Chuyện cũ ...
Page 1 of 1
Chuyện cũ ...
Tên: Chuyện cũ.
Tác giả: Tiểu U Nhi
Thể loại: Tản mạn, đàm luận, du thuyết.
Rating: chỉ dành cho người sao Kim
Chú ý : Gần như đây chỉ là cuộc tự thoại. Rất nhiều từ ngữ và nghĩa sẽ gây khó hiểu cho nhiều người. Hầu hết tác giả sẽ không giải thích, muốn biết thì tự tìm hiểu.
-Một chút cảm xúc, một chút cảm khái, chẳng biết bắt đầu từ đâu cả.
-Thôi cứ nói về chuyện đầu tiên nghĩ đến đi.
Sáng hôm nay, ta có việc rất quan trọng phải đi. Đúng ! cực kỳ quan trọng. Thắc mắc sao ? Không cũng chẳng sao. Ta sẽ nói ngay, sáng hôm nay ta cần đến một cái đám giỗ mà cũng không phải đám giỗ. Đó là lễ "trăm ngày" của một người, một cô bé mới mười hai tuổi thôi. Cô bé ây là gì của ta? câu chuyện về cô bé là gì ?. Thật ra cô bé hoàn toàn không liên quan đến ta, câu chuyện về cô bé ta sẽ kể tiếp.
Khoảng gần hai năm trước, có một lần ta đi lang thang trên đường, trên tay bưng một thùng các tông chứa một đống giấy và dao thêm vài cái mô hình giấy(papercraft). Chợt nhìn thấy một cô bé, cô bé mặc một bộ đồ cũ rất cũ, còn cũ hơn đồ của ta nữa, nhưng rất gọn gàng sạch sẽ. Chân cô bé đi một đôi dép nhựa bây giờ gọi là dép tổ ong, dán đầy mảnh vá mà từ mười nấy năm trước, hồi ông nội ta mất bố ta về thừa kế công ty thì ta không phải dùng đến nữa. Rất nhiều người sẽ không biết được dép nhựa được vá bằng mảnh vá là gì đâu, ta sẽ không giải thích bởi không cần thiết. Tay nàng còn bưng một rổ ổi đỏ, nói một rổ ổi nhưng cũng chỉ khoảng chục quả mà thôi. Tóc dài tới thắt lưng được trát gọn gàng sau đầu, gương mặt nhỏ nhắn gầy nhưng rất anh khí. Đôi môi nhợt nhạt bên má trái còn một chút bầm tím nhưng đôi mắt em ấy rất sáng rất rất sáng. Thật đúng là cái mỹ nhân phôi thôi ! ta trong lòng thầm than.
Đôi mắt ấy quét đến ta trong tay thùng các tông, rất hiếu kỳ nhấp nháy hai cái. Trong lòng chợt động, ta bước lại gần đặt thùng các tông rồi ngồi xuống lấy ra một cái mô hình và hỏi.
- Em muốn sao ?
Cặp mắt sáng ấy lại nháy lên hai cái rồi lắc đầu.
- Tại sao ? Em rất thích ?
Cô bé nhìn thẳng vào ta, đôi đôi môi nhỏ khô nứt nhợt nhạt khẽ mở. Rất ôn nhuận, u u điềm điềm, nhưng cũng rất mạnh rất cứng rắn, giọng không lớn nhưng đầy đủ mọi người xung quanh đó nghe.
- Em rất thích ! Nhưng em sẽ không mua vì không có tiền, không xin vì sẽ có lúc em tự làm được.
Vừa nói cô bé vừa giơ bàn tay trái lên trước mặt ta. Bàn tay nhỏ lắm, rất đẹp một bàn tay, vừa nhìn ta sẽ hiểu vì sao cô bé nói thế. Những ngón tay mảnh, tiêm tiêm lộ ra khéo léo một bàn tay sinh ra để làm nghệ thuật. Thế nhưng trên bàn tay ấy ta nhận ra một ít sẹo, lại rất nhiều vết chai sần.
- Được, anh không cho, anh dạy. Có thể làm, đẹp nhất anh lấy.
Cô bé nhìn chằm chằm vào ta một hồi rồi gật đầu. Ta lấy ra tấm ni lông lớn từ trong thùng các tông trải xuống nền, bày các mô hình rồi sắp xếp dụng cụ rồi ngồi vào.
- Ngồi xuống, anh sẽ dạy.
- Em phải bán hàng, đến trưa rồi.
- Ngồi xuống, hàng sẽ bán được. - Ta nhíu mày nhắc lại.
Cô bé không lưỡng lự mà ngồi xuống nhìn ta. Ta lấy ra một tờ giấy một cây kéo đưa cho cô bé và bảo nàng cắt thành từng mảnh được in sẵn.
- Tên ?
- Duyên !
- Tuổi ?
- Mười một !
- Cắt theo đường đậm, đường nhạt để gấp
- Vâng! hiểu!
- Thứ mấy?
- Con một !
...
Cứ như vậy một hỏi một trả lời, đôi lúc xen lẫn hướng dẫn. Đến lúc đã gần giữa trưa, học sinh đi học về, chúng bắt đầu hiếu kỳ xem những mô hình ta bày bán, cũng rất nhanh giải quyết chỗ ổi của bé Duyên. Ngay khi bán hết Duyên lập tức đứng dậy chào ta rồi để về. Ta cũng đứng dậy cúi đầu tháo đôi dép của em đi vào chân rồi xỏ dép ta cho Duyên. Thấy vậy Duyên đôi mày khẽ nhíu đang đinh nói gì thì ta cắt đứt.
- Đổi, nãy giờ giúp làm - tay ta chỉ về hướng những chiếc mô hình, nói tiếp - Sau tới đây bán, nhanh hết.
Duyên gật đầu rồi quay người đi, bóng lưng mảnh, tựa như mềm yếu gió thổi khẽ gãy, cũng tựa như thách thức giông bão trăm ngàn năm thụ mộc.
Sau đó mỗi vài ngày ta lại đến chỗ kia, gần như lúc nào cũng gặp Duyên. Đôi lúc vài trái xoài, vài trái ổi, một chút rau, ít khoai lang... Cứ như vậy dần quen thuộc lên, ta mới biết Duyên ở một làng nhỏ cách ta khoảng hơn hai cây số. Đôi lúc ta sẽ mua một chút gì ăn, chút nước uống rồi chia sẻ cho Duyên, trời mưa thì ta cho mượn dù, áo mưa với lý do đến hết mùa mưa hãy trả, đôi khi lúc dọn đồ sẽ lỡ tay đem dạo quẹt hỏng đồ của Duyên để rồi đền một ít đồ cũ của ta. Khoảng nửa năm, Duyên vẫn chưa từng nói về việc nhà hay dẫn ta về nhà, ta cũng hiểu được con nhà nghèo hiểu chuyện sớm.
Lần ấy là lúc người ta vớt cá ở hồ thủy lợi gần đấy. Duyên đi mót được không ít cá, bán được không ít. Duyên ngay lập tức hướng ta mua một bản in để làm mô hình, xong lại đưa ta luôn. Duyên còn trừ lại một con cá để mời ta đến nhà ăn trưa.
Không tốn bao lâu chúng ta đến nhà Duyên, ngôi nhà nhỏ thôi, tường xây cũ vài nơi vôi đã bị rửa sạch rồi. Khoảng sân nhỏ đầy rau, một ít hoa vài cây ăn trái, góc sân giếng nước và thùng phi(bể) xi măng che đậy cẩn thần, hai chiếc thau nhôm một lớn một nhỏ. Trong nhà chỉ có một phòng, và khu bếp. Tất cả rất sạch sẽ, một chiếc giường nhỏ, ba cái ghế gỗ chiếc bàn gỗ của học sinh đã rất cũ. Phía trong góc một chiếc giá nhỏ làm bằng tre bên trên đặt một chiếc rương lớn.
- Anh cứ ngồi em đi làm cơm. - Duyên lấy một chiếc ghế đưa cho ta rồi đi xuống bếp.
...
- Anh đi xung quanh - ngồi một hồi ta cảm thấy chán liền muốn ra ngoài.
- Vâng !
Ra sân mở ra bể nước thấy còn chưa đến một nửa, ta mở giếng ra quay nước. Sắp đầy bể thì Duyên gọi vào ăn cơm, quay nốt thùng nước ta cẩn thận đậy giếng và bể rửa tay vào nhà. Bữa cơm rất đơn giản, một nồi cơm nhỏ hai món cá một hấp một chiên một món canh một món rau. Duyên ý cười đầy mặt nói với ta.
- Lâu lắm, mới ăn cá, bình thường em chỉ ăn rau thôi. Cá đây em chia ba một hấp một chiên còn lấy đầu nấu canh với chút cà chua trồng ngoài sân đó. Trừ gạo dầu muối còn lại em đồ ăn em đều tự kiếm được không bao giờ phải mua.
Trong giọng nói không mang chút tự ti nào mà chỉ nghe thấy sự tự hào phát ra, như thực thể. Đôi mắt sáng luôn nhìn thẳng đối diện với mọi thứ làm cho ta cảm giác thanh minh. Khó lắm bây giờ tìm được một đôi mắt như thế, một tự hào như thế.
Đột nhiên Duyên đứng dậy đi vào bếp lấy ra một đĩa nhỏ muối trắng.
- Em không có tiền mua mắn, ta chấm cá bằng muối đi.
Ngon lắm, hưởng đủ nhân tình ấm lạnh, mới biết bữa cơm thế nào là ngon. Cơm nước xong xuôi Duyên rửa chén bát rồi đi nghỉ, ta thì đi dạo xung quanh làng. Nói là làng nhưng là xóm nhỏ thì đúng hơn, chỉ mười mấy nhà thôi, mặc dù không khó khăn nhưng chẳng ai khá giả. Ta đi từng nhà chào hỏi dần mới biết hoàn cảnh của bé Duyên.
Bé Duyên từ nhỏ đã hiểu chuyện thông minh ngoan ngoãn, bố mẹ hồi còn sống thích cờ bạc rượu chè, thường đánh mắng hoặc lo đi đánh bạc nhậu nhẹt bỏ bé Duyên một mình. Trong xóm người thương thường chia nhau đem về nuôi vài ngày. Đến 3 năm trước một lần đánh bạc lớn, gánh nợ quá nhiều cùng nhau cắt cổ tự sát trước mặt Duyên. Người làng lo chôn cất, họ nói Duyên cứng rắn lắm ngày đầu khóc thế, nhưng hôm sau lau nước mắt rồi thôi. Bọn đòi nợ đến nhà chỉ có mình bé Duyên cứ đứng ở cửa nhìn chằm chằm không ái dám làm gì. Mấy lần biết không có cách, chúng muốn bắt bé duyên đi, dân làng vây đánh, từ đó không thấy ai đến đòi nợ. Sau khi chôn cất ngày hôm sau mọi người đến thăm an ủi, bé Duyên trả từng cái phong bì nói.
- Ơn mọi người con sẽ nhận, nhưng con muốn tự sống.
Thế là mới lên lớp 3 Duyên nghỉ học, lúc đầu còn bé chưa biết được nhiều. Không kiếm ra tiền phải đi nhặt rau, mót khoai ăn, đói gầy. Mọi người muốn chia nhau nuôi, Duyên không chịu, mọi người yêu thương nên ép. Cuối cùng Duyên mới chịu làm việc giặt đồ, trông con nít, nấu cơm, giúp chút việc trong vườn đổi lấy chút gạo chút muối. Dần dần quen, Duyên biết trồng rau ăn, hái trái bán vẫn gầy nhưng đỡ hơn. Tuy thế Duyên vẫn giúp việc cho mọi người cho đến bây giờ. Trong xóm ai cũng yêu thương Duyên lắm, người xấu tính cũng bảo vệ Duyên vậy.
Trong lòng mang kinh đào hải lãng, về đến nhà mấy ngày ta vẫn nghĩ. Cỡ nào một cô bé, cỡ nào một mị lực, có lẽ ta cũng bị đôi mắt, tính cách ấy mà hấp dẫn.
Cứ thế bình đạm qua đi, ta vẫn lâu lâu tìm cách này cách nọ khiến Duyên không thể từ chối mà giúp đỡ. Cho tới hơn bốn tháng trước cả tuần liền Duyên không ra bán, ta lo lắng mới tìm đến. Thì biết được Duyên bị bệnh đang nằm ở viện, nhưng trong xóm gom góp cũng chỉ đủ viện phí không có tiền đi tuyến trên kiểm tra. Ta tức tốc đi về cầm thẻ đi ngân hàng rút hai mươi triệu chờ nửa ngày mới lấy được. Đến phòng bệnh Duyên nằm trên giường mắt nhắm nghiền, tiều tụy mệt mỏi, làn da trắng bệch cảm giác như trong suốt. Ta gần như thấy được dòng máu yếu ớt chảy, ta không dám chạm vào sợ làn sẽ làm Duyên vỡ tan mất. Làm thủ tục chuyển viện thì bác sĩ khuyên đi bệnh viện Ung Bướu kiểm tra. Ngày hôm sau ta đưa Duyên tới bệnh viện Ung bướu hôm sau khi nhận được kết quả ta gần như không thể đứng vững. Bác sĩ nói với ta.
- Dưa cô bé về đi thôi, cô bé còn hai tuần, cố gắng thỏa mãn cô bé.
Em ấy bị ung thư máu giai đoạn cuối, do thiếu dinh dưỡng, mệt mỏi quá độ, vất vả thành bệnh nay hết cứu rồi. Ngày hôm sau ta thất hồn lạc phách đưa Duyên về nhà. Duyên cố gặng hỏi, ngẫm nghĩ nhiều lần ta cuối cùng nói ra. Vốn sợ Duyên không chịu nổi, nhưng không ngờ Duyên cười. Nụ cười nhẹ thôi nhưng không mang chút buồn nào, rất thỏa mãn rất vui vẻ. Người lớn, thanh niên, trẻ con, con trai, con gái xóm nhỏ biết chuyện ai cũng khóc đến thăm. Duyên cố gượng dậy vui vẻ an ủi từng người. Mỗi người biết Duyên, mỗi ngày cũng dành chút thời gian đến thăm em.
Gần kề một tháng, Duyên gầy nhanh lắm, người tiều tụy đi, không dậy nổi nữa.
Tại Duyên mất trước một ngày, Duyên dậy sớm muốn tăm rửa, muốn mặc chiếc váy mà mọi người mua cho em lúc em vừa từ bệnh viện về.
Duyên nói :
- Hôm nay em phải thật đẹp vì mọi người.
Hôm ấy mọi người như đến thăm, ai cũng được Duyên hôn hôn bàn tay rồi đặt ở trong lòng, thành tâm mà nguyện. Duyên nói tối nay muốn gặp mọi người
Tối hôm đó mọi người tập trung đông lắm, nhiều người bận cũng nghỉ để đến, trong nhà không đủ đứng cả ra sân. Duyên nằm trên giường mặc váy xinh đẹp lung linh sở động lòng người. Duyên nói từng câu, nhẹ nhàng ôn nhu thôi, nhưng không người xa không nghe rõ.
- Đây là Duyên hạnh phúc nhất thời gian, chờ tới thiên đường Duyên còn muốn làm cô nhi nữa.
Lúc Duyên nói duyên gầy lắm, so với một tháng trước Duyên gầy đến không ai đành lòng. Nhiều đàn ông, thanh niên chỉ thấy đôi mắt cũng chực đỏ, nước mắt tự rơi.
Nhưng ta nhớ kỹ lúc Duyên nói đôi mắt sáng ngời, sau đó Duyên nói.
- Đời này làm cô nhi vẫn rất vui vẻ hạnh phúc.
Đôi mắt nhắm lại Duyên nhẹ nhàng mỉm cười, nụ cười rất tươi, rất thỏa mãn, rất yên bình, rất hạnh phúc.
Kỳ lạ lắm lúc ấy không ai khóc, cũng không ai đau buồn, mà đều nở một nụ cười nhẹ.
Lúc ấy Duyên đẹp lắm, đẹp đến nỗi tạo hóa lưu luyến phải mang em về lại bên mình.
Chúc bé Duyên trên thiên đường vẫn là cô nhi, kiếp sau và mãi mãi em vẫn là cô nhi
Tác giả: Tiểu U Nhi
Thể loại: Tản mạn, đàm luận, du thuyết.
Rating: chỉ dành cho người sao Kim
Chú ý : Gần như đây chỉ là cuộc tự thoại. Rất nhiều từ ngữ và nghĩa sẽ gây khó hiểu cho nhiều người. Hầu hết tác giả sẽ không giải thích, muốn biết thì tự tìm hiểu.
-Một chút cảm xúc, một chút cảm khái, chẳng biết bắt đầu từ đâu cả.
-Thôi cứ nói về chuyện đầu tiên nghĩ đến đi.
Sáng hôm nay, ta có việc rất quan trọng phải đi. Đúng ! cực kỳ quan trọng. Thắc mắc sao ? Không cũng chẳng sao. Ta sẽ nói ngay, sáng hôm nay ta cần đến một cái đám giỗ mà cũng không phải đám giỗ. Đó là lễ "trăm ngày" của một người, một cô bé mới mười hai tuổi thôi. Cô bé ây là gì của ta? câu chuyện về cô bé là gì ?. Thật ra cô bé hoàn toàn không liên quan đến ta, câu chuyện về cô bé ta sẽ kể tiếp.
Khoảng gần hai năm trước, có một lần ta đi lang thang trên đường, trên tay bưng một thùng các tông chứa một đống giấy và dao thêm vài cái mô hình giấy(papercraft). Chợt nhìn thấy một cô bé, cô bé mặc một bộ đồ cũ rất cũ, còn cũ hơn đồ của ta nữa, nhưng rất gọn gàng sạch sẽ. Chân cô bé đi một đôi dép nhựa bây giờ gọi là dép tổ ong, dán đầy mảnh vá mà từ mười nấy năm trước, hồi ông nội ta mất bố ta về thừa kế công ty thì ta không phải dùng đến nữa. Rất nhiều người sẽ không biết được dép nhựa được vá bằng mảnh vá là gì đâu, ta sẽ không giải thích bởi không cần thiết. Tay nàng còn bưng một rổ ổi đỏ, nói một rổ ổi nhưng cũng chỉ khoảng chục quả mà thôi. Tóc dài tới thắt lưng được trát gọn gàng sau đầu, gương mặt nhỏ nhắn gầy nhưng rất anh khí. Đôi môi nhợt nhạt bên má trái còn một chút bầm tím nhưng đôi mắt em ấy rất sáng rất rất sáng. Thật đúng là cái mỹ nhân phôi thôi ! ta trong lòng thầm than.
Đôi mắt ấy quét đến ta trong tay thùng các tông, rất hiếu kỳ nhấp nháy hai cái. Trong lòng chợt động, ta bước lại gần đặt thùng các tông rồi ngồi xuống lấy ra một cái mô hình và hỏi.
- Em muốn sao ?
Cặp mắt sáng ấy lại nháy lên hai cái rồi lắc đầu.
- Tại sao ? Em rất thích ?
Cô bé nhìn thẳng vào ta, đôi đôi môi nhỏ khô nứt nhợt nhạt khẽ mở. Rất ôn nhuận, u u điềm điềm, nhưng cũng rất mạnh rất cứng rắn, giọng không lớn nhưng đầy đủ mọi người xung quanh đó nghe.
- Em rất thích ! Nhưng em sẽ không mua vì không có tiền, không xin vì sẽ có lúc em tự làm được.
Vừa nói cô bé vừa giơ bàn tay trái lên trước mặt ta. Bàn tay nhỏ lắm, rất đẹp một bàn tay, vừa nhìn ta sẽ hiểu vì sao cô bé nói thế. Những ngón tay mảnh, tiêm tiêm lộ ra khéo léo một bàn tay sinh ra để làm nghệ thuật. Thế nhưng trên bàn tay ấy ta nhận ra một ít sẹo, lại rất nhiều vết chai sần.
- Được, anh không cho, anh dạy. Có thể làm, đẹp nhất anh lấy.
Cô bé nhìn chằm chằm vào ta một hồi rồi gật đầu. Ta lấy ra tấm ni lông lớn từ trong thùng các tông trải xuống nền, bày các mô hình rồi sắp xếp dụng cụ rồi ngồi vào.
- Ngồi xuống, anh sẽ dạy.
- Em phải bán hàng, đến trưa rồi.
- Ngồi xuống, hàng sẽ bán được. - Ta nhíu mày nhắc lại.
Cô bé không lưỡng lự mà ngồi xuống nhìn ta. Ta lấy ra một tờ giấy một cây kéo đưa cho cô bé và bảo nàng cắt thành từng mảnh được in sẵn.
- Tên ?
- Duyên !
- Tuổi ?
- Mười một !
- Cắt theo đường đậm, đường nhạt để gấp
- Vâng! hiểu!
- Thứ mấy?
- Con một !
...
Cứ như vậy một hỏi một trả lời, đôi lúc xen lẫn hướng dẫn. Đến lúc đã gần giữa trưa, học sinh đi học về, chúng bắt đầu hiếu kỳ xem những mô hình ta bày bán, cũng rất nhanh giải quyết chỗ ổi của bé Duyên. Ngay khi bán hết Duyên lập tức đứng dậy chào ta rồi để về. Ta cũng đứng dậy cúi đầu tháo đôi dép của em đi vào chân rồi xỏ dép ta cho Duyên. Thấy vậy Duyên đôi mày khẽ nhíu đang đinh nói gì thì ta cắt đứt.
- Đổi, nãy giờ giúp làm - tay ta chỉ về hướng những chiếc mô hình, nói tiếp - Sau tới đây bán, nhanh hết.
Duyên gật đầu rồi quay người đi, bóng lưng mảnh, tựa như mềm yếu gió thổi khẽ gãy, cũng tựa như thách thức giông bão trăm ngàn năm thụ mộc.
Sau đó mỗi vài ngày ta lại đến chỗ kia, gần như lúc nào cũng gặp Duyên. Đôi lúc vài trái xoài, vài trái ổi, một chút rau, ít khoai lang... Cứ như vậy dần quen thuộc lên, ta mới biết Duyên ở một làng nhỏ cách ta khoảng hơn hai cây số. Đôi lúc ta sẽ mua một chút gì ăn, chút nước uống rồi chia sẻ cho Duyên, trời mưa thì ta cho mượn dù, áo mưa với lý do đến hết mùa mưa hãy trả, đôi khi lúc dọn đồ sẽ lỡ tay đem dạo quẹt hỏng đồ của Duyên để rồi đền một ít đồ cũ của ta. Khoảng nửa năm, Duyên vẫn chưa từng nói về việc nhà hay dẫn ta về nhà, ta cũng hiểu được con nhà nghèo hiểu chuyện sớm.
Lần ấy là lúc người ta vớt cá ở hồ thủy lợi gần đấy. Duyên đi mót được không ít cá, bán được không ít. Duyên ngay lập tức hướng ta mua một bản in để làm mô hình, xong lại đưa ta luôn. Duyên còn trừ lại một con cá để mời ta đến nhà ăn trưa.
Không tốn bao lâu chúng ta đến nhà Duyên, ngôi nhà nhỏ thôi, tường xây cũ vài nơi vôi đã bị rửa sạch rồi. Khoảng sân nhỏ đầy rau, một ít hoa vài cây ăn trái, góc sân giếng nước và thùng phi(bể) xi măng che đậy cẩn thần, hai chiếc thau nhôm một lớn một nhỏ. Trong nhà chỉ có một phòng, và khu bếp. Tất cả rất sạch sẽ, một chiếc giường nhỏ, ba cái ghế gỗ chiếc bàn gỗ của học sinh đã rất cũ. Phía trong góc một chiếc giá nhỏ làm bằng tre bên trên đặt một chiếc rương lớn.
- Anh cứ ngồi em đi làm cơm. - Duyên lấy một chiếc ghế đưa cho ta rồi đi xuống bếp.
...
- Anh đi xung quanh - ngồi một hồi ta cảm thấy chán liền muốn ra ngoài.
- Vâng !
Ra sân mở ra bể nước thấy còn chưa đến một nửa, ta mở giếng ra quay nước. Sắp đầy bể thì Duyên gọi vào ăn cơm, quay nốt thùng nước ta cẩn thận đậy giếng và bể rửa tay vào nhà. Bữa cơm rất đơn giản, một nồi cơm nhỏ hai món cá một hấp một chiên một món canh một món rau. Duyên ý cười đầy mặt nói với ta.
- Lâu lắm, mới ăn cá, bình thường em chỉ ăn rau thôi. Cá đây em chia ba một hấp một chiên còn lấy đầu nấu canh với chút cà chua trồng ngoài sân đó. Trừ gạo dầu muối còn lại em đồ ăn em đều tự kiếm được không bao giờ phải mua.
Trong giọng nói không mang chút tự ti nào mà chỉ nghe thấy sự tự hào phát ra, như thực thể. Đôi mắt sáng luôn nhìn thẳng đối diện với mọi thứ làm cho ta cảm giác thanh minh. Khó lắm bây giờ tìm được một đôi mắt như thế, một tự hào như thế.
Đột nhiên Duyên đứng dậy đi vào bếp lấy ra một đĩa nhỏ muối trắng.
- Em không có tiền mua mắn, ta chấm cá bằng muối đi.
Ngon lắm, hưởng đủ nhân tình ấm lạnh, mới biết bữa cơm thế nào là ngon. Cơm nước xong xuôi Duyên rửa chén bát rồi đi nghỉ, ta thì đi dạo xung quanh làng. Nói là làng nhưng là xóm nhỏ thì đúng hơn, chỉ mười mấy nhà thôi, mặc dù không khó khăn nhưng chẳng ai khá giả. Ta đi từng nhà chào hỏi dần mới biết hoàn cảnh của bé Duyên.
Bé Duyên từ nhỏ đã hiểu chuyện thông minh ngoan ngoãn, bố mẹ hồi còn sống thích cờ bạc rượu chè, thường đánh mắng hoặc lo đi đánh bạc nhậu nhẹt bỏ bé Duyên một mình. Trong xóm người thương thường chia nhau đem về nuôi vài ngày. Đến 3 năm trước một lần đánh bạc lớn, gánh nợ quá nhiều cùng nhau cắt cổ tự sát trước mặt Duyên. Người làng lo chôn cất, họ nói Duyên cứng rắn lắm ngày đầu khóc thế, nhưng hôm sau lau nước mắt rồi thôi. Bọn đòi nợ đến nhà chỉ có mình bé Duyên cứ đứng ở cửa nhìn chằm chằm không ái dám làm gì. Mấy lần biết không có cách, chúng muốn bắt bé duyên đi, dân làng vây đánh, từ đó không thấy ai đến đòi nợ. Sau khi chôn cất ngày hôm sau mọi người đến thăm an ủi, bé Duyên trả từng cái phong bì nói.
- Ơn mọi người con sẽ nhận, nhưng con muốn tự sống.
Thế là mới lên lớp 3 Duyên nghỉ học, lúc đầu còn bé chưa biết được nhiều. Không kiếm ra tiền phải đi nhặt rau, mót khoai ăn, đói gầy. Mọi người muốn chia nhau nuôi, Duyên không chịu, mọi người yêu thương nên ép. Cuối cùng Duyên mới chịu làm việc giặt đồ, trông con nít, nấu cơm, giúp chút việc trong vườn đổi lấy chút gạo chút muối. Dần dần quen, Duyên biết trồng rau ăn, hái trái bán vẫn gầy nhưng đỡ hơn. Tuy thế Duyên vẫn giúp việc cho mọi người cho đến bây giờ. Trong xóm ai cũng yêu thương Duyên lắm, người xấu tính cũng bảo vệ Duyên vậy.
Trong lòng mang kinh đào hải lãng, về đến nhà mấy ngày ta vẫn nghĩ. Cỡ nào một cô bé, cỡ nào một mị lực, có lẽ ta cũng bị đôi mắt, tính cách ấy mà hấp dẫn.
Cứ thế bình đạm qua đi, ta vẫn lâu lâu tìm cách này cách nọ khiến Duyên không thể từ chối mà giúp đỡ. Cho tới hơn bốn tháng trước cả tuần liền Duyên không ra bán, ta lo lắng mới tìm đến. Thì biết được Duyên bị bệnh đang nằm ở viện, nhưng trong xóm gom góp cũng chỉ đủ viện phí không có tiền đi tuyến trên kiểm tra. Ta tức tốc đi về cầm thẻ đi ngân hàng rút hai mươi triệu chờ nửa ngày mới lấy được. Đến phòng bệnh Duyên nằm trên giường mắt nhắm nghiền, tiều tụy mệt mỏi, làn da trắng bệch cảm giác như trong suốt. Ta gần như thấy được dòng máu yếu ớt chảy, ta không dám chạm vào sợ làn sẽ làm Duyên vỡ tan mất. Làm thủ tục chuyển viện thì bác sĩ khuyên đi bệnh viện Ung Bướu kiểm tra. Ngày hôm sau ta đưa Duyên tới bệnh viện Ung bướu hôm sau khi nhận được kết quả ta gần như không thể đứng vững. Bác sĩ nói với ta.
- Dưa cô bé về đi thôi, cô bé còn hai tuần, cố gắng thỏa mãn cô bé.
Em ấy bị ung thư máu giai đoạn cuối, do thiếu dinh dưỡng, mệt mỏi quá độ, vất vả thành bệnh nay hết cứu rồi. Ngày hôm sau ta thất hồn lạc phách đưa Duyên về nhà. Duyên cố gặng hỏi, ngẫm nghĩ nhiều lần ta cuối cùng nói ra. Vốn sợ Duyên không chịu nổi, nhưng không ngờ Duyên cười. Nụ cười nhẹ thôi nhưng không mang chút buồn nào, rất thỏa mãn rất vui vẻ. Người lớn, thanh niên, trẻ con, con trai, con gái xóm nhỏ biết chuyện ai cũng khóc đến thăm. Duyên cố gượng dậy vui vẻ an ủi từng người. Mỗi người biết Duyên, mỗi ngày cũng dành chút thời gian đến thăm em.
Gần kề một tháng, Duyên gầy nhanh lắm, người tiều tụy đi, không dậy nổi nữa.
Tại Duyên mất trước một ngày, Duyên dậy sớm muốn tăm rửa, muốn mặc chiếc váy mà mọi người mua cho em lúc em vừa từ bệnh viện về.
Duyên nói :
- Hôm nay em phải thật đẹp vì mọi người.
Hôm ấy mọi người như đến thăm, ai cũng được Duyên hôn hôn bàn tay rồi đặt ở trong lòng, thành tâm mà nguyện. Duyên nói tối nay muốn gặp mọi người
Tối hôm đó mọi người tập trung đông lắm, nhiều người bận cũng nghỉ để đến, trong nhà không đủ đứng cả ra sân. Duyên nằm trên giường mặc váy xinh đẹp lung linh sở động lòng người. Duyên nói từng câu, nhẹ nhàng ôn nhu thôi, nhưng không người xa không nghe rõ.
- Đây là Duyên hạnh phúc nhất thời gian, chờ tới thiên đường Duyên còn muốn làm cô nhi nữa.
Lúc Duyên nói duyên gầy lắm, so với một tháng trước Duyên gầy đến không ai đành lòng. Nhiều đàn ông, thanh niên chỉ thấy đôi mắt cũng chực đỏ, nước mắt tự rơi.
Nhưng ta nhớ kỹ lúc Duyên nói đôi mắt sáng ngời, sau đó Duyên nói.
- Đời này làm cô nhi vẫn rất vui vẻ hạnh phúc.
Đôi mắt nhắm lại Duyên nhẹ nhàng mỉm cười, nụ cười rất tươi, rất thỏa mãn, rất yên bình, rất hạnh phúc.
Kỳ lạ lắm lúc ấy không ai khóc, cũng không ai đau buồn, mà đều nở một nụ cười nhẹ.
Lúc ấy Duyên đẹp lắm, đẹp đến nỗi tạo hóa lưu luyến phải mang em về lại bên mình.
Chúc bé Duyên trên thiên đường vẫn là cô nhi, kiếp sau và mãi mãi em vẫn là cô nhi
Tiểu U Nhi- Total posts : 4
Similar topics
» [Chuyện có thật] A short little story about us - Câu chuyện ngắn về chúng tôi
» [Chuyện có thật] Chuyến xe buýt chở đầy bệnh nhân tâm thần
» [Chuyện có thật] Day off
» Mọi chuyện bằt đầu từ đâu?
» [Chuyện có thật] Năm đô la có thể cứu một đứa trẻ
» [Chuyện có thật] Chuyến xe buýt chở đầy bệnh nhân tâm thần
» [Chuyện có thật] Day off
» Mọi chuyện bằt đầu từ đâu?
» [Chuyện có thật] Năm đô la có thể cứu một đứa trẻ
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum