oOo VnSharing Database oOo
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

[Wiki] Macaron

Go down

[Wiki] Macaron Empty [Wiki] Macaron

Post by yukari_chan Thu Nov 06, 2014 12:01 am

[Wiki] Macaron [Wiki] Macaron Avatar703221_41 Mã Ăn Hại


Macaron ♥








Macaron (/mɑːkɑːrɔːn/ mah-kah-rōn; phát âm trong tiếng Pháp: ​[makaˈʁɔ̃]) là một loại bánh ngọt dựa trên bánh trứng đường (meringue), được làm từ đường bột, đường cát, bột hạnh nhân hoặc hạnh nhân nghiền và màu thực phẩm. Nhân của macaron thường là ganache, kem bơ hoặc mứt kẹp giữa hai lớp bánh quy. Tên của món bánh này bắt nguồn từ những từ "macarone", "maccarone" hay "maccherone" - một loại bánh trứng đường của Ý.

[Wiki] Macaron Jbt9D13KvBQLl7
Macaron ở Ladurée, Paris, Pháp
LoạiBánh ngọt
Nguồn gốcPháp
Nguyên liệu chínhPhần bánh: Lòng trắng trứng, đường bột, đường kính, bột hạnh nhân hoặc hạnh nhân nghiền, màu thực phẩm
Phần nhân: Kem bơ, ganache hoặc mứt

Chiếc bánh đặc trưng bởi phần vỏ mịn, khá vuông vắn, phần rìa xung quanh xù xì (còn gọi là "chân bánh" hay "viền") và phần bánh nền phẳng. Bánh có độ ẩm nhất định và dễ dàng tan chảy trong miệng. Macaron rất đa dạng về mặt hương vị, từ những vị truyền thống như sô cô la, mâm xôi cho tới những vị mới lạ như foie gras (gan ngỗng) và trà xanh.

Loại bánh macaroon thường hay bị hiểu nhầm là macaron; nhiều người đã chọn cách phát âm tiếng Pháp là macaron để phân biệt với hai thứ bánh khác trong tiếng Anh. Tuy nhiên, điều này đã gây ra rất nhiều hiểu nhầm về cách viết tên chính xác của loại bánh. Một vài công thức nấu ăn (trừ những cái dùng từ "macaroon" để ám chỉ loại bánh Pháp macaron) đều hiểu nhầm rằng hai từ này đồng nghĩa. Trong thực tế, từ "macaroon" là phiên bản dịch sang tiếng anh của từ gốc tiếng Pháp "macaron" nên cả hai cách phát âm đều chính xác tùy thuộc vào bối cảnh sống và sở thích cá nhân của mỗi người. Trong một bài báo thuộc tạp chí Slate về vấn đề này, Giáo sư về Văn hóa Ẩm thực của đại học Stanford - Dan Jurafsky - đã nhận định rằng "macaron" (và cả "macaron parisien" hoặc "le macaron Gerbet") là cách viết chính xác của loại bánh này.

[Wiki] Macaron JqFlu4Z8RTmhp[Wiki] Macaron Jbc10n05ytJ5gi[Wiki] Macaron JO13YHyXLaIlQ[Wiki] Macaron JgjfExEtTEiWL
[Wiki] Macaron AlticonMacaron hạnh nhân
[Wiki] Macaron AlticonMacaron việt quất
[Wiki] Macaron AlticonMacaron caramel
[Wiki] Macaron AlticonMacaron sôcôla


Lịch sử
Mặc dù macaron chủ yếu là loại bánh ngọt của Pháp, đã có rất nhiều tranh cãi xoay quanh nguồn gốc món bánh này. Theo Larousse Gastronomique thì macaron ra đời năm 791 tại một tu viện gần Cormery. Một số người đã lần theo sự kiện xuất hiện lần đầu của macaron tại Pháp và cho rằng nó là tác phẩm của những thợ bánh người Ý mà Catherine de' Medici đưa đi cùng khi bà sang Pháp cưới vua Henry Đệ Nhị vào năm 1533. Xuyên suốt cuộc cách mạng ở Pháp, vào năm 1792, macaron bắt đầu trở nên nổi tiếng khi 2 nữ tu Carmelite (một dòng tu thành lập năm 1155) trong lúc tìm kiếm chỗ an toàn để ẩn nấp tại Nancy (một thành phố ở Đông bắc nước Pháp) đã làm và bán macaron để kiếm tiền chi trả cho cuộc sống. Những nữ tu này được biết đến với tên "Chị Em Macaron". Vào thời kỳ đầu, macaron không có nhiều hương vị đặc biệt hay nhân kèm theo.

Đến tận những năm 30 của thế kỷ 19 macaron mới bắt đầu được dùng như bánh kẹp, với nhân là mứt, rượu mùi và gia vị. Loại macaron mà chúng ta thường ăn hiện này là hai lớp bánh trứng đường hạnh nhân kẹp giữa một lớp kem bơ, mứt hoặc ganache, nguyên bản được gọi là "Gerbet" hay "Paris macaron". Pierre Desfontaines, đầu bếp của một tiệm bánh ngọt Pháp đôi khi được cho là cha đẻ của phiên bản macaron vào đầu thế kỷ 20 này; ngoài ra còn một thợ làm bánh khác, Claude Gerbet, cũng nhận chính mình là người sáng tạo ra nó.


[Wiki] Macaron JtCcx7O5rmnwI[Wiki] Macaron JwftNurL2riyo[Wiki] Macaron JOQr5FQqFudFx[Wiki] Macaron JbllqLBDGn0jXH
[Wiki] Macaron AlticonMacaron dừa
[Wiki] Macaron AlticonMacaron mật ong
[Wiki] Macaron AlticonMacaron chanh
[Wiki] Macaron AlticonMacaron cam
Các biến thể

[Wiki] Macaron JyiLSEkDs3isX
Macaron với nhiều màu sắc sặc sỡ
[Wiki] Macaron Jj6H3bxvrNJcT
Macaron tại Paris (Loại tốt nhất)
[Wiki] Macaron Jbw88698tZCPXI
Macarons từ La Grande Epicerie, đặc sản của Le Bon Marché, Paris
[Wiki] Macaron J5njTAoVW1dsE
Cơ sở làm bánh macaron
[Wiki] Macaron J2f695fvINtab
Cửa hàng bánh kẹo Sprüngli tại Zurich, Thụy Điển trưng bày món bánh Luxemburgerli.
Các vùng miền ở Pháp
Một số thành phố và khu vực ở Pháp có bề dày lịch sử và nhiều phiên bản macaron khác nhau, tiêu biểu như Lorrraine (Nancy và Boulay), Basque Country (Saint-Jean-de-Luz), Saint-Emilion, Amiens, Montmorillon, Le Dorat, Sault, Chartres, Cormery Joyeuse và Sainte-Croix ở Burgundy.

Loại Macarons d'Amiens có nguồn gốc từ Amien là một loại macaron bích quy hình tròn, rất nhỏ, được làm từ bột hạnh nhân, trái cây và mật ong; được ghi nhận xuất hiện lần đầu vào năm 1855.

Thành phố Montmorillion nổi tiếng nhờ món bánh macaron đặc trưng của vùng và có hẳn một viện bảo tàng nhằm tôn vinh nó. Maison Rannou-Métivier là cửa hàng làm bánh macaron lâu đời nhất tại Montmorillion, đi vào hoạt động từ năm 1920. Công thức truyền thống của món bánh macaron Montmorillion vẫn không hề thay đổi trong suốt 150 năm nay.

Thị trấn thuộc thành phố Nancy ở khu vực Lorraine có câu chuyện riêng về lịch sử của macaron. Câu chuyện kể rằng nữ tu viện trưởng của Remiremont đã yêu cầu các nữ tu khác tuân theo một chế độ ăn kiêng hà khắc mang tên "Dames du Saint-Sacrement", nghiêm cấm việc ăn thịt. Cặp chị em nữ tu Marguerite và Marie-Elisabeth được cho rằng chính là người đã tạo ra bánh macaron Nancy để phù hợp với yêu cầu ăn kiêng này. Họ trở nên nổi tiếng với biệt danh "Chị em Macaron" (Les Soeurs Macarons) và đến năm 1952, thành phố Nancy tôn vinh hộ bằng cách đặt tên họ cho Rue de la Hache - nơi mà bánh macaron được sáng tạo ra.
Thụy Điển
Tại Thụy Điển, Luxemburgerli (hay Luxembourger) là một thương hiệu bánh ngọt của Confiserie Sprüngli ở Zürich. Luxemburgerli là một loại macaron bao gồm hai lớp bánh trứng đường hạnh nhân kẹp giữa là một lớp kem bơ. Luxemburgerli nhỏ và nhẹ hơn macaron của các hãng khác nhiều, bên trong bánh cũng có nhiều lỗ thông khí hơn. Loại bánh này có các hương vị: vani, sô cô la, stracciatella (vụn sô cô la), caramel, quả phỉ, rượu sâm-panh, amaretto (một loại rượu của Ý có vị hạnh nhân), hạt dẻ, cà phê môca, quế, chanh, quýt và quả mâm xôi. Rất nhiều hương vị chỉ có theo mùa. Hạn sử dụng là ba tới năm ngày trong tủ lạnh.

Camille Studer là thợ làm bánh đã sáng tạo ra Luxemburgerli tại một tiệm bánh ngọt ở Luxembourg tên Confiserie Namur vào năm 1957, sau đó đem công thức sang Zürich. Tại đây, công thức làm bánh này đã được cải tiến để tham dự một cuộc thi làm bánh. Cái tên Luxemburgerli bắt nguồn từ một biệt danh mà đồng nghiệp tặng cho Studer bởi vì ông đến từ Luxembourg. Tên gốc ban đầu của bánh là Baiser de Mousse (tức "nụ hôn bọt xốp" trong tiếng Pháp) được cho là cần phải thay đổi, nên tên bánh được sửa thành Gebäck des Luxemburgers (tức "bánh ngọt của Luxemburger), và ở Thụy Sỹ Đức, người ta gọi nó là Luxemburgerli (tức "Luxembourger bé nhỏ").
Hàn Quốc
Macaron rất phổ biến ở Hàn Quốc. Ở đây, món bánh được phát âm là "ma-ka-rong". Bột hoặc lá trà xanh đều có thể sử dụng để làm macaron trà xanh.
Nhật Bản
Tại Nhật, macaron là một món bánh ngọt rất phổ biến được biết đến với tên "makaron". Cũng có một phiên bản bánh cùng tên khác, sử dụng bột đậu phộng thay cho hạnh nhân và có hương vị mang phong cách wagashi, được phổ biến rất rộng rãi tại Nhật Bản.
[Wiki] Macaron Jm9S1BjY0fvDq[Wiki] Macaron JbfF0sZoxig9Yp[Wiki] Macaron JbjtNGqNVh05L4[Wiki] Macaron Jb0ivgvrGM6JGK
[Wiki] Macaron AlticonMacaron hồ tiêu
[Wiki] Macaron AlticonMacaron hồ trăn
[Wiki] Macaron AlticonMacaron hoa hồng
[Wiki] Macaron AlticonMacaron vani
Tính phổ biến

Tại Paris, chuỗi cửa hàng bánh ngọt Ladurée rất nổi tiếng trong suốt 150 năm qua nhờ món bánh macaron. Tại Pháp, McDonald cũng bán macaron trong chuỗi McCafé của họ (đôi khi họ sử dụng quảng cáo ví hình dạng của macaron nhìn giống hamburger). Macaron của McCafé được sản xuất bởi một công ty con của Groupe Holder - Château Blanc - giống như Ladurée; tuy nhiên, công thức làm macaron của hai công ty là khác nhau.

Tại Úc, nhờ Adriano Zumbo cùng với chương trình truyền hình MasterChef quảng cáo đã khiến macaron dần trở thành một món ngọt nổi tiếng và hiện đang được bán bởi McDonald ở các cửa hàng McCafé

Xét trên mức độ toàn cầu, ngày 20 tháng 3 là ngày lễ Quốc tế Macaron. Ngày này bắt đầu được kỉ niệm từ năm 2005 tại Paris bởi la Maison Pierre Hermé và dần dần truyền thống này lan ra khắp thế giới. Vào ngày lễ này, các lò bánh và cửa hàng macaron trên toàn cầu đều mời khách hàng ăn thử miễn phí macaron. Phần trăm nhất định từ doanh thu bán macaron thêm vào đều được quyên tặng cho các tổ chức từ thiện ở địa phương.



Hình ảnh

[Wiki] Macaron K8dc8rO3 [Wiki] Macaron U6CKzBh7 [Wiki] Macaron SNRzpUm9 [Wiki] Macaron PVKvLra1 [Wiki] Macaron VlGkq4E9 [Wiki] Macaron UTZug4bH [Wiki] Macaron Q3IfAX9H [Wiki] Macaron T3iyS4Ok [Wiki] Macaron DwIlWdI8 [Wiki] Macaron MQVvrq8f [Wiki] Macaron 0YfoYN2o [Wiki] Macaron EeWdW4ZP [Wiki] Macaron LTztQVW7 [Wiki] Macaron KnyPiSeY [Wiki] Macaron YIjdIwFz





Nguồn: Macaron | Người dịch: Mã | Trình bày: Mã
Website: http://vnsharing.net/g/AmThuc | Facebook: https://www.facebook.com/AmThucVns
Vui lòng ghi rõ link nguồn khi copy bài viết.
__________________
yukari_chan
yukari_chan

Total posts : 14

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum