeeD và Squall."
—Bản giới thiệu chính thức
[sửa] Bối cảnh và SeeD
Squall và Seifer đang đánh nhau.
Game mở đầu với một cuộc chiến giữa hai kì phùng địch thủ Squall Leonhart và Seifer Almasy. Squall và Seifer đều là học viên của Balamb Garden, một học viện đào tạo các SeeD. SeeD là một lực lượng lính đánh thuê giúp đỡ mọi người ở khắp nơi trên thế giới. Cuộc chiến cân tài cân sức, dù cả hai đều kết thúc với vết sẹo ngang mặt. Squall thức dậy sau đó vài giờ, vào ngày kiểm tra thực tế SeeD. Anh đi với hướng dẫn viên Quistis Trepe để thu phục một Guardian Force (GF), sinh vật cho phép con người khả năng sử dụng phép thuật để tăng cường kỹ năng vật lý của họ.
Bài kiểm tra cuối cùng Squall phải vượt qua để trở thành một SeeD chính thức là đến thành phố bị chiếm đóng, Dollet, với những thành viên trong đội là Zell Dincht và Seifer. Họ nhanh chóng khám phá ra lý do để chiếm đóng của Quân đội Galbadia để tái hoạt động một tòa tháp liên lạc cũ. Seifer bỏ mặc đồng đội đằng sau và bất tuân mệnh lệnh của Garden. Một cô gái trẻ can đảm, Selphie Tilmitt, tham gia vào nhóm vào thời điểm đó, và sau khi đã tiêu diệt con quái vật trên đỉnh tháp, tòa tháp được tái hoạt động trở lại, và họ bị dồn đến bãi biển bởi một cỗ máy chiến đấu hình con nhện.
Trở lại Garden, kết quả của bài thi được công bố. Squall, cùng với Zell, Selphie, và một người nữa tên là Nida, là những người duy nhất vượt qua, và được tuyên bố trở thành SeeD bởi Hiệu trưởng Cid Kramer. Seifer không vượt qua được, do không tuân theo mệnh lệnh trực tiếp. Sau đó vào buổi tối, tại buổi lễ SeeD Graduation Ceremony, một cô gái trẻ mặc bộ váy trắng tới gần Squall và đề nghị anh khiêu vũ cùng. Squall lúc đầu không thích, nhưng cuối cùng cũng phải bước ra do cô gái ấy cứ nằng nặc mãi. Họ khiêu vũ với nhau, trước khi cô gái xin lỗi phải đi.
Sau đó, Quistis bảo Squall tới gặp ở "Secret Area" thuộc Training Center để nói chuyện, tại đây cô đã nói rằng cô bị cách chức vị trí giảng viên, nghĩa là đã bỏ qua rào cản thầy trò giữa hai người. Quistis cố gắng thổ lộ tình cảm với Squall, nhưng Squall lạnh lùng cố gắng xa cách, nhanh chóng thiếu kiên nhẫn và bỏ đi chỗ khác.
Ngày hôm sau, Squall, Selphie và Zell nhận được nhiệm vụ đầu tiên trong vai trò là một SeeD chính thức: trợ giúp một nhóm kháng chiến được biết đến với cái tên Forest Owls trong nhiệm vụ của họ là trấn giữ được một vùng nhỏ bé độc lập có tên là Timber. Trên chuyến tàu đến Timber, các chiến sĩ SeeD đột nhiên bất tỉnh và có giấc mơ về một người đàn ông tên Laguna Loire, và hai người bạn của ông là Kiros Seagill và Ward Zabac. Chỉ đến khi tỉnh lại, họ gặp nhóm Forest Owls, mới phát hiện ra rằng người con gái đã nhảy với Squall, Rinoa Heartilly, là một thành viên của nhóm này. Kế hoạch của nhóm Forest Owls là bắt cóc Vinzer Deling, tổng thống tàn bạo của Galbadia, và ép ông ta phải rút binh lính khỏi Timber. Nhưng, sau khi chiếm đoạt đoàn tàu của tên tổng thống, họ phát hiện ra đó chỉ là một kẻ mạo danh.
[sửa] Hỗn loạn và Kí ức
Sau khi tiêu diệt kẻ mạo danh, họ tìm hiểu ra rằng Tổng thống Deling thật sẽ đến trạm Timber TV Station để tuyên truyền cái gì đấy. Tổng thống tuyên bố rằng Sorceress Edea là nhà ngoại giao mới của Galbadia vừa đúng lúc Seifer xuất hiện và đến bắt Tổng thống làm con tin. Sau vụ ẩu đả, Seifer biến mất cùng với mụ sorceress, và sau đó được tuyên bố là đã bị hành hình. Với danh tiếng của Garden có nguy cơ bị tổn hại, Squall và bạn bè của anh chạy trốn đến Galbadia Garden, và có một giấc mơ khác bí ẩn về Laguna trên đường đi. Tại Galbadia Garden, họ được mời tham gia vào một âm mưu ám sát mụ sorceress với sự trợ giúp của Tướng Caraway của Galbadia và tay thiện xạ Irvine Kinneas. Vụ ám sát được lên kế hoạch sẽ diễn ra tại cuộc diễu hành cho lễ nhậm chức của Edea ở Deling City. Rinoa, nhằm để chứng minh cô có khả năng và nghiêm túc về phong trào kháng chiến, đã tự vạch một kế hoạch nhằm trừ khử sức mạnh của Sorceress với thanh kiếm của Odine.
Rinoa nhanh chóng bị mụ Sorceress đánh bại, sau đó mụ đã giết luôn Tổng thống Deling. Selphie, Zell và Quistis bẫy được mụ Sorceress sau một cánh cửa, trong lúc đó, Squall và Irvine đã đến được vị trí của họ, ở đó có một cây súng bắn tỉa với độ chính xác cao đã được chuẩn bị sẵn cho họ để ám sát mụ Sorceress. Irvine có vẻ như đã chùn tay ngay trước khi anh có nghĩa vụ phải bắn Edea, nhưng với sự giúp đỡ của Squall, anh đã bắn mụ Sorceress. Edea chặn phát đạn với lá chắn ma thuật, buộc Squall phải tới để chiến đấu với mụ sorceress. Chạy xuyên qua đám diễu hành, Squall ngạc nhiên khi thấy Seifer đứng bên canh mụ Sorceress. Squall tấn công mụ Sorceress sau khi đã vượt qua được Seifer, bây giờ đã trở thành hiệp sĩ bảo vệ Edea. Edea sử dụng Limit Break băng xuyên qua ngực Squall và làm cho anh bất tỉnh.
Squall lại mơ về Laguna trong một thị trấn nhỏ gọi là Winhill, ở đó ông sống với một người phụ nữ tên là Raine và cô con gái nuôi tên Ellone. Anh sau đó tỉnh dậy trong D-District Prison của Galbadia, cùng với bạn của anh ở kế bên. Seifer tra tấn Squall, yêu cầu được biết mục đích thực sự của SeeD. Squall bị bất tỉnh bởi cơn đau, nhưng được cứu thoát bởi một con Moomba. Bạn của anh cũng đã xoay sở để thoát ra, nhưng trong lúc trốn thoát, họ thấy những người Galbadia đã phóng tên lửa hướng vào Trabia Garden như một phần trong kế hoạch của Edea nhằm tiêu diệt cả hai Garden. Suy đoán rằng Balamb Garden sẽ là mục tiêu tiếp theo, họ chia thành hai nhóm: nhóm Selphie cố gắng để ngăn chặn việc phóng tên lửa, trong khi nhóm Squall thì đi về để cảnh báo cho Balamb Garden biết. Nhóm Selphie thất bại trong việc ngăn chặn tên lửa phóng, và chỉ kịp để thoát khỏi sự tự hủy diệt của căn cứ phóng tên lửa.
Squall về và chứng kiến Balamb Garden đang trong sự hỗn độn; những học viên đang đánh nhau, một bên là phía Hiệu trưởng Cid và một bên là người đứng đầu Garden, NORG. Cid nói rõ rằng NORG chính là người đầu tư vốn ban đầu cho Garden khi nhìn thấy tiềm năng của nó, tự cho bản thân là chủ nhân, và từ bỏ mục đích chính của Garden là chiến đấu và đánh bại Sorceress. Mâu thuẫn giữa họ trở thành cuộc nội chiến giữa SeeD và Garden Faculty. Squall tiêu diệt được NORG, và phát hiện ra rằng Garden là căn cứ di động. Squall liền di chuyển Garden ra khỏi vị trí cũ vừa kịp lúc trước khi tên lửa của Galbadia đâm vào.
Các SeeD của Balamb đấu với Quân lính Galbadia.
Vì hệ thống điều khiển của Garden đã bị hỏng hóc theo thời gian do không được bảo trì, Balamb Garden đâm vào Fishermans Horizon, một thị trấn hòa bình được xây dựng xung quanh một trạm xe lửa không còn chức năng. Các kỹ thuật viên ở đây giúp khôi phục lại đầy đủ chức năng của Garden và Squall được đoàn tụ với nhóm bạn ở căn cứ tên lửa. Cid đưa Squall trở thành thủ lĩnh của Garden, bắt anh phải chấp nhận việc này. Khi Garden trở về thị trấn Balamb, Squall phát hiện rằng những người Galbadia, dưới sự giám sát của bạn Seifer là Fujin và Raijin, đang chiếm đóng Balamb để tìm kiếm một người phụ nữ tên là Ellone. Sau khi giải phóng thị trấn, Squall quyết định đi đến Trabia Garden, Garden quê nhà của Selphie.
Selphie khóc thương khi quê hương của cô bị tàn phá bởi tên lửa của Galbadia. Khi cô nói với Squall, Quistis, Zell và Irvine, họ đột nhiên nhớ ra rằng khi còn bé, tất cả bọn họ cùng sống với nhau trong một trại mồ côi, được chăm sóc bởi một người phụ nữ tên là Edea. Họ đã quên tất cả quá khứ của họ, bởi vì một khi sử dụng năng lực của những Guardian Force, thì kí ức sẽ bị phai mờ. Họ quyết định quay trở lại trại mồ côi, và khám phá ra rằng Galbadia Garden đã đến nơi này trước. Chúng đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào Garden, nơi bây giờ đang nằm dưới sự điều khiển của Edea và Seifer. Squall và bạn bè của anh cuối cùng cũng xoay sở và thâm nhập được vào Galbadia Garden, nơi họ đối mặt và đánh bại Seifer, và cuối cùng cũng đánh bại được mụ Sorceress Edea.
Edea trở lại trạng thái bình thường trong sự ngạc nhiên. Sau đó bà tiết lộ rằng bà đã bị chiếm hữu bởi một mụ Sorceress đến từ tương lai xa tên là Ultimecia, và cho đến bây giờ họ đã chiến đấu chống lại Ultimecia, dưới "vỏ bọc" là Edea. Với kết quả của trận chiến, Ultimecia tiếp tục chiếm hữu Rinoa, làm cho cô bị hôn mê. Ultimecia thao túng và hồi sinh Seifer đang mê man, và bà ra lệnh hắn nâng Lunatic Pandora từ dưới đại dương lên. Những chiến sĩ SeeD quay trở về trại mồ côi để nói chuyện với Edea về Ultimecia. Thông qua cuộc nói chuyện với Edea họ biết được kế hoạch nén thời gian của Ultimecia.
[sửa] Cuộc chiến định mệnh với Ultimecia
Vượt qua cảm xúc, Squall nhận ra rằng anh yêu Rinoa và anh sẽ làm bất cứ điều gì để mang cô trở lại. Phát hiện ra Ellone là một trong những người đã gửi anh và bạn bè của anh trở lại khoảng thời gian khi còn trẻ của Laguna dưới dạng những giấc mơ, nên anh muốn tìm kiếm Ellone và nhờ cô gửi anh quay về quá khứ để anh có thể ngăn chặn việc Rinoa trở nên hôn mê. Squall và bạn bè của anh biết được Ellone đã đi đến một quốc gia cách biệt có tên là Esthar và Edea cũng gia nhập nhóm để đến Esthar bất chấp sự sợ hãi của bà đối với việc Ultimecia có thể chiếm hữu bà lần nữa. Squall cõng Rinoa đang bị hôn mê đi qua Salt Flats, nơi cả nhóm phát hiện ra Esthar bị che phủ bởi một tấm bảo vệ lớn. Ở Esthar, Ts. Odine cho Squall biết nơi anh có thể tìm thấy Ellone. Ở Lunar Gate, cả nhóm được đưa ra ngoài vũ trụ, đến Lunar Base của Esthar. Lunar Base là nơi giam giữ Sorceress Adel, kẻ đã từng một lần thống trị Esthar.
Squall cứu Rinoa trước khi cô bị phong ấn.
Một khi cả nhóm lên được Lunar Base, Ultimecia chiếm giữ cơ thể của Rinoa và buộc cô ra xa khỏi những người có thể ngăn cô lại. Ỏ dưới đất, nhóm của Zell đã bị sốc khi thấy sự gia tăng kích cỡ của một cây trụ cột lớn màu đen từ đại dương và xuất hiện bên trên Esthar. Cây trụ cột, được gọi là Lunatic Pandora, được tạo ra bởi Esthar để kích hoạt một sự kiện gọi là Lunar Cry, khi vô số quái vật tràn xuống hành tinh từ Mặt trăng. Seifer tiến hành khai quật Lunatic Pandora như là một phần trong kế hoạch của Ultimecia. Với cơ thể của Rinoa, Ultimecia đi ra ngoài không gian và phá hủy phong ấn trên Adel, kẻ quay lại Lunatic Pandora. Ultimecia sau đó bỏ rơi cơ thể Rinoa ngoài không gian để nhập vào Adel.
Squall đuổi theo Rinoa và giải thoát cô khỏi cái chết ngoài vũ trụ. Họ trốn thoát đến một phi thuyền bị mất tích tên Ragnarok, hiện đang trôi dạt ở quỹ đạo gần Lunar Base. Bây giờ Rinoa bị coi là một Sorceress, và Esthar yêu cầu giao Rinoa để giam giữ, vì cô gây nguy hiểm cho toàn thế giới. Rinoa đồng ý đi theo họ, nhưng Squall không thể chịu đựng được, và giải cứu cô trước khi cô bị phong ấn. Sau đó cả nhóm chuẩn bị đến Lunatic Pandora để giải cứu Ellone, đang bị bắt giữ bởi Seifer cho những kế hoạch sau này của Ultimecia.
Nhóm bàn về kế hoạch của Ultimecia với Ts. Odine. Kỹ năng của Ellone là có thể gửi ý thức của người khác đến những thời đại khác nhau, được Ts. Odine sử dụng vào một thời điểm nào đó trong tương lai, để tạo ra cỗ máy Junction Machine Ellone. Ultimecia đã sử dụng Junction Machine Ellone để quay trở về đúng lúc để kết nối và chiếm đoạt cơ thể của các Sorceress để mụ có thể tồn tại ở mọi thời đại. Tuy nhiên, cỗ máy có những hạn chế trong khoảng thời gian nó có thể gửi ý thức trở lại. Cho nên, mục đích của Ultimecia là tìm Ellone thật để ý thức của mụ có thể tồn tại ở quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Với ý thức của mụ ở khắp các thời đại, Ultimecia cuối cùng cũng thi triển được thời gian nén và trở thành một vị thần có quyền lực tuyệt đối có thể điều khiển toàn bộ thời gian, không gian và sự sống.
Với những khám phá này, Squall và những người bạn phải hành động nhanh chóng lập nên một kế hoạch với Laguna, giờ đã là Tổng thống của Esthar và Ts. Odine, để ngăn Ultimecia lại. Theo kế hoạch thì họ sẽ đợi đến khi Ultimecia chiếm đoạt cơ thể Adel. Sau đó nhóm sẽ tiêu diệt Adel để mụ chuyển lại sức mạnh cho Rinoa, khiến cô trở thành Sorceress duy nhất còn lại ở hiện tại mà Ultimecia có thể tồn tại bên trong. Với Ultimecia ở trong Rinoa, Ellone sẽ có thể gửi ý thức của cả hai về quá khứ xa xôi, cho phép Ultimecia có thể nén thời gian. Sau đó Ellone sẽ mang ý thức của cả hai trở lại và gửi họ trở về thời đại của từng người, để có thể ngừng ma thuật tạm thời lại.
Sau khi bàn bạc kế hoạch ngăn chặn Ultimecia với Squall và đồng đội, Laguna đưa họ thông tin về cách duy nhất để sống sót trong một vũ trụ thời gian nén. Để sống sót, Squall và đồng đội phải giữ cho mối quan hệ của họ mạnh mẽ bằng cách nhớ đến mọi người và suy nghĩ về một nơi họ đều kết nối và nơi họ muốn đến. Với cách đó họ sẽ có thể sống sót qua thời gian nén, và với tình yêu, niềm tin đối với mỗi người giúp họ đến được tương lai của Ultimecia và tiêu diệt mụ.
[sửa] Đối diện với số phận
Cả nhóm đang đối mặt với Ultimecia ở dạng thật của bà ta.
Với kế hoạch tiêu diệt Ultimecia đã được chuẩn bị, họ đến Lunatic Pandora và chạm trán Seifer. Fujin và Raijin cố gắng khuyên Seifer ngừng phục vụ Ultimecia và trở lại làm bạn của họ. Seifer lờ đi lời đề nghị của họ và chiến đấu với Squall và đồng đội của anh. Sau khi Seifer bị đánh bại, hắn bắt cóc Rinoa và dâng hiến cô cho Ultimecia (giờ bên trong cơ thể của Adel).
Sau đó Ultimecia kết nối Rinoa với cơ thể Adel. Squall cùng đồng đội chiến đấu với Ultimecia (dưới hình dáng Adel), và tiêu diệt cơ thể của Adel. Sau khi sự chiếm hữu cơ thể Adel kết thúc, Adel chuyển Sorceress Power cho Rinoa, làm cho kế hoạch diễn ra suôn sẻ. Không còn cơ thể nào để tồn tại bên trong, Ultimecia đành phải nhập vào Rinoa, cho phép Ellone gửi ý thức của Ultimecia và Rinoa trở về quá khứ. Với ý thức của mụ ở mọi thời đại, Ultimecia thi triển nén thời gian, mặc dù nó bị tạm ngưng khi Ellone gửi ý thức của mụ về tương lai.
Tuy nhiên, sự nén thời gian một phần lại cho phép Squall và đồng đội đến tương lai và đến được Ultimecia Castle. Ở tương lai, cả nhóm khám phá ra một thế giới đen tối được trị vì bởi Ultimecia. Xác của những thành viên White SeeD được tìm thấy khắp nơi xung quanh lâu đài của mụ, khiến Squall cảm giác rằng SeeD đã chiến đấu với Ultimecia qua rất nhiều thế hệ rồi. Sau những trận chiến mệt mỏi, mà cả nhóm phải giải phóng những kỹ năng đã bị phong ấn, họ chạm trán Ultimecia. Cuộc chiến đấu cuối cùng giữa Ultimecia và SeeD là một trận chiến lịch sử khiến thay đổi cả kết cấu của không gian và thời gian.
Ultimecia chiến đấu với sự sắp xếp kỹ năng bao gồm cả việc thâm nhập vào tâm trí Squall và tạo ra Griever, một Guardian Force được tạo ra bởi ý niệm của Squall về một thế lực lớn mạnh nhất có thể tồn tại. Sau khi Squall và đồng đội đánh bại Griever, Ultimecia kết nối mụ với Griever để tăng sức mạnh. Sau khi mụ trở nên mạnh mẽ nhất, Ultimecia biến thành hình dạng tối cao để hoàn thành phép nén thời gian.
Sau đó Ultimecia bắt đầu hấp thụ tất cả thời gian, không gian và sự sống vào mụ, kết hợp với nó để trở thành một "vị thần sống" có quyền lực vô biên. Ultimecia còn vào trong chính tâm trí mụ để tạo ra Apocalypse, Black Magic tối thượng. Tuy nhiên, số phận đã an bài, cùng với những mắc xích, Squall, Rinoa, Quistis, Zell, Selphie và Irvine đã tỏ ra vượt qua sức mạnh của Ultimecia. Và Ultimecia ngã gục trong một vụ nổ lớn phát ra ngoài vũ trụ.
Squall nhìn Ultimecia chuyển quyền lực và sức mạnh của mình đến Edea trước khi bà ta chết.
Sau sự sụp đổ của Ultimecia, thời gian bắt đầu phục hồi trở lại thành dạng ban đầu, Squall và bạn bè của anh phải tìm đường trở lại thời gian riêng của họ. Ultimecia và Squall kết thúc chuyến du hành trong thời gian ở Edea's Orphanage, quay lại thời điểm khi Squall còn là một đứa trẻ và Garden vẫn chưa được xây dựng. Squall chứng kiến Ultimecia chuyển Sorceress Power cho Edea của quá khứ trước khi mụ biến mất. Squall nói chuyện với Edea và đề cập đến Garden và SeeD. Edea bối rối vì bà chưa bao giờ nghe nói về chúng, và Squall nhận ra rằng anh đã đi quá xa trong thời gian và đang bị lạc vào vũ trụ thời gian nén.
Squall thấy mình ở trong trạng thái không đặc biệt, giống như là đang ở sa mạc, trong tình trạng hư hư ảo ảo đang dần rơi vào hư vô. Squall cố gắng tập trung để nhớ về Rinoa để tìm đường trở về nhà, nhưng không thể nhớ lại những kí ức của anh về khuôn mặt Rinoa, Squall bỏ cuộc và để mặc cho mình bị kẹt trong chiều không gian này. Trong thời điểm hiện tại, Rinoa đang chờ đợi Squall ở vườn hoa của Edea's Orphanage, nơi họ đã hứa sẽ gặp nhau nếu có xa cách nhau. Bằng cách sử dụng Sorceress Power của mình, Rinoa có thể nhảy vào vũ trụ thời gian nén, nơi cô tìm thấy Squall đang bất tỉnh trên mặt đất và đưa anh trở lại thế giới thực.
Những hình ảnh cuối cùng của game hiện ra số phận của nhiều nhân vật. Seifer đã từ bỏ giấc mơ trở thành một SeeD và đang dành những ngày tháng của anh bên đồng đội là Fujin và Raijin ở Balamb Town; nụ cười hài lòng của anh khi Balamb Garden trôi trên đầu cho thấy anh đã chấp nhận số phận của mình và sẽ tiếp tục con đường đã chọn. Laguna đến thăm mộ của Raine trên đồi ngoại ô Winhill nơi ông nhớ lại kí ức về lúc cầu hôn cô, trong khi đó Ellone, Kiros và Ward theo dõi từ xa.
Nhóm chính tái hợp tại Balamb Garden trong bữa tiệc mừng, Edea đã trở lại con người thật trước đây của bà. Irvine và Selphie sử dụng một chiếc camera để ghi hình buổi tiệc, mặc dù Squall không thấy xuất hiện và chiếc camera hết pin. Nhưng sau phần credits, một đoạn phim ngắn chiếu cảnh Rinoa đang nhìn lên bầu trời từ ban công của Balamb Garden. Một ngôi sao băng vụt qua đầu và Rinoa chỉ vào nó, giống như lần đầu tiên cô gặp Squall. Lần đầu tiên trong game Squall nhìn Rinoa mỉm cười. Squall và Rinoa hôn nhau khi Balamb Garden trôi trên bầu trời tràn ngập ánh trăng.
[sửa] Chủ đề
Final Fantasy VIII là một sự cố gắng kết hợp giữa giả tưởng và thực tế. Để thực hiện được điều này, Yoshinori Kitase đã hướng các nhân vật xuất hiện như những con người bình thường, và Final Fantasy VIII là tựa game Final Fantasy đầu tiên có các nhân vật được thiết kế theo hướng hiện thực hóa — một sự thay đổi so với lối thiết kế quá cách điệu được sử dụng trong các tựa game trước. Các địa danh trong game được thiết kế giống như các địa danh ở thế giới thực, xe cho thuê và tàu hỏa được sử dụng như những phương tiện di chuyển trong game thay vì các loại xe cộ giả tưởng, và để nâng cao cái cảm nhận về thực tế, công nghệ bắt chuyển động đã được sử dụng cho phép các nhân vật cử động có hồn hơn. Các quốc gia và đảng phái khác nhau trong Final Fantasy VIII có cờ của riêng họ, các thiết kế về họ dựa trên lịch sử và văn hóa của các quốc gia/đảng phái thực tế.
Final Fantasy VIII mang màu sắc tươi sáng, một sự trái ngược so với không khí của hai tựa game trước là Final Fantasy VI và Final Fantasy VII, cả hai game đều có bối cảnh đen tối thể hiện cả ở nhân vật và thế giới. Quyết định này biểu thị trong cách thiết kế địa danh bằng cách sử dụng các gam màu "tươi sáng", ví như màu lục ngọc và hồng của Balamb Garden, thậm chí cả các khu vực nghèo đói và bị chiến tranh tàn phá cũng được thể hiện đầy ánh nắng mặt trời, sôi động và tràn đầy sức sống, đối nghịch với không khí trong các khu ổ chuột đen tối bị áp bức hiện hữu ở Final Fantasy VII. Tuy nhiên, định hướng cho cảm nhận tươi sáng này lại có xu hướng mâu thuẫn với chính các sự kiện trong cốt truyện và các nhân vật có thể biểu hiện khác đi, họ không thể phản ứng với các sự kiện bi kịch với thái độ nghiêm túc đáng lẽ ra cần phải được biểu lộ; ví dụ như, sau khi Rinoa bị hôn mê, dường như chỉ có Squall là quan tâm đến cô, trong khi những người còn lại vẫn giữ thái độ vui vẻ, thậm chí khi chủ đề bàn luận của họ là về Rinoa và tình hình của cô.
Cốt truyện của Final Fantasy VIII tập trung chủ yếu vào nhân vật chính là Squall Leonhart; ngược lại với Final Fantasy VI và Final Fantasy VII hầu hết các nhân vật đều có một ít cốt truyện hoặc nhiệm vụ phụ của riêng họ, thì ở đây các nhân vật trong nhóm của Squall có vai trò hỗ trợ. Người chơi ít có cơ hội điều khiển nhân vật chính trong các sự lựa chọn hội thoại, và có một đặc tính đặc trưng của series đó là người chơi có thể thấy được suy nghĩ của nhân vật chính thông qua các hộp thoại trong suốt. Có thể nhận thấy cuộc hành trình của bản thân Squall chiếm nhiều ưu tiên hơn so với cốt truyện chính của game là chiến đấu chống lại các Sorceress trong game. Một chủ đề chính của cốt truyện trong game là số phận và định mệnh. Kẻ phản diện chính của game, Ultimecia, lo ngại về lời tiên tri rằng bà ta sẽ đối mặt với kết thúc của mình dưới bàn tay của "vị SeeD huyền thoại", và để thoát khỏi số mệnh của mình, bà ta đã theo đuổi thời gian nén, thứ sẽ làm bà ta trờ thành vị thần tối cao của vũ trụ. Bà ta không biết rằng, thời gian nén lại chính là thứ dẫn "vị SeeD huyền thoại" đến đụng độ và tiêu diệt bà ta. Garden và SeeD tồn tại chỉ để đào tạo những "vị SeeD huyền thoại" này để đến một ngày chiến đấu với Ultimecia, như lần đụng độ của Edea với Squall ở phần kết của game, nhưng bản thân Squall lại không nhận ra vai trò của mình. Chủ đề của game về định mệnh để lại một dấu hỏi lớn về việc liệu như Squall và đồng đội của anh bị đánh bại ở trận đấu cuối cùng với Ultimecia (trong cốt truyện, không phải trong gameplay), thì mọi việc người chơi làm trong game có thực sự quan trọng hay không, nhưng Ellone đã đề cập đến vấn đề này một lần, cô ấy đã giải thích với Squall rằng mặc dù con người không thể thay đổi được các sự kiện thông qua khả năng của cô, nhưng họ vẫn có thể học hỏi và phát triển thông qua những kinh nghiệm này, vì vậy một lần nữa càng nhấn mạnh phần quan trọng về câu chuyện của bản thân Squall xuyên suốt game so với việc đánh bại Ultimecia.
Kết thúc spoil.
[sửa] Nhạc nền
Bài chi tiết: Final Fantasy VIII: Original Soundtrack
Bìa đĩa nhạc Final Fantasy VIII: Original Soundtrack.
Soundtrack của game là tác phẩm thứ 23 của Nobuo Uematsu dành cho Square. Phát hành dưới dạng 4 đĩa Compact bởi DigiCube ở Nhật và bởi Square EA ở Bắc Mỹ, một dàn giao hưởng đặc biệt của những bài hát được chọn từ game (hòa âm bởi Shirō Hamaguchi) được phát hành dưới cái tên FITHOS LUSEC WECOS VINOSEC: Final Fantasy VIII, và một tập hợp các bản piano (do Shinko Ogata biểu diễn) được phát hành dưới cái tên Piano Collections: Final Fantasy VIII.
Bài hát chủ đề của Final Fantasy VIII, "Eyes on Me", được sáng tác bởi Uematsu và do ca sĩ của Hồng Kông Faye Wong biểu diễn, có số lượng bán được đạt mức kỉ lục là 400.000 bản. Khiến nó trở thành đĩa nhạc game bán chạy nhất đã từng phát hành ở Nhật cho đến ấn bản "Hikari" của Utada Kikaru trong Kingdom Hearts. Nó cũng thắng giải "Song of the Year (Western Music)" ở lễ trao giải Annual Japan Gold Disc Awards lần thứ 14 năm 1999. Đây là lần đầu tiên một bài hát trong game lại nhận được vinh dự này.
Bài hát nổi tiếng khác của Final Fantasy VIII là "Liberi Fatali," một bản nhạc đậm chất Latinh được chơi trong phần giới thiệu của game. Bản nhạc nền sorceress "FITHOS LUSEC WECOS WINOSEC" được trộn lẫn với "Liberi Fatali" và được chơi trong đại hội Olympic mùa hè 2004 ở Athen trong phần thi đấu bơi đồng đội nữ.
The Black Mages, ban nhạc đã soạn lại bài hát từ video game Final Fantasy thành phong cách rock, đã soạn lại 5 bản nhạc từ Final Fantasy VIII. Đó là "Force Your Way" trong album The Black Mages phát hành năm 2003, "The Man with the Machine Gun" và "Maybe I'm a Lion" trong album The Skies Above, phát hành năm 2004, và "The Extreme" và "Premonition" trong album Darkness and Starlight.
[sửa] Phát triển
Squall
Seifer
Nét vẽ Squall và Seifer của Yoshitaka Amano. Mặc dù hình ảnh này không được giới thiệu vào game, nhưng vẫn có những điểm tương đồng nơi họ, đáng chú ý nhất là vết sẹo trên gương mặt của hai nhân vật, kết quả của trận đấu giữa họ.
Final Fantasy VIII nối tiếp Final Fantasy VI và Final Fantasy VII trong việc diễn tả một thế giới với công nghệ cao, lệch hướng khỏi phong cách truyền thống của những phiên bản cũ. Tuy nhiên, nó đi trệch hướng xa hơn bởi nó tập trung vào cốt truyện với các nhân vật thay vì các sự kiện diễn ra trên toàn thế giới. Nhà thiết kế nhân vật Tetsuya Nomura muốn game có cảm giác của "trường học". Bởi vì Yoshinori Kitase đã có một cốt truyện, mà những nhân vật chính có cùng độ tuổi, ý tưởng đã thành công. Chính vì vậy, họ tạo ra một học viện quân sự mà những học viên trong đó sẽ được đào tạo để trở thành những lính đánh thuê.
Xa hơn những gì Nojima đã lên kế hoạch cho hai nhóm điều khiển được trong game – nhóm hiện tại của Squall và nhóm đến từ quá khứ 20 năm về trước của Laguna – gắn kết với nhau rất cao. Dẫn đến việc nhóm của Laguna bao gồm những nhân vật đã ngoài hai mươi và có rất nhiều kinh nghiệm chiến đấu cũng như phối hợp theo nhóm, trong khi nhóm của Squall trẻ và thiếu kinh nghiệm, và lúc ban đầu, ngay cả Squall cũng không hiểu được giá trị của tình bạn.
Với Final Fantasy VII, thái độ lãnh đạm của nhân vật chính, Cloud Strife, khiến Kazushige Nojima kết hợp cốt truyện lại mà trong đó người chơi có thể lựa chọn cách trả lời của Cloud trong một số trường hợp và đoạn hội thoại nhất định. Với Final Fantasy VIII, Nojima muốn cho người chơi thực sự hiểu biết sâu sắc về những gì nhân vật chính đang nghĩ và cảm nhận, kể cả khi những nhân vật khác vẫn không được hiểu rõ. Điều này dẫn đến những đoạn "độc thoại nội tâm" của Squall xuất hiện trong hộp thoại trong suốt xuyên suốt game.
Kitase cũng biểu lộ khao khát cho game có một không khí Châu Âu khác lạ, rộng lớn một cách có chủ ý. Cũng như những thiết kế chủ đề đa dạng được tạo nên bằng cách sử dụng phong cách kiến trúc Ai Cập và Hy Lạp cổ đại, cũng như những phong cách từ những thành phố của Pháp và lối sống xã hội Châu Âu được lý tưởng hóa có thể thấy được trong rất nhiều tác phẩm nghệ thuật khác nhau. Thêm vào đó, Kitase đã giải thích rằng logo chính của game – Squall và Rinoa đang ôm nhau – được lấy cảm hứng từ những nỗ lực của nhóm trong việc thể hiện cảm xúc qua ngôn ngữ cơ thể.
Squall đang đứng đối xứng với cha của anh, Laguna.
Mục đích này cũng được nhắc đi nhắc lại trong game; sử dụng hình ảnh vui vẻ của game để biểu lộ những cảm xúc và hành động của họ cùng với hộp thoại, cũng như sử dụng những đoạn video hành động được nâng cấp hoàn chỉnh, tỏ ra chi tiết hơn tất cả những game Final Fantasy trước đó, để truyền đạt một thứ gọi là bầu không khí trang trọng của ‘phim câm’ mà không cần dựa vào lời nói để truyền đạt ý nghĩa của chúng.
Trong giới hạn của bản thiết kế nhân vật, Final Fantasy VIII phản ánh kĩ thuật ưa thích của Nomura, cứ như là ganh đua với Final Fantasy VII, mà đề cao những nhân vật "không thực sự là phong cách của ông". Đội ngũ đã quyết định sử dụng tỉ lệ cân xứng trong thực tế vào các nhân vật. Mặt khác, những đoạn full motion video công nghệ cao sẽ tạo ra một sự mâu thuẫn giữa đồ họa trong game và đồ họa sắc nét trong các đoạn full motion video.
Bất chấp điều đó, Nomura quyết định sửa lại các nhân vật bằng một vài biện pháp trước khi họ hoàn thành bản thiết kế cuối cùng, mà yêu cầu sự hi sinh ý định ban đầu của ông. Chẳng hạn như, theo nguyên bản ông muốn Seifer Almasy liên quan đến tình yêu tay ba với Rinoa và Squall. Một ví dụ khác, Quistis Trepe đầu tiên được thiết kế với chiếc váy ngắn, nhưng cuối cùng lại mặc chiếc váy dài ngoài quần. Rinoa đầu tiên được dự kiến mặc một chiếc váy ngắn ngoài quần sọt, điều này dẫn đến một cuộc tranh cãi vì ông muốn có ít nhất một nhân vật nữ mặc váy ngắn; một sự thỏa hiệp xuất hiện trong sự thỏa mãn với bản thiết kế Selphie: từ đầu cô được dự kiến sẽ mặc quần chật ống, nhưng cuối cùng Nomura quyết định rằng trang phục của cô nên là thứ gì đó kết hợp của cả hai, kết quả là ra đời chiếc quần-váy của cô.
Một bản demo của Final Fantasy VIII đã được phát hành cho cả PlayStation và PC.
[sửa] Doanh thu và Thành quả
Vào thời điểm phát hành, Final Fantasy VIII đã nhận được nhiều đánh giá tích cực và thành công trong thương mại. Sau khi được phát hành ở Bắc Mỹ, Square Electronic Arts tuyên bố Final Fantasy VIII đã đạt được doanh thu lớn chưa từng có. Game là tựa videogame bán chạy số một ở Mỹ trong mọi thể loại game và giữ vững vị trí trong suốt ba tuần.[1] Tổng doanh thu của Final Fantasy VIII đã vượt trên 50 triệu đô trong 13 tuần tiếp theo[2], trở thành tựa game Final Fantasy VIII bán chạy nhất vào thời điểm đó. Tại Nhật Bản, đã có 3,3 triệu bản được bán ra trong tháng phát hành đầu tiên[3] và trên 6 triệu bản được tiêu thụ vào cuối năm 1999. Vào 31 tháng 3, 2003, tựa game đã được bán ra 8,15 triệu bản trên toàn thế giới: 3,7 triệu bản ở Nhật Bản và 4,45 triệu bản ở nước ngoài.[4]
Vào thời điểm đó, Final Fantasy VIII đã được nhìn nhận như một bước nhảy vọt từ Final Fantasy VII về mảng đồ họa, nhưng nhiều chỉ trích dành cho hệ thống kết nối khi nó quá phức tạp. Nhiều nhà phê bình đã khen ngợi cốt truyện của game, nhưng vài người lại tìm thấy sự mâu thuẫn trong chất lượng và rằng vài sự thay đổi mạch truyện quá đột ngột, khiến người chơi cảm thấy hụt hẫng, dù rất nhiều người đã khen ngợi quá trình phát triển nhân vật của game và đã gọi Final Fantasy VIII là đỉnh cao của thể loại RPG. Năm 2002, IGN đã gọi Final Fantasy VIII là tựa game vĩ đại thứ bảy của mọi thời đại dành cho hệ máy PlayStation, xếp hạng cao hơn so với Final Fantasy VII. Final Fantasy VIII được bầu chọn bởi độc giả Famitsu là tựa game hay nhất mọi thời đại đứng thứ 22 vào năm 2006[5], và được vinh danh là một trong 20 game nhập vai Nhật Bản phải chơi bởi Gamasutra, tuyên bố rằng "có nhiều thứ không hợp lý trong Final Fantasy VIII, nhưng thứ hợp lý thậm chí còn nhiều hơn".[6]
Thông tin bên lề
Đến bây giờ, Final Fantasy VIII có số lượng tên lấy cảm hứng từ Star Wars nhiều nhất, bao gồm Biggs and Wedge, Nida, Piet và Martine, người có tên là Dodonna trong phiên bản Nhật.
Final Fantasy VIII là game đầu tiên cho phép người chơi đặt tên cho các quái vật triệu hồi.
Final Fantasy VIII là game đầu tiên trong series mà Ramuh không được xuất hiện như là quái vật triệu hồi thuộc yếu tố Sét. Nó được thay thế bởi Quezacotl.
Final Fantasy VIII là game đầu tiên mà tất cả các kẻ thù đều có cùng một hình ảnh khi chết, trước khi chúng biến mất.
Trong suốt cuộc diễu hành của Ultimecia (dưới hình hài Edea) ở Deling City, những vũ công đeo mặt nạ biểu diễn những bước nhảy từ video ca nhạc "Thriller" của Michael Jackson.
Final Fantasy VIII bị bắt chước trong game Segagaga, trên hệ máy Dreamcast, mà nó bị gọi là Final Pharmacy VIII.
Trong phim Charlie's Angels phần đầu, có cảnh khi Dylan tiếp cận một tòa nhà, có hai đứa trẻ ở trong đang tập trung ấn nút và di chuyển trong khi chơi Final Fantasy VIII. Thật là bôi bác với các fan, cả hai đứa trẻ đều tham gia chơi bất chấp sự thật là game không hề có chế độ chơi đôi, và không có đoạn nào trong game mà tay cầm được ấn nút một cách điên cuồng như thế.
Đĩa demo của game sử dụng một bài hát tên là "Raid on Dollet" cho chiến dịch tràn vào Dollet. Phiên bản cuối cùng của game không sử dụng bài này và nó cũng không được phát hành trên bất cứ album thu âm chính thức nào. Không ai biết lý do tại sao bài hát bị loại bỏ, mặc dù một số ý kiến phổ biến cho rằng nó bị loại bỏ vì lý do là có những điểm giống nhau khá lớn với bài hát "Hummel Gets the Rockets", sáng tác bởi Hans Zimmer trong bộ phim The Rock.
[sửa] Xem thêm
Final Fantasy in Popular Culture
Final Fantasy VIII Demo
Final Fantasy VIII Technical Demo for the PS2
Final Fantasy VIII Allusions
Final Fantasy VIII Timeline
Final Fantasy VIII Wallpapers
[sửa] Liên kết ngoài
Official North American site
Official European site
Wikipedia's entry on Final Fantasy VIII
[sửa] Tham khảo
↑ Final Fantasy VIII Tops Videogame Charts
↑ FF8 Breaks Sales Records
↑ Final Fantasy VIII Is Out!
↑ http://www.square-enix.com/jp/ir/e/explanatory/download/0404-200402090000-01.pdf#page=27
↑ Japan Votes on All Time Top 100
↑ A Japanese RPG Primer: The Essential 20
__________________
Mrs. Mèo Ú
Ginful
Kobuxxx
Narubees (e)
Update: 6/2/2012
Mười ba tuần sau khi phát hành, Final Fantasy VIII thu được hơn 50 triệu đô ở Mỹ, trở thành phiên bản bán chạy nhất của series Final Fantasy vào thời điểm đó. Thêm vào nữa, Final Fantasy VIII được bầu chọn đứng thứ 22 trong các game hay nhất mọi thời đại bởi độc giả của tạp chí Nhật Famitsu. Final Fantasy VIII tiếp tục trở thành một trong những game bán chạy nhất trong series với doanh thu trên toàn thế giới là hơn 8,15 triệu đô tính đến 31 tháng Ba, 2003.
Final Fantasy VIII là sự chuyển hướng khỏi rất nhiều hình tượng cổ điển của series. Đây là game Final Fantasy đầu tiên thiết kế các nhân vật có tỉ lệ giống với người thật, game đầu tiên có bản nhạc chủ đề có lời và là tựa game duy nhất không theo truyền thống của các game trước, đó là tăng sức mạnh của nhân vật thông qua việc lên level (mặc dù level không hoàn toàn bị loại bỏ như trong Final Fantasy II). Thêm vào, game không có hệ thống điểm Magic Point cho kỹ năng magic. Thay vào đó, các phép thuật được thu thập, hút, và được tạo ra từ quái vật và những vật thể có thể tác động được xuyên suốt game, và dùng để tăng sức mạnh của nhân vật thông qua Junction System.
Gameplay
Menu.
Gameplay của Final Fantasy VIII rất khác biệt so với những tựa game trước. Hệ thống Draw và Junction là những thay đổi đáng chú ý nhất. Thay vì lên level để học phép thuật và kỹ năng mới thông qua vũ khí hoặc một job class, thì ở đây người chơi phải "hút" phép thuật từ kẻ thù và các Draw Point, là các điểm có rải rác khắp game chứa đựng ngẫu nhiên số lượng magic nào đó nhất định. Điều này loại bỏ sự quy ước điểm magic/mana, nhưng lại khuyến khích người chơi tích trữ và giữ gìn những magic để cả cho sử dụng trực tiếp và để kết nối chúng với các chỉ số khác nhau kết hợp với các Guardian Force, là các vị thần góp phần trong việc học những kỹ năng mới.
[sửa] Guardian Force
Một trận chiến trong Final Fantasy VIII.
Bài chi tiết: Guardian Force
Quái vật được triệu hồi trong Final Fantasy VIII được gọi là Guardian Force, thường viết tắt là GF. Chúng đòi hỏi phải được kết nối với những nhân vật để có thể sử dụng chúng cũng như là kỹ năng vốn có của chúng. Không giống như những game trước, GF đòi hỏi một khoảng thời gian để có thể triệu tập, thời gian cần thiết phụ thuộc vào sự kết hợp giữa nhân vật/GF. Khi được lựa chọn, thanh đo ATB bắt đầu chạy lùi lại, tên và lượng HP của nhân vật được thay thế bởi tên và lượng HP của GF. Giống như Aeon sau này được sử dụng trong Final Fantasy X, GF có HP và có thể tấn công, phòng thủ cả đội trong khi được triệu tập. Trong quá trình triệu tập, nếu lượng HP của GF xuống còn 0, họ sẽ bị KO và không được triệu tập nữa. Họ cũng sẽ không thể triệu tập cho đến khi họ được hồi sinh. Mặt khác, nếu thanh ATB chạy về 0, GF được triệu tập và tấn công giống như trong Final Fantasy VII. Nếu GF được triệu tập học được kỹ năng Boost, thì người chơi có thể tăng sức mạnh lên đến 250%, nhưng nếu người chơi thất bại trong việc boost cho GF thì sức mạnh tấn công của nó sẽ bị giảm hơn bình thường.
Guardian Force cũng có thể nhận được Ability Point để học kỹ năng mới. Mỗi GF có những kỹ năng riêng, mặc dù những vật phẩm hiếm cho phép tùy biến tập hợp các kỹ năng riêng của từng GF. Hầu hết các kỹ năng yêu cầu ít nhất phải kết nối GF với một nhân vật, nhưng một vài kỹ năng lại yêu cầu phải kết nối đến nhân vật nhận hiệu ứng. Mỗi GF có một kỹ năng, mà một khi đã học, thì có thể kết nối như là một lệnh command trong chiến đấu. Hai Guardian Force đầu tiên kiếm được vào đầu game. Những Guardian Force khác có thể kiếm được thông qua các nhiệm vụ phụ, hoặc bằng cách hút chúng từ những con boss. Chỉ có ba Guardian Force là bắt buộc, còn những con còn lại là tùy chọn.
[sửa] Junction
Bài chi tiết: Junction System
Màn hình Junction của Squall.
Junction System là hệ thống được sử dụng để tăng chỉ số và để thêm thuộc tính/trạng thái cho vũ khí và giáp. Người chơi phải kết nối một Guardian Force để kích hoạt các lệnh command chiến đấu khác ngoài lệnh Attack. Để tăng chỉ số, yêu cầu nhân vật phải hấp thụ phép thuật, thường bằng cách hút từ những đối thủ hoặc các điểm draw point, hoặc bằng cách đổi item thông qua kỹ năng của GF. Sau đó người chơi có thể junction phép thuật đó với các chỉ số như là Strength, Vitality, Evasion và Hit-Rate. Chỉ số nào có thể được thay đổi phụ thuộc vào Guardian Force đang được kết nối. Guardian Force có thể học để mở khóa thêm nhiều thông tin trong việc kết nối phép thuật bằng cách kiếm điểm AP trong trận chiến, và bằng cách sử dụng các item cho GF.
[sửa] Điểm kinh nghiệm và Level
Cũng như với hầu hết các game thuộc thể loại RPG, Điểm kinh nghiệm được thưởng qua việc chạm trán kẻ thù ngẫu nhiên. Hệ thống level của Final Fantasy VIII độc đáo bởi hai lý do: mỗi nhân vật chỉ yêu cầu 1.000 điểm kinh nghiệm để lên level, ngược lại những game khác yêu cầu nhiều điểm hơn theo từng level đạt được. Các điểm tăng để một lần lên level là rất ít, vì các điểm này phần lớn phụ thuộc vào Junction System.
Đặc điểm riêng khác là kẻ thù và các con boss không có level cố định (mặc dù chúng có level tối đa); chúng gia tăng về máu, các chỉ số và kỹ năng tùy thuộc level của người chơi. Những kẻ địch level cao hơn có khả năng đánh mạnh hơn và chịu đòn tốt hơn, và có thể có thêm những chiêu tấn công đặc biệt. Chúng cũng có lượng phép thuật dồi dào hơn để hút và item để trộm tùy thuộc vào level của chúng. Lợi thế của hệ thống này là dù người chơi đang ở đoạn nào trong cốt truyện đi chăng nữa, thì đều có một mức độ khó khăn riêng.
Ngoài ra, bởi vì hầu hết các địa điểm sẽ được ghé qua nhiều lần trong suốt cốt truyện và cho nhiệm vụ phụ, những kẻ địch đã từng chạm trán sẽ mạnh lên cùng với nhóm và vẫn có thể gây ra nguy hiểm sau này trong game. Có những địa điểm nhất định mà có ngoại lệ cho lối tăng level này của các quái vật, đặc biệt là ở đảo Islands Closest to Heaven and Hell, nơi mà tất cả các quái vật đều có level 100 bất chấp level của nhân vật, và Fire Cavern hay Lunatic Pandora, nơi mà tất cả các quái vật đều có level 1 bất chấp level của nhân vật.
[sửa] Limit Break
Bài chi tiết: Limit Break
Hệ thống Limit Break đã quay trở lại trong Final Fantasy VIII. Hệ thống này giống như Desperation Attack trong Final Fantasy VI. Mỗi nhân vật có một Limit Break riêng của họ, phù hợp với phong cách của nhân vật. Có một quy luật, khi một nhân vật có HP thấp xuống ở một mức nhất định, thì Limit Break sẽ có thể thi triển.
Một điểm khác biệt giữa hệ thống này và Desperation Attack của Final Fantasy VI là người chơi có thể lựa chọn Attack thông thường kể cả khi Limit Break đang hiện hữu. Một điểm khác là cơ hội Limit Break xuất hiện sẽ tăng khi mức HP của anh/cô ấy bị giảm, cùng với vài yếu tố nữa. Ngoài ra, Desperation Attack chỉ có thể được sử dụng một lần trong một trận đấu, còn ở đây không có giới hạn số lần Limit Break có thể sử dụng, cứ kéo dài miễn là nhân vật vẫn duy trì trạng thái nguy kịch.
Limit Break của một vài nhân vật được kèm theo bởi một yếu tố tương tác, đòi hỏi độ khéo tay của người chơi để có thể gây sát thương toàn bộ công lực; nếu dùng đúng cách, thì những Limit Break tương tác này sẽ mạnh hơn rất nhiều so với cái không tương tác.
[sửa] Triple Triad
Bài chi tiết: Triple Triad
Final Fantasy VIII giới thiệu một minigame có thể chơi khi có NPC ở gần; là một loại card game, có tên là Triple Triad. Triple Triad biến đổi từ một game rất đơn giản và dễ chơi thành một game cực kì khó. Nhiều luật lệ và mức độ biến đổi của những luật khác nhau trong quá trình chơi, phụ thuộc vào khu vực đang chơi. Và để phức tạp hóa vấn đề thêm nữa, những luật lệ trong khu vực này cũng sẽ được mang đến những khu vực khác. Vậy nên người chơi cần phải cẩn thận với những luật lệ mang theo trong lúc chơi.
Những tấm card thắng được từ những con quái vật hoặc bằng cách thắng những NPC, đều có thể biến thành những item khác nhau nhờ sử dụng kỹ năng Card Mod của Quezacotl, có thể là từ screw cho đến những item có khả năng tinh luyện thành những phép thuật mạnh nhất trong game. Những tấm card cũng có thể thu được bằng cách sử dụng lệnh Card của Quezacotl, có thể biến quái vật mục tiêu thành một tấm card.
[sửa] Nhân vật
Ảnh phác họa các nhân vật trong Final Fantasy VIII của Yoshitaka Amano.
Bài chi tiết: List of Final Fantasy VIII Characters
Xét tổng thể, Final Fantasy VIII có tất cả 11 nhân vật điều khiển được, 6 trong số đó được sử dụng trong phần lớn game, 3 nhân vật được sử dụng ở một số thời điểm nhất định, và 2 nhân vật tạm thời.
Nhân vật chính:
Squall Leonhart - Người anh hùng lầm lì và bất đắc dĩ.
Rinoa Heartilly - Một người con gái xinh đẹp và đầy sức sống.
Quistis Trepe - Một thành viên xuất sắc của SeeD tham gia nhóm như là hướng dẫn viên của Squall.
Zell Dincht - Một học viên Garden với khả năng võ thuật và tính tình không mấy nổi bật.
Selphie Tilmitt - Một người con gái mạnh mẽ với tâm hồn vô tư.
Irvine Kinneas - Một tay súng cừ khôi và là một anh chàng nịnh gái có hạng.
Ultimecia - Một sorceress đầy sức mạnh tới từ tương lai, kẻ muốn trở thành vô địch.
Nhân vật chủ chốt khác:
Seifer Almasy - Đối thủ của Squall, gây ra sự tàn phá trên toàn Balamb Garden.
Laguna Loire - Một người lính Galbadia với ước mơ trở thành một nhà báo.
Kiros Seagill - Một người lính Galbadia sử dụng katar trong trận chiến. Bạn thân nhất của Laguna.
Ward Zabac - Một người lính Galbadia sử dụng một cây lao. Bạn thân của Laguna.
Edea Kramer - Một sorceress bí ẩn.
Cid Kramer - Hiệu trưởng của Balamb Garden.
Ellone - Một cô gái trẻ tuổi có khả năng đưa con người trở về quá khứ.
Adel - Sorceress và là kẻ thống trị Esthar.
[sửa] Xuất hiện trong các phụ bản
Một vài nhân vật trong game đã xuất hiện trong những game khác của Square. Squall và Ultimecia đã xuất hiện trong Dissidia Final Fantasy như là nhân vật chính và nhân vật phản diện tiêu biểu cho Final Fantasy VIII và Laguna cũng xuất hiện trong Dissidia 012 Final Fantasy. Selphie, Irvine và Quitis xuất hiện trong game với vai trò là người hướng dẫn cho Dissidia gốc, trong khi Seifer và Laguna lại xuất hiện với vai trò làm ghost card. Trong khi đó, Squall cũng xuất hiện trong Chocobo Racing, Kingdom Hearts, Kingdom Hearts: Chain of Memories, Kingdom Hearts II và Dragon Quest & Final Fantasy in Itadaki Street Special. Rinoa cũng xuất hiện trong Dragon Quest & Final Fantasy in Itadaki Street Special trong khi Quistis xuất hiện trong phiên bản Portable của game. Selphie cũng xuất hiện trong Kingdom Hearts, và được tham gia sau này bởi Seifer, Fujin và Raijin trong Kingdom Hearts II.
Squall và Rinoa được đưa vào trong bản technical demo chính thức cho hệ máy PlayStation 2 năm 1999, tái tạo lại đoạn phim khiêu vũ trong Final Fantasy VIII sử dụng thời gian thực. Rinoa cũng xuất hiện trong bộ phim fanmade của Monty Oum, Dead Fantasy.
[sửa] Cốt truyện
Cảnh báo có spoil: Phần này sẽ tiết lộ diễn biến và/hoặc kết thúc cốt truyện. (Bỏ qua đoạn này)
"Đứng trước làn sóng dữ dội nổi lên được gây ra bởi lời tuyên chiến của Galbadia là một học viên trường SeeD tên là Squall Leonhart. Do một lỗi lầm nghiêm trọng, mà Squall đã trở thành một người khép kín."
"Tình cờ gặp gỡ với Rinoa Heartilly có tâm hồn vô tư, làm thế giới của anh đảo lộn. Sống trong môi trường kỉ luật, Squall cảm thấy tâm hồn lạc quan của Rinoa rất hay và đã bị lôi cuốn. Không có thời gian để cân nhắc về những suy nghĩ đó, vì công việc đối mặt với những sorceress đằng sau những hành động gây chiến vô lý của Galbadia đã thuộc về SeeD và Squall."
—Bản giới thiệu chính thức
[sửa] Bối cảnh và SeeD
Squall và Seifer đang đánh nhau.
Game mở đầu với một cuộc chiến giữa hai kì phùng địch thủ Squall Leonhart và Seifer Almasy. Squall và Seifer đều là học viên của Balamb Garden, một học viện đào tạo các SeeD. SeeD là một lực lượng lính đánh thuê giúp đỡ mọi người ở khắp nơi trên thế giới. Cuộc chiến cân tài cân sức, dù cả hai đều kết thúc với vết sẹo ngang mặt. Squall thức dậy sau đó vài giờ, vào ngày kiểm tra thực tế SeeD. Anh đi với hướng dẫn viên Quistis Trepe để thu phục một Guardian Force (GF), sinh vật cho phép con người khả năng sử dụng phép thuật để tăng cường kỹ năng vật lý của họ.
Bài kiểm tra cuối cùng Squall phải vượt qua để trở thành một SeeD chính thức là đến thành phố bị chiếm đóng, Dollet, với những thành viên trong đội là Zell Dincht và Seifer. Họ nhanh chóng khám phá ra lý do để chiếm đóng của Quân đội Galbadia để tái hoạt động một tòa tháp liên lạc cũ. Seifer bỏ mặc đồng đội đằng sau và bất tuân mệnh lệnh của Garden. Một cô gái trẻ can đảm, Selphie Tilmitt, tham gia vào nhóm vào thời điểm đó, và sau khi đã tiêu diệt con quái vật trên đỉnh tháp, tòa tháp được tái hoạt động trở lại, và họ bị dồn đến bãi biển bởi một cỗ máy chiến đấu hình con nhện.
Trở lại Garden, kết quả của bài thi được công bố. Squall, cùng với Zell, Selphie, và một người nữa tên là Nida, là những người duy nhất vượt qua, và được tuyên bố trở thành SeeD bởi Hiệu trưởng Cid Kramer. Seifer không vượt qua được, do không tuân theo mệnh lệnh trực tiếp. Sau đó vào buổi tối, tại buổi lễ SeeD Graduation Ceremony, một cô gái trẻ mặc bộ váy trắng tới gần Squall và đề nghị anh khiêu vũ cùng. Squall lúc đầu không thích, nhưng cuối cùng cũng phải bước ra do cô gái ấy cứ nằng nặc mãi. Họ khiêu vũ với nhau, trước khi cô gái xin lỗi phải đi.
Sau đó, Quistis bảo Squall tới gặp ở "Secret Area" thuộc Training Center để nói chuyện, tại đây cô đã nói rằng cô bị cách chức vị trí giảng viên, nghĩa là đã bỏ qua rào cản thầy trò giữa hai người. Quistis cố gắng thổ lộ tình cảm với Squall, nhưng Squall lạnh lùng cố gắng xa cách, nhanh chóng thiếu kiên nhẫn và bỏ đi chỗ khác.
Ngày hôm sau, Squall, Selphie và Zell nhận được nhiệm vụ đầu tiên trong vai trò là một SeeD chính thức: trợ giúp một nhóm kháng chiến được biết đến với cái tên Forest Owls trong nhiệm vụ của họ là trấn giữ được một vùng nhỏ bé độc lập có tên là Timber. Trên chuyến tàu đến Timber, các chiến sĩ SeeD đột nhiên bất tỉnh và có giấc mơ về một người đàn ông tên Laguna Loire, và hai người bạn của ông là Kiros Seagill và Ward Zabac. Chỉ đến khi tỉnh lại, họ gặp nhóm Forest Owls, mới phát hiện ra rằng người con gái đã nhảy với Squall, Rinoa Heartilly, là một thành viên của nhóm này. Kế hoạch của nhóm Forest Owls là bắt cóc Vinzer Deling, tổng thống tàn bạo của Galbadia, và ép ông ta phải rút binh lính khỏi Timber. Nhưng, sau khi chiếm đoạt đoàn tàu của tên tổng thống, họ phát hiện ra đó chỉ là một kẻ mạo danh.
[sửa] Hỗn loạn và Kí ức
Sau khi tiêu diệt kẻ mạo danh, họ tìm hiểu ra rằng Tổng thống Deling thật sẽ đến trạm Timber TV Station để tuyên truyền cái gì đấy. Tổng thống tuyên bố rằng Sorceress Edea là nhà ngoại giao mới của Galbadia vừa đúng lúc Seifer xuất hiện và đến bắt Tổng thống làm con tin. Sau vụ ẩu đả, Seifer biến mất cùng với mụ sorceress, và sau đó được tuyên bố là đã bị hành hình. Với danh tiếng của Garden có nguy cơ bị tổn hại, Squall và bạn bè của anh chạy trốn đến Galbadia Garden, và có một giấc mơ khác bí ẩn về Laguna trên đường đi. Tại Galbadia Garden, họ được mời tham gia vào một âm mưu ám sát mụ sorceress với sự trợ giúp của Tướng Caraway của Galbadia và tay thiện xạ Irvine Kinneas. Vụ ám sát được lên kế hoạch sẽ diễn ra tại cuộc diễu hành cho lễ nhậm chức của Edea ở Deling City. Rinoa, nhằm để chứng minh cô có khả năng và nghiêm túc về phong trào kháng chiến, đã tự vạch một kế hoạch nhằm trừ khử sức mạnh của Sorceress với thanh kiếm của Odine.
Rinoa nhanh chóng bị mụ Sorceress đánh bại, sau đó mụ đã giết luôn Tổng thống Deling. Selphie, Zell và Quistis bẫy được mụ Sorceress sau một cánh cửa, trong lúc đó, Squall và Irvine đã đến được vị trí của họ, ở đó có một cây súng bắn tỉa với độ chính xác cao đã được chuẩn bị sẵn cho họ để ám sát mụ Sorceress. Irvine có vẻ như đã chùn tay ngay trước khi anh có nghĩa vụ phải bắn Edea, nhưng với sự giúp đỡ của Squall, anh đã bắn mụ Sorceress. Edea chặn phát đạn với lá chắn ma thuật, buộc Squall phải tới để chiến đấu với mụ sorceress. Chạy xuyên qua đám diễu hành, Squall ngạc nhiên khi thấy Seifer đứng bên canh mụ Sorceress. Squall tấn công mụ Sorceress sau khi đã vượt qua được Seifer, bây giờ đã trở thành hiệp sĩ bảo vệ Edea. Edea sử dụng Limit Break băng xuyên qua ngực Squall và làm cho anh bất tỉnh.
Squall lại mơ về Laguna trong một thị trấn nhỏ gọi là Winhill, ở đó ông sống với một người phụ nữ tên là Raine và cô con gái nuôi tên Ellone. Anh sau đó tỉnh dậy trong D-District Prison của Galbadia, cùng với bạn của anh ở kế bên. Seifer tra tấn Squall, yêu cầu được biết mục đích thực sự của SeeD. Squall bị bất tỉnh bởi cơn đau, nhưng được cứu thoát bởi một con Moomba. Bạn của anh cũng đã xoay sở để thoát ra, nhưng trong lúc trốn thoát, họ thấy những người Galbadia đã phóng tên lửa hướng vào Trabia Garden như một phần trong kế hoạch của Edea nhằm tiêu diệt cả hai Garden. Suy đoán rằng Balamb Garden sẽ là mục tiêu tiếp theo, họ chia thành hai nhóm: nhóm Selphie cố gắng để ngăn chặn việc phóng tên lửa, trong khi nhóm Squall thì đi về để cảnh báo cho Balamb Garden biết. Nhóm Selphie thất bại trong việc ngăn chặn tên lửa phóng, và chỉ kịp để thoát khỏi sự tự hủy diệt của căn cứ phóng tên lửa.
Squall về và chứng kiến Balamb Garden đang trong sự hỗn độn; những học viên đang đánh nhau, một bên là phía Hiệu trưởng Cid và một bên là người đứng đầu Garden, NORG. Cid nói rõ rằng NORG chính là người đầu tư vốn ban đầu cho Garden khi nhìn thấy tiềm năng của nó, tự cho bản thân là chủ nhân, và từ bỏ mục đích chính của Garden là chiến đấu và đánh bại Sorceress. Mâu thuẫn giữa họ trở thành cuộc nội chiến giữa SeeD và Garden Faculty. Squall tiêu diệt được NORG, và phát hiện ra rằng Garden là căn cứ di động. Squall liền di chuyển Garden ra khỏi vị trí cũ vừa kịp lúc trước khi tên lửa của Galbadia đâm vào.
Các SeeD của Balamb đấu với Quân lính Galbadia.
Vì hệ thống điều khiển của Garden đã bị hỏng hóc theo thời gian do không được bảo trì, Balamb Garden đâm vào Fishermans Horizon, một thị trấn hòa bình được xây dựng xung quanh một trạm xe lửa không còn chức năng. Các kỹ thuật viên ở đây giúp khôi phục lại đầy đủ chức năng của Garden và Squall được đoàn tụ với nhóm bạn ở căn cứ tên lửa. Cid đưa Squall trở thành thủ lĩnh của Garden, bắt anh phải chấp nhận việc này. Khi Garden trở về thị trấn Balamb, Squall phát hiện rằng những người Galbadia, dưới sự giám sát của bạn Seifer là Fujin và Raijin, đang chiếm đóng Balamb để tìm kiếm một người phụ nữ tên là Ellone. Sau khi giải phóng thị trấn, Squall quyết định đi đến Trabia Garden, Garden quê nhà của Selphie.
Selphie khóc thương khi quê hương của cô bị tàn phá bởi tên lửa của Galbadia. Khi cô nói với Squall, Quistis, Zell và Irvine, họ đột nhiên nhớ ra rằng khi còn bé, tất cả bọn họ cùng sống với nhau trong một trại mồ côi, được chăm sóc bởi một người phụ nữ tên là Edea. Họ đã quên tất cả quá khứ của họ, bởi vì một khi sử dụng năng lực của những Guardian Force, thì kí ức sẽ bị phai mờ. Họ quyết định quay trở lại trại mồ côi, và khám phá ra rằng Galbadia Garden đã đến nơi này trước. Chúng đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào Garden, nơi bây giờ đang nằm dưới sự điều khiển của Edea và Seifer. Squall và bạn bè của anh cuối cùng cũng xoay sở và thâm nhập được vào Galbadia Garden, nơi họ đối mặt và đánh bại Seifer, và cuối cùng cũng đánh bại được mụ Sorceress Edea.
Edea trở lại trạng thái bình thường trong sự ngạc nhiên. Sau đó bà tiết lộ rằng bà đã bị chiếm hữu bởi một mụ Sorceress đến từ tương lai xa tên là Ultimecia, và cho đến bây giờ họ đã chiến đấu chống lại Ultimecia, dưới "vỏ bọc" là Edea. Với kết quả của trận chiến, Ultimecia tiếp tục chiếm hữu Rinoa, làm cho cô bị hôn mê. Ultimecia thao túng và hồi sinh Seifer đang mê man, và bà ra lệnh hắn nâng Lunatic Pandora từ dưới đại dương lên. Những chiến sĩ SeeD quay trở về trại mồ côi để nói chuyện với Edea về Ultimecia. Thông qua cuộc nói chuyện với Edea họ biết được kế hoạch nén thời gian của Ultimecia.
[sửa] Cuộc chiến định mệnh với Ultimecia
Vượt qua cảm xúc, Squall nhận ra rằng anh yêu Rinoa và anh sẽ làm bất cứ điều gì để mang cô trở lại. Phát hiện ra Ellone là một trong những người đã gửi anh và bạn bè của anh trở lại khoảng thời gian khi còn trẻ của Laguna dưới dạng những giấc mơ, nên anh muốn tìm kiếm Ellone và nhờ cô gửi anh quay về quá khứ để anh có thể ngăn chặn việc Rinoa trở nên hôn mê. Squall và bạn bè của anh biết được Ellone đã đi đến một quốc gia cách biệt có tên là Esthar và Edea cũng gia nhập nhóm để đến Esthar bất chấp sự sợ hãi của bà đối với việc Ultimecia có thể chiếm hữu bà lần nữa. Squall cõng Rinoa đang bị hôn mê đi qua Salt Flats, nơi cả nhóm phát hiện ra Esthar bị che phủ bởi một tấm bảo vệ lớn. Ở Esthar, Ts. Odine cho Squall biết nơi anh có thể tìm thấy Ellone. Ở Lunar Gate, cả nhóm được đưa ra ngoài vũ trụ, đến Lunar Base của Esthar. Lunar Base là nơi giam giữ Sorceress Adel, kẻ đã từng một lần thống trị Esthar.
Squall cứu Rinoa trước khi cô bị phong ấn.
Một khi cả nhóm lên được Lunar Base, Ultimecia chiếm giữ cơ thể của Rinoa và buộc cô ra xa khỏi những người có thể ngăn cô lại. Ỏ dưới đất, nhóm của Zell đã bị sốc khi thấy sự gia tăng kích cỡ của một cây trụ cột lớn màu đen từ đại dương và xuất hiện bên trên Esthar. Cây trụ cột, được gọi là Lunatic Pandora, được tạo ra bởi Esthar để kích hoạt một sự kiện gọi là Lunar Cry, khi vô số quái vật tràn xuống hành tinh từ Mặt trăng. Seifer tiến hành khai quật Lunatic Pandora như là một phần trong kế hoạch của Ultimecia. Với cơ thể của Rinoa, Ultimecia đi ra ngoài không gian và phá hủy phong ấn trên Adel, kẻ quay lại Lunatic Pandora. Ultimecia sau đó bỏ rơi cơ thể Rinoa ngoài không gian để nhập vào Adel.
Squall đuổi theo Rinoa và giải thoát cô khỏi cái chết ngoài vũ trụ. Họ trốn thoát đến một phi thuyền bị mất tích tên Ragnarok, hiện đang trôi dạt ở quỹ đạo gần Lunar Base. Bây giờ Rinoa bị coi là một Sorceress, và Esthar yêu cầu giao Rinoa để giam giữ, vì cô gây nguy hiểm cho toàn thế giới. Rinoa đồng ý đi theo họ, nhưng Squall không thể chịu đựng được, và giải cứu cô trước khi cô bị phong ấn. Sau đó cả nhóm chuẩn bị đến Lunatic Pandora để giải cứu Ellone, đang bị bắt giữ bởi Seifer cho những kế hoạch sau này của Ultimecia.
Nhóm bàn về kế hoạch của Ultimecia với Ts. Odine. Kỹ năng của Ellone là có thể gửi ý thức của người khác đến những thời đại khác nhau, được Ts. Odine sử dụng vào một thời điểm nào đó trong tương lai, để tạo ra cỗ máy Junction Machine Ellone. Ultimecia đã sử dụng Junction Machine Ellone để quay trở về đúng lúc để kết nối và chiếm đoạt cơ thể của các Sorceress để mụ có thể tồn tại ở mọi thời đại. Tuy nhiên, cỗ máy có những hạn chế trong khoảng thời gian nó có thể gửi ý thức trở lại. Cho nên, mục đích của Ultimecia là tìm Ellone thật để ý thức của mụ có thể tồn tại ở quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Với ý thức của mụ ở khắp các thời đại, Ultimecia cuối cùng cũng thi triển được thời gian nén và trở thành một vị thần có quyền lực tuyệt đối có thể điều khiển toàn bộ thời gian, không gian và sự sống.
Với những khám phá này, Squall và những người bạn phải hành động nhanh chóng lập nên một kế hoạch với Laguna, giờ đã là Tổng thống của Esthar và Ts. Odine, để ngăn Ultimecia lại. Theo kế hoạch thì họ sẽ đợi đến khi Ultimecia chiếm đoạt cơ thể Adel. Sau đó nhóm sẽ tiêu diệt Adel để mụ chuyển lại sức mạnh cho Rinoa, khiến cô trở thành Sorceress duy nhất còn lại ở hiện tại mà Ultimecia có thể tồn tại bên trong. Với Ultimecia ở trong Rinoa, Ellone sẽ có thể gửi ý thức của cả hai về quá khứ xa xôi, cho phép Ultimecia có thể nén thời gian. Sau đó Ellone sẽ mang ý thức của cả hai trở lại và gửi họ trở về thời đại của từng người, để có thể ngừng ma thuật tạm thời lại.
Sau khi bàn bạc kế hoạch ngăn chặn Ultimecia với Squall và đồng đội, Laguna đưa họ thông tin về cách duy nhất để sống sót trong một vũ trụ thời gian nén. Để sống sót, Squall và đồng đội phải giữ cho mối quan hệ của họ mạnh mẽ bằng cách nhớ đến mọi người và suy nghĩ về một nơi họ đều kết nối và nơi họ muốn đến. Với cách đó họ sẽ có thể sống sót qua thời gian nén, và với tình yêu, niềm tin đối với mỗi người giúp họ đến được tương lai của Ultimecia và tiêu diệt mụ.
[sửa] Đối diện với số phận
Cả nhóm đang đối mặt với Ultimecia ở dạng thật của bà ta.
Với kế hoạch tiêu diệt Ultimecia đã được chuẩn bị, họ đến Lunatic Pandora và chạm trán Seifer. Fujin và Raijin cố gắng khuyên Seifer ngừng phục vụ Ultimecia và trở lại làm bạn của họ. Seifer lờ đi lời đề nghị của họ và chiến đấu với Squall và đồng đội của anh. Sau khi Seifer bị đánh bại, hắn bắt cóc Rinoa và dâng hiến cô cho Ultimecia (giờ bên trong cơ thể của Adel).
Sau đó Ultimecia kết nối Rinoa với cơ thể Adel. Squall cùng đồng đội chiến đấu với Ultimecia (dưới hình dáng Adel), và tiêu diệt cơ thể của Adel. Sau khi sự chiếm hữu cơ thể Adel kết thúc, Adel chuyển Sorceress Power cho Rinoa, làm cho kế hoạch diễn ra suôn sẻ. Không còn cơ thể nào để tồn tại bên trong, Ultimecia đành phải nhập vào Rinoa, cho phép Ellone gửi ý thức của Ultimecia và Rinoa trở về quá khứ. Với ý thức của mụ ở mọi thời đại, Ultimecia thi triển nén thời gian, mặc dù nó bị tạm ngưng khi Ellone gửi ý thức của mụ về tương lai.
Tuy nhiên, sự nén thời gian một phần lại cho phép Squall và đồng đội đến tương lai và đến được Ultimecia Castle. Ở tương lai, cả nhóm khám phá ra một thế giới đen tối được trị vì bởi Ultimecia. Xác của những thành viên White SeeD được tìm thấy khắp nơi xung quanh lâu đài của mụ, khiến Squall cảm giác rằng SeeD đã chiến đấu với Ultimecia qua rất nhiều thế hệ rồi. Sau những trận chiến mệt mỏi, mà cả nhóm phải giải phóng những kỹ năng đã bị phong ấn, họ chạm trán Ultimecia. Cuộc chiến đấu cuối cùng giữa Ultimecia và SeeD là một trận chiến lịch sử khiến thay đổi cả kết cấu của không gian và thời gian.
Ultimecia chiến đấu với sự sắp xếp kỹ năng bao gồm cả việc thâm nhập vào tâm trí Squall và tạo ra Griever, một Guardian Force được tạo ra bởi ý niệm của Squall về một thế lực lớn mạnh nhất có thể tồn tại. Sau khi Squall và đồng đội đánh bại Griever, Ultimecia kết nối mụ với Griever để tăng sức mạnh. Sau khi mụ trở nên mạnh mẽ nhất, Ultimecia biến thành hình dạng tối cao để hoàn thành phép nén thời gian.
Sau đó Ultimecia bắt đầu hấp thụ tất cả thời gian, không gian và sự sống vào mụ, kết hợp với nó để trở thành một "vị thần sống" có quyền lực vô biên. Ultimecia còn vào trong chính tâm trí mụ để tạo ra Apocalypse, Black Magic tối thượng. Tuy nhiên, số phận đã an bài, cùng với những mắc xích, Squall, Rinoa, Quistis, Zell, Selphie và Irvine đã tỏ ra vượt qua sức mạnh của Ultimecia. Và Ultimecia ngã gục trong một vụ nổ lớn phát ra ngoài vũ trụ.
Squall nhìn Ultimecia chuyển quyền lực và sức mạnh của mình đến Edea trước khi bà ta chết.
Sau sự sụp đổ của Ultimecia, thời gian bắt đầu phục hồi trở lại thành dạng ban đầu, Squall và bạn bè của anh phải tìm đường trở lại thời gian riêng của họ. Ultimecia và Squall kết thúc chuyến du hành trong thời gian ở Edea's Orphanage, quay lại thời điểm khi Squall còn là một đứa trẻ và Garden vẫn chưa được xây dựng. Squall chứng kiến Ultimecia chuyển Sorceress Power cho Edea của quá khứ trước khi mụ biến mất. Squall nói chuyện với Edea và đề cập đến Garden và SeeD. Edea bối rối vì bà chưa bao giờ nghe nói về chúng, và Squall nhận ra rằng anh đã đi quá xa trong thời gian và đang bị lạc vào vũ trụ thời gian nén.
Squall thấy mình ở trong trạng thái không đặc biệt, giống như là đang ở sa mạc, trong tình trạng hư hư ảo ảo đang dần rơi vào hư vô. Squall cố gắng tập trung để nhớ về Rinoa để tìm đường trở về nhà, nhưng không thể nhớ lại những kí ức của anh về khuôn mặt Rinoa, Squall bỏ cuộc và để mặc cho mình bị kẹt trong chiều không gian này. Trong thời điểm hiện tại, Rinoa đang chờ đợi Squall ở vườn hoa của Edea's Orphanage, nơi họ đã hứa sẽ gặp nhau nếu có xa cách nhau. Bằng cách sử dụng Sorceress Power của mình, Rinoa có thể nhảy vào vũ trụ thời gian nén, nơi cô tìm thấy Squall đang bất tỉnh trên mặt đất và đưa anh trở lại thế giới thực.
Những hình ảnh cuối cùng của game hiện ra số phận của nhiều nhân vật. Seifer đã từ bỏ giấc mơ trở thành một SeeD và đang dành những ngày tháng của anh bên đồng đội là Fujin và Raijin ở Balamb Town; nụ cười hài lòng của anh khi Balamb Garden trôi trên đầu cho thấy anh đã chấp nhận số phận của mình và sẽ tiếp tục con đường đã chọn. Laguna đến thăm mộ của Raine trên đồi ngoại ô Winhill nơi ông nhớ lại kí ức về lúc cầu hôn cô, trong khi đó Ellone, Kiros và Ward theo dõi từ xa.
Nhóm chính tái hợp tại Balamb Garden trong bữa tiệc mừng, Edea đã trở lại con người thật trước đây của bà. Irvine và Selphie sử dụng một chiếc camera để ghi hình buổi tiệc, mặc dù Squall không thấy xuất hiện và chiếc camera hết pin. Nhưng sau phần credits, một đoạn phim ngắn chiếu cảnh Rinoa đang nhìn lên bầu trời từ ban công của Balamb Garden. Một ngôi sao băng vụt qua đầu và Rinoa chỉ vào nó, giống như lần đầu tiên cô gặp Squall. Lần đầu tiên trong game Squall nhìn Rinoa mỉm cười. Squall và Rinoa hôn nhau khi Balamb Garden trôi trên bầu trời tràn ngập ánh trăng.
[sửa] Chủ đề
Final Fantasy VIII là một sự cố gắng kết hợp giữa giả tưởng và thực tế. Để thực hiện được điều này, Yoshinori Kitase đã hướng các nhân vật xuất hiện như những con người bình thường, và Final Fantasy VIII là tựa game Final Fantasy đầu tiên có các nhân vật được thiết kế theo hướng hiện thực hóa — một sự thay đổi so với lối thiết kế quá cách điệu được sử dụng trong các tựa game trước. Các địa danh trong game được thiết kế giống như các địa danh ở thế giới thực, xe cho thuê và tàu hỏa được sử dụng như những phương tiện di chuyển trong game thay vì các loại xe cộ giả tưởng, và để nâng cao cái cảm nhận về thực tế, công nghệ bắt chuyển động đã được sử dụng cho phép các nhân vật cử động có hồn hơn. Các quốc gia và đảng phái khác nhau trong Final Fantasy VIII có cờ của riêng họ, các thiết kế về họ dựa trên lịch sử và văn hóa của các quốc gia/đảng phái thực tế.
Final Fantasy VIII mang màu sắc tươi sáng, một sự trái ngược so với không khí của hai tựa game trước là Final Fantasy VI và Final Fantasy VII, cả hai game đều có bối cảnh đen tối thể hiện cả ở nhân vật và thế giới. Quyết định này biểu thị trong cách thiết kế địa danh bằng cách sử dụng các gam màu "tươi sáng", ví như màu lục ngọc và hồng của Balamb Garden, thậm chí cả các khu vực nghèo đói và bị chiến tranh tàn phá cũng được thể hiện đầy ánh nắng mặt trời, sôi động và tràn đầy sức sống, đối nghịch với không khí trong các khu ổ chuột đen tối bị áp bức hiện hữu ở Final Fantasy VII. Tuy nhiên, định hướng cho cảm nhận tươi sáng này lại có xu hướng mâu thuẫn với chính các sự kiện trong cốt truyện và các nhân vật có thể biểu hiện khác đi, họ không thể phản ứng với các sự kiện bi kịch với thái độ nghiêm túc đáng lẽ ra cần phải được biểu lộ; ví dụ như, sau khi Rinoa bị hôn mê, dường như chỉ có Squall là quan tâm đến cô, trong khi những người còn lại vẫn giữ thái độ vui vẻ, thậm chí khi chủ đề bàn luận của họ là về Rinoa và tình hình của cô.
Cốt truyện của Final Fantasy VIII tập trung chủ yếu vào nhân vật chính là Squall Leonhart; ngược lại với Final Fantasy VI và Final Fantasy VII hầu hết các nhân vật đều có một ít cốt truyện hoặc nhiệm vụ phụ của riêng họ, thì ở đây các nhân vật trong nhóm của Squall có vai trò hỗ trợ. Người chơi ít có cơ hội điều khiển nhân vật chính trong các sự lựa chọn hội thoại, và có một đặc tính đặc trưng của series đó là người chơi có thể thấy được suy nghĩ của nhân vật chính thông qua các hộp thoại trong suốt. Có thể nhận thấy cuộc hành trình của bản thân Squall chiếm nhiều ưu tiên hơn so với cốt truyện chính của game là chiến đấu chống lại các Sorceress trong game. Một chủ đề chính của cốt truyện trong game là số phận và định mệnh. Kẻ phản diện chính của game, Ultimecia, lo ngại về lời tiên tri rằng bà ta sẽ đối mặt với kết thúc của mình dưới bàn tay của "vị SeeD huyền thoại", và để thoát khỏi số mệnh của mình, bà ta đã theo đuổi thời gian nén, thứ sẽ làm bà ta trờ thành vị thần tối cao của vũ trụ. Bà ta không biết rằng, thời gian nén lại chính là thứ dẫn "vị SeeD huyền thoại" đến đụng độ và tiêu diệt bà ta. Garden và SeeD tồn tại chỉ để đào tạo những "vị SeeD huyền thoại" này để đến một ngày chiến đấu với Ultimecia, như lần đụng độ của Edea với Squall ở phần kết của game, nhưng bản thân Squall lại không nhận ra vai trò của mình. Chủ đề của game về định mệnh để lại một dấu hỏi lớn về việc liệu như Squall và đồng đội của anh bị đánh bại ở trận đấu cuối cùng với Ultimecia (trong cốt truyện, không phải trong gameplay), thì mọi việc người chơi làm trong game có thực sự quan trọng hay không, nhưng Ellone đã đề cập đến vấn đề này một lần, cô ấy đã giải thích với Squall rằng mặc dù con người không thể thay đổi được các sự kiện thông qua khả năng của cô, nhưng họ vẫn có thể học hỏi và phát triển thông qua những kinh nghiệm này, vì vậy một lần nữa càng nhấn mạnh phần quan trọng về câu chuyện của bản thân Squall xuyên suốt game so với việc đánh bại Ultimecia.
Kết thúc spoil.
[sửa] Nhạc nền
Bài chi tiết: Final Fantasy VIII: Original Soundtrack
Bìa đĩa nhạc Final Fantasy VIII: Original Soundtrack.
Soundtrack của game là tác phẩm thứ 23 của Nobuo Uematsu dành cho Square. Phát hành dưới dạng 4 đĩa Compact bởi DigiCube ở Nhật và bởi Square EA ở Bắc Mỹ, một dàn giao hưởng đặc biệt của những bài hát được chọn từ game (hòa âm bởi Shirō Hamaguchi) được phát hành dưới cái tên FITHOS LUSEC WECOS VINOSEC: Final Fantasy VIII, và một tập hợp các bản piano (do Shinko Ogata biểu diễn) được phát hành dưới cái tên Piano Collections: Final Fantasy VIII.
Bài hát chủ đề của Final Fantasy VIII, "Eyes on Me", được sáng tác bởi Uematsu và do ca sĩ của Hồng Kông Faye Wong biểu diễn, có số lượng bán được đạt mức kỉ lục là 400.000 bản. Khiến nó trở thành đĩa nhạc game bán chạy nhất đã từng phát hành ở Nhật cho đến ấn bản "Hikari" của Utada Kikaru trong Kingdom Hearts. Nó cũng thắng giải "Song of the Year (Western Music)" ở lễ trao giải Annual Japan Gold Disc Awards lần thứ 14 năm 1999. Đây là lần đầu tiên một bài hát trong game lại nhận được vinh dự này.
Bài hát nổi tiếng khác của Final Fantasy VIII là "Liberi Fatali," một bản nhạc đậm chất Latinh được chơi trong phần giới thiệu của game. Bản nhạc nền sorceress "FITHOS LUSEC WECOS WINOSEC" được trộn lẫn với "Liberi Fatali" và được chơi trong đại hội Olympic mùa hè 2004 ở Athen trong phần thi đấu bơi đồng đội nữ.
The Black Mages, ban nhạc đã soạn lại bài hát từ video game Final Fantasy thành phong cách rock, đã soạn lại 5 bản nhạc từ Final Fantasy VIII. Đó là "Force Your Way" trong album The Black Mages phát hành năm 2003, "The Man with the Machine Gun" và "Maybe I'm a Lion" trong album The Skies Above, phát hành năm 2004, và "The Extreme" và "Premonition" trong album Darkness and Starlight.
[sửa] Phát triển
Squall
Seifer
Nét vẽ Squall và Seifer của Yoshitaka Amano. Mặc dù hình ảnh này không được giới thiệu vào game, nhưng vẫn có những điểm tương đồng nơi họ, đáng chú ý nhất là vết sẹo trên gương mặt của hai nhân vật, kết quả của trận đấu giữa họ.
Final Fantasy VIII nối tiếp Final Fantasy VI và Final Fantasy VII trong việc diễn tả một thế giới với công nghệ cao, lệch hướng khỏi phong cách truyền thống của những phiên bản cũ. Tuy nhiên, nó đi trệch hướng xa hơn bởi nó tập trung vào cốt truyện với các nhân vật thay vì các sự kiện diễn ra trên toàn thế giới. Nhà thiết kế nhân vật Tetsuya Nomura muốn game có cảm giác của "trường học". Bởi vì Yoshinori Kitase đã có một cốt truyện, mà những nhân vật chính có cùng độ tuổi, ý tưởng đã thành công. Chính vì vậy, họ tạo ra một học viện quân sự mà những học viên trong đó sẽ được đào tạo để trở thành những lính đánh thuê.
Xa hơn những gì Nojima đã lên kế hoạch cho hai nhóm điều khiển được trong game – nhóm hiện tại của Squall và nhóm đến từ quá khứ 20 năm về trước của Laguna – gắn kết với nhau rất cao. Dẫn đến việc nhóm của Laguna bao gồm những nhân vật đã ngoài hai mươi và có rất nhiều kinh nghiệm chiến đấu cũng như phối hợp theo nhóm, trong khi nhóm của Squall trẻ và thiếu kinh nghiệm, và lúc ban đầu, ngay cả Squall cũng không hiểu được giá trị của tình bạn.
Với Final Fantasy VII, thái độ lãnh đạm của nhân vật chính, Cloud Strife, khiến Kazushige Nojima kết hợp cốt truyện lại mà trong đó người chơi có thể lựa chọn cách trả lời của Cloud trong một số trường hợp và đoạn hội thoại nhất định. Với Final Fantasy VIII, Nojima muốn cho người chơi thực sự hiểu biết sâu sắc về những gì nhân vật chính đang nghĩ và cảm nhận, kể cả khi những nhân vật khác vẫn không được hiểu rõ. Điều này dẫn đến những đoạn "độc thoại nội tâm" của Squall xuất hiện trong hộp thoại trong suốt xuyên suốt game.
Kitase cũng biểu lộ khao khát cho game có một không khí Châu Âu khác lạ, rộng lớn một cách có chủ ý. Cũng như những thiết kế chủ đề đa dạng được tạo nên bằng cách sử dụng phong cách kiến trúc Ai Cập và Hy Lạp cổ đại, cũng như những phong cách từ những thành phố của Pháp và lối sống xã hội Châu Âu được lý tưởng hóa có thể thấy được trong rất nhiều tác phẩm nghệ thuật khác nhau. Thêm vào đó, Kitase đã giải thích rằng logo chính của game – Squall và Rinoa đang ôm nhau – được lấy cảm hứng từ những nỗ lực của nhóm trong việc thể hiện cảm xúc qua ngôn ngữ cơ thể.
Squall đang đứng đối xứng với cha của anh, Laguna.
Mục đích này cũng được nhắc đi nhắc lại trong game; sử dụng hình ảnh vui vẻ của game để biểu lộ những cảm xúc và hành động của họ cùng với hộp thoại, cũng như sử dụng những đoạn video hành động được nâng cấp hoàn chỉnh, tỏ ra chi tiết hơn tất cả những game Final Fantasy trước đó, để truyền đạt một thứ gọi là bầu không khí trang trọng của ‘phim câm’ mà không cần dựa vào lời nói để truyền đạt ý nghĩa của chúng.
Trong giới hạn của bản thiết kế nhân vật, Final Fantasy VIII phản ánh kĩ thuật ưa thích của Nomura, cứ như là ganh đua với Final Fantasy VII, mà đề cao những nhân vật "không thực sự là phong cách của ông". Đội ngũ đã quyết định sử dụng tỉ lệ cân xứng trong thực tế vào các nhân vật. Mặt khác, những đoạn full motion video công nghệ cao sẽ tạo ra một sự mâu thuẫn giữa đồ họa trong game và đồ họa sắc nét trong các đoạn full motion video.
Bất chấp điều đó, Nomura quyết định sửa lại các nhân vật bằng một vài biện pháp trước khi họ hoàn thành bản thiết kế cuối cùng, mà yêu cầu sự hi sinh ý định ban đầu của ông. Chẳng hạn như, theo nguyên bản ông muốn Seifer Almasy liên quan đến tình yêu tay ba với Rinoa và Squall. Một ví dụ khác, Quistis Trepe đầu tiên được thiết kế với chiếc váy ngắn, nhưng cuối cùng lại mặc chiếc váy dài ngoài quần. Rinoa đầu tiên được dự kiến mặc một chiếc váy ngắn ngoài quần sọt, điều này dẫn đến một cuộc tranh cãi vì ông muốn có ít nhất một nhân vật nữ mặc váy ngắn; một sự thỏa hiệp xuất hiện trong sự thỏa mãn với bản thiết kế Selphie: từ đầu cô được dự kiến sẽ mặc quần chật ống, nhưng cuối cùng Nomura quyết định rằng trang phục của cô nên là thứ gì đó kết hợp của cả hai, kết quả là ra đời chiếc quần-váy của cô.
Một bản demo của Final Fantasy VIII đã được phát hành cho cả PlayStation và PC.
[sửa] Doanh thu và Thành quả
Vào thời điểm phát hành, Final Fantasy VIII đã nhận được nhiều đánh giá tích cực và thành công trong thương mại. Sau khi được phát hành ở Bắc Mỹ, Square Electronic Arts tuyên bố Final Fantasy VIII đã đạt được doanh thu lớn chưa từng có. Game là tựa videogame bán chạy số một ở Mỹ trong mọi thể loại game và giữ vững vị trí trong suốt ba tuần.[1] Tổng doanh thu của Final Fantasy VIII đã vượt trên 50 triệu đô trong 13 tuần tiếp theo[2], trở thành tựa game Final Fantasy VIII bán chạy nhất vào thời điểm đó. Tại Nhật Bản, đã có 3,3 triệu bản được bán ra trong tháng phát hành đầu tiên[3] và trên 6 triệu bản được tiêu thụ vào cuối năm 1999. Vào 31 tháng 3, 2003, tựa game đã được bán ra 8,15 triệu bản trên toàn thế giới: 3,7 triệu bản ở Nhật Bản và 4,45 triệu bản ở nước ngoài.[4]
Vào thời điểm đó, Final Fantasy VIII đã được nhìn nhận như một bước nhảy vọt từ Final Fantasy VII về mảng đồ họa, nhưng nhiều chỉ trích dành cho hệ thống kết nối khi nó quá phức tạp. Nhiều nhà phê bình đã khen ngợi cốt truyện của game, nhưng vài người lại tìm thấy sự mâu thuẫn trong chất lượng và rằng vài sự thay đổi mạch truyện quá đột ngột, khiến người chơi cảm thấy hụt hẫng, dù rất nhiều người đã khen ngợi quá trình phát triển nhân vật của game và đã gọi Final Fantasy VIII là đỉnh cao của thể loại RPG. Năm 2002, IGN đã gọi Final Fantasy VIII là tựa game vĩ đại thứ bảy của mọi thời đại dành cho hệ máy PlayStation, xếp hạng cao hơn so với Final Fantasy VII. Final Fantasy VIII được bầu chọn bởi độc giả Famitsu là tựa game hay nhất mọi thời đại đứng thứ 22 vào năm 2006[5], và được vinh danh là một trong 20 game nhập vai Nhật Bản phải chơi bởi Gamasutra, tuyên bố rằng "có nhiều thứ không hợp lý trong Final Fantasy VIII, nhưng thứ hợp lý thậm chí còn nhiều hơn".[6]
Thông tin bên lề
Đến bây giờ, Final Fantasy VIII có số lượng tên lấy cảm hứng từ Star Wars nhiều nhất, bao gồm Biggs and Wedge, Nida, Piet và Martine, người có tên là Dodonna trong phiên bản Nhật.
Final Fantasy VIII là game đầu tiên cho phép người chơi đặt tên cho các quái vật triệu hồi.
Final Fantasy VIII là game đầu tiên trong series mà Ramuh không được xuất hiện như là quái vật triệu hồi thuộc yếu tố Sét. Nó được thay thế bởi Quezacotl.
Final Fantasy VIII là game đầu tiên mà tất cả các kẻ thù đều có cùng một hình ảnh khi chết, trước khi chúng biến mất.
Trong suốt cuộc diễu hành của Ultimecia (dưới hình hài Edea) ở Deling City, những vũ công đeo mặt nạ biểu diễn những bước nhảy từ video ca nhạc "Thriller" của Michael Jackson.
Final Fantasy VIII bị bắt chước trong game Segagaga, trên hệ máy Dreamcast, mà nó bị gọi là Final Pharmacy VIII.
Trong phim Charlie's Angels phần đầu, có cảnh khi Dylan tiếp cận một tòa nhà, có hai đứa trẻ ở trong đang tập trung ấn nút và di chuyển trong khi chơi Final Fantasy VIII. Thật là bôi bác với các fan, cả hai đứa trẻ đều tham gia chơi bất chấp sự thật là game không hề có chế độ chơi đôi, và không có đoạn nào trong game mà tay cầm được ấn nút một cách điên cuồng như thế.
Đĩa demo của game sử dụng một bài hát tên là "Raid on Dollet" cho chiến dịch tràn vào Dollet. Phiên bản cuối cùng của game không sử dụng bài này và nó cũng không được phát hành trên bất cứ album thu âm chính thức nào. Không ai biết lý do tại sao bài hát bị loại bỏ, mặc dù một số ý kiến phổ biến cho rằng nó bị loại bỏ vì lý do là có những điểm giống nhau khá lớn với bài hát "Hummel Gets the Rockets", sáng tác bởi Hans Zimmer trong bộ phim The Rock.
[sửa] Xem thêm
Final Fantasy in Popular Culture
Final Fantasy VIII Demo
Final Fantasy VIII Technical Demo for the PS2
Final Fantasy VIII Allusions
Final Fantasy VIII Timeline
Final Fantasy VIII Wallpapers
[sửa] Liên kết ngoài
Official North American site
Official European site
Wikipedia's entry on Final Fantasy VIII
[sửa] Tham khảo
↑ Final Fantasy VIII Tops Videogame Charts
↑ FF8 Breaks Sales Records
↑ Final Fantasy VIII Is Out!
↑ http://www.square-enix.com/jp/ir/e/explanatory/download/0404-200402090000-01.pdf#page=27
↑ Japan Votes on All Time Top 100
↑ A Japanese RPG Primer: The Essential 20
__________________
Mrs. Mèo Ú
Ginful
Kobuxxx
Narubees (e)
Update: 6/2/2012
Cindy Cindy- Total posts : 98
Similar topics
» [Preview] Final Fantasy VIII
» [Cheat Code] Final Fantasy VIII
» [Guide] GUARDIAN FORCE FINAL FANTASY VIII
» [FF] Braska's Final Aeon (Final Fantasy X)
» [FF] Final Fantasy X-2
» [Cheat Code] Final Fantasy VIII
» [Guide] GUARDIAN FORCE FINAL FANTASY VIII
» [FF] Braska's Final Aeon (Final Fantasy X)
» [FF] Final Fantasy X-2
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum