oOo VnSharing Database oOo
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

[News] Chuyện ăn uống của các nhà du hành trên vũ trụ

Go down

[News] Chuyện ăn uống của các nhà du hành trên vũ trụ Empty [News] Chuyện ăn uống của các nhà du hành trên vũ trụ

Post by AmySnow Thu Nov 06, 2014 3:03 pm

[News] Chuyện ăn uống của các nhà du hành trên vũ trụ 700pxISSSpaceFoodOnATray_60b8e


Thức ăn của các nhà du hành rất thường phải làm rất khô và mặn.



"Có thực mới vực được đạo", và vấn đề đầu tiên cần tính đến khi đưa các nhà du hành ra vũ trụ trong thời gian dài là sẽ cho họ ăn gì để đảm bảo thể lực cũng như sự minh mẫn, tinh thần để các nhà du hành đủ sức đối mặt với công việc hết sức nguy hiểm và căng thẳng ngoài không gian?

Vì trong môi trường không trọng lực mọi vật sẽ trôi nổi không cố định vì vậy bạn có thể quên ý tưởng mang... gạo, nước dầu mỡ lên trạm không gian đun nấu như dưới mặt đất. Các nhà du hành của chúng ta sẽ phải chịu ăn đồ nấu sẵn trong suốt thời gian làm việc trên vũ trụ. Thời gian đầu của kỷ nguyên vũ trụ, thức ăn cho các nhà du hành thực sự rất tệ. Các nguồn dinh dưỡng như đạm, bột đường được cung cấp qua những "viên dinh dưỡng" khô khốc, to bằng khoảng 3 ngón tay, giống như 1 miếng lương khô và mỗi lần ăn các phi hành gia phải ... thồn cả miếng 1 vào miệng chứ không được cắn từng miếng nhỏ vì nếu cắn vỡ viên lương khô đó ra thì các mảnh vụn và bột sẽ bay ra lung tung và kẹt vào các thiết bị điện tử trên trạm, gây hỏng hóc.

Bên cạnh đó còn những tuýp dinh dưỡng giống như những tuýp kem đánh răng sử dụng để bổ sung vitamin và giúp đồ ăn khô "dễ nuốt" hơn. Bên cạnh đó việc đồ ăn đều được chế biến sẵn và ở trong trạng thái rất khô nên khi vào dạ dày thức ăn sẽ trở nên rất khó tiêu và có hại cho dạ dày. Thêm nữa các nhà du hành sống trong điều kiện không trọng lực còn chịu ảnh hưởng của hiện tượng sung huyết: khi ở trên trái đất, để bơm máu đến não, tim phải tạo ra 1 áp suất thắng được áp suất do cột máu từ não dồn xuống tim khi chúng ta đứng thẳng. Tuy nhiên với các nhà du hành, tình trạng không trọng lực khiến áp lực của cột máu không còn nữa trong khi tim vẫn hoạt động như bình thường. Điều này dẫn tới lưu lượng máu và huyết áp của máu các nhà du hành ở não cao hơn bình thường. Hiện tượng này gọi là sung huyết và có thể gây ra cảm giác choáng váng, mất khả năng cảm nhận mùi, vị.

Chính vì thế thức ăn của các nhà du hành thường được chế biến rất đậm đà để thích hợp hơn với vị giác đã bị giảm sút. Thời gian về sau này chế độ ăn uống của các nhà du hành được cải thiện, bỏ đi những "tuýp kem" dinh dưỡng và những miếng lương khô vô vị mà thay vào đó là các thức ăn được sấy khô và bảo quản lạnh.


[News] Chuyện ăn uống của các nhà du hành trên vũ trụ 800pxBorschtube_2bd9c


"Tuýp dinh dưỡng" của 1 con tàu vũ trụ Liên Xô.


[News] Chuyện ăn uống của các nhà du hành trên vũ trụ Images52077_space_food_0717


Mẫu thức ăn của phi hành gia trên chuyến lên mặt trăng Apolo 11


 


Tới khoảng năm 1965, các nhà du hành vũ trụ đã có thể lựa chọn một thực đơn tương đối đa dạng, có cả cocktail, gà tây, súp kem gà hay bánh pudding. Vào thời đó, người ta làm lạnh và làm khô thức ăn bằng cách nấu chín, đông lạnh thật nhanh rồi cho vào máy vắt để loại bỏ nước. Cách làm này không giữ được mùi vị của thức ăn và khi muốn “đánh chén”, các nhà du hành vũ trụ phải xịt nước vào món mình chọn.


[News] Chuyện ăn uống của các nhà du hành trên vũ trụ 9962912201001Food

Nhu cầu bình thường nhưng lên đến vũ trụ lại thành phức tạp


Trong chương trình Apollo đưa con người lên Mặt trăng, NASA đã trang bị cho tàu vũ trụ của mình nước nóng và nhờ đó việc chuẩn bị ăn uống tiện lợi hơn. Các nhà du hành đã có dụng cụ ăn uống và không còn cảnh ăn bốc bằng tay. NASA cũng giới thiệu một số món đồ rất hữu dụng để ăn uống trong môi trường không trọng lực.


[News] Chuyện ăn uống của các nhà du hành trên vũ trụ 2912201002Food

Cái gì lên đây cũng rơi vào trạng thái lơ lửng vì môi trường không trọng lực

Không chỉ có vậy, người ta còn chế ra những túi nhỏ bằng nhựa hoặc nhôm mỏng để giữ ẩm cho thức ăn và nhờ thế, thực đơn trở nên đa dạng hơn nhiều. Thịt lợn xông khói, bánh ngô nướng, sandwich bò, bánh chocolate và cả salad cá ngừ cũng có mặt. Ngay cả một món đòi hỏi độ tươi ngon như bánh ngọt nhân hoa quả cũng được mang lên không trung.

Tới giữa những năm 1970, NASA xây dựng cả một phòng ăn có bàn và từ đó các nhà du hành có thể thực sự ngồi ăn với nhau thay vì trôi nổi lung tung. Thậm chí tàu vũ trụ còn có cả tủ lạnh hiện đại, thứ mà sau này các tàu con thoi cũng không được trang bị. Menu của các nhà du hành vũ trụ có tới 72 món khác nhau và họ tha hồ thưởng thức đồ ăn nóng sốt.

Khi các tàu con thoi (loại tàu vũ trụ có thể sử dụng nhiều lần) xuất hiện đầu những năm 1980, những thứ người ta ăn uống “trên trời” cũng không khác gì dưới đất. Các nhà du hành tự xây dựng thực đơn trong 7 ngày của mình bằng việc chọn giữ 74 món khác nhau và 20 loại đồ uống khác nhau. Họ có bếp với lò nướng để chuẩn bị các món.

Tới năm 2006, thức ăn vũ trụ bước sang một kỷ nguyên mới khi NASA mời hẳn một đầu bếp danh tiếng chuẩn bị thực đơn. Khoai tây nghiền, món cơm nấu với jambon, xúc xích, tôm và rau cũng như bánh pudding bột mì là các món ngon giai đoạn này.


[News] Chuyện ăn uống của các nhà du hành trên vũ trụ 2912201004Food

Năm 2008, Sandra Magnus, một trong những nhà du hành vũ trụ của NASA và ISS, là người đầu tiên có thể nấu một bữa ăn trên trạm vũ trụ. Bà đã cố gắng chế biến những gia vị như hành, tỏi hàng giờ đồng hồ để bữa ăn có hương vị thơm ngon hơn.

Ngày nay, các nhà du hành vũ trụ đóng vai trò lớn trong việc chọn lựa thức ăn. 5 tháng trước mỗi chuyến hành trình, họ tới Phòng Thí nghiệm Thức ăn Không gian và tại đó, họ nếm khoảng 20 tới 30 món và chấm điểm chúng từ bề ngoài, màu sắc tới mùi vị. Theo thang điểm từ 1 tới 9, món nào có điểm trung bình từ 6 trở lên có thể góp mặt trong thực đơn.

Tuy nhiên, người quyết định cuối cùng là một chuyên gia dinh dưỡng vì các nhà du hành vũ trụ không thể biết chính xác họ cần bao nhiêu dưỡng chất mỗi ngày. Trên không gian, họ cần ít sắt hơn khi ở Trái Đất nhưng lại cần nhiều canxi và vitamin D.

Sở dĩ như vậy vì sắt giúp tạo hồng cầu nhưng các tế bào này phát triển ít hơn khi lên vũ trụ còn canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe hơn, nhất là khi khung xương của con người yếu đi trong tình trạng không trọng lực.

Bên cạnh đó nước uống cũng là 1 vấn đề nan giải. 1 nhà du hành 1 ngày phải mất khoảng gần 2 lít nước để đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường, đặc biệt là trong điều kiện thức ăn được sấy khô và đóng gói hoàn toàn khô thì việc uống thêm nước để đảm bảo việc tiêu hóa là điều không thể thiếu. Mỗi lít nước mang từ trái đất lên ISS sẽ tốn khoảng 11 ngàn USD (220 triệu đồng) và mỗi năm NASA mất tới 24 triệu USD chỉ để cung cấp nước cho ISS. Trong hoạt động sống thường ngày của chúng ta, nước thoát ra khỏi cơ thể qua nhiều đường. Ngoài được dễ thấy nhất là... nước tiểu, nước còn thoát ra qua mồ hôi, bốc hơi qua da và qua hơi thở (hãy thử đặt 1 tấm kính và hà hơi lên đó bạn sẽ thấy hơi nước đọng lại mờ trên mặt kính, mỗi lần chúng ta hít thở là 1 lượng nước lại theo hơi thở thoát ra ngoài và trở thành hơi ẩm trong không khí).

Rất may là không gian trên ISS hoàn toàn khép kín với bầu không khí được điều hòa bằng máy 100%. Chính yếu tố này khiến các khoa học gia Liên Xô đã đi đến ý tưởng cô đọng lượng hơi nước có trong không khí trên ISS để tái sinh 1 phần lượng nước. Tuy nhiên cách này chỉ tái sinh được khoảng 10% lượng nước mà 1 người thường sử dụng. Gần đây NASA còn đang đầu tư 1 dự án giúp lọc... nước thải của các nhà du hành để tái sinh tới 90% lượng nước cần dùng trên ISS. Điều đó có nghĩa là các phi hành gia sẽ "quay vòng" 1 vài lít nước trong rất lâu, đảm bảo tiết kiệm chi phí và hoạt động bình thường của trạm.


Tổng hợp từ các nguồn: Genk, Bee và Kenh14
AmySnow
AmySnow

Total posts : 355

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum