[Giới thiệu] Nguồn gốc món ăn đêm Giáng sinh.
Page 1 of 1
[Giới thiệu] Nguồn gốc món ăn đêm Giáng sinh.
Với người phương Tây, Giáng sinh là một ngày lễ lớn, đêm Giáng sinh, người ta dường như quên đi tất cả những nỗi ưu tư đời thường để sum vầy quanh bàn tiệc ấm áp, chúc nhau những điều tốt đẹp nhất
[size=65]
News[/size]
News[/size]
[size=30]Nguồn gốc món ăn đêm Giáng sinh[/size]
Tùy từng quốc gia mà bữa tiệc đêm Giáng sinh có những nét riêng nhưng không thể thiếu được trên bàn tiệc đó là món Gà Tây, bánh Pudding, bánh Khúc Cây, kẹo Bạc Hà.
Bạn có thắc mắc tại sao nguời ta lại ăn gà Tây hay bánh khúc cây vào Giáng sinh?
Cũng giống như món bánh Chưng trong ngày Tết của người Việt Nam vậy, những món ăn trong ngày lễ Noel cũng có nguồn gốc riêng. Trải qua nhiều thế hệ, các món ăn này được truyền bá khắp nơi và thay đổi cho phù hợp với thói quen ăn uống của từng dân tộc.
Gà Tây quay
Vào thế kỷ thứ XVI, nhà thám hiểm Sebastian Cabot đem gà Tây về nước Anh. Mặc dù khí hậu lạnh không thích hợp với loại gia cầm này, nhưng gà Tây quay vẫn trở thành món ăn phổ biến của người Anh mỗi dịp Giáng sinh về. Trước đó, những người Anh giàu có thường dùng thiên nga, công quay và đầu lợn rừng cho bữa tiệc Noel.
Gà Tây quay nổi tiếng đến nỗi năm 1843, nhà văn Anh Charles Dickens đã mang vào tác phẩm kinh điển của mình, A Christmas Carol. Món ăn truyền thống này được truyền sang Úc vào tháng 1-1788.
Bánh Pudding
Mỗi độ Giáng sinh, trên bàn tiệc nhà nhà không thể thiếu chiếc bánh pudding thơm lừng, béo ngậy. Tuy nhiên, bánh pudding ngày nay khác xa “tổ tiên” xưa của chúng. Vào thế kỷ XV, bánh được làm từ mận, rượu vang, thịt bê thái nhỏ, vụn bánh mì, thảo dược, hành, rau, trái cây khô và gia vị.
Khoảng thế kỷ thứ XVI, các loại rau và thịt mất dần. Đến thế kỷ thứ XIX thì thành phần và vị của nó rất gần với bánh pudding ngày nay. Người ta còn cho vào bánh vài hạt đậu hoặc đồng xu và tin rằng nếu ăn phải phần bánh mì này, họ sẽ gặp may mắn cả năm.
Bánh khúc cây
Truyền thuyết kể rằng, trong lễ hội Yule cổ xưa, người ta phải chuẩn bị một khúc gỗ lớn và đốt lên trong suốt 12 đêm để đón chào sự trở lại của thần mặt trời. Người dân tin rằng họ sẽ gặp điềm gở nếu thân cây cháy hết trước lúc kết thúc lễ hội.
Ngày nay, mỗi Giáng sinh, chúng ta lại có một ổ bánh kem chocolate nâu hình khúc gỗ. Người ta rắc ít chocolate trắng lên tượng trưng cho tuyết. Chuẩn bị chiếc bánh này chắc chắn sẽ đỡ tốn thời gian hơn khúc gỗ Yule xưa kia nhiều.
Kẹo bạc hà cây
Cách đây rất lâu, kẹo cây thẳng và chỉ có màu trắng. Nhưng vào khoảng năm 1670, trưởng đội hợp xướng Cologne Cathedral đã bẻ cây kẹo thành hình chiếc gậy. Ông mang tặng cho những người chăn cừu và ca sĩ của mình.
Vào năm 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của lễ Giáng sinh qua một biểu tượng được làm bằng kẹo. Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình bằng cách uốn cong một trong số những thỏi kẹo của mình thành hình một chiếc gậy kẹo. Qua cây gậy kẹo của mình, ông đã kết những biểu tượng thể hiện tình yêu và sự hy sinh của Chúa Jesus.
Màu trắng thể hiện cho sự trong trắng và vô tội của Chúa Jesus. Sau đó, ba sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Đức Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết trên cây thánh giá. Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi sao linh thiêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Ông thêm vào một sọc đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người. Khi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì Chúa Jesus chính là người chăn dắt con người. Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên Chúa Jesus.
Rồi mỗi dịp Giáng sinh, chiếc kẹo hình cây ba-toong với những vằn trắng, đỏ rất ngon và vui mắt này trở thành thức quà hấp dẫn đối với trẻ em từ đó.
Bánh gừng
Từ lâu, người Châu Âu đã làm những chiếc bánh gừng nho nhỏ với biểu tượng Mặt Trời để mừng ngày Đông Chí. Nếu ngày ấy, chiếc bánh chỉ đuợc làm bằng gừng, đường, vụn bánh mỳ, quả hạnh và trái cây…
Đến thế kỉ 16, người Anh thay vụn bánh mỳ bằng bột, thêm trứng, thêm vị ngọt…và chiếc bánh gừng được mọi người yêu thích hơn, kể cả đến tận bây giờ. Những người thợ làm bánh trước đây thường làm nên những chiếc bánh hình dạng khác nhau. Chiếc bánh gừng hình người đầu tiên do nữ hoàng Elizabeth I khởi xướng, bà đã tặng cho các khách mời của mình những chiếc bánh gừng có hình giống như họ
Ngày nay, Đức là quốc gia chuộng bánh gừng nhất thế giới. Chính các nghệ nhân người Đức đã phát triển thêm nhiều cách trang trí bánh gừng. Phải kể đến là xây nhà bánh gừng. Ý tưởng này được lấy cảm hứng từ câu chuyện của anh em nhà Grimm về Hansel và Gretel. Và từ đó cho đến nay, trên khắp thế giới, đã có rất nhiều cuộc thi làm nhà bánh gừng to nhất, đẹp nhất được tổ chức.
Nuremberg, Đức là nơi làm bánh gừng nổi tiếng nhất. Chiếc bánh gừng Lebkuchen được làm công phu với lớp phủ vàng, kem lạnh. Ngày nay, bánh gừng Lebkuchen vẫn còn được bán tại Nuremberg. Nó được xem là loại bánh gừng nổi tiếng nhất thế giới.
Đùi lợn muối Giáng Sinh
Thật tuyệt vời khi được thưởng thức món này. Miếng thịt dai dai, bùi bùi mùi khói, đầm đậm vị muối, và phần bì ngậy ngậy, đã làm mê hoặc bao người trong bữa tiệc Giáng Sinh. Món ăn này bắt nguồn từ truyền thống của người Na-uy, với nguyên liệu chính là thịt lợn rừng. Trong mùa Giáng sinh, người ta thường hay vừa ăn loại thịt này, vừa thưởng thức các bài ca giành riêng Giáng sinh.
Bánh nhân thịt
Có lẽ món này không lạ lẫm với nhiều người lắm. Nhưng nó lại là một món không thể thiếu trong Noel. Chiếc bánh như một “cái túi” đựng bên trong nào thịt băm, nào trái cây và chút đường, chút gia vị đặc biệt… Món ăn như mong ước của bao người, luôn được hạnh phúc, no đủ, tròn đầy như chiếc bánh này vậy.
Bánh pate
Đây lại là một món bánh đặc biệt nữa. Nhân bánh không phải là pate bình thường làm từ lợn hay gan ngỗng đâu bạn nhé. Mà thành phần chính là tim, gan, óc…. đại loại là tất tần tật mọi thứ của hươu, nai đó. Món ăn này từng là sự lựa chọn hàng đầu của tầng lớp quý tộc thời xưa đấy. Loại bánh này chỉ thực sự được nhiều người biết đến từ thế kỉ 17 thôi.
Kẹo bi
Kẹo bi cũng như kẹo cây, không thể thiếu trong Noel bạn à, chỉ có điều không được nổi tiếng như người anh của nó thôi. Không như kẹo gậy, kẹo bi có nhiều vị khác nhau lắm. Loại kẹo này cũng hấp dẫn các em bé vô cùng vì vị ngọt hấp dẫn, và có hình tròn xoe xinh yêu như quả trứng chim vậy.
Bánh quy Giáng sinh
Loại bánh với đủ hình dạng, kích cỡ và màu sắc vui nhộn, ngộ nghĩnh đã trở thành một phần không thể thiếu trong dịp lễ Giáng sinh. Bánh quy xuất hiện lần đầu tiên ở Châu Âu với các nguyên liệu đa dạng như quế, gừng, tiêu đen, hạnh nhân, hoa quả khô…
Nhưng chính những người nhập cư Hà Lan và Đức sống ở Mỹ đã tạo ra máy cắt bánh và các khuôn trang trí dùng trong các dịp lễ hội. Bánh cookie được xem là loại bánh hình thú đầu tiên có thể ăn được.
Súp
Súp là món ăn quen thuộc hàng ngày, và tất nhiên không thể vắng mặt trong bữa tiệc Noel. Tùy vào khẩu vị mỗi gia đình, người nấu sẽ lựa chọn và chế biến món súp thích hợp nhất. Còn tại sao món súp lại được dùng trong bữa tiệc Giáng sinh? Thì câu trả lời là đó là một món khai vị hấp dẫn, và nó mang ý nghĩa mong muốn sức khỏe dồi dào cũng như thành công sẽ đến với mọi người.
Bữa Ăn Réveillon
Réveillon là tiếng Pháp. Tại Alsace, Pháp, bữa ăn này phải gồm có tam hành là thủy (cá chép, con hàu), không khí (gà tây hay ngỗng) và mộc (thịt heo). Tập tục ăn gà tây là do thủy thủ của nhà thám hiểm Christophe Colomb du nhập từ Mexico.
Tiệc đêm Giáng sinh, "Réveillon”, theo truyền thống gia đình Đức thường ăn ngỗng quay, tiếng Đức gọi là "Weihnachtsgans“. Họ ít ăn gà tây nướng như lễ Tạ ơn, "Thanhs giving“ của người Mỹ. Ngoài ra có các loại bánh hình ngôi sao, các tượng Thiên thần, hình ông già Noel và những thứ bánh gọi là Weihnachtstollen, Weihnachtgebäck... và rượu nho.
Trong bữa ăn Réveillon của người Anh luôn luôn tổ chức trọng thể có một loại rượu đặc biệt, chế bằng nước trái cây ép với vài hương liệu Đông phương như đinh hương đậu khấu và rượu nho. Thứ rượu đặc biệt trên phải hâm nóng, uống như rượu saké của Nhật. Người Island mùa Vọng từ ngày 12 đến 24 tháng 12, mỗi ngày thường bỏ những món quà nhỏ trong chiếc giày tượng trưng của Nicolas dành cho trẻ con. Chiều 24 bắt đầu bữa tiệc mừng Giáng sinh, sau đó họ đi thăm nghĩa trang mang đến những tràng hoa và đốt nến trên mộ phần người thân.
Rượu vang
Không phải whisky, không phải vodka mà rượu vang mới là sự lựa chọn hàng đầu cho bữa tiệc Giáng Sinh hoàn hảo. Vang nho thường được mọi người ưa chuộng. Những ly rượu vang chứa đựng biết bao sự ngọt ngào, những mặn nồng và gắn kết các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn. Và có lẽ người ta chọn vang cũng bởi màu đỏ của vang là màu của Noel, màu của hạnh phúc
Nguồn: Do tớ tự lượm lặt và sưu tầm
BBC by yukari_chan
Gintoshiro- Total posts : 134
Similar topics
» [Giới thiệu] Bánh Giáng sinh truyền thống của các nước trên thế giới
» [ Giới thiệu ] Lễ hội ẩm thực : Những món mà thế giới ăn vào các ngày lễ
» [Giới thiệu] 10 Nhà làm chocolate ngon nhất thế giới
» [Giới thiệu] 11 Loại bánh kếp từ khắp nơi trên thế giới
» [Giới thiệu] 11 món ngon đường phố đến từ khắp nơi trên thế giới
» [ Giới thiệu ] Lễ hội ẩm thực : Những món mà thế giới ăn vào các ngày lễ
» [Giới thiệu] 10 Nhà làm chocolate ngon nhất thế giới
» [Giới thiệu] 11 Loại bánh kếp từ khắp nơi trên thế giới
» [Giới thiệu] 11 món ngon đường phố đến từ khắp nơi trên thế giới
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum