oOo VnSharing Database oOo
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

[Wiki] Pepsi

Go down

[Wiki] Pepsi Empty [Wiki] Pepsi

Post by yukari_chan Wed Nov 05, 2014 11:53 pm

[Wiki] Pepsi



[Wiki] Pepsi 1280px-Pepsi_logo_2008svg_zpsbbbe4325
 
Pepsi là một loại đồ uống có ga được sản xuất bởi hãng PepsiCo. Loại đồ uống này được tạo ra và phát triển vào năm 1893 với cái tên Brad’s Drink, sau đó được đổi tên thành Pepsi-Cola vào ngày 28-8 năm 1898, rồi đổi thành Pepsi vào năm 1961, cuối cùng là “Pepsi-Cola được làm từ đường thật” tại một số khu vực nhất định của Bắc Mỹ vào năm 2014.


Lịch sử


Pepsi lần đầu tiên được giới thiệu với cái tên Brad’s Drink tại New Bern, Bắc Carolina, Hoa Kỳ vào năm 1893 bởi Caleb Bradham. Ông đã làm và bán loại đồ uống này tại tiệm thuốc của mình. Sau đó nó được dán nhãn là Pepsi-Cola - đặt theo tên của enzim tiêu hóa pepsin và các loại hạt cây cô-la được sử dụng trong công thức chế tạo. Ngoài ra trong công thức được sử dụng lần đầu còn có đường và vani. Bradham đã tìm cách để tạo ra một loại đồ uống hấp dẫn giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng thêm năng lượng.


[Wiki] Pepsi Pepsi_newspaper_ad_1919_zps5936a473

Quảng cáo năm 1919 của Pepsi-Cola
Năm 1903, Bradham đã thuê một nhà kho và chuyển việc đóng chai các sản phẩm Pepsi-Cola đến đó. Trong năm đó, Bradham đã bán được 7,968 ga-lông xi-rô. Năm tiếp theo, Pepsi được bán trong những chai nặng 6 ounce và doanh số bán lên tới 19,848 ga-lông. Năm 1909, Barney Oldfield - người tiên phong cho loại hình đua xe hơi tại Mỹ - là người nổi tiếng đầu tiên ủng hộ Pepsi-Cola - đã mô tả nó là: “Một gã côn đồ trong đồ uống… sảng khoái, tiếp thêm sức lực, một loại đồ uống tốt cho mỗi cuộc đua”. Chủ đề quảng cáo “Ngon và lành mạnh” sau đó đã được sử dụng trong 2 thập kỷ tiếp theo. Năm 1926, Pepsi đã thiết kế lại logo của mình lần đầu tiên từ logo ban đầu được thiết kế vào năm 1905. Năm 1929, logo của nó được thiết kế lại một lần nữa.

Năm 1931, tại đáy của cuộc khủng hoảng suy thoái kinh tế, công ty Pepsi-Cola đã phá sản, phần lớn do thua lỗ tài chính phát sinh từ việc đầu cơ vào sự biến động mạnh của giá đường - nguyên nhân là từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Tài sản bị bán và thương hiệu Pepsi bị mua lại bởi Roy C. Megargel. Tuy nhiên Megargel đã không thành công, và ngay sau đó Pepsi đã được mua bởi Charles Guth - chủ tịch của công ty Loft. Loft là một công ty sản xuất bánh kẹo với hệ thống cửa hàng bán lẻ có các đài phun soda. Charles Guth đã tìm cách để thay thế Coca-Cola ở các vòi phun tại hệ thống cửa hàng của ông sau khi hãng Coke từ chối chiết khấu giá cho các sản phẩm từ hãng này. Guth sau đó đã dùng các loại hóa phẩm của hãng Loft để làm ra công thức mới cho sản phẩm xi-rô Pepsi-Cola.

Trong giai đoạn 1922-1933, công ty Coca-Cola đã có ba cơ hội để mua lại Pepsi-Cola, nhưng cả ba cơ hội đều bị Coca-Cola trì hoãn và cuối cùng bỏ qua.


[size=32][size=32]Nhãn hiệu Pepsi-Cola[/size][/size]


[Wiki] Pepsi 574px-Pepsi_Cola_logo_1902svg_zpsba2ff061
[Wiki] Pepsi 481px-Pepsi_Cola_logo_1940svg_zpsd17ed63e

Logo của Pepsi-Cola
Nhãn hiệu Pepsi-Cola được đệ trình vào ngày 23 tháng 9 năm 1902 và được phê duyệt vào ngày 16 tháng 6 năm 1903. Trong lời phát biểu của mình, Caleb Bradham đã mô tả thương hiệu là một "từ với dấu gạch nối ở giữa “PEPSI-COLA””, và chỉ ra rằng nhãn hiệu đã được sử dụng liên tục trong giai đoạn kinh doanh từ mùng 1 tháng 8 năm 1901. Pepsi-Cola được miêu tả là hương vị xi-rô cho nước soda. Nhãn hiệu này hết hạn vào ngày 15 tháng 4 năm 1904.

Nhãn hiệu Pepsi-Cola thứ hai được ghi nhận bởi USPTO. Caleb Bradham đã đệ trình nhãn hiệu thứ 2 vào thứ Bảy, ngày 15 tháng 4 năm 1905 và đã đăng ký thành công vào ngày 15 tháng 4 năm 1906 - hơn 3 năm sau ngày đăng ký nhãn hiệu lần đầu tiên. Điều kỳ lạ là trong lần đệ trình này Caleb Bradham tuyên bố nhãn hiệu đã được sử dụng liên tục trong suốt quá trình kinh doanh và “những từ mà tiêu đề có nguồn gốc từ trong lần đệ trình năm 1905 lên USTPO được dùng cho một loại đồ uống tăng lực”. Nhãn hiệu năm 1905 được đăng ký liên bang, được gia hạn và sở hữu bởi PepsiCo of Purchase, New York.



Sự phát triển


Trong cuộc Đại suy thoái kinh tế, Pepsi đã trở nên phổ biến sau khi được giới thiệu vào năm 1936 trong chai loại 12 ounce. Với chiến dịch quảng cáo trên radio với giai điệu: “Pepsi-Cola hits the spot/Twelve full ounces, that's a lot/Twice as much for a nickel, too/Pepsi-Cola is the drink for you” (Dịch: “Pepsi-Cola đạt tiêu chuẩn/12 ounce một chai, rất nhiều/Gấp đôi với chỉ một nickel/Pepsi-Cola là đồ uống dành cho bạn”), được sắp xếp làm sao cho giai điệu này không bao giờ kết thúc. Pepsi khuyến khích những người mua sắm thiên về giá thay đổi thói quen khi gián tiếp đề cập tới việc Coca-Cola đang bán sản phẩm loại 6.5 ounce với giá 5 cent (=1 nickel) trong khi sản phẩm loại 12 ounce của Pepsi cũng có giá tương tự. Chiến dịch quảng cáo đã thành công và giúp lợi nhuận của Pepsi-Cola tăng gấp đôi trong giai đoạn 1936-1938.

Dưới thời của Charles Guth, thành công của Pepsi đã đến trong khi việc kinh doanh của Loft Candy xấu đi. Kể từ khi Charles Guth bắt đầu sử dụng nguồn tài chính và cơ sở vật chất của Loft để tái thiết lại sự thành công của Pepsi, công ty Loft - khi đó đã gần như phá sản - đã kiện ông Guth vì đã chiếm hữu công ty Pepsi-Cola. Một cuộc chiến pháp lý kéo dài sau đó đã nổ ra giữa ông Guth và công ty Loft lên Tòa án Tối cao bang Delaware, cuối cùng ông Guth đã thua kiện.



Chiến dịch marketing tại thị trường ngách
Walter Mack là chủ tịch mới của Pepsi-Cola đã lèo lái công ty suốt những năm 1940. Mark - một người ủng hộ phong trào tiến bộ - nhận thấy rằng chiến lược quảng cáo của công ty đã bỏ qua những khách hàng là người Mỹ gốc Phi. Ông nhận ra rằng người Mỹ gốc Phi là một thị trường ngách chưa được khai phá và Pepsi đã tìm cách giành lấy thị phần này bằng cách nhắm quảng cáo trực tiếp vào họ. Nhằm mục đích này, Walter Mack đã thuê Hennan Smith - một giám đốc quảng cáo từ “tờ báo Negro” - để dẫn dắt một đội ngũ bán hàng toàn người da đen, mặc dù sau đó đội ngũ này đã bị cắt giảm do chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra.


[Wiki] Pepsi Pepsi_targeted_ad_1940s_zps444eee3c

Quảng cáo năm 1947 của Pepsi-Cola
Năm 1947, Walter Mack tiếp tục những nỗ lực của mình bằng cách thuê Edward F. Boyd để dẫn dắt một đội gồm mười hai người đàn ông. Họ đã đưa ra một quảng cáo trong đó người Mỹ gốc Phi được mô tả một cách tích cực, như hình ảnh một người mẹ mỉm cười dịu dàng đang cầm một lốc 6 chai Pepsi trong khi con trai cô (Ron Brown - người sau này trở thành Bộ trưởng Thương mại) đang giơ tay lên để lấy. Một chiến dịch quảng cáo khác có tiêu đề “Leaders in Their Fields” thể hiện hình ảnh 20 người Mỹ gốc Phi nổi bật lên giống như hình ảnh của Ralph Bunche - người đoạt giải Nobel Hòa Bình và nhiếp ảnh gia Gordon Parks.

Boyd cũng dẫn dắt một đội ngũ bán hàng gồm toàn người da đen trên khắp đất nước để quảng bá cho Pepsi. Nạn phân biệt chủng tộc và chính sách Jim Crow vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi trên khắp nước Mỹ khiến đội của Boyd phải đối mặt với rất nhiều sự phân biệt đối xử, từ những lời lăng mạ đến từ các đồng nghiệp khác trong Pepsi cho đến sự đe dọa của phong trào Ku Klux Klan. Mặt khác, chiến dịch đã sử dụng nạn phân biệt chủng tộc như một điểm bán hàng, tấn công vào sự do dự của hãng Coke trong việc thuê người da đen và việc chủ tịch của hãng này ủng hộ quan điểm phân biệt chủng tộc của Thống đốc bang Georgia - Herman Talmadge. Kết quả là thị phần của Pepsi tăng mạnh một cách đáng kể so với Coke. Sau khi đội ngũ bán hàng đến Chicago, thị phần của Pepsi tại thành phố này đã lần đầu tiên vượt qua thị phần của Coke.

Việc tập trung vào thị phần người da đen đã gây ra một sự ngạc nhiên lớn cho công ty chính và các công ty thành viên. Chiến dịch này không muốn bị hiểu nhầm rằng quá tập trung vào khách hàng người da đen mà bỏ qua các khách hàng người da trắng. Trong một cuộc họp tại khách sạn Waldorf-Astoria, Mark đã cố gắng trấn an 500 công ty đóng chai tham dự bằng cách nói rằng: “Chúng tôi không muốn Pepsi được biết đến như đồ uống của người da đen”. Sau khi Mack rời khỏi công ty vào năm 1950, sự hỗ trợ dành cho đội bán hàng người da đen giảm dần và cuối cùng bị loại bỏ.



Marketing


Từ những năm 1930 đến cuối những năm 1950, "Pepsi-Cola Hits The Spot" là câu slogan được sử dụng nhiều nhất trong thời đại của radio, hình ảnh chuyển động cổ điển và sau đó là Tivi. Giai điệu của Pepsi (được hình thành trong giai đoạn Pepsi chỉ mới có giá 5 cent một chai) đã được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau với nhiều lời bài hát khác nhau. Với sự phát triển của radio, Pepsi đã tận dụng các dịch vụ của nữ diễn viên trẻ mới nổi Polly Bergen để quảng bá sản phẩm, đôi khi thuê giọng hát tài năng của cô để hát cho giai điệu kinh điển “…Hits The Spot”.

Diễn viên điện ảnh Joan Crawford, sau khi kết hôn với Chủ tịch hãng Pepsi-Cola N.Alfred Steele đã trở thành phát ngôn viên của Pepsi, đại diện cho công ty trong các quảng cáo, các chương trình truyền hình đặc biệt và các cuộc thi sắc đẹp trên tivi. Bà cũng đóng nhiều cảnh có hình ảnh về loại nước giải khát này trong nhiều bộ phim sau này của mình. Sau khi Steele mất vào năm 1959, Crawford được bổ nhiệm vào Hội đồng quản trị của Pepsi-Cola và bà đã giữ vị trí đó cho tới năm 1973, mặc dù thế bà không là thành viên Hội đồng quản trị của công ty PepsiCo được thành lập vào năm 1965.

Buffalo Bisons - một đội tham dự giải đấu American Hockey League - sau này đã được tài trợ bởi Pepsi-Cola. Đội này sử dụng màu của Pepsi là đỏ, trắng và xanh da trời cùng với biến thể của nhãn hiệu Pepsi (Chữ “Buffalo” được đặt ở vị trí đúng với vị trí của dòng chữ “Pepsi-Cola” trên nhãn hiệu). Đội Buffalo Bisons ngừng hoạt động vào năm 1970 (nhường đường cho đội Buffalo Sabres sau này).

Qua nhiều thập kỷ, đã có nhiều ca khúc của Pepsi được hát trên truyền hình bởi một loạt các nghệ sĩ, từ Joanie Summers, Jacksons cho đến Britney Spears.

Năm 1975, Pepsi đã đưa ra một chiến dịch tiếp thị mang tên [Wiki] Pepsi AlticonPepsi Challenge . Trong chiến dịch này, PepsiCo đã cho người tham gia thử phân biệt hương vị giữa Pepsi với đối thủ cạnh tranh Coca-Cola mà không được phép nhìn. PepsiCo đã tận dụng lợi thế tuyệt vời của chiến dịch với việc công bố kết quả trên truyền hình tới công chúng.

Năm 1996, PepsiCo đã đưa ra chiến lược marketing Pepsi Stuff rất thành công. Đến năm 2002, chiến lược này đã được trích dẫn bởi tạp chí Promo như là 1 trong 16 “kỳ quan với thời gian” đã “giúp định nghĩa lại marketing”.

Trong năm 2007, Pepsi đã thiết kế lại mẫu mã của mình lần thứ 14, và lần đầu tiên bao gồm hơn 30 nền tảng khác nhau trên mỗi chai, cứ 3 tuần lại giới thiệu thêm một nền tảng mới. Một trong những thiết kế nền tảng của nó bao gồm một chuỗi các số lặp đi lặp lại “73774”. Đây là từ “Pepsi” được gõ ra bằng bàn phím điện thoại.

Cuối năm 2008, Pepsi đại tu toàn bộ thương hiệu, đồng thời giới thiệu logo mới và thiết kế lại nhãn hiệu nhỏ gọn hơn. Việc thiết kế lại này được so sánh với việc Coca-Cola đơn giản hóa kiểu dáng của các chai và lon sản phẩm trước đó. Pepsi cũng hợp tác với YouTube để sản xuất chương trình giải trí hàng ngày đầu tiên được gọi là Poptub. Poptub đã chia sẻ về văn hóa nhạc pop, viral video và những tin đồn xung quanh người nổi tiếng.

Năm 2009, “Bring Home the Cup” đã đổi thành “Team Up and Bring Home the Cup”. Việc khởi động chiến dịch mới của Mark Messier yêu cầu đội tham gia và những người ủng hộ gửi nội dung thay mặt cho đội bóng để có cơ hội giành cup Stanley Cup cho thành phố quê hương của họ.

Pepsi có hợp đồng tài trợ chính thức với ba trong bốn giải đấu thể thao chuyên nghiệp chính của Bắc Mỹ: Giải bóng đá Quốc gia, giải National Hockey League và giải Major League Baseball. Pepsi cũng tài trợ giải Major League Soccer. Nó cũng có quyền đặt tên cho Trung tâm Pepsi, một cơ sở thể thao trong nhà tại Denver, bang Colorado. Năm 1997, sau khi hợp đồng tài trợ với Coca-Cola kết thúc, Jeff Gordon - Một tay đua cho NASCAR - đã ký hợp đồng dài hạn với Pepsi. Ông đã lái xe có logo của Pepsi cùng với màu sơn khác nhau tại 2 giải đấu mỗi năm, thường là tông màu tối cho các cuộc đua vào ban đêm. Pepsi vẫn là một trong những nhà tài trợ của Jeff Gordon cho đến thời điểm hiện tại. Pepsi cũng tài trợ cho giải thưởng NFL Rookie of the Year từ năm 2002.

Pepsi cũng có hợp đồng tài trợ với các đội cricket quốc tế. Đội tuyển cricket Pakistan là một trong những đội được thương hiệu này tài trợ. Đội này mặc quần áo có logo của Pepsi ở mặt trước trong những buổi tập luyện.

Tháng 7 năm 2009, Pepsi bắt đầu chiến dịch tiếp thị với cái tên Pecsi ở Argentina nơi mà 25% dân số phát âm sai tên gọi của hãng này, đồng thời giúp Pepsi tiếp cận đến gần hơn với mọi tầng lớp người dân.

Tháng 10 năm 2008, Pepsi tuyên bố sẽ thiết kế lại logo và tái xây dựng thương hiệu trên nhiều sản phẩm vào đầu năm 2009. Trong năm 2009, Pepsi, Diet Pepsi và Pepsi Max đã sử dụng phông chữ thường cho tên thương hiệu, và thương hiệu Diet Pepsi Max được xây dựng lại là Pepsi Max. Đến năm 2010, màu đỏ và xanh trên nhãn hiệu của Pepsi trở thành một loạt những [Wiki] Pepsi Alticon"nụ cười" với dải màu trắng đặt ở giữa giống như những khuôn mặt đang cười ở các góc độ khác nhau tùy thuộc từng sản phẩm. Pepsi phát hành logo này ở Mỹ vào cuối năm 2008, ở Canada vào năm 2009 (quốc gia đầu tiên bên ngoài Hoa Kỳ có logo mới của Pepsi), Brazil, Bolivia, Guatemala, Nicaragua, Honduras, El Salvador, Colombia, Argentina , Puerto Rico, Costa Rica, Panama, Chile, Cộng hòa Dominica, Philippines và Úc. Năm 2010 Pepsi phát hành logo mới của mình tại các nước còn lại trên thế giới. Logo cũ vẫn được sử dụng ở một số thị trường quốc tế, gần đây nhất đã bị loại bỏ ở Pháp và Mexico. Anh bắt đầu sử dụng logo mới của Pepsi đóng trên các lon sản phẩm theo một trình tự khác so với Mỹ. Bắt đầu từ giữa năm 2010, tất cả các biến thể của Pepsi: loại thường, loại ăn kiêng và Pepsi Max chỉ sử dụng duy nhất logo “Nụ cười Pepsi Toàn cầu” loại trung bình.

Các sản phẩm lon và chai của Pepsi và Pepsi Max ở Úc được nội địa hóa dựa theo logo mới của hãng. Từ “Pepsi” và logo vẫn theo phong cách mới, trong khi từ “Max” lại theo phong cách cũ. Pepsi Wild Cherry cuối cùng cũng được Pepsi thiết kế lại vào tháng 3 năm 2010.

Năm 2011, trong Tuần lễ Thời trang New York, Diet Pepsi đã giới thiệu một thiết kế “mảnh dẻ” và cao hơn dành cho sản phẩm đóng lon và được miêu tả như là một phiên bản “sassier” của dòng sản phẩm truyền thống. Pepsi tuyên bố rằng nó được tạo ra để “chúc mừng những người phụ nữ đẹp và tự tin”. Sự cân bằng giữa “mảnh dẻ”, “đẹp” và “tự tin” trong thiết kế của Pepsi đã chịu nhiều sự chỉ trích của các nhà phê bình thương hiệu, những khách hàng không cho rằng “gầy là tốt” và Hiệp hội về Rối loạn Ăn uống Quốc gia khi cho rằng những phát ngôn của Pepsi là “thiếu suy nghĩ và vô trách nhiệm”. Công ty PepsiCo là nhà tài trợ cho Tuần lễ Thời trang. Kiểu dáng mới này sẽ được bán cho người tiêu dùng vào tháng 3 trên toàn quốc.

Tháng 4 năm 2011, Pepsi thông báo rằng khách hàng có thể mua một chai soda cho một người hoàn toàn lạ mặt tại máy bán hàng “xã hội” tự động mới, và thậm chí còn ghi lại một đoạn video khi một người lạ mặt nhặt món quà này lên.

Tháng 3 năm 2012, Pepsi giới thiệu sản phẩm Pepsi Next chỉ có một nửa lượng đường so với sản phẩm Pepsi thông thường.

Tháng 3 năm 2013, lần đầu tiên trong suốt 17 năm, Pepsi đã cấu tạo lại hình dáng của chai 20 ounce.

Tháng 11 năm 2013, Pepsi đã đưa ra một lời xin lỗi trên trang Facebook chính thức tại Thụy Điển vì đã sử dụng hình ảnh của Cristiano Ronaldo như một con búp bê voodoo trong nhiều cảnh khác nhau trước trận playoff giữa Thụy Điển và Bồ Đào Nha tại FIFA World Cup 2014.



Cạnh tranh với Coca-Cola

Theo Consumer Reports, trong những năm 1970, sự cạnh tranh với Coca-Cola vẫn tiếp tục nóng lên. Pepsi tiến hành cuộc thử nghiệm hương vị trong các cửa hàng trong chiến dịch “Pepsi Challenge”. Những cuộc thử nghiệm này cho thấy ngày càng nhiều khách hàng thích hương vị của Pepsi hơn (được cho là có nhiều tinh dầu chanh, ít tinh dầu cam và sử dụng nhiều vanilin hơn là vanila) so với Coke. Doanh số bán hàng của Pepsi bắt đầu tăng lên, và Pepsi đã khởi động chiến dịch “Thử thách” này trên toàn quốc. Đây được biết đến như sự bắt đầu của “Cuộc chiến tranh Cola” (Cola Wars).

[Wiki] Pepsi Coke-versus-pepsi-480x270_zpsc0e14c70

 
Năm 1985, công ty Coca-Cola trong bối cảnh công khai hóa đã thay đổi công thức của mình với sự ra đời của New Coke - một sự thay đổi đối với loại đồ uống đã được biết đến từ trước - đặc biệt để đối phó với chiến dịch “Pepsi Challenge”. Tuy nhiên phản ứng dữ dội từ người tiêu dùng đã khiến Coca-Cola phải nhanh chóng quay lại với công thức ban đầu của Coca-Cola “cổ điển”.

Theo báo cáo của Beverage Digest năm 2008 về nước giải khát có ga, thị phần tại Mỹ của PepsiCo là 30,8% trong khi của Coca-Cola là 42,7%. Coca-Cola vượt doanh số của Pepsi tại hầu hết các vùng của nước Mỹ, ngoại trừ một số ngoại lệ đáng chú ý là trung tâm Appalachia, North Dakota, và Utah. Tại thành phố Buffalo, New York, doanh thu của Pepsi gấp đôi Coca-Cola.

Nhìn chung, Coca-Cola tiếp tục bán chạy hơn Pepsi ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, các trường hợp ngoại lệ bao gồm: Oman; Ấn Độ; Saudi Arabia; Pakistan (Pepsi là nhà tài trợ chủ yếu cho đội tuyển cricket Pakistan từ những năm 1990); Cộng hòa Dominica; Guatemala; các tỉnh Quebec của Canada, Newfoundland và Labrador, Nova Scotia và Đảo Prince Edward; Bắc Ontario.

Pepsi từ lâu đã là đồ uống của những người Canada nói tiếng Pháp và nó tiếp tục giữ vị trí thống trị bằng cách dựa vào những người nổi tiếng tại địa phương Québécois (Đặc biệt là Claude Meunier, diễn viên của vở kịch La Petite Vie nổi tiếng) để bán hàng. PepsiCo đã đưa ra slogan tại Quebec là: “here, it's Pepsi” (Ici, c'est Pepsi) để đối chọi lại với quảng cáo của Coca-Cola: “Around the world, it's Coke” (Partout dans le monde, c'est Coke).

Tính đến năm 2012, Pepsi là đồ uống có ga phổ biến thứ 3 tại Ấn Độ với thị phần là 15%, sau Sprite và Thums Up. Trong khi đó, Coca-Cola là thức uống có ga phổ biến thứ tư chỉ chiếm vỏn vẹn 8,8% thị phần. Theo hầu hết các báo cáo, Coca-Cola là nước giải khát hàng đầu tại Ấn Độ cho tới năm 1977 khi hãng này rời khỏi Ấn Độ vì luật ngoại hối mới tại nước này bắt buộc phần lớn cổ phần tại các công ty phải được nắm giữ bởi các cổ đông Ấn Độ. Coca-Cola đã không muốn làm loãng cổ phần của mình theo quy định của Chính sách ngoại hối FERA vì như vậy Coca-Cola sẽ phải chia sẻ công thức cho một công ty mà Coca-Cola không được nắm hầu hết cổ phần. Năm 1988, PepsiCo đã được nhập cảnh vào Ấn Độ bằng cách liên doanh với chính quyền Punjab - thuộc sở hữu của PAIC (Punjab Agro Industrial) và Voltas India Limited. Công ty liên doanh này đã bán ra thị trường sản phẩm Lehar Pepsi cho tới năm 1991 khi việc sử dụng các thương hiệu nước ngoài được cho phép tại Ấn Độ; PepsiCo đã mua lại đối tác của mình và kết thúc liên doanh trong năm 1994. Năm 1993, Coca-Cola trở lại theo chính sách Tự do hóa của chính phủ Ấn Độ.

Ở Nga, tuy ban đầu thị phần của Pepsi lớn hơn so với của Coke nhưng thị phần này đã giảm sút khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Năm 1972, PepsiCo đã đưa ra một thỏa thuận trao đổi hàng hóa với chính quyền Liên Xô, theo đó PepsiCo cho phép loại rượu vodka Stolichnaya được xuất khẩu và có quyền tiếp thị tại thị trường phương Tây, đổi lại cho việc nhập khẩu và tiếp thị tại thị trường Liên Xô của sản phẩm Pepsi-Cola. Việc trao đổi này đã đưa Pepsi-Cola trở thành sản phẩm nước ngoài đầu tiên bị xử phạt vì đã bán tại các nước thuộc Liên Xô.

Gợi nhớ lại cách mà Coca-Cola đã trở thành một biểu tượng văn hóa và lan truyền ra toàn cầu cùng với sự xuất hiện của cái tên: “thuộc địa của coca”; Pepsi-Cola cùng với mối quan hệ với chính quyền Liên Xô đã đưa Pepsi trở thành một biểu tượng. Đầu những năm 1990, thuật ngữ “Pepsi-stroika” bắt đầu xuất hiện như một sự chơi chữ của từ “perestroika” - các chính sách cải cách của Liên Xô dưới thời Mikhail Gorbachev. Các nhà phê bình xem các chính sách này như một sự nỗ lực để mở ra các cơ hội giúp các sản phẩm phương Tây thâm nhập vào được các tầng lớp thượng lưu cũ. Pepsi - một trong những sản phẩm của Mỹ đầu tiên ở Liên Xô - đã trở thành một biểu tượng của mối quan hệ và các chính sách của Liên Xô thời đó. Điều này đã được phản ánh trong cuốn sách của tác giả người Nga Victor Pelevin: “Generation P”

Năm 1989, Billy Joel đề cập đến sự cạnh tranh giữa hai công ty trong bài hát “We Didn't Start The Fire”. “Rock & Roller Cola Wars” đề cập đến việc Pepsi và Coca-Cola sử dụng nhiều nhạc sĩ khác nhau trong các chiến dịch quảng cáo. Trong khi Pepsi có Michael Jackson thì Coca-Cola có Paula Abdul. Cả hai công ty này đều cạnh tranh nhau để có được sự tham gia của nhiều nhạc sĩ trong các quảng cáo của mình.

Năm 1992, sau sự tan rã của Liên bang Xô viết, Coca-Cola đã thâm nhập vào thị trường Nga. Trong khi Pepsi chỉ quen thuộc với những người thuộc chế độ cũ thì Coca-Cola đã liên kết với hệ thống mới và nhanh chóng chiếm được một thị phần đáng kể mà không mất nhiều thời gian. Đến tháng 7 năm 2005, thị phần của Coca-Cola là 19,4%, tiếp theo là Pepsi với 13%.

Cho đến năm 1991, Pepsi không bán nước giải khát ở Israel. Nhiều người Israel và một số tổ chức của người Mỹ gốc Do Thái đã đổ cho sự do dự trước đó của Pepsi trong cuộc chiến bài trừ Ả Rập. Pepsi - một doanh nghiệp lớn và hấp dẫn trong thế giới Ả Rập - đã phủ nhận điều này và nói rằng vấn đề kinh tế chứ không phải chính trị mới là nguyên nhân khiến Pepsi không gia nhập thị trường Israel.



Pepsiman



[Wiki] Pepsi Pepsi_Man_zps14fe445d
 
Pepsiman là nhân vật biểu tượng chính thức của Pepsi xuất phát từ một chi nhánh của công ty này ở Nhật Bản. Họa sĩ truyện tranh người Canada, Travis Charest, đã thiết kế ra nhân vật này vào khoảng giữa những năm 1990. Nhân vật Pepsiman có ba loại trang phục khác nhau, mỗi loại đại diện cho một kiểu dáng lon của Pepsi ở thời điểm hiện tại. Mười hai quảng cáo đã được tạo ra để mô tả nhân vật này. Vai trò của Pepsiman trong quảng cáo là cầm một chai Pepsi trong tay và xuất hiện đúng lúc trước mặt những người đang khát hoặc mong muốn được uống một loại nước giải khát nào đó. Để đưa được nước giải khát cho những người đó, đôi khi Pepsiman sẽ gặp phải một vài tình huống khó khăn và có thể bị thương tích. Pepsiwoman - một nhân vật ít được chú ý hơn của Pepsi - cũng xuất hiện trong một vài chương trình quảng cáo của Pepsi Twist. Sự xuất hiện của nhân vật này về cơ bản giống như một Pepsiman nữ với chiếc mũ trùm kín mặt hình quả chanh.

Năm 1996, Sega-AM2 đã phát hành phiên bản Sega Saturn trong dòng game chiến đấu giải trí Fighting Vipers. Trong game này Pepsiman xuất hiện như là một nhân vật đặc biệt với tính năng đặc biệt là “làm dịu cơn khát của người chơi”. Nhân vật này cũng không xuất hiện ở các phiên bản khác hoặc phiên bản tiếp theo của trò chơi này. Năm 1999, KID đã phát triển một video game cho PlayStation trong đó người chơi chính hóa thân thành Pepsiman chạy trên “đường ray” (người chơi bắt buộc phải chuyển động trên một đường thẳng), trượt, lăn, chạy qua các khu vực chơi khác nhau, tránh được mọi nguy hiểm trên đường và sưu tập được tất cả các lon Pepsi, để rồi cuối cùng đưa được cho những người đang khát nước giống như trong quảng cáo.



Thành phần

Tại Mỹ, Pepsi được làm ra từ nước có ga, đường fructose corn syrup, màu caramel, đường, axit photphoric, cafein, acid citric và hương vị tự nhiên. Một lon Pepsi (loại 12 ounce) có 41 gam carbohydrate (từ đường), 30 mg natri, 0 gam chất béo, 0 gam protein, 38 mg cafein và 150 calo. Pepsi-Cola loại không chứa cafein có chứa các thành phần tương tự ngoại trừ cafein.

Tháng 8 năm 2010, PepsiCo đã ký thỏa thuận 4 năm với Senomyx về dự án phát triển các chất làm ngọt nhân tạo cho các loại đồ uống của Pepsi. Theo hợp đồng, PepsiCo sẽ phải trả 30 triệu USD tiền bản quyền cho các nghiên cứu trong tương lai của Senomyx nếu các sản phẩm của PepsiCo bán ra có sử dụng công nghệ của Senomyx. Theo PepsiCo, sự hợp tác này sẽ tập trung vào việc phát hiện, phát triển và thương mại hóa các chất làm ngọt, với mục đích giúp tạo ra được các sản phẩm ít calo hơn. Thông qua sự hợp tác này, PepsiCo sẽ được độc quyền sử dụng các loại chất làm ngọt mà Senomyx đã phát triển ra.

Tháng 9 năm 2012, Pepsi tung ra một sản phẩm mới có tên Pepsi Next có lượng đường thấp hơn 30% và có thêm chất Stevia là chất làm ngọt nhân tạo không chứa calo. Sản phẩm này đã được bán ra tại Úc và dự kiến sẽ tung ra thị trường Mỹ vào ngày 27 tháng 2.



Hư cấu



Pepsi Perfect: Một biến thể giàu vitamin của Pepsi xuất hiện trong bộ phim Back to the Future II ở năm 2015

Pepsi Nex: Một biến thể của Pepsi xuất hiện trong seri phim hoạt hình Nhật Bản Tiger & Bunny năm 2011. Pepsi sau đó đã cho ra phiên bản Pepsi Nex ở Nhật Bản vào năm 2012 nhằm mục đích quảng cáo.



Slogan

1939–1950: "Twice as Much for a Nickel"
1950: "More Bounce to the Ounce"
1950–1957: "Any Weather is Pepsi Weather"
1957–1958: "Say Pepsi, Please"
1959-1960: "The Sociables Prefer Pepsi"
1961–1964: "Now It's Pepsi for Those Who Think Young"
1964–1967: "Come Alive, You're in the Pepsi Generation"
1967–1969: "(Taste that beats the others cold) Pepsi Pours It On".
1969–1975: "You've Got a Lot to Live, and Pepsi's Got a Lot to Give"
1977–1980: "Join the Pepsi People (Feeling Free)"
1980–1981: "Catch That Pepsi Spirit"
1981–1983: "Pepsi's got your taste for life"
1983–1984: "Pepsi Now! Take the Challenge!"
1984–1988 và 1990-1991: "Pepsi. The Choice of a New Generation"
1989: "Pepsi. A Generation Ahead"
1991–1992: "Gotta Have It"/"Chill Out"
1992: "The Choice Is Yours"
1992–1993: "Be Young, Have Fun, Drink Pepsi"
1993–1994: "Right Now"
1994–1995: "Double Dutch Bus"
1995: "Nothing Else is a Pepsi"
1995–1996: "Drink Pepsi. Get Stuff."
1996: "Change The Script"
1997–1998: "Generation Next"
1998–1999: "It's the cola"
1999: "Ask for More"
1999–2000: "For Those Who Think Young"/"The Joy of Pepsi-Cola"
2003: "Its the Cola"/"Dare for More"
2006–2007: "Why You Doggin' Me"/"Taste the one that's forever young"
2007–2008: "More Happy"/"Taste the once that's forever young"
2008: "Pepsi Stuff"
2008: "Pepsi is #1"
2008–2014: "Something For Everyone"
2009–2014: "Refresh Everything"/"Every Generation Refreshes the World"
2010–2014: "Every Pepsi Refreshes The World"
2011–2014: "Summer Time is Pepsi Time"/"Born in the Carolinas"
2012: "Where there's Pepsi, there's music"/"Change The Game"/"The Best Drink Created Worldwide"
2013: "Live for Now"
 
1990–1991: "Yehi hai right choice Baby, Aha" (Ấn Độ)
1996–1997: "Pepsi: There's nothing official about it" (Ấn Độ/Pakistan/Sri Lanka)
1999–2006: "Yeh Dil Maange More!" (Ấn Độ)
2002: "Change the World" (Nhật Bản)
2000–2014: "Pepsi ye pyaas heh badi"/"Yeh hai youngistaan meri jaan"/"My Pepsi My Way" (Ấn Độ)
2009–2014: "Refresca tu Mundo" (Tây Ban Nha)
2009: "Joy It Forward" (Canada)
2010–2014: "Pepsi. Sarap Magbago" (Philippines)
2010–2011: "Badal Do Zamana" (Pakistan)
2010–2011: "Love!" (Nhật Bản)
2010–2014: "Pode ser bom, pode ser muito bom, pode ser Pepsi" (Brazil và Bồ Đào Nha)
2011–2014: "Change the game" (Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan)/"Dunya Hai Dil Walon Ki" (Pakistan)/"Ici, c'est Pepsi" (Québec)/"Go Next!" (Nhật Bản)
2013–2014: "Kore BaMishpahot Hakhi Tovot!" (Israel)/"Dil Maange Abhi" (Pakistan)/"Oh Yes Abhi" (Ấn Độ)
2013–2014: "Embrace your past, but live for now" - Slogan quốc tế
 


Nguồn wiki: http://en.wikipedia.org/wiki/Pepsi
Dịch và trình bày: Anna D.Luna
Vui lòng ghi nguồn khi đem bài viết đi nơi khác. Xin cảm ơn [Wiki] Pepsi 09
__________________
[Wiki] Pepsi Bubble-tea_zps95b55c13
yukari_chan
yukari_chan

Total posts : 14

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum