[Giới thiệu] Bài báo về setsubun và đậu trong Japan Times và những điều mê tín dị đoan về thức ăn
Page 1 of 1
[Giới thiệu] Bài báo về setsubun và đậu trong Japan Times và những điều mê tín dị đoan về thức ăn
ER][size=32]Bài báo về setsubun và đậu trong Japan Times và những điều mê tín dị đoan về thức ăn[/size]
[size=32]B[/size]ài báo của Japan Times tháng này là về những truyền thống và sự mê tín dị đoan xung quanh Setsubun hay còn gọi là Risshun, ngày đầu xuân, ngày 3 tháng 2 sắp tới đây. Trọng tâm của bài báo là nói đến truyền thống mamemaki, hay còn gọi là truyền thống ném đậu rang để xua đuổi oni – những linh hồn ác quỷ hung tợn, là hiện thân của sự không may mắn. Tôi luôn băn khoăn tự hỏi mình, tại sao lại là ném đậu – và giờ thì, theo nghiên cứu của chính mình, tôi đã hiểu ra. Tìm hiểu về những nghi lễ và các truyền thống của thời xưa quả là một việc làm hết sức hấp dẫn, và tôi đã khám phá được tường tận tất cả qua những văn bản viết về chúng.
Khi tôi còn chưa biết gì về truyền-thống-ném-đậu, và đang viết về truyền thống ehoumaki, những cuộn sushi không cắt khúc - từng phổ biến rộng rãi ở khắp Nhật Bản trong khoảng thời gian gần đây, tôi cũng chưa biết đến truyền thống treo cá mòi nướng (iwashi), cho đến khi tôi nhắc về nó với mẹ. Tôi chưa bao giờ được nghe cách mà mẹ và những anh chị em của bà dùng để treo đầu cá mòi dưới hiên nhà khi bà còn trẻ. Tôi thích cái ý tưởng của những chú mèo hàng xóm, đến thưởng thức mấy cái đầu cá xua đuổi tà ma vào nửa đêm, có lẽ chúng còn giơ móng vuốt của mình lên để chế nhạo cái truyền thống vớ vẩn đó của loài người.
Dưới đây là bữa ăn setsubun may mắn với cá mòi, đậu hầm và mame gohan (đậu nành nấu với cơm), những thứ họ từng ăn ở quê nhà Saitama của mẹ tôi khi bà còn bé.
Công thức về cơm và đậu ở đây. Tuy nhiên, nếu mà sống tại Nhật Bản hay nếu ở gần cửa hàng tạp hóa chuyên bán đồ Nhật Bản, bạn có thể mua được đậu nành đóng hộp đã được nấu sẵn. Như thế sẽ giảm đáng kể thời gian nấu nướng của bạn.
Và nhắc về những hạt đậu – chúng thật xinh đẹp phải không? Liệu bạn có tin được rằng ba trong số đó là biến thể của đậu nành không? Những hạt đậu bên trái trên cùng là loại trắng-beige thông thường, những hạt bên phải kế bên là những hạt đậu nành xanh, những hạt ở cuối cùng của bức ảnh là những hạt đậu nành đỏ. (Những hạt đậu từ trái sang phải là azuki và kuromame hay còn gọi là đậu đen). Chúng to, tròn và thực sự rất ngon. Chúng được gửi đến qua mẹ tôi bởi Kamo Dofu Kinki ở Kyoto, người làm ra đậu nành và đậu hũ từ những hạt đậu đó. (Đọc thêm về Kamo Dofu Kinki và nhà hàng trung-tâm-đậu-hũ của họ, Sosoan.) Ôi, bây giờ bỗng dưng tôi thấy nhớ Nhật Bản quá đi mất.
Nơi tôi có nhiều kí ức về setsubun nhất khi tôi còn bé là đền thờ Shinto khi tôi cố gắng bắt lấy những túi đậu rang do các linh mục ném lúc đang tụng kinh oni wa soto, fuku wa uchi. Khi ấy, bụng tôi lúc nào cũng khó chịu, chỉ vì do ăn quá nhiều đậu rang, nhưng thật sự chúng rất ngon nha.
Và cuối cùng: nhớ khi bố dượng tôi hóa trang thành ông già nô-en không? Hình như ông ấy lại có kế hoạch hóa trang nữa rồi…
Sự mê tín dị đoan về thức ăn – Còn bạn thì sao?
Những truyền thống văn hóa của người Nhật Bản luôn chứa đầy các nghi lễ liên quan đến thức ăn, mê tín dị đoan và những tín ngưỡng. Còn văn hóa của bạn thì sao? Truyền thống nào liên quan đến thức ăn, và ý nghĩa của chúng là gì? Một trong số những văn hóa phương Tây/Châu Âu mà tôi biết là làm đổ muối thể hiện điềm gở, và để chống lại điềm gở đó thì phải ném một ít muối đó lên vai bạn. Còn điều gì nữa không?
[size=32]B[/size]ài báo của Japan Times tháng này là về những truyền thống và sự mê tín dị đoan xung quanh Setsubun hay còn gọi là Risshun, ngày đầu xuân, ngày 3 tháng 2 sắp tới đây. Trọng tâm của bài báo là nói đến truyền thống mamemaki, hay còn gọi là truyền thống ném đậu rang để xua đuổi oni – những linh hồn ác quỷ hung tợn, là hiện thân của sự không may mắn. Tôi luôn băn khoăn tự hỏi mình, tại sao lại là ném đậu – và giờ thì, theo nghiên cứu của chính mình, tôi đã hiểu ra. Tìm hiểu về những nghi lễ và các truyền thống của thời xưa quả là một việc làm hết sức hấp dẫn, và tôi đã khám phá được tường tận tất cả qua những văn bản viết về chúng.
Khi tôi còn chưa biết gì về truyền-thống-ném-đậu, và đang viết về truyền thống ehoumaki, những cuộn sushi không cắt khúc - từng phổ biến rộng rãi ở khắp Nhật Bản trong khoảng thời gian gần đây, tôi cũng chưa biết đến truyền thống treo cá mòi nướng (iwashi), cho đến khi tôi nhắc về nó với mẹ. Tôi chưa bao giờ được nghe cách mà mẹ và những anh chị em của bà dùng để treo đầu cá mòi dưới hiên nhà khi bà còn trẻ. Tôi thích cái ý tưởng của những chú mèo hàng xóm, đến thưởng thức mấy cái đầu cá xua đuổi tà ma vào nửa đêm, có lẽ chúng còn giơ móng vuốt của mình lên để chế nhạo cái truyền thống vớ vẩn đó của loài người.
Dưới đây là bữa ăn setsubun may mắn với cá mòi, đậu hầm và mame gohan (đậu nành nấu với cơm), những thứ họ từng ăn ở quê nhà Saitama của mẹ tôi khi bà còn bé.
Công thức về cơm và đậu ở đây. Tuy nhiên, nếu mà sống tại Nhật Bản hay nếu ở gần cửa hàng tạp hóa chuyên bán đồ Nhật Bản, bạn có thể mua được đậu nành đóng hộp đã được nấu sẵn. Như thế sẽ giảm đáng kể thời gian nấu nướng của bạn.
Và nhắc về những hạt đậu – chúng thật xinh đẹp phải không? Liệu bạn có tin được rằng ba trong số đó là biến thể của đậu nành không? Những hạt đậu bên trái trên cùng là loại trắng-beige thông thường, những hạt bên phải kế bên là những hạt đậu nành xanh, những hạt ở cuối cùng của bức ảnh là những hạt đậu nành đỏ. (Những hạt đậu từ trái sang phải là azuki và kuromame hay còn gọi là đậu đen). Chúng to, tròn và thực sự rất ngon. Chúng được gửi đến qua mẹ tôi bởi Kamo Dofu Kinki ở Kyoto, người làm ra đậu nành và đậu hũ từ những hạt đậu đó. (Đọc thêm về Kamo Dofu Kinki và nhà hàng trung-tâm-đậu-hũ của họ, Sosoan.) Ôi, bây giờ bỗng dưng tôi thấy nhớ Nhật Bản quá đi mất.
Nơi tôi có nhiều kí ức về setsubun nhất khi tôi còn bé là đền thờ Shinto khi tôi cố gắng bắt lấy những túi đậu rang do các linh mục ném lúc đang tụng kinh oni wa soto, fuku wa uchi. Khi ấy, bụng tôi lúc nào cũng khó chịu, chỉ vì do ăn quá nhiều đậu rang, nhưng thật sự chúng rất ngon nha.
Và cuối cùng: nhớ khi bố dượng tôi hóa trang thành ông già nô-en không? Hình như ông ấy lại có kế hoạch hóa trang nữa rồi…
Sự mê tín dị đoan về thức ăn – Còn bạn thì sao?
Những truyền thống văn hóa của người Nhật Bản luôn chứa đầy các nghi lễ liên quan đến thức ăn, mê tín dị đoan và những tín ngưỡng. Còn văn hóa của bạn thì sao? Truyền thống nào liên quan đến thức ăn, và ý nghĩa của chúng là gì? Một trong số những văn hóa phương Tây/Châu Âu mà tôi biết là làm đổ muối thể hiện điềm gở, và để chống lại điềm gở đó thì phải ném một ít muối đó lên vai bạn. Còn điều gì nữa không?
Nguồn
Translate by NancyAmane@vnsharing
DO NOT TAKE OUT
Translate by NancyAmane@vnsharing
DO NOT TAKE OUT
AmySnow- Total posts : 355
Similar topics
» [Giới thiệu] Những điều cần biết về món xào [Mẹo]
» [ Giới thiệu ] Lễ hội ẩm thực : Những món mà thế giới ăn vào các ngày lễ
» [Giới thiệu] 10 điều bạn không nên làm trong quán rượu
» [Giới thiệu] Những loại thực phẩm đốt cháy mỡ tốt nhất.
» [Giới thiệu] Sơ lược về Miso: Nguyên liệu cơ bản trong nền văn hoá ẩm thực Nhật Bản
» [ Giới thiệu ] Lễ hội ẩm thực : Những món mà thế giới ăn vào các ngày lễ
» [Giới thiệu] 10 điều bạn không nên làm trong quán rượu
» [Giới thiệu] Những loại thực phẩm đốt cháy mỡ tốt nhất.
» [Giới thiệu] Sơ lược về Miso: Nguyên liệu cơ bản trong nền văn hoá ẩm thực Nhật Bản
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum